1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Nga

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi honglian, 04/10/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tomsatthu

    tomsatthu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2006
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Không thường lắm đâu bác Tuấn ạ! Đừng phủ nhận rằng dầu giảm mạnh làm kinh tế Nga gặp khó khăn. Điều này đúng khi mà người ta nói rằng các ông nhà giàu ở Nga đang bị "mất cắp" tài sản.
    Ai bảo bác Kinh tế Nga chưa bị lung lay? Chẳng qua cái lung lay đó chưa thấm vào đâu so với cái lung lay của phố Wall thôi. Nền kinh tế Nga cũng sụt rất mạnh là đằng khác do hệ luỵ từ khủng hoảng thế giới. Đã phải vung dự trữ, vung tiền vào cứu một số cái,...
    Dầu giảm hay không bây giờ chưa chắc đã phụ thuộc vào việc cắt giảm sản lượng bác ạ. Em nói ngay từ đầu rồi, nguyên nhân dầu tăng giá không phải do thiếu trầm trọng mà là đầu cơ. Giờ tiền hết, kinh tế khó khăn đố thằng Nga dám giảm sản lượng mạnh tay đấy, kể cả bọn lắm tiền trong OPEC cũng chỉ dám giảm để dầu không tuột dốc không phanh.
    Còn khí đốt, mặt hàng này giá ổn định do bán theo lô 10-25 năm. Và vì cái này mà Nga vẫn tương đối vững khi mà giá dầu giảm đến kệt quệ.
    Em có đọc 1 bài báo nói rằng cuộc khủng hoảng này sẽ làm KT Nga phát triển bớt nóng( do lượng tiền bán dầu quá lớn), người nghèo sẽ được hưởng lợi nhiều hơn khi mà lượng tiền này không đổ vào TT CK mà đi ra chợ. Hi vọng qua đợt này KT Nga sẽ phát triển toàn diện hơn và bớt phụ thuộc dầu mỏ.
    Spam: 600 tỉ kia nó ném vào CNQP, ném cho Sukhôi, cho mấy hạm đội đi sắm đồ dạo quanh thế giới thì ....
  2. akhoa99

    akhoa99 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/10/2008
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Quân đội Nga quyết chuyển mình
    Viện nghiên cứu chiến lược Nga vừa trình lên Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Serdyukov tài liệu ?oTầm nhìn phát triển quân đội Nga đến năm 2030?, Hãng thông tấn Interfax của Nga đưa tin.

    Xác định thách thức
    Trong tài liệu này, Quân đội Nga xác định phương Tây là ?omối đe doạ? chủ yếu đối với ảnh hưởng của nước này và thừa nhận ưu thế ngày càng tăng về công nghệ và kỹ thuật quân sự của các nước hàng đầu trên thế giới hiện nay.
    Theo những người tham gia biên soạn, Nga đang tiến vào một kỷ nguyên khủng hoảng ở nhiều cấp độ và các mối đe doạ quân sự sẽ ngày càng gia tăng. Theo tài liệu này, mối đe doạ lớn nhất trong những năm tới là việc tạo ra tính hợp pháp đối với những hành động đơn phương, phương Tây sẽ nỗ lực đạt được sự thừa nhận của quốc tế đối với Liên minh Bắc Đại Tây Dương như một tổ chức hợp nhất có quyền sử dụng vũ lực để quyết định các vấn đề của khối này.
    Tài liệu còn đề cập đến chính sách ngoại giao - quân sự của Washington. Ưu thế về quân sự sẽ được Mỹ xem như là một điều kiện quan trọng để thực hiện thành công chính sách ngoại giao của nước này và sự hiện diện quân sự của Mỹ sẽ được duy trì tại tất cả các khu vực then chốt trên thế giới.
    Theo chuyên gia Barabanov thuộc Trung tâm phân tích công nghệ chiến lược Nga, thế giới vẫn trong xu thế ?onhất siêu, đa cường?, trong đó Mỹ vẫn giữ vai trò thống trị và sẽ nỗ lực duy trì sự thống trị đó.
    Bên cạnh Mỹ, sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng trở thành mối đe dọa đến lợi ích của Nga. Nhưng chính sự bất đồng ngày càng tăng giữa Nga và NATO đang đẩy Nga ?oxích lại gần? Trung Quốc.
    Cùng với những thách thức từ bên ngoài, các nhà biên soạn cũng thừa nhận các vấn đề nội địa và liệt kê các thách thức mà nước Nga sẽ phải đương đầu. Quân đội Nga thừa nhận sự tụt hậu ngày càng lớn trước ưu thế ngày càng tăng về công nghệ và kỹ thuật quân sự của các nước hàng đầu trên thế giới hiện nay, điều này sẽ cho phép các nước bỏ xa Nga trong việc phát triển các phương tiện chiến đấu thế hệ mới.
    Hiện đại hóa kho vũ khí chiến lược
    Trước những thách thức trên, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố sẽ tiến hành hiện đại hóa kho vũ khí của mình. Đầu tiên, lực lượng tên lửa chiến lược Nga sẽ tiếp tục chế tạo các tổ hợp tên lửa di động và cố định mới, đồng thời cải tiến công nghệ kỹ thuật. Ngoài ra, Nga còn có kế hoạch lắp đặt một hệ thống phòng thủ trong không gian vũ trụ để đối phó với các mối đe doạ trên không. Hiện Nga có 762 tên lửa, mang 3373 đầu đạn hạt nhân, trong khi Mỹ có 986 tên lửa, với 4116 đầu đạn hạt nhân. Rất nhiều chuyên gia cho rằng, khả năng hạt nhân của Nga sẽ tiếp tục suy giảm cho đến khi nước này khôi phục lại hoàn toàn các hoạt động sản xuất vũ khí hạt nhân.
    Về kế hoạch khôi phục lại sức mạnh của Lực lượng Hải quân, Nga tuyên bố sẽ chế tạo một số tàu sân bay và nâng cấp lực lượng tàu ngầm hạt nhân trong những năm tới. Sức mạnh Hải quân Nga đang ?osuy yếu? so với sức mạnh hùng hậu đã từng là mối đe doạ đối với địa vị thống trị của Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
    Trả lời hãng thông tấn RIA Novosti, Tư lệnh Lực lượng Hải quân Nga Vysotsky cho biết, trong tương lai gần, Nga sẽ chế tạo 5 hoặc 6 tàu sân bay. Các tàu sân bay này sẽ hoạt động trong mối liên hệ chặt chẽ với các vệ tinh quân sự, không quân và lực lượng phòng không Nga. Hiện Nga chỉ có duy nhất tàu sân bay Nikolai Kuznetsov, được chế tạo từ thời Liên Xô cũ, có chiều dài 300m và có thể chở được 50 máy bay. Tàu Nikolai Kuznetsov đang được triển khai trong Hạm đội Biển Bắc của Nga và gần đây vừa hoàn thành xong chuyến công du dài hai tháng tới Địa Trung Hải, một phần trong kế hoạch tăng cường sự hiện diện của Hải quân Nga tại nhiều vùng biển trên thế giới. Tàu Nikolai Kuznetsov mang được ít máy bay hơn các tàu sân bay của Mỹ và chạy bằng hơi nước, trong khi các tàu sân bay hiện đại chạy bằng năng lượng hạt nhân.
    Cùng với kế hoạch chế tạo các tàu sân bay mới, Nga cũng sẽ hiện đại hoá các tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới lớp Borei (hay còn gọi là Gió Bắc Cực). Tàu ngầm lớp Borei Project 955 đầu tiên, hay Yuri Dolgoruky, đã được hạ thuỷ tháng 2/2008 và dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào cuối năm 2008. Nga đang chế tạo 2 tàu ngầm khác thuộc lớp này. Khi chế tạo chiếc thứ 4, Nga sẽ bắt đầu quá trình hiện đại hoá các tàu ngầm này. Các tàu ngầm lớp Borei sau khi được hiện đại hoá sẽ trở thành nòng cốt của Hải quân Nga đến năm 2040. Ông Vysotsky cũng cho biết, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava-M, được chế tạo để trang bị trên các tàu ngầm lớp Borei, cũng sẽ được đưa vào hoạt động trong năm nay. (Vitinfo)

    ?oLibya sẵn sàng cho Nga triển khai căn cứ hải quân?
    ờ Kommersant của Nga hôm 31/10 đưa tin, trong khuôn khổ chuyến thăm tới Moscow lần đầu tiên kể từ năm 1985 vào hôm nay (31/10), lãnh đạo Libya Moamer Kadhafi sẽ đưa ra đề xuất cho phép Nga triển khai một căn cứ hải quân tại phía Bắc quốc gia châu Phi này.

    Ông Kadhafi sẽ có chuyến thăm chính thức Nga theo lời mời của Tổng thống Dmitry Medvedev từ 31/10 đến 02/11.
    Kommersant dẫn lời một nguồn tin thân cận với lãnh đạo Kadhafi cho hay lãnh đạo Libya có kế hoạch đưa ra vấn đề triển khai căn cứ hải quân trong cuộc hội đàm với lãnh đạo Nga.
    ?oLibya sẵn sàng cho Nga triển khai một căn cứ hải quân. Lãnh đạo Libya tin rằng sự hiện diện của quân đội Nga tại quốc gia này sẽ đảm bảo Libya tránh được các cuộc tấn công xâm lược,? nhật báo trên cho biết.
    Nga cần một căn cứ hải quân tại Địa Trung Hải để tăng cường sự hiện diện quân sự thường trực trong khu vực.
    Quan hệ giữa Nga và Libya đã có những dấu hiệu ấm dần lên trong năm nay sau một thời gian dài ?ođóng băng?.
    Trước đó, vào tháng này, lực lượng đặc nhiệm thuộc Hạm đội phương Bắc của Nga do tàu tuần dương mang tên lửa Pyotr Veliky dẫn đầu đã tới thăm Tripoli ?" thủ đô Libya và gần đây tàu khu trục mang tên lửa Neustrashimy (Fearless) thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga đã ghé thăm Tripoli.
    Tuần trước, nhật báo kinh doanh khác của Nga mang tên Vedomosti khẳng định rằng các thỏa thuận cung cấp vũ khí cho Libya trị giá trên 2 tỷ USD có thể được kí kết trong chuyến thăm lần này của lãnh đạo Kadhafi.
    Vào tháng 4, trong chuyến thăm tới Tripoli của Tổng thống Nga khi đó ?" ông Vladimir Putin, Moscow đã nhất trí xóa khoản nợ trị giá hàng tỷ đô la cho Libya, đổi lại Libya thực hiện các hợp đồng trị giá nhiều tỷ đô la với các công ty của Nga.
    Trong chuyến thăm đó, Công ty khí đốt khổng lồ của Nga ?" Gazprom ?" đã kí kết thỏa thuận hợp tác với công ty năng lượng quốc gia của Libya và Công ty Đường sắt của Nga kí kết hợp đồng trị giá 2,2 tỷ euro để xây dựng một tuyến đường sắt tại Libya.
    Được biết, trong suốt thời kì Chiến tranh Lạnh, Libya đã mua nhiều loại vũ khí của Moscow.

    Minh Hạ (Theo RIA, AFP)
    Vàng 1 : Gắn bó cùng tình yêu quân sự,bền chặt nhờ tình yêu dầu mỏ
    Vàng 2 : ném sang cho Vịt 1 con để bọn Thái phải rét mặt,hết vỗ mặt thằng em K lỳ đầu
  3. VasilyTran

    VasilyTran Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    167
    Đúng vậy, chỉ có hải quân Nga là phòng thủ tốt hơn Mẽo thôi chứ làm gì có chuyện bằng
  4. Anonymous_boy

    Anonymous_boy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    548
    Đã được thích:
    1
    Nga đâu chỉ có Đô đốc Kuznetsov và Varyag. Hồi năm 90, nó còn đóng HKMH năng lượng hạt nhân Ulyanovsk, con này tương đương Nimitz class của USN. Nhưng vì chế độ sụp đổ nên nó chỉ hoàn thành đc 40%, sau đó tháo ra. Em tiếc quá, nếu nó ra đời thì tuyệt vời.
    http://en.wikipedia.org/wiki/Soviet_aircraft_carrier_Ulyanovsk
    Her hull was laid down in 1988, but the project was cancelled, (at 40% complete) along with a sister ship, in 1991 after the end of the Cold War.
  5. hungsheva2004

    hungsheva2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    2.415
    Đã được thích:
    0
    Cũng còn may là chưa hoàn thành!. Nếu không dưới thời En xin, nước Nga lại nơm nớp trước một thảm họa Chéc nô bưn thứ 2.
    Tàu ngầm nguyên tử của Nga chủ yếu tập trung ở Hạm đội Phương Bắc, ai biết bao nhiêu phần trăm số tàu đó hoạt động được không nhỉ? Em đọc loáng thoáng từ hông tấn xã vỉa hè thì đỉnh cao của HĐPB là 120 tàu ngầm hoạt động, hiện tại (tin đưa cách đâu 2-3 năm) là 50/120 tàu ngầm (không rõ là tàu nguyên tử hay tàu thường) là còn biết bơi, số còn lại đi tắm lạnh.
  6. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Đồng bào chuyển topic thành đạo đức QĐ Mỹ rồi . Mình xin phép được dọn dẹp.
    Đề nghị Andrew muốn giới thiệu, khoe khoan về sức mạnh, đạo đức QĐ mỹ thì sang topic tiềm lực QĐ Mỹ mà làm đi nhé. Đừng có cố tình ở đây đâm thọc, phá phách nữa.
    Tất cả các bài lạc đề sang quân đội Mỹ đã được chuyển qua topic tiềm lực quân sự Hoa Kỳ. Link: http://www10.ttvnol.com/forum/quansu/1111364.ttvn
    Được Mr_hoang sửa chữa / chuyển vào 07:09 ngày 03/11/2008
  7. op2

    op2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    972
    Đã được thích:
    1.062
    Có nguồn này, bác tự nghiên cứu : http://www.nti.org/db/nisprofs/russia/naval/nucflt/norflt/norflovr.htm
    Although reports vary, as of May 2000 the Northern Fleet had approximately 28 operational nuclear-powered submarines[14, 17] and two nuclear-powered cruisers. A total of 117 Northern Fleet nuclear-powered submarines had been withdrawn from active service by May 2001. Of this total, 43 submarines have not been defueled.[14,17] Fourteen submarines had been dismantled as of December 2000.[17,18]
  8. tanphat987

    tanphat987 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    393
    Cho em hỏi http://www.aeronautics.ru/archive/fleet/russian/1144.htm
    cho là 3 chiếc Kirov class đang phục vụ, 1 chiếc đang phát triển nhưng nhiều nguồn ở VN viết Nga chỉ duy trì 2 chiếc Kirov class.
    Được tanphat987 sửa chữa / chuyển vào 22:14 ngày 03/11/2008
  9. op2

    op2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    972
    Đã được thích:
    1.062
    Nguồn này ghi có vẻ rõ ràng: http://www.fas.org/man/dod-101/sys/ship/row/rus/1144.htm
    [​IMG]
  10. Anonymous_boy

    Anonymous_boy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    548
    Đã được thích:
    1

Chia sẻ trang này