1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Liên bang Nga (phần 5)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi SuperSukhoi, 21/11/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenchthong32

    nguyenchthong32 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    2.955
    Đã được thích:
    3.290
    Puchjn muốn hồi phục quan hệ với Mỹ

    --- Gộp bài viết: 15/05/2019, Bài cũ từ: 15/05/2019 ---
    вертолеты Ми-38Т

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Racutakimdungmk2 thích bài này.
  2. Photo_hunter

    Photo_hunter Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Bài viết:
    3.396
    Đã được thích:
    7.532
    Putin muốn khôi phục quan hệ với Mỹ ? Ho ho
    Lúc nào lão Tin hói chả nói thế.
    Sao nguyenchthong32 không đưa nốt cái tin : Putin phải hạ mình đến tiếp Pompeo ở Sochi đi nữa kìa ?
    Đưa tiếp tin: Ngày hôm qua, giữa lúc chiến sự ở Syria ác liệt, bọn khủng bố bị Nga và Syria giã cho nát người. Putin vội vàng hạ mình gọi điện cho Edogan của Thổ kìa ?
    Ho ho.
    Vinh quang dâm chủ.
    bloodheartvn, convitbuocvankong_quang thích bài này.
  3. NamtuocLexusGX460

    NamtuocLexusGX460 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/10/2015
    Bài viết:
    5.008
    Đã được thích:
    5.276
    Tổng thống Nga ra lệnh phải tìm cách dỡ bỏ án cấm cho điền kinh nước nhà

    https://thethao.thanhnien.vn/toan-c...-bo-an-cam-cho-dien-kinh-nuoc-nha-101170.html

    Mấy thằng Nga toàn gian dối chơi thuốc lấy thành tích Olympic , dưới thời Putin 43 vận động viên bị tước huy chương Olympic nhiều nhất từ trước đến nay .

    [​IMG]
    ChuyenGiaNemDaarrow2 thích bài này.
  4. NamtuocLexusGX460

    NamtuocLexusGX460 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/10/2015
    Bài viết:
    5.008
    Đã được thích:
    5.276
    Government resolutions establishing large capacity gas turbine production in Russia
    http://government.ru/en/docs/36182/

    Bọn Nga bây giờ mới phát triển tuabin khí công suất từ 60-180 MW và phải đến năm 2032 mới sx được 22 tuabin/năm . Quá ăn hại không làm nổi cái tuabin khí ra hồn hoho :-D
    arrow2 thích bài này.
  5. Photo_hunter

    Photo_hunter Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Bài viết:
    3.396
    Đã được thích:
    7.532
    Tin hói phải hạ mình đi gặp Pompeo ở Sochi, Pompeo chỉ là chức ngoại trưởng Mỹ.
    Mà trước khi đi gặp Pompeo, lão Tin hói phô trương sức mạnh bằng 6 chiếc Su-57 bay diễu hành, lão còn thong thả đi thăm Mig-31 đeo Kinzhal.
    Trong khi Pompeo ngồi ở Sochi đợi 3h đồng hồ. Ho ho.
    Uống nước trà cồn cmn ruột mới thấy lão Tin hói lọ mọ đến. Ho ho
    bloodheartvnsouri thích bài này.
  6. Racuta

    Racuta Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    823
    [​IMG]
    Đồ chơi thời Sô Viết .....
    КрАЗ-ЧР-3120/3130
    [​IMG]
    Nguồn

    https://zen.yandex.ru/media/id/5b56...ruzovik-kraz-chr3120-5b81ae066a028a00aa572bbf

    Nói sơ qua pháo trên khả năng cao tự hành hoàn toàn . Hiện tại khẩu pháo tự hành hoàn toàn Archer FH77 BW L52 155mm . Khá nhiều điểm tương đồng xét khung gầm xe kéo.

    2:56


    Archer FH77 có thể thu gọn pháo - Pháo Nga thì ko nên khó mà áp dụng với khung gầm trên (articulated dump) Nhưng xét về giá cả mẫu mới thì chắc phải rẻ hơn cả khúc so với Archer FH77 . Mà các cụ cho ý kiến vì thông tin chưa rõ ràng nên ko rõ mẫu mới của Nga là điều khiển từ xa hay phải có lính chui vào tháp pháo điều khiển ?
    [​IMG]
    Vì có ý kiến cho rằng Nga vẫn dùng đạn cũ thì phải có người vào đó để nhét liều phóng vào vỏ đồng.
    halosunkimdungmk2 thích bài này.
  7. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Mỹ có 500 chiếc F-35 để đối đầu với 76 chiếc Su-57

    Nga dự tính cho xuất xưởng 8 chiếc máy bay tiêm kích mới nhất/năm, trong khi đó Mỹ “đúc” tới hàng trăm chiếc/ năm

    Số máy bay trên vừa tăng cường được sức mạnh chiến đấu vừa hạ được giá thành sản phẩm.

    Xin giới thiệu với bạn đọc bài viết và phỏng vấn các chuyên gia quân sự Nga với tiêu đề và phụ đề trên về hai kiểu máy bay tiêm kích Nga và Mỹ hiện đại nhất của nhà báo, nhà hoạt động chính trị quen thuộc Xergey Aksenov.
    Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 17/5/2019.Các ảnh trong bài là của “Svobodnaia Pressa”.

    [​IMG]
    Máy bay tiêm kích thế hệ năm của Nga Su-57 (Ảnh: Zuma/TASS)
    I. Phần giới thiệu của Xergey Aksenov



    [​IMG]

    Mới đây (trong các ngày 15,16/5/2019-ND), tại Hội nghị về phát triển các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putintuyên bố là từ nay đến năm 2028, Các lực lượng vũ trang LB Nga sẽ được trang bị 76 máy bay tiêm kích thế hệ năm Su-57.

    Cùng với các máy bay nói trên, Các lực lượng vũ trang Nga cũng sẽ tiếp nhận các phương tiện tấn công đường không hiện đại và cơ sở hạ tầng mặt đất đồng bộ với máy bay.

    Theo Tổng thống Liên bang Nga, các hợp đồng liên quan có nội dung trên có thể được ký kết ngay trong mấy ngày tới. Và như vậy, (với 76 Su-57-ND), (Nga) có thể trang bị những máy bay mới nhất và hiện đại nhất cho 3 trung đoàn không quân. Tổng giá trị hợp đồng ước tính là vào khoảng 160 đến 170 tỷ rúp (2,48 đến 2,63 tỷ đôla, theo tỷ giá ngày 17/5/2019-ND).

    Ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã không có những hợp đồng (có giá lớn như vậy) trong suốt 40 năm qua.

    Một ngày trước tuyên bố giật gân nói trên (của Tổng thống V.Putin), chiếc chuyên cơ chở Tổng thống Nga Putin khi bay đến không phận thành phố Akhtubinsk (thành phố nhỏ cạnh Astrakhan, miền Nam Nga, trên sông Volga-ND) đã được 6 chiếc máy bay Su-57 bay hộ tống.

    Còn khi đã xuống dưới mặt đất, trong cuộc nói chuyện thân mật với các phi công (lái Su-57 bay hộ tống nói trên-ND), Tổng thống đã nhấn mạnh rằng máy bay tiêm kích này (Su-57) phải là máy bay tiêm kích tốt nhất trên thế giới.

    Tất cả rất giống với một chiến dịch PR (nguyên văn- tức quảng cáo). Nhưng nếu như để phát triển được ngành công nghiệp chế tạo máy bay của chúng ta, thì PR nói trên của tổng thống cũng là cần thiết ...

    Theo Chương trình vũ khí giai đoạn 2010- 2020, thì (Không quân Nga) sẽ mua 52 máy bay Su-57. Tuy nhiên, do những bất ổn về kinh tế, các kế hoạch của Bộ Quốc phòng đã bị điều chỉnh và giảm xuống hơn ba lần – chỉ còn 16 máy bay như vậy. Còn bây giờ, con số máy bay Su-57 sẽ mua lại lên tới 76 chiếc.

    Lý do khiến số lượng máy bay sẽ mua lại thay đổi và tăng mạnh như vậy là do giá mua đã giảm tới 20% và Bộ Quốc phòng đã cân đối lại các khoản ngân sách được cấp dành cho mua sắm vũ khí.

    Như một số chuyên gia đã giải thích với tờ báo “Kommersant”, tuy nhà máy chế tạo máy bay trên Komsomolsk- na- Amur không thể kiếm nhiều tiền từ các hợp đồng quân sự vì mức lợi nhuận thấp (chỉ 3-5%), nhưng một đơn hàng như vậy đảm bảo việc làm và khai thác hết công suất của nhà máy trong ít nhất là 10 năm tới.

    Chỉ riêng một thực tế là các cán bộ nhân viên của xí nghiệp chế tạo máy bay (Nhà máy Komsomolsk- na- Amur-ND) sẽ có công ăn việc làm ổn định, còn Các lực lượng vũ trang của chúng ta sẽ có các máy bay mới cũng đã không thể không làm cho chúng ta hồ hởi phấn khởi.

    Tuy nhiên, Nga còn có thể còn kiếm được nhiều tiền hơn nữa nếu bán Su-57 cho nước ngoài. Có một sự thật là 10 chiếc Su-57 đã được bàn giao (cho Quân đội) Nga được lắp ráp từng chiếc một và do đó- là một “sản phẩm” khá đắt tiền.

    Trong khi đó thì người Mỹ, khác nhiều với chúng ta, họ đang hành động quyết đoán hơn nhiều và với quy mô lớn hơn nhiều, họ đã cho ra lò hàng mấy trăm chiếc F-22 “Raptor” và những chiếc F-35 tiên tiến hơn.

    Cụ thể, đến mùa hè năm 2018, chiếc F-35 thứ 300 đã được xuất xưởng và đến mùa xuân năm 2019, công ty quốc phòng “Northrop Grumman” thông báo rằng họ đã cho hoàn chỉnh phần khung thân chính của chiếc máy bay tiêm kích F-35 thứ 500.

    Việc sản xuất hàng loạt với số lượng lớn đã cho phép người Mỹ giảm chi phí một cách rất hiệu quả. Dẫn ví dụ, thời gian cần thiết để chế tạo một chiếc F-35A đã giảm từ 108.000 giờ công trong năm 2012 xuống chỉ còn 41.500 giờ công trong năm 2017.

    Giảm hơn hai lần! Đương nhiên, như vậy sẽ giúp hạ đáng kể giá thành của máy bay và các nhà ngoại giao Mỹ có thể thêm sự tự tin khi quảng cáo F-35 trên thị trường vũ khí thế giới.


    Nga rất cần phải học hỏi từ "kẻ thù". Việc sản xuất Su-57 hàng loạt số lượng lớn sẽ giúp giảm chi phí và tăng lợi nhuận từ việc bán chúng.

    Và dù trước đây Phó Thủ tướng Nga Yury Borisov đã từng tuyên bố rằng ông thấy không có ý nghĩa gì trong việc đẩy nhanh tiến trình sản xuất hàng loạt Su-57, thì có thể từ thời điểm này, sau khi tổng thống đã ủng hộ và PR cho dự án, có rất nhiều lý do để xem xét lại quan điểm trên (của Yu. Borisov).

    II. Phần phỏng vấn các chuyên gia.

    1/ Tổng biên tập Tạp chí “ Xuất khẩu vũ khí” Andrey Florov đánh giá tiềm năng xuất khẩu Su-57





    [​IMG]

    — Thứ nhất, Su-57 mới được (Chính phủ Nga) cho phép xuất khẩu cách đây không lâu (tháng 4/2019 - TG). Trong số các thị trường tiềm năng, Ấn Độ có thể là sự lựa chọn gần nhất.

    Bởi vì Ấn Độ trước đây đã có kế hoạch phát triển máy bay tiêm kích riêng của mình từ mẫu Su-57, nhưng sau đó (Ấn Độ) đã tiến hành các cuộc đàm phán lại (với phía Nga) và có thể họ có cách làm đơn giản hơn là mua Su-57 phiên bản xuất khẩu.

    Sau Ấn Độ, sẽ là những quốc gia đã và đang khai thác sử dụng máy bay tiêm kích dòng Su-27 và Su-30. Ví dụ, Algeria. Việt Nam cũng có thể đặt hàng. Tôi không loại trừ khả năng Trung Quốc cũng sẽ mua một số lượng nhất định (Su-57) nào đó, như trong trường hợp với Su-35 chẳng hạn.

    "SP" (“Svobodnaia Pressa): - Các máy bay (Su-57) của chúng ta chắc chắn sẽ bán chạy như bánh Pirozhki nóng (bánh phồng có nhân của Nga-bán chạy như tôm tươi- ND). Bởi vì chúng rẻ hơn các máy bay cùng lớp của Mỹ gấp nhiều lần....

    - Không, không phải vậy. Chính máy bay F-35, kiểu máy bay là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Su-57 mới là loại máy bay có giá ngày càng rẻ. Đối với Mỹ, nó có giá chỉ còn dưới 100 triệu đôla.

    Tất nhiên, giá xuất khẩu (của Su-57 và F-35 ) có thể dao động ở các mức khác nhau, còn tùy vào nhiều yếu tố, nhưng sự khác biệt không phải là gấp mấy lần đâu. Chắc gì Su-57 xuất khẩu sẽ có giá rất rẻ .

    "SP ": - Nó (Su-57) chỉ sẽ rẻ hơn trong trường hợp được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn?

    - Đúng, nhưng (Su-57) sẽ không được sản xuất với một số lượng lớn như F-35 được. Mỹ cho xuất xưởng 100 máy bay/năm. Còn chúng ta, kể cả nếu thực hiện đúng theo kế hoạch đặt hàng cho Các lực lượng vũ trang, cũng sẽ không quá 8 đến 10 chiếc mỗi năm. Nếu chỉ nhờ số lượng (máy bay được) sản xuất hàng loạt, chúng ta chắc chắn không thể hạ được giá thành.



    "SP ": - Liệu bán những công nghệ mới nhất cho bất kỳ ai có nguy hiểm hay không, dù sẽ thu được rất nhiều tiền?

    - Vào những năm 1990, nước Nga đôi khi phải bán cả những thứ mà Các lực lượng vũ trang của chúng ta còn chưa có.

    Ví dụ cụ thể, Su-30MKI. Nó (Su-30MKI) mãi sau này mới được trang bị cho Không quân Nga- đó là Su-30SM. Hoặc là các tàu ngầm điện- diesel đã hiện đại hóa, các hệ thống phòng không “Pantsir”, - tức là loại vũ khí được thiết kế bằng tiền của UAE (Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất). Sở dĩ có tình trạng như vậy là vì các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga khi đó thiếu tiền.

    Còn bây giờ thì các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng nhờ có các hợp đồng ngoại tệ (với nước ngoài) nên có lợi nhuận cao hơn,vì thế có thể bằng cách này hay cách khác tự thu xếp được (nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu- thiết kế-ND).

    Thêm nữa, trong trường hợp hợp xuất khẩu, các điều kiện chi tiêu những khoản tiền thu được cũng khá thoải mái. Nếu như khoản tiền nhận từ những tài khoản đặc biệt của đơn đặt hàng quốc phòng (từ Bộ Quốc phòng Nga) chỉ có thể được sử dụng để thực hiện một hợp đồng cụ thể, thì tiền thu được từ xuất khẩu, không phải chịu những hạn chế cứng rắn như vậy.

    [​IMG]

    2/ Tổng biến tập trang mạng MilitaryRussia.ru Dmitri Kornev bàn về những công nghệ đặc biệt quan trọng Nga cần phải bảo mật khi xuất khẩu Su-57

    - Tôi muốn lưu ý là dự án chế tạo Su-57 thời kỳ đầu được xác định là dự án có tới 50% sản phẩm được dùng để xuất khẩu. Đây là dự án hợp tác với Ấn Độ. Và cho đến cách đây không lâu, Ấn Độ vẫn coi Su-57 là kiểu máy bay tiêm kích chủ yếu của mình trong tương lai.

    Đối với Ấn Độ, họ sử dụng từ viết tắt FGFA (FGFA - Fifth Generation Fighter Aircraft — TG- tức Máy bay chiến đấu thế hệ năm) để đặt tên cho loại máy bay này. Người Ấn Độ còn gọi đó là máy bay Ấn-Nga. Mặc dù tất cả đều hiểu rằng đấy đơn giản chỉ là nội địa hóa một kiểu máy bay tiêm kích của Nga.

    Nhưng đến phút chót thì Ấn Độ bỏ dự án. Rõ ràng là, vì giá cả (quá cao) và còn vì một lý do nữa là chúng ta (Nga) đã từ chối chuyển giao một số công nghệ cho Ấn Độ.

    Có lẽ, còn thêm một nhân tố không kém phần quan trọng nữa là việc Nga cắt giảm mạnh số lượng Su-57 mà chúng ta đã lên kế hoạch cung cấp cho Các Lực lượng Vũ trang Nga.

    Vì theo logic của người mua, nếu chính nước sản xuất (Su-57, tức Nga) còn không muốn có một chiếc máy bay như vậy, thì tại sao (khách hàng) lại phải mua nó từ nước sản xuất? Lấy ví dụ khác để minh họa cho logic này- tại sao người Ấn lại mua tới hàng nghìn xe tăng T-72 của Nga? Vì đó (T-72) là xe tăng chủ lực của chúng ta.

    "SP ": - Ông có nhắc tới việc Nga từ chối chuyển giao cho khách hàng một số công nghệ quan trọng của Su-57. Những công nghệ (đặc biệt quan trọng) đó là gì?


    - Nếu phiên bản sản xuất hàng loạt cuối cùng của Su-57 sử dụng động cơ thế hệ mới (hiện chỉ mới đang được thử nghiệm và trên Su-57 hiện có chưa có kiểu động cơ này), thì chắc chắn nó (động cơ mới) sẽ rất có giá trị về mặt bí quyết công nghệ. Ngoài ra, cần phải bảo vệ bí mật tổ hợp số điều khiển vũ khí, hệ thống nhận biết “địch-ta”.

    Tiếp theo, đó là tổ hợp radar. Trên Su-57 không phải chỉ có một, mà là cả một phức hợp các radar. Các panel của ăng ten mạng pha được lắp ở phần mũi và hai bên thân máy bay, cả ở phần mũi các cánh máy bay.

    Tất cả những ăng-ten đó cùng tổ hợp thu thập dữ liệu từ chúng (các ăng ten) và cung cấp thông tin cho phi công hoặc cho các máy bay khác cũng cần phải được bảo mật.



    Vật liệu composite cũng có thể là một công nghệ rất quan trọng. Mặc dù sau lệnh cấm vận của Mỹ, đã có người đặt vấn đề là vật liệu chế tạo Su-57 sẽ hoàn toàn là kim loại. Nhưng đây mới chỉ là một giả định.

    Ngoài ra, đối tượng cần được bảo vệ là còn là các thành phần kết cấu đảm bảo khả năng tàng hình (giảm diện tích phản xạ radar hiệu dụng) của Su-57 và các thành phần của các hệ thống vũ khí– những tên lửa và bom hiện đại nhất.

    "SP ": - Như vậy thì sẽ rất nguy hiểm nếu bán tất tần tật những gì làm cho Su-57 trở thành máy bay tiêm kích thế hệ năm. Làm thế nào bây giờ?

    - Buộc phải hy sinh một cái gì đó thôi. Bởi vì, lấy ví dụ, nếu bạn lắp cho Su-57 một tổ hợp radar không hoàn chỉnh như vốn có, bỏ đi một số ăng-ten chẳng hạn, thì Su-57 sẽ không còn quan sát được góc 360 độ bằng các phương tiện radar nữa.

    Và như vậy, tổ hợp vũ khí sẽ không phát huy được hết khả năng của mình. Nếu lắp động cơ thế hệ cũ thì tốc độ, khả năng tăng tốc, tính kinh tế (tiết kiệm nhiên liệu) của máy bay sẽ bị ảnh hưởng.

    Chính vì vậy, nên có lẽ một phần các máy bay của Su-57 xuất khẩu cho những nước mà chúng ta không tin tường lắm sẽ có những khác biệt nhất định trong thành phần trang thiết bị.



    "SP ": - Mỹ hành xử như thế thế nào trong chuyện này? Người Mỹ sản xuất các máy bay F-35 giống hệt nhau cho tất cả các nước khách hàng?

    - Trang thiết bị đồng bộ của các máy bay (F-35) cho từng quốc gia không hoàn toàn giống nhau. Một số cụm linh kiện chủ chốt nào đó trên các máy bay của Mỹ hoặc Anh, rất có thể sẽ không có, lấy ví dụ, trên các máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ.

    Sở dĩ như vậy là vì giữa Mỹ với các quốc gia khác nhau còn có những chương trình chung của Mỹ với riêng quốc gia đó. Lấy ví dụ, một thiết kế chung giữa Mỹ với Israel thì chỉ có trên máy bay (F-35) của Israel.

    3/ Chuyên gia quân sự Boris Rozin cho rằng việc trang bị cho Các lực lượng vũ trang Nga máy bay Su-57 là một phần quan trọng trong công tác chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh tương lai.

    [​IMG]

    - Cần phải nhớ rằng đơn đặt hàng 76 chiếc máy bay Su-57 sẽ được thực hiện trong nhiều năm. Đối với nhà máy, như vậy là rất có lợi - cán bộ- công nhân viên nhà máy sẽ được đảm bảo việc làm.

    Cùng với đó, những chiếc Su-57 được bàn giao cho Quân đội chắc chắn sẽ được sử dụng trong một số cuộc xung đột cục bộ nào đó. Xung đột cục bộ hiện tại hoặc trong tương lai.

    Và như vậy, đó sẽ là một hình thức quảng cáo rất hữu hiệu cho Su-57. Tiềm năng xuất khẩu của loại máy bay này sẽ được hiện thực hóa không phải qua các tập giấy quảng cáo hoặc các clip , mà là qua các hoạt động tác chiến thực tế. Cũng giống như với xe tăng T-90 sau khi chúng tham chiến tại Syria vậy.

    Tôi nghĩ rằng Su-57 hoàn toàn có đủ khả năng cạnh tranh với F-35 của Mỹ cả về giá cả, và cả do Mỹ hiện không sẵn sàng bán loại máy bay này của mình cho bất cứ ai muốn mua. Một phần chi phí đã chi để chế tạo Su-57 sẽ được bù đắp bằng các khoản tiền thu được từ xuất khẩu.


    Nếu trước đây mọi người thường phê phán là (Bộ quốc phòng Nga) đặt hàng Su-57 quá ít, thì bây giờ (sau tuyên bố của Tổng thống V.Putin như đã nói ở trên-ND) mọi việc đã rõ ràng- Su-57 sẽ được hoàn thiện đến đầu đến đũa và nó (Su-57) sẽ trở thành một trong những “con ngựa thồ” (lực lượng chủ chốt) trong các cuộc chiến tranh tương lai.

    Hơn thế nữa, tình hình trên thế giới đang ngày càng nóng lên. Quan hệ (Nga) với Mỹ ngày càng xấu. Chúng ta đang là những người chứng kiến sự sụp đổ của Hiệp ước về tên lửa tầm gần và tầm trung (hay còn gọi là Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung, viết tắt- INF-ND).



    Chắc chắn hơn cả, Hiệp ước START-3 (New START- Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân giữa Hoa Kỳ và LB Nga ký ngày 8/4/2010 tại Prague và có hiệu lực từ ngày 5/2/2011-ND) chắc chắn sẽ cùng chung số phận (với INF-ND). Chính vì thế mà trong khi đang còn có khả năng, tốt hơn hết là trang bị cho Quân đội những phương tiện kỹ thuật quân sự hiện đại nhất.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...e-doi-dau-voi-76-chiec-su-57-3380245/?paged=3
  8. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    --- Gộp bài viết: 21/05/2019, Bài cũ từ: 21/05/2019 ---
    Học thuyết quân sư Nga 2019+

    bloodheartvn thích bài này.
  9. nguyenchthong32

    nguyenchthong32 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    2.955
    Đã được thích:
    3.290
    [​IMG]
  10. nguyenchthong32

    nguyenchthong32 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    2.955
    Đã được thích:
    3.290
    Tàu thứ 2 thuộc dự án 22800 chạy thử


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    lopbopp, kuyomuko, Rafale1 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này