1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Nga

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi honglian, 04/10/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cuongcalo

    cuongcalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    22
    EU nối lại đối thoại với Nga trong "băng giá" sau xung đột tại Gruzia

    VIT- Hôm qua (10/11), Chính phủ các quốc gia Liên minh Châu Âu (EU) đã nhất trí nối lại đàm phán với Nga về thoả thuận chiến lược nhằm chấm dứt hai tháng phản đối việc Moscow tấn công lãnh thổ Gruzia hồi tháng 8 vừa qua.

    Bộ Ngoại giao 26 quốc gia thành viên EU cho rằng nên tiến hành đàm phán EU - Nga. EU đã huỷ đàm phán với Moscow về thoả thuận hợp tác hồi tháng Chín vừa qua do khủng hoảng ở Kavkaz và tạo điều kiện cho đối thoại mới.
    Trong tuyên bố chung, Ngoại trưởng Anh David Miliband và Ngoại trưởng Thuỵ Điển Carl Bildtcho biết: ?oChúng tôi ủng hộ nối lại đàm phán bởi lẽ chúng tôi tin rằng nó sẽ đem lại lợi ích cho cả EU.?
    Ngoài ra, Đức, Pháp, Ý và phái bộ EU cũng tán thành tiến hành cuộc đàm phán mới EU - Nga, và mong muốn nó sẽ được phê chuẩn chính thức tại Hội nghị thượng đỉnh vào thứ Sáu này. Anh và các quan chức khác đã cho biết, ?ocán cân quyền lợi cần được đưa ra trong đối thoại mới với Nga."
    Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Jaak Aaviksoo - cho biết: ?oChúng ta phải tin tưởng Tbilisi. Và một số quốc gia nhận thấy động thái của Gruzia khó có thể đoán trước được.?
    Nhiều quốc gia đã lo ngại đàm phán mới vấp phải quan điểm "EU đang tự "bắn" vào mình" bằng việc cô lập Nga hay khuyến khích từng quốc gia EU tiến hành thoả thuận song phương với Moscow. Hôm qua, Lithuania cũng nhận thấy mình bị cô lập. Quyết định tiến hành đối thoại mới đã không đi đến một đồng thuận.
    Các nhà lãnh đạo Nga sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh kinh tế thế giới cuối tuần này tại Washington về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. EU và Anh hi vọng đàm phán mới giữa EU - Nga sẽ hạn chế tối đa nguy cơ phá rối khủng hoảng tài chính của Nga.

    C.Hạnh (Theo Guardian)
  2. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Lực lượng tầu ngầm hạt nhân:
    SSBN:
    Nga:
    Delta III : NOR 2 chiếc , PAC 4 chiếc. Delta IV : NOR 5 chiếc . Typhoon : NOR 3 chiếc. Tổng cộng : 13 chiếc.
    Mỹ:
    SSBN Ohio 14 chiếc.
    Tầu SSGN
    Nga:
    Oscar II NOR: 2 chiếc, PAC: 3 Chiếc tổng cộng 5 chiếc.
    Mỹ:
    SSGN Ohio 3 chiếc
    Tầu SSN
    Nga.
    Akula NOR: 6 chiếc, PAC 3 chiếc, Alfa: NOR 1 chiếc. Sierra I NOR 1 chiếc. Sierra II NOR 2 chiếc. Sierra III NOR 4 chiếc. Tổng cộng 17 chiếc.
    Mỹ:
    SSN LA 46 chiếc. Seawolf 3 chiếc, Virginia Block I 4 chiếc Tổng cộng.
  3. BrodaRu

    BrodaRu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    1.026
    Đã được thích:
    32
    Chiếc Nerpa bị tai nạn do lỗi ở kíp vận hành, đã đưa hệ thống vào mức cấp cứu làm sập các cửa tròn lại. Nguy hại hơn,người điều khiển đã cho hệ thống chạy lưót qua tất cả các cấp độ cấp cứu. Như thế,công đoạn cuối cùng là sự trả lời lệnh dập lửa của người cuối cùng trong khoang cũng bị người điều khiển bỏ qua.Lúc đó,nguyên nhân nào làm tăt điện cũng như người bị nạn không tìm thấy mặt nạ dương khí có gắn ống chứa oxy nén loại nhỏ chưa đưọc thông báo.
    Theo báo chí Mỹ,đặc biệt theo hãng AP thì loại tàu này được võ trang bằng hỏa tiễn có khả năng bắn trúng mục tiêu ở xa 1,860 hải lý,các tàu ngầm loại Akula được coi là chạy êm nhất và nguy hiểm nhất .
    Sở dĩ như thế vì ngoài kỹ thuật gia công trục chân vịt thượng hạng,bộ trục đỡ vòng bi siêu việt và có thể các máy tạo xung ngược pha đã được sử dụng để làm giảm tiếng động tới mức tối đa.
    Trên thực tế,khi lặn sâu từ 60 m trở lên,bọt khí do chân vịt tạo ra hầu như không thể quan sát.
    Các loại tàu này có thể phóng tên lửa đạn hạt (mang đầu hạt nhân)
    Hôm nay, vùng Khabarovsk treo cờ rủ.Dân chúng thành phố đóng tàu Komsomonsk trên sông Amur mai táng 12 kỹ thuật viên (9 người của nhà máy đóng tàu và 3 của nhà máy Era) tử nạn trong lúc đang kiểm tra kỹ thuật cho con tàu sắp đưọc cho anh Ấn độ thuê.
    Anh này sẽ thuê Nerpa và đổi ra tên Ấn là Charpa. Thời gian thuê là 10 năm. Mục đích thuê là dùng không phải để ăn thua đủ với ông láng giềng yếu hơn là Pakistan mà là quyết tâm tranh giành kiểm soát Ấn độ dương với tàu Trung quốc.
    Ấn cũng đang thương lượng bản quyền để ché tạo nhiều bộ phận quan trọng của Nga để lắp vào chiếc tàu ngầm nguyên tử họ đang mày mò tập đóng.
    Thuỷ thủ đoàn sẽ luyện tập chiến đấu và sử dụng chiếc tàu hiện đại này.
  4. convitbuoc

    convitbuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2008
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    918
    Loại tàu ngầm này có "mang cá". Có thể tự động trích oxy từ nước biển ????
    Tàu có thể đi được nhưng người thì chắc chấn là thành liệt sỹ...
    Hehe
  5. ALPHA3

    ALPHA3 Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    26.328
    Đã được thích:
    4.538
    Cái câu đồng nghĩa với việc tàu có thể đi vòng quanh Trái đất khoảng 41 lần mà không cần phải nổi lên với ý là năng lượng của ta HN nó nhiều và có tầm hoạt động rộng,ko thể hiểu theo cách của bạn convitbuoc được!
  6. op2

    op2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    972
    Đã được thích:
    1.062
    Nguồn: http://www.vnexpress.net/GL/The-gioi/2008/11/3BA085EE/
    [​IMG]
  7. oldorama97

    oldorama97 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2008
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Tin tức :
    Nga tăng 27% ngân sách quốc phòng năm 2009
    Hãng thông tấn Interfax dẫn lời Thủ tướng Vladimir Putin hôm qua cho biết, ngân sách quốc phòng của Nga sẽ tăng 27% trong năm 2009.
    ?oGần 2.400 tỷ rúp (94,12 tỷ USD) sẽ được phân bổ cho các nhu cầu về quốc phòng và an ninh trong năm 2009?, Interfax dẫn lời phát biểu của Thủ tướng Putin.
    Sau cuộc chiến với Gruzia , cả Tổng thống Dmitry Medvedev và Thủ tướng Putin đều cho rằng, chiến dịch quân sự vừa qua cho thấy rằng các lực lượng vũ trang của Nga cần một sự hiện đại hóa quy mô lớn về vũ khí hạng nặng.
    Được biết dự chi trên căn cứ theo mức giá dầu thô với kết thúc điểm 09/2008 . Nguồn Interfax
    Tuy nhiên cập nhật diễn biến giá dầu cho đến hôm nay :
    Giá dầu đã giảm đến mức thấp nhất trong vòng 21 tháng qua .Giá dầu thô giảm do lo ngại suy thoái sẽ khiến nhu cầu năng lương giảm .
    Lúc đóng cửa trên sàn NYMEX hôm qua, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 12 mất 3,17 USD/thùng (5,3%) so với giá chốt phiên liền trước, đóng cửa ở mức 56,16 USD/thùng - mức giá đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 29/1/2007 trở lại đây.
    (Nguoàn: Bloomberg, 12/11/2008)
    Bình luận : Sự sụt giảm nguồn thu ngân sách do giá dầu giảm có ảnh hưởng đến dự chi ngân sách quốc phòng 2009 của Nga ? câu trả lời là có , tuy nhiên mức độ ảnh hưởng sẽ lớn đến mức làm thay đổi căn bản con số dự chi khổng lồ ( so với trước đây ) cho quân sự hay kô ? câu trả lời sẽ tiếp tục là có nếu mức 55 USD chưa phải là đáy của quá trình trượt giá .
  8. oldorama97

    oldorama97 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2008
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0

    Xin lỗi vì thông tin hơi nhiều nên pót làm 02 bài để dễ đọc chứ kô có ý spam
    Vậy câu trả lời thiết thực nhất hiện nay cho vấn đề ở phần trên là gì ? Cũng như 01 doanh nghiệp khi cảm thấy nguồn thu kô đủ người ta thường làm việc đầu tiên là ...cắt giảm chi phí :
    Nga cải tổ quân đội
    Quân đội Nga, đặc biệt là bộ binh, sẽ tinh giản và ''thay đổi cơ bản'' về cơ cấu nhân sự - nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nước này cho biết.
    Dù đã thay đổi và cắt giảm quân số, quân đội Nga chủ yếu vẫn là mô hình thu nhỏ của quân đội Liên Xô trước đây - vốn để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh toàn diện thông qua hình thức tổng động viên. Song khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh như vậy trong hoàn cảnh hiện nay tương đối thấp. Nếu xảy ra xung đột hạt nhân, Nga sẽ không có thời gian để tiến hành tổng động viên. Còn với xung đột khu vực, một cuộc tổng động viên là không cần thiết.
    Sau khi được cải tổ, quân đội Nga sẽ có sự thay đổi chủ yếu là sự chuyển dịch cơ cấu chỉ huy ngành dọc hiện nay, từ quân khu- sư đoàn-trung đoàn sang chế độ lữ đoàn trực thuộc quân khu, nhằm tăng tính hiệu quả bằng cách xóa bỏ các yếu tố không cần thiết.
    Các lữ đoàn cơ động thường trực, bao gồm các tiểu đoàn, sẽ có khả năng thực hiện các hành động chiến thuật độc lập hoặc phối hợp với các lữ đoàn khác dưới sự chỉ huy chung. Ngoài ra, mỗi quân khu sẽ thiết lập các lữ đoàn phản ứng nhanh, phần lớn bao gồm các đơn vị Không quân.
    Một điểm mới quan trọng khác là kế hoạch thay đổi cơ cấu của lực lượng vũ trang Nga, bao gồm việc cắt giảm lực lượng sĩ quan chính quy (CO) từ 400.000 người hiện tại xuống còn khoảng 150.000 người. Việc cắt giảm này sẽ chủ yếu ảnh hưởng đến các sĩ quan tham mưu, hậu cần và các tướng lĩnh, trong khi số lượng thiếu uý, trung uý sẽ tăng từ 50.000 lên 60.000 người.
    Song song với việc cắt giảm lực lượng sĩ quan chính quy, quân đội Nga sẽ tăng cường lực lượng hạ sĩ quan và lực lượng này sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong Lực lượng vũ trang Nga trong tương lai. Các hạ sĩ quan được huấn luyện chuyên nghiệp và lành nghề sẽ đảm bảo huấn luyện nhanh và hiệu quả đối với các binh nhì, bao gồm cả lính hợp đồng và lính nghĩa vụ.
    Theo kế hoạch, hệ thống đào tạo quân sự Nga cũng sẽ thay đổi một cách toàn diện: từ chỗ có 65 trường Đại học quân sự chuyển sang 10 Trung tâm khoa học quân sự. Các trung tâm này sẽ không chỉ giải quyết nhiệm vụ đào tạo sĩ quan, mà còn tiến hành công tác nghiên cứu. Tại các cơ sở này sẽ chuẩn bị các chuyên gia quân sự thuộc những chuyên ngành mới, thích hợp với các nhiệm vụ đang đặt ra trước lực lượng vũ trang Nga trong thời kỳ từ nay đến 2020. Những chuyên gia này sẽ được cần đến, chẳng hạn khi quân đội và hạm đội Nga được trang bị vũ khí và phương tiện trinh sát công nghệ cao, tạo thành hệ thống quốc phòng hàng không-vũ trụ thống nhất và củng cố lực lượng kiềm chế hạt nhân chiến lược. Trong cùng thời gian đó, một số chuyên ngành như quân pháp sẽ được đào tạo ở các trường đại học dân sự.
    Dù kế hoạch cải tổ quân đội được đặt ra đến năm 2012, nhưng theo một số nguồn tin không chính thức, sự cắt giảm chủ yếu sẽ diễn ra trong năm 2009. Ngoài ra, giới quan sát cho rằng Nga sẽ khó có thể thực hiện được mục tiêu này.

    Bộ máy quân đội Nga sẽ được tinh giảm. Ảnh: Novosti.
    Bên cạnh việc cắt giảm về quy mô, Bộ Quốc phòng Nga đang xem xét việc thành lập lực lượng phản ứng nhanh để giải quyết những vấn đề cấp bách nhằm chặn đứng nguy cơ đối với an ninh trên lãnh thổ Nga cũng như tại các khu vực khác của thế giới. Theo một chuyên gia thuộc Bộ Quốc phòng Nga, việc thành lập lực lượng này hoàn toàn có thể giúp Nga đối phó được với các cuộc xung đột vũ trang xảy ra trong tương lai. Cuộc chiến tại Nam Ossetia đã khẳng định sự cần thiết phải thành lập Lực lượng phản ứng nhanh.
    Lực lượng này sẽ được thành lập trên cơ sở lấy quân từ các đơn vị của lực lượng đổ bộ đường không, hải quân đánh bộ và lực lượng đặc nhiệm đặc nhiệm. Lực lượng phản ứng nhanh được biên chế các đơn vị máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và máy bay vận tải với khoảng 200-300 chiếc.
    Dầu mỏ đang đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của mọi quốc gia. Nga hiện là quốc gia chủ yếu cung cấp dầu mỏ và khí đốt cho các nước phương Tây. Năng lượng hiện là vấn đề quan trọng trong quan hệ giữa Nga với NATO và Liên minh châu Âu (EU). Phía Nga cho rằng, châu Âu và Mỹ từ trước tới nay đều không muốn tính đến lợi ích của Nga. Vì vậy, nước Nga cũng cần thành lập những đơn vị mà trong một thời gian ngắn nhất có thể tiếp cận các khu vực xung đột ở mọi nơi trên thế giới và giải quyết những vấn đề nảy sinh tại đó hoặc tạo cơ sở để quân chủ lực tiếp cận những khu vực này.
    Theo giới phân tích, việc Nga thành lập lực lượng này không phải là điều gì quá mới mẻ và độc đáo. Lầu năm góc đã thành lập lực lượng tương tự và là một trong những binh chủng tinh nhuệ nhất của quân đội Mỹ, có khả năng giải quyết hiệu quả hàng loạt vấn đề trên khắp thế giới. Hiện nay, lực lượng phản ứng nhanh của Mỹ có hơn 50 nghìn quân được huấn luyện công phu và trang bị vũ khí hiện đại nhất, sẵn sàng thực thi nhiệm vụ đặc biệt tại những khu vực có lợi ích quốc gia của Mỹ. Lực lượng phản ứng nhanh có thể tiến hành chiến tranh du kích và tác chiến đặc biệt. Đó là những hoạt động do thám, trực tiếp chiến đấu, chống khủng bố... Đây là một dấu hiệu cho thấy, rõ ràng nước Nga không bao giờ chịu để mất vị thế nước lớn trên vũ đài chính trị quốc tế và đe doạ đến lợi ích quốc gia.
    Thu Hằng (theo RIA Novosti
  9. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Hiện nay hải quân Nga cần nhất là phải nghiên cứu chế tạo 1-2 cái thế nầy đây. Còn như không làm nổi cũng không sao cả. Khi có chuyện thì xuống nước xin USN một tiếng . Người mỹ luôn rộng lượng giúp cứu cho mà. Cứu xong chưởi Mỹ tiếp cũng được như vụ cứu vừa năm trước vậy.
    [​IMG]
  10. BrodaRu

    BrodaRu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    1.026
    Đã được thích:
    32
    Không Hải quân nước nào muốn người lạ vào sub của họ cả,vì sợ bại lộ mã liên lạc hải. Nga lúng túng cứu hộ dạo tàu Kursk vì kiêu ngạo,không chuẩn bị trước.Lúc đó có mấy cái mini-submarine thì cho bên khoa học thuê để thám hiểm dầu hoả Bắc cực và nơi xa. Nay thì họ đã sản xuất thêm và có tàu cứu hộ tại một số nơi,có loại sẵn sàng không vận.
    Ngay loại đa năng dùng cả thám hiểm đáy biển,cũng mới lập kỷ lục thế giới về lặn sâu nước ngọt hồi hè
    Ảnh mini-submarine Nga
    [​IMG]
    Được BrodaRu sửa chữa / chuyển vào 13:05 ngày 15/11/2008

Chia sẻ trang này