1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự NATO

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi oplot1x, 19/02/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. oplot1x

    oplot1x Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    83
    Quân Mỹ tập trận giữa núi tuyết, mô phỏng chiến trường ở Nga

    Tăng cường huấn luyện tác chiến trong điều kiện khí hậu lạnh, đề phòng các đối thủ vùng Viễn Đông có khí tài công nghệ cao cho thấy Mỹ hướng đến các đối thủ như Nga và Trung Quốc.


    Nấp sau bức tường làm từ tuyết trắng, hai lính thủy đánh bộ của Mỹ đang đun chảy tuyết để lấy nước uống. Bản đồ mục tiêu diễn tập được bọc giấy kính, dính trên nền tuyết ngay dưới khẩu súng máy.

    Họ đã mất cả đêm trước để đào công sự phòng thủ trong một chuỗi huấn luyện trên dãy núi Sierra Nevada được AP tiết lộ diễn ra vào ngày 17/2 vừa qua.

    Đơn vị đối thủ trong cuộc diễn tập chỉ cách họ vài km. Đội phòng thủ trong tình thế bị áp đảo gấp ba lần quân số. Tuy nhiên, họ nắm trong tay lợi thế địa hình.


    [​IMG]
    Lính thủy đánh bộ Mỹ diễn tập hành quân tại Trung tâm Huấn chuyện Chiến tranh Vùng núi, ở độ cao hơn 2.440 m. Ảnh: AP.
    Chuẩn bị cho những chiến trường mới
    Trung tâm Huấn luyện Chiến tranh Vùng núi của Thủy quân lục chiến Mỹnằm ở độ cao hơn 2.440 m, trên dãy núi thuộc bang California, phía Tây nước Mỹ.

    Khu vực này có không khí loãng, tuyết cao đến ngực và cái lạnh cắt da thịt. Những người lính tại thao trường đang học cách cùng lúc đương đầu với một đối thủ giả tưởng được trang bị vũ khí tối tân và môi trường tác chiến khắc nghiệt.

    Cuộc diễn tập được thiết kế để huấn luyện quân đội Mỹ chuẩn bị cho những chiến trường mới.

    Giới lãnh đạo quân sự Mỹ cho rằng họ sẽ phải đương đầu với những đối thủ có năng lực cao và khí tài hiện đại như Nga và Trung Quốc. Điều kiện thời tiết tại dãy núi Sierra Nevada là lý tưởng để mô phỏng môi trường tác chiến khác biệt tại các điểm nóng xung đột trong tương lai.

    Sau gần 17 năm mắc kẹt trong cuộc chiến với Taliban và các nhóm phiến quân thân Al-Qaeda, quân đội Mỹ đang dịch chuyển sự quan tâm của mình. Lầu Năm Góc ráo riết chuẩn bị cho kỷ nguyên cạnh tranh các cường quốc như Nga và Trung Quốc, đối phó với những quân đội ẩn chứa nhiều bất ngờ như Triều Tiên và Iran.

    Binh sĩ Mỹ giờ phải cố gắng sống sót và chiến đấu trước những mối đe dọa mới như: máy bay không người lái, thiết bị gây nhiễu sóng hiện đại, hoặc các thiết bị điện tử khác.

    Bên cạnh đó là rủi ro đối phương sử dụng chiến tranh mạng để truy ra vị trí đóng quân, ngắt tín hiệu liên lạc. Tất cả những thách thức này đều lạ lẫm với người lính Mỹ trong gần một thập niên qua.

    "Quân đội không gặp phải những điều kiện tác chiến này trong thời gian qua. Mỹ chủ yếu tập trung vào chiến trường Iraq và Afghanistan", thiếu tướng William F. Mullen, lãnh đạo Bộ tư lệnh Huấn luyện và Đào tại của thủy quân lục chiến Mỹ, cho biết.

    "Chúng tôi cần thức tỉnh binh lính, cho họ trải qua những thử thách mà trong một thời gian dài họ quên không nghĩ đến", ông nói.

    [​IMG]
    Một lính thủy đánh bộ Mỹ trong công sự phòng thủ được đào trong tuyết cao đến ngực. Ảnh: AP.
    "Chúng tôi đang cho hai đội lính thủy đánh bộ đấu với nhau. Đây là kịch bản đối phương có năng lực ngang ngửa", đại tá Kevin Hutchinson, chỉ huy khu huấn luyện, cho biết.

    Thử thách cả sức lực và tinh thần
    Reese Nichols và Chase Soltis thuộc đội 250 lính thủy đánh bộ Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Lính thủy đánh bộ số 7 đóng ở Twentynine Palms. Họ được phân công làm "phe địch" trong cuộc diễn tập.

    Nhiệm vụ của Nichols và Soltis cùng các đồng đội là ngăn đà tiến quân của phe tấn công gồm 800 người, thuộc Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Lính thủy đánh bộ số 1 đóng ở doanh trại Pendleton.

    Nichols nói thách thức lớn nhất của cuộc diễn tập là phải đun nước liên tục và khí hậu khắc nghiệt. Môi trường lạnh và ẩm buộc người lính phải sử dụng giày tuyết và ván trượt để di chuyển. Họ rèn luyện từ ngụy trang vũ khí, giữ khô đạn dược, đến vị trí đặt súng máy để không bị lớp tuyết xốp "nuốt chửng".

    "Việc huấn luyện thật sự choáng ngợp. Nhiều quân nhân thậm chí chưa bao giờ thấy tuyết trong đời", Rian Lusk, trưởng đội huấn luyện chương trình đào tạo vùng núi dành cho xạ thủ, chia sẻ.

    "Bạn phải liên tục đào công sự hoặc di chuyển lên vị trí cao trên dãy núi. Đây thật sự là một thách thức về thể lực lẫn tinh thần", ông nói.

    [​IMG]
    Lính thủy đánh bộ diễn tập phòng thủ phải liên tục đun tuyết lấy nước để giữ thể trạng tốt. Ảnh: AP.
    TIN TÀI TRỢ


    Lính thủy đánh bộ Mỹ đã thay đổi chương trình huấn huyện trên vùng núi và tại doanh trại Twentynine Palms cách thao trường 640 km về phía nam.

    Thay vì những bài tập được lên kịch bản từ trước, sĩ quan huấn luyện giờ chỉ đặt ra các mục tiêu khái quát và cho phép lính tự đưa ra quyết định tác chiến, mô phỏng kịch bản thực chiến với đối thủ khó đoán.

    Tại chiến trường như Afghanistan và Iraq, quân Mỹ có thể triển khai tác chiến từ các tiền đồn với đầy đủ lực lượng đảm bảo an ninh và nhà ăn, hậu cần.

    Trong chuỗi huấn luyện mới, quân nhân phải tác chiến với mức độc lập cao hơn. Họ phải tự thiết lập hệ thống phòng thủ và hỗ trợ, sẵn sàng đối phó với kẻ thù có năng lực đáng gờm và được hỗ trợ bởi trang thiết bị công nghệ cao.

    Rèn luyện thích nghi hoặc trả giá bằng mạng sống
    Mục tiêu chính là rèn luyện khả năng ẩn mình của lính thủy quân lục chiến, cùng khả năng nhanh chóng điều chỉnh kế hoạch tác chiến khi xuất hiện mối đe dọa ngoài dự kiến.

    Cuộc tập trận trên dãy Sierra Nevada đã mang lại cho Mullen và Hutchison những bài học quan trọng cho tương lai. Lực lượng tấn công cuối cùng đã phát hiện một số công sự phòng thủ của "phe địch". Đợt tấn công giả lập không gây thương vong trên thực tế.

    "Quân của anh chịu tổn thất, tại sao anh không điều động đáp trả", Hutchison chất vấn đại đội trưởng Brendan Dixon. Ông thắc mắc vì sao Dixon không chuyển quân đến một vị trí an toàn hơn.

    [​IMG]
    Lính thủy đánh bộ Mỹ vào vị trí tác chiến trong đợt huấn luyện khí hậu lạnh cấp cao trên dãy Sierra Nevada ngày 17/2. Ảnh: AP.
    Dixon bảo vệ chiến thuật của mình, tự tin rằng ông đã bố trí hỏa lực đúng vị trí để bảo vệ mục tiêu diễn tập là cầu Wolf Creek.

    Người đại đội trưởng đã đúng. Đội tấn công sau đó mắc kẹt ở một sườn núi trên đường tiếp cận mục tiêu. Họ bị hở sườn và không thể vượt qua địa hình tuyết dày. Đội của Dixon dễ dàng phản công.

    Đánh giá cuối cùng của cuộc tập trận cho thấy phe tấn công chịu tổn thất 30-40%. Trong khi đó, đội của Dixon dù bị áp đảo về số lượng chỉ chịu tổn thất 10%.

    Hutchison nhận định đội tấn công đã đưa ra một số quyết định có thể chuốc lấy thương vong lớn trong thực chiến.

    "Ở vùng Viễn Đông, dù là Bắc Âu hay ở đâu đi nữa, chúng tôi đang đối diện với thách thức vô cùng lớn. Nếu chúng ta không thay đổi huấn luyện để thích nghi với thách thức này, cái giá phải trả sẽ là mạng sống của rất nhiều lính thủy đánh bộ", Hutchison cho biết.
    https://kienthuc.net.vn/quan-su/qua...uyet-mo-phong-chien-truong-o-nga-1189214.html
  2. oplot1x

    oplot1x Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    83
    Bảy chiếc UAV Mỹ bị Iran xâm nhập hệ thống điều khiển

    Bảy chiếc UAV tầm xa Mỹ đã bị đơn vị đặc biệt của Iran xâm nhập vào hệ thống điều khiển khi chúng bay qua không phận Iraq và Syria.

    Thông tin gây sốc được Thiếu tướng Amir Ali Hajizadeh thuộc lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cho biết hôm 21/2, đơn vị tác chiến đặc biệt của Iran đã xâm nhập được vào trung tâm chỉ của máy bay không người lái (UAV) Mỹ và kiểm soát gần chục chiếc UAV tầm xa khi chúng làm nhiệm vụ trên không phận Iraq và Syria.

    "Có 7 chiếc UAV của Mỹ đã bị đặt dưới sự kiếm soát của chúng tôi. Toàn bộ thông tin những chiếc UAV này thu được đều bị chúng tôi theo dõi và chúng tôi được tiếp cận với những thông tin này đồng thời với phía Mỹ", ông Amir Ali Hajizadeh cho biết.

    [​IMG]
    Một chiếc UAV Mỹ bị lao xuống đất.
    Để chứng minh cho tuyên bố của mình, IRGC đã cho công bố đoạn video dài gần 3 phút trích xuất từ hình ảnh mà những chiếc UAV Mỹ thu được khi âm thầm hoạt động tại Iraq và Syria. Cùng với đó, còn có hình ảnh một chiếc UAV Mỹ lao thẳng xuống đất.

    Dù IRGC không nói về chủng loại cũng như nguyên nhân khiến chiếc máy bay này rơi nhưng khi quan sát hình ảnh được ghi lại cho thấy, nhiều khả năng chiếc UAV này của Mỹ đã bị ép hạ cánh khi xâm nhập vào một khu vực được cho là nhạy cảm trên lãnh thổ Syria.


    Được biết, ngay trước khi thông tin chấn động về vụ Iran xâm vào thẳng trung tâm chỉ huy UAV của Mỹ được công bố, trang AMN đã có bài viết nói về vai trò của mạng lưới tác chiến điện tử (EW) Iran trong vụ bắt sống MQ-9 hồi cuối năm 2018.

    Theo thông tin mới nhất, Iran tự phát triển 3 hệ thống EW khác nhau, bao gồm một hệ thống tác chiến điện tử, một hệ thống mô phỏng tín hiệu radar RST và một hệ thống gây nhiễu tín hiệu vệ tinh. Tất cả các thiết bị này đều được phát triển bởi các kỹ sư Iran.

    Farzad Ismaili, chỉ huy căn cứ quân sự Khatam-ol-Anbiya cho biết, tác chiến điện tử là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất đối với hệ thống phòng thủ của Iran.

    Cùng với những hệ thống tự phát triển, Nga đã chuyển giao cho Iran một hệ thống tác chiến điện tử di động 1L222 Avtobaza. Đây là một hệ thống gây nhiễu tự động trên nhiều loại tín hiệu phát xạ khác nhau.

    1L222 Avtobaza có tầm hoạt động tối đa là 150km, độ cao tối đa là 30km, hệ thống có khả năng dò tìm tín hiệu trong dải tần từ 8-17.5Mhz. Hệ thống có khả năng quản lý trên 60 mục tiêu. Mặc dù vậy, việc có phải hệ thống 1L222 Avtobaza có thể ép MQ-9 hạ cánh hay không vẫn đặt ra dấu hỏi lớn chưa có lời đáp.

    Được biết, Avtobaza có khả năng gây nhiễu tín hiệu vệ tinh, mô phỏng tín hiệu của các loại sóng radar từ trạm điều khiển mặt đất, gây nhiễu loạn hệ thống điều khiển và dẫn đường của đối phương.

    Ngoài ra, hệ thống còn có khả năng chống lại các hệ thống tác chiến điện tử của đối phương, đảm bảo cho các khí tài của lực lượng vũ trang Iran hoạt động tốt trong môi trường tác chiến điện tử mạnh.

    Hệ thống này cũng được triển khai trên một số tàu chiến của Hải quân Iran nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu và phòng thủ. Thông số kỹ thuật của các hệ thống này hầu như không được công bố, điều đó khiến năng lực của hệ thống này trở thanh một ẩn số lớn.

    Nếu nhìn vào số trang bị khí tài cho nhiệm vụ tác chiến điện tử mà Iran đang sở hữu, việc ép MQ-9 và trước đây là RQ-170 hạ cánh bằng tác chiến điện tử xem chừng là điều không dễ dàng. Và đây chính là điều bí ẩn về khả năng của lực lượng đặc biệt thuộc IRGC có thể khiến Mỹ phải đau đầu khám phá.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...bi-iran-xam-nhap-he-thong-dieu-khien-3375031/

  3. oplot1x

    oplot1x Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    83
    Cuộc chiến khơi mào cho Chủ nghĩa Khủng bố và sự trớ trêu của Mỹ

    Được Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ dựng lên để chống lại Liên Xô trong Chiến tranh Afghanistan, thế nhưng các nhóm phiến quân 'thánh chiến' sau khi chiếm được Kabul lại quay súng chống lại người Mỹ.
    [​IMG]

    Trong Chiến tranh Afghanistan, phiến quân Mujahideen là một lực lượng bán vũ trang đã được Mỹ hậu thuẫn để chống lại người Liên Xô. Nguồn ảnh: ATI.

    [​IMG]

    Và cũng chính phiến quân Mujahideen còn được xem là tiền thân của mọi tổ chức khủng bố hiện đại ngày nay. Nguồn ảnh: ATI.

    [​IMG]

    Ban đầu, phiến quân Mujahideen chỉ được CIA xây dựng với quy mô nhỏ. Tuy nhiên sau hơn 9 năm chiến tranh Liên Xô - Afghanistan diễn ra, tổ chức này ngày càng lớn hơn. Nguồn ảnh: ATI.

    [​IMG]

    Osama Bin Laden - một trong nhiều thủ lĩnh của Mujahideen cũng là người được Mỹ dựng lên. Điều trớ trêu là sau này, chính Mỹ đã phải rất vất vả mới tiêu diệt được y. Nguồn ảnh: ATI.

    [​IMG]

    Tên lửa phòng không Stinger được Mỹ chuyển cho phiến quân Mujahideen để sử dụng chống lại các máy bay của Liên Xô. Nguồn ảnh: ATI.

    [​IMG]

    Mặc dù Quân đội Liên Xô đưa tới Afghanistan gần như mọi loại vũ khí hiện đại của họ, thế nhưng chừng đó cũng chưa đủ để giúp Moscow có thể nắm quyền kiểm soát hoàn Kabul. Nguồn ảnh: ATI.

    [​IMG]

    Trong khi đó khủng bố Mujahideen được trang bị vũ khí hạng nặng, được chuyển tới tổ chức này nhờ các công ty ma của CIA lập nên làm công việc chủ yếu là buôn lậu vũ khí. Nguồn ảnh: ATI.

    [​IMG]

    Binh lính Liên Xô ở Afghanistan. Nguồn ảnh: ATI.

    [​IMG]

    Vũ khí và trang bị cá nhân của các thành viên tổ chức khủng bố Mujahideen. Có thể dễ dàng nhận ra khẩu súng trường Lee-Enfield của Anh từ chiến tranh Thế giới thứ hai vẫn được binh lính tổ chức này sử dụng. Nguồn ảnh: ATI.

    [​IMG]

    Đặc nhiệm Liên Xô ở chiến trường Afghanistan được trang bị tới tận răng. Nguồn ảnh: ATI.

    [​IMG]

    Pháo kéo của Liên Xô bị phía Mujahideen thu giữ. Nguồn ảnh: ATI.

    [​IMG]

    Xe thiết giáp chở quân BTR của quân đội Liên Xô trên chiến trường Afghanistan. Nguồn ảnh: ATI.

    [​IMG]

    Đặc nhiệm Liên Xô tuần tra ở Afghanistan với vũ khí chủ yếu bao gồm súng AK-47 và súng phóng lựu chống tăng. Nguồn ảnh: ATI.

    [​IMG]

    Bắt giữ và thẩm vấn một phần tử khủng bố thuộc Mujahideen. Nguồn ảnh: ATI.

    [​IMG]

    Những "chiến binh" Mujahideen bị thương khi giao tranh với Liên Xô được... đưa sang Mỹ chữa trị. Nguồn ảnh: ATI.

    [​IMG]

    Phần nhiều trong số chúng đều là lãnh đạo cấp cao của Mujahideen - những nhân tố then chốt xây dựng nên chủ nghĩa khủng bố ngày nay, và quay trở lại chống Mỹ bằng những đòn khủng bố dã man. Nguồn ảnh: ATI.

    [​IMG]

    Thành viên của Mujahideen bị thương khi chiến đấu với Liên Xô được lên sóng truyền hình quốc gia Mỹ. Nguồn ảnh: ATI.

    [​IMG]

    Thậm chí còn được Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Ronald Reagen tiếp trong Nhà Trắng. Nguồn ảnh: ATI.

    [​IMG]

    Năm 1989 tạp chí New York Time của Mỹ bình chọn Biladen là chiến binh tự do suất sắc nhất thế giới. Nguồn ảnh: NYT

    [​IMG]

    vụ khủng bố 11/9/2001 đã cướp đi sinh mạng của hơn 3000 người và hàng ngàn người khác bị thương cũng như di chứng sau đó. Số lính Mỹ thương vọng tại NATO và Iraq là >4000 người, chưa tính các nước Anh, Canada, Úc hoặc thậm chí là Hàn Quốc, Ba Lan

    https://baomoi.com/cuoc-chien-khoi-mao-cho-chu-nghia-khung-bo-va-su-tro-treu-cua-my/c/29758009.epi
  4. oplot1_

    oplot1_ Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/10/2017
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    72
    Chê S400 trên báo nhưng Mỹ - Anh đang âm thầm trục vớt S-400

    Nguồn tin quân sự Trung Quốc tố Mỹ và Anh đang âm thầm tìm cách trục vớt những hệ thống S-400 Nga đánh rơi xuống biển khi chuyển cho Trung Quốc.

    Thông tin bất ngờ này được tờ Sina Military cho biết, công cuộc tìm kiếm của Mỹ và Anh được bắt đầu ngay sau khi Nga thừa nhận trong khi vận chuyển những hệ thống S-400 cho khách hàng Trung Quốc, tàu Nga đã gặp bão và khiến một số hệ thống này rơi xuống biển.

    Ngay khi thông tin này được công khai, lực lượng tìm kiếm của cả Mỹ và Anh đã khẩn trương vào cuộc xác định vị trí chiếc tàu Nga gặp bão và tìm cách trục vớt những hệ thống S-400 được cho là bị rơi xuống biển.

    [​IMG]
    Hệ thống S-400.
    Căn cứ vào thông tin có được từ hải trình tàu vận tải Nga lên đường đến Trung Quốc, lực lượng tìm kiếm của Mỹ cho rằng, rất có thể Biển Baltic, Biển Bắc và Eo biển Anh là địa điểm tàu Nga gặp bão bởi đây là những vùng biển dữ với thời tiết khắc nghiệt.






    Trong năm 2009, một tàu chuyên chở của Nga đã thiệt hại 1.500 tấn gỗ khi đi qua eo biển Anh. Chính vì vậy, lực lượng này sẽ tập trung tìm kiếm chính ở khu vực này.

    Tuy nhiên, Mỹ và Anh thừa nhận, để xác định chính xác vị trí những hệ thống S-400 đang nằm dưới đáy biển là công việc rất khó khăn và có thể không mang lại kết quả như mong muốn.

    Trước khi tờ Sina Military đăng tải thông tin bất ngờ này, phát biểu bên lề Triển lãm IDEX 2019 ở UAE, Tổng giám đốc Tập đoàn Rostec Sergei Chemezov tiết lộ thông tin rằng một trong những chuyến tàu chở theo hệ thống S-400 với đạn tên lửa 40N6 cho khách hàng Trung Quốc đã gặp nạn trên biển.

    "Hợp đồng được ký kết từ lâu. Lô hàng lẽ ra đã được chuyển tới nơi, đáng tiếc con tàu vận chuyển tên lửa bị bão tấn công. Chúng tôi buộc phải loại bỏ tất cả các tên lửa này để thay thế bằng lô mới".

    Theo nguồn tin này, 3 con tàu vận chuyển các trung đoàn S-400 rời cảng Ust Luga ở khu vực Leningrad vào cuối tháng 12/2017, tiến về Trung Quốc để thực hiện hợp đồng cung cấp hệ thống phòng không này cho Bắc Kinh.

    Nhưng rất không may, trên hải trình đến Trung Quốc, một con tàu đã bị bão tấn công và buộc phải quay trở lại cảng. Nhưng những thiết bị mà con tàu mang theo cũng bị hư hại nặng buộc phải phá hủy.

    Trái với thông tin được Nga công bố, chuyên gia Joseph Trevithick trên tờ The Drive lại cho rằng, thực tế những hệ thống này không phải do Nga phá hủy mà chúng đã rơi xuống biển khi gặp bão. Đây chính là nguyên nhân khiến lực lượng Mỹ và Anh đang nỗ lực tìm kiếm.


    Điều đặc biệt trong vụ việc này là những tên lửa 40N6 mới được Nga vào biên chế trong tháng 10/2018 nhưng trên con tàu chở S-400 và đạn 40N6 gặp bão lại xảy ra từ hồi cuối năm 2017.

    40N6 là một trong ba loại tên lửa được chế tạo dành cho hệ thống S-400, hai loại còn lại là 48N6 và 9M96. Theo nhà sản xuất Almaz-Antey, đây cũng là tên lửa đánh chặn có tầm bắn xa nhất trong 3 loại, có khả năng tấn công mục tiêu cách xa hơn 400km.



    Căn cứ vào những thông tin này cho thấy, Nga đã âm thầm xuất khẩu cho Trung Quốc đạn tên lửa đánh chặn mạnh nhất của S-400 là 40N6 - thông tin từ trước đến nay đã không được Nga tiết lộ.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my--anh-dang-am-tham-truc-vot-s-400-3375153/

    Cú tát vào mồm rồ mỹ, tụi nó bảo F15/16 bay trên đầu S400, dìm hàng S400 nói S400 vô dụng nhưng bố Mỹ mẹ Anh của chúng lại đang phải trục vớt S400
  5. oplot1_

    oplot1_ Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/10/2017
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    72
    Tiêm kích Mỹ gặp sự cố, phóng sạch loạt tên lửa hơn 4 triệu USD
    Chiếc F-15C mang theo đầy đủ cơ số tên lửa và phải phóng hết xuống biển để bảo đảm an toàn trước khi hạ cánh khẩn cấp.



    Một tiêm kích F-15C thuộc Không quân Vệ binh Mỹ hôm 21/2 hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay quốc tế Portland do gặp trục trặc với hệ thống càng đáp ngay sau khi cất cánh. Sự cố buộc phi công phóng hết toàn bộ số tên lửa mang theo với trị giá ước tính trên 4,5 triệu USD, theo Drive.

    Chiếc F-15C mang mã hiệu "Rock 42", loại mã hiệu thường được dùng cho những tiêm kích làm nhiệm vụ trực chiến và được lắp đầy đủ cơ số tên lửa. Máy bay xuất phát từ căn cứ, nhưng một bên càng đáp không thể thu gọn vào thân, buộc phi công duy trì tốc độ dưới 400 km/h để không gây hỏng càng.

    Sở chỉ huy sau đó yêu cầu tiêm kích F-15C bay ra biển và phóng toàn bộ tên lửa xuống nước, quyết định hiếm khi xảy ra với các đơn vị F-15 Mỹ. Máy bay sau đó trở về hạ cánh an toàn, nhanh chóng dừng trên đường băng nhờ cụm móc hãm đà BAK-12 và hệ thống dây hãm lắp đặt tại sân bay.

    "Cấu hình trực chiến cơ bản của tiêm kích F-15C gồm 4 tên lửa đối không tầm trung AIM-120C và hai quả đạn tầm gần AIM-9X, có tổng trị giá ít nhất 4,5 triệu USD. Chúng cũng có thể mang cơ số chiến đấu đầy đủ gồm 6 quả AIM-120 và hai tên lửa AIM-9X, thậm chí là nhiều hơn nữa", chuyên gia quân sự Tyler Rogoway cho biết, nhận định việc phóng tên lửa nhằm đề phòng nguy cơ các quả đạn phát nổ khi hạ cánh.

    Chiếc F-15C thuộc biên chế Không đoàn tiêm kích số 142, một trong những đơn vị bảo vệ bầu trời Mỹ trước các mối đe dọa. Họ liên tục duy trì trạng thái trực sẵn sàng chiến đấu, có thể cất cánh chỉ vài phút sau khi có lệnh để kiểm tra máy bay dân dụng gặp sự cố trên không, cũng như bắn hạ các phi cơ và tên lửa hành trình tấn công lãnh thổ Mỹ.
    https://vnexpress.net/the-gioi/tiem...ach-loat-ten-lua-hon-4-trieu-usd-3885132.html

    Điều này cho thấy tải trọng thực tế của F15 ko như trên giấy, vì nó phải phóng hết vũ khí cũng như thả hết bình xăng phụ để hạ cánh khẩn cấp
  6. oplot1_

    oplot1_ Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/10/2017
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    72
    Máy bay KC-46A lần đầu tiếp nhiên liệu trên không cho máy bay tàng hình F-35

    Không quân Mỹ vừa thực hiện tiếp nhiên liệu trên không lần đầu tiên cho tiêm kích F-35 bằng máy bay KC-46A Pegasus mới được đưa vào biên chế đầu năm nay.

    Nhiệm vụ trên được tiến hành tại căn cứ không quân Edwards ở bang California. Trong 15 tháng tới, chiếc KC-46A này sẽ tiếp tục chứng thực khả năng tiếp nhiên liệu cho nhiều dòng máy bay khác của Không quân Mỹ.

    Sở dĩ KC-46A tham gia vào đợt thử nghiệm lâu đến vậy bởi Boeing và Không quân Mỹ đang phải giải quyết một số lỗi phát sinh đối với hệ thống ống bơm nhiên liệu của KC-46A, trong đó nổi lên là việc đầu vòi bơm từ KC-46A rất dễ làm trầy xước lớp sơn ngoài của máy bay nhận nhiên liệu.

    Đối với một máy bay tàng hình như F-35 thì vấn đề trên rất nguy hiểm, bởi nó có thể khiến chiếc tiêm kích này tăng bề mặt bộc lộ trên màn hình ra-đa đối phương, từ đó khiến nhiệm vụ và bản thân máy bay gặp nguy hiểm

    [​IMG]
    Chiếc máy bay KC-46A đang tiếp nhiên liệu cho tiêm kích F-35.


    Đầu tháng 2-2019, Boeing cũng tiếp tục bàn giao cho Không quân Mỹ ít nhất 4 máy bay KC-46A tại căn cứ McConnell (bang Kansas) và 2 chiếc khác ở căn cứ Altus (bang Oklahoma).

    Đây cũng là lần đầu tiên KC-46A tiếp nhiên liệu cho một máy bay tàng hình trong lực lượng không quân nước này, sau khi được thử nghiệm thành công với A-10, B-52, C-17, KC-10, F-15E, F-16, F/A-18...
    Máy bay KC-46A, được phát triển trên khung thân máy bay thương mại Boeing 767, là một trong 3 ưu tiên mua sắm hàng đầu của Không quân Mỹ, bên cạnh chương trình trang bị tiêm kích F-35 và máy bay ném bom tầm xa tàng hình LRS-B.

    Lực lượng này có kế hoạch mua 179 máy bay để thay thế phi đội KC-10 và KC-135 đang có trong biên chế.

    Được trang bị cả ống tiếp nhiên liệu cứng lẫn mềm đặt ở cánh và thân máy bay, "thùng xăng bay" KC-46A có sức chở 96 tấn nhiên liệu và khả năng tiếp nhiên liệu cho tất cả các máy bay cánh cố định (có thể tiếp một lúc 2 máy bay) với tốc độ chuyển tối đa lên tới hơn 4.500 lít/phút.

    Ngoải ra, tùy theo nhiệm vụ mà máy bay có thể vận chuyển hàng hóa, trang thiết bị quân sự cũng như binh sĩ...
    http://soha.vn/may-bay-kc-46a-lan-d...-may-bay-tang-hinh-f-35-20190227084043009.htm

    Mỹ và fan Mỹ luôn tự hào Mỹ có đội tanker số 1 thế giới, nhưng hãy chú ý 1 điều

    Các máy bay của NATO thường đặt nặng vấn đề AWACS và Tanker, điều này chứng minh rằng chúng có radar rất yếu và tiêu tốn rất nhiều nhiên liệu chỉ để bay cơ bản

    Vd chúng ta thường thấy máy bay Su-30 của Ấn hoặc J-11 của TQ bay sang các nước khác nhau diễn tập, máy bay Ấn, TQ từng sang tận Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí là Mỹ để diễn tập, nhưng tuyệt nhiên chưa bao giờ thấy máy bay F15 của Nhật và Hàn bay ra ngoài lãnh thổ diễn tập, bởi các nước này có đội tanker nhỏ

    J-11A bay cùng F-4 tại Thổ Nhĩ Kỳ

    [​IMG]

    Su-30MKI tại căn cứ không quân nổi tiếng của Mỹ Nellis tại Nevada, tức là Su-30MKI đã bay phạm vi >10.000km để tới Mỹ, nếu nó đi = cách tháo rời bộ phận rồi bỏ vào IL76 thì Mỹ đã nhân cơ hội này để chụp ảnh dìm hàng rồi, đằng này ko có

    [​IMG]

    Máy bay Mỹ bay kèm máy bay Nga đều phải có tanker hoặc drop tank nếu ko ko bay cùng máy bay Nga nếu cùng 1 quãng đường, do máy bay Âu Mỹ uống xăng hơn nước lã

    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 27/02/2019
  7. oplot1x

    oplot1x Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    83
    Lịch sử máy bay Ye-8, tiền thân của hầu hết máy bay NATO hiện đại
    http://www.airwar.ru/enc/xplane/e8.html
    http://www.ansa.ru/270
    http://www.aviastar.org/air/russia/mig-e8.php
    http://view.inews.qq.com/a/20170321A03A0900
    Lần cập nhật cuối: 27/02/2019
  8. oplot1x

    oplot1x Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    83
    MiG-21 Ấn Độ hạ đo ván tiêm kích F-16 Pakistan: Giấc mộng 21 tỷ USD của Lockheed Mỹ sụp đổ

    "Ông già gân" MiG-21 hạ đo ván tiêm kích F-16 Pakistan đã đồng thời tung cú đánh chí mạng vào tham vọng trị giá 21 tỷ USD của hãng Lockheed Martin Mỹ.

    Lockheed Martin đang tràn trề hy vọng vào gói thầu hơn 20 tỷ USD sẽ được công bố chính thức vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2020 nhằm cung cấp 114 chiếc máy bay tiêm kích thế hệ mới cho Ấn Độ.

    Tuy nhiên, với sự kiện 1 chiếc tiêm kích MiG-21 Bison của Không quân Ấn Độ bắn hạ F-16 Pakistan ở ngoài tầm nhìn và rơi xuống đất Pakistan đã khiến đế chế công nghiệp quốc phòng thuộc loại lớn nhất của Mỹ có thể sẽ đánh mất gói thầu trị giá hàng chục tỷ USD vào tay các đối thủ khác.

    Việc "ông già gân" MiG-21 Bison được xác nhận đã bắn hạ tiêm kích F-16 Pakistan trong cuộc không chiến vào hôm thứ Năm vừa rồi giữa 2 quốc gia Nam Á được coi là cú đánh chí mạng vào tham vọng của hãng chế tạo máy bay hàng đầu thế giới.

    "MiG-21 không chỉ bắn hạ F-16 của Không quân Pakistan mà còn tung cú đánh chí mạng vào 2 ông lớn Lockheed Martin và Tata Advanced Systems. Họ nên quên khẩn trương bất cứ hợp đồng nào trong tương lai với Không quân Ấn Độ", học giả Syed Mohd Murtaza thuộc Viện nghiên cứu Quốc tế ở Jamia Millia Islamia bình luận.

    [​IMG]
    Tiêm kích MiG-21 của Không quân Ấn Độ bên cạnh các siêu chiến đấu cơ Su-30MKI.


    Phó thống chế Không quân Manmohan Bahadur, một cựu phi công quân sự và hiện là Giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu sức mạnh Không quân (CAPS) đã bình luận về chiến tích này và nhận định đây là lần đầu tiên một tiêm kích thế hệ 3 bắn hạ một loại tiêm kích hiện đại được trang bị vũ khí và hệ thống điện tử hàng không tối tân hơn.

    "Thật tuyệt vời. Lần đầu tiên trên thế giới, MiG-21 đã bắn hạ 1 tiêm kích F-16. Không quân Ấn Độ đã làm rất tốt", Manmohan Bahadur viết trên Tweet, và nói thêm "Sẽ có ai đó hỏi tôi - nếu một MiG-21 bắn hạ F-16, điều gì sẽ xảy ra đối với siêu hợp đồng cung cấp 114 máy bay mới cho Không quân Ấn Độ?"

    Lockheed Martin đã thể hiện tham vọng ở Ấn Độ vào hồi đầu tháng này tại Triển lãm AeroIndia khi họ hé lộ mấu tiêm kích F-21, một biến thể cải tiến của dòng chiến đấu cơ F-16 Block 70.

    "Tôi nghĩ rằng sự việc trên sẽ là một tác động tiêu cực tới triển vòng của F-21 trong gói thầu cùng cáp 114 chiến đấu cơ. Các hệ thống vũ khí hiện tại của Nga đang tỏ ra hiệu quả và đáng giá hơn nhiều so với các đối thủ phương Tây", Vijainder K Thakur, một chỉ huy phi đội của Không quân Ấn Độ và là nhà phân tích quốc phòng chia sẻ vởi Sputnik.
    • [​IMG]

    Ấn Độ bắt đầu các tiến trình triển khai gói thầu mua 114 tiêm kích mới theo chương trình Đối tác Chiến lược năm 2018 và đã có 6 nhà thầu nước ngoài tham gia.

    Các đối thủ gồm 2 ông lớn Boeing và Lockheed Martin cỉa Mỹ, Dassault Aviation của Pháp, Eurofighter của châu Âu, Saab của Thụy Điển và Liên hiệp chế tạo máy bay thống nhất (UAC) của Nga đã nộp hồ sợ dự thầu vào tháng 7 năm 2018, trong khi MiG-35 là ứng viên cuối cùng tham gia vào cuộc chạy đua.

    Tập đoàn chế tạo máy bay MiG, tại Triển lãm AeroIndia Show ở Bengaluru hồi đầu tháng này, đã tuyên bố rằng họ không có đối thủ khi mô tả MiG-35 là chiến đấu cơ tối tân nhất trên thế giới. Họ cũng tuyên bố rằng Ấn Độ chỉ phải trả thấp hơn 20% cho MiG-35 so với các mẫu máy bay của những nhà sản xuất khác.
    http://soha.vn/mig-21-an-do-ha-do-v...-cua-lockheed-my-sup-do-20190302073319264.htm
  9. oplot1x

    oplot1x Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    83
    Mỹ sao chép tên lửa giống Avangard của Nga

    Lầu Năm Góc gây bất ngờ khi vừa công bố mô hình tên lửa siêu thanh Mỹ đang phát triển - vũ khí được đánh giá tương tự Avangard của Nga.

    Dù không có thông tin về loại vũ khí này nhưng khi quan sát mô hình được Mỹ công bố, giới quân sự Nga khẳng định, không khó để nhận ra sự giống nhau đến kỳ lạ giữa tên lửa siêu vượt âm Mỹ và vũ khí Avangard Nga đang phát triển.

    Thậm chí, một số chuyên gia Nga còn cho rằng, để có được mô hình tên lửa siêu vượt âm như vừa được công bố, rất có thể bằng một cách nào đó, Mỹ đã nắm được thông tin và tài liệu phát triển Avangard của Nga.

    [​IMG]
    Mô hình vũ khí siêu vượt âm của Mỹ giống hệt Avangard Nga phát triển.

    Được biết, ngay trước khi những hình ảnh này được công bố, Lầu Năm Góc đã lên kế hoạch ưu tiên hàng đầu cho phát triển vũ khí những năm tới đây là "phát triển và chế tạo vũ khí siêu thanh tấn công vào năm 2025".

    Đô đốc hải quân Mỹ John Richardson đã công bố kế hoạch mang tên "Thiết kế duy trì ưu thế hàng hải, phiên bản 2.0". Kế hoạch trên được công bố chỉ một tuần trước khi Nga thử nghiệm thành công tên lửa Avangard.

    Tuyên bố cho thấy khi Moscow đã có phiên bản thử nghiệm, Washington mới chỉ dừng lại ở bước "lên kế hoạch". Sự ra đời tên lửa siêu thanh vượt trội của Nga cho phép "người đi sau" có sự nghiên cứu hoàn hảo về vũ khí siêu thanh mới có thể đánh chặn được tên lửa Avangard hàng đầu của Nga.

    Lầu Năm Góc đã ấp ủ kế hoạch tăng cường khả năng tấn công và răn đe siêu thanh từ lâu song buộc phải thừa nhận "hiện tại chưa có biện pháp nào" đối phó với những loại vũ khí mới nhất của Nga. Lầu Năm Góc đang triển khai một số chương trình được cho là khá có triển vọng.

    Trước nỗ lực của Mỹ, chuyên gia Dirk Zimper từ Trung tâm hàng không - vũ trụ Đức tiết lộ, dù Mỹ và cả phương Tây đang phát triển vũ khí tương tự và phương tiện nhằm đối phó với tên lửa siêu vượt âm Avangard nhưng "ở thời điểm hiện nay, rõ ràng chưa có được một phương tiện đối phó hiệu quả".

    Avangard được Nga triển khai từ năm 2004, nhằm phát triển loại vũ khí có tốc độ siêu cao, đủ sức vượt qua mọi lá chắn tên lửa của Washington và đồng minh.


    Tuy nhiên, nó thường được mô tả là "vũ khí chiến lược" chứ không phải "vũ khí hạt nhân". Báo cáo tình báo Mỹ cho biết Avangard đã được thử nghiệm hai lần, một lần vào tháng 12/2017 và một lần hôm 26/12/2018.

    Avangard được lắp trên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), có thể tấn công chính xác mục tiêu ở khoảng cách trên 10.000 km. Điểm mạnh của vũ khí này là tốc độ lên tới trên Mach 20 giúp nó tránh những hệ thống cảnh giới mặt đất và trên không gian.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-phat-trien-ten-lua-giong-avangard-cua-nga-3375497/

  10. oplot1x

    oplot1x Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    83
    Binh chủng Vũ trụ Mỹ của Tổng thống Trump "hữu danh vô thực"

    Mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh thành lập binh chủng Vũ trụ, một nhánh quân sự độc lập và là binh chủng thứ 6 của Quân đội Mỹ, thế nhưng trên thực tế kế hoạch này khó có thể mà thực hiện.

    Theo thừa nhận của chính các thành viên thuộc Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, hiện tại, họ vẫn chưa xác định chính xác những nhiệm vụ cụ thể cũng như thành phần cơ cấu tổ chức và số lượng quân số của binh chủng Vũ trụ mà Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn thành lập.
    [​IMG]
    Tổng thống Mỹ Donald Trump Trump và sắc lệnh thành lập binh chủng Vũ trụ. Ảnh: Reuter
    Chính vì vậy, các chuyên gia phân tích quân sự quốc tế cho rằng, tiến trình thành lập vẫn đang trong lộ trình và còn nhiều khó khăn trước mắt. Tuy nhiên, giới phân tích quân sự thế giới nhận định, sẽ có 2 mô hình cho lực lượng mới để chính quyền Tổng thống Trump lựa chọn đó là:
    Phương án đầu tiên: Binh chủng Vũ trụ sẽ được thành lập bên trong lực lượng Không quân Mỹ. Theo đó, lực lượng tác chiến vũ trụ sẽ có cơ chế ngang hàng với Không quân, tức là có quyền tự chủ ra quyết sách một cách độc lập nhưng vẫn nằm trong Bộ Không quân.
    Cơ chế này giống với cơ chế hiện nay của lực lượng Hải quân và Hải quân đánh bộ Mỹ - cùng thuộc Bộ Hải quân. Tuy nhiên, Hải quân đánh bộ vẫn có vai trò tương đương với các quân chủng khác và là một quân chủng độc lập trong đội hình biên chế của Quân đội Mỹ.
    Nếu như Mỹ quyết định xây dựng lực lượng tác chiến vũ trụ theo mô hình của Bộ Hải quân, thì các căn cứ không quân, hệ thống chỉ huy giám sát sẽ được sử dụng chung cho cả Không quân và Tác chiến vũ trụ, trong khi đó các cơ sở vật chất trang bị thuộc lĩnh vực chi viện tác chiến cũng như trang bị tiến công trực tiếp đường không sẽ thuộc quyền quản lý của lực lượng tác chiến vũ trụ.
    Như vậy, lực lượng tác chiến vũ trụ sẽ giữ vai trò chủ đạo trong các hoạt động như trinh sát đường không vũ trụ, quản lý nguồn tài nguyên vũ trụ, hoạt động tác chiến không gian và xây dựng lực lượng. Tuy nhiên, phương án đề xuất này đang bị Hạ viện, Bộ Quốc phòng và Bộ Không quân Mỹ phản đối và không biết có được thông qua hay không.
    [​IMG]
    Các quân chủng hiện có trong biên chế Quân đội Mỹ. Ảnh: Wikipedia
    TIN TÀI TRỢ


    Phương án thứ hai, đó là xây dựng một binh chủng Vũ trụ độc lập, nằm ngoài Bộ Không quân. Theo đó, quân chủng mới được thành lập sẽ độc lập hoàn toàn với Không quân Mỹ. Bên cạnh đó, để thực hiện theo phương án này thì có thể Mỹ sẽ phải thành lập Bộ Tác chiến vũ trụ để nó có vai trò tương đương với 3 bộ là Bộ Hải quân, Bộ Lục quân và Bộ Không quân.
    Tuy nhiên, nếu như áp dụng theo mô hình tổ chức này thì sẽ gây ra nhiều xung đột với các quân chủng còn lại, bên cạnh đó nó còn khiến gia tăng nhiều cơ cấu tổ chức cũng như nguồn ngân sách quốc phòng.
    Hiện nay, chính quyền Tổng thống Donald Trump vẫn chưa có quyết định cuối cùng là sẽ lựa chọn phương án tổ chức nào, tuy nhiên cho dù lựa chọn phương án nào đi chăng nữa thì điều quan trọng nhất đó chính là việc người đứng đầu quân chủng mới phải có một chân trong Hội đồng tham mưu trưởng liên quân thì việc thành lập quân chủng mới này mới có ý nghĩa thực tế.
    Với cơ chế như hiện nay, các ghế trong Hội đồng tham mưu trưởng liên quân sẽ gồm Tham mưu trưởng Lục quân, Tham mưu trưởng Hải quân, Tư lệnh Hải quân đánh bộ, Tham mưu trưởng Không quân. Chính vì thế, chính phủ của ông Trump muốn thành lập lực lượng mới đồng thời muốn Tư lệnh hoặc Tham mưu trưởng của lực lượng tác chiến vũ trụ mới sẽ có một chân trong Hội đồng tham mưu trưởng liên quân để có thể tham gia vào các quyết sách quan trọng nhất của cơ quan quyền lực này.
    https://kienthuc.net.vn/quan-su/bin...ong-thong-trump-huu-danh-vo-thuc-1189415.html

Chia sẻ trang này