1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Nga

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi honglian, 04/10/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. BrodaRu

    BrodaRu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    1.026
    Đã được thích:
    32
    Dân số thấp cũng là nỗi đau đầu lớn của Nga.Nhưng năm 2007 là năm đầu tiên sau 20 năm,tỷ lệ sinh/ tử của Nga đã lớn hơn 1.
    Vũ khí Nga sẽ được ưu tiên đầu tư hơn,dự kiến tiếp tục hơn 50 bil để hiện đại hoá quân đội. Chiến tranh với Grudia là bài học lớn,khi mà cấp quân đoàn chưa sẵn sàng tung vào mặt trận các vũ khí tối tân như tank T-80 U. Nó cũng cho bài học,là phải nâng cấp hải quân, lập quân cảng mới cho Hạm đội Biển Đen .
    Phía Tây,Nga vẫn duy trì hai căn cứ Rada từ thời Xô viết ở Ucraine, nhờ thế theo dõi động tĩnh EC. Tình thế mới khiến Nga phải xây dựng các trạm Rada ở chỗ khác phòng khi các Trạm này cũng không được kéo dài hợp đồng thuê đất. Có thể đặt ở Kaliningrad hay tại Bresk, phần của Bielorusia,ngay tại biên giới Poland.
    Nga chắc chắc sẽ hoàn thiện và phóng thêm nhiều vệ tinh quân sự nhằm đan kín hơn nữa lưới sóng. Học thuyết quân sự mới của Nga thay đổi, từ nay Nga sẽ vươn tay nhiều hơn ra khỏi biên giới để bảo vêh những quyền lợi sống còn của mình
    Chương trình hiện đại hoá quân đội dự trù rút quân số hiện có xuống ít nhất 25 %. Thay vào đó Nga sẽ tăng cường trang bị và hoàn thiện các phương tiện oanh tạc và trinh sát của không quân. Trước mắt sẽ giảm dần các vụ oanh kích vào khủng bố ở Chechnya bằng Su-24, 25 và thay bằng UAV Cá đuối cũng như các máy bay không người lái của các tổ hợp khác
    Trên chiến trường Nga nghiên cứu hoàn thiện thêm T-90 và có thể có những phương tiện tác xạ tự động điều khiển vệ tinh và vô tuyến
    Một số những đề án khoa học quân sự cũng được hoàn thiện
    Nga cũng đang nóng lòng chờ HTQS của Mỹ ra đời sau khi ông Obama lên cầm quyền.
    Vậy HTQS của Mỹ nửa năm nữa sẽ ra sao ? Bàn cờ Thế giới sẽ thế nào ? Và quan trọng hơn cả, Việt nam ở đâu trên ván cờ đó. Hẹp hơn nữa,chúng ta cần trang bị vũ khí gì ? Ai bán
    (tiếp)
  2. mariacallas

    mariacallas Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Mình nghĩ rằng bạn đang nhầm lẫn giữa học thuyết qs với sách lược ngoại giao . Làm sao lại có thể thay đổi học thuyết qs với mỗi đời tổng thống đc ? Chẳng quốc gia nào trên TG có khả năng và tiềm lực để thay đổi học thuyết qs với 1 chu kì 10 năm 1 lần .
    Thay đổi 1 HTQS dẫn đến việc trang bị lại 1 loạt khí tài chủ yếu , hệ thống sản xuất , hậu cần , đào tạo nhân lực cũng thay đổi theo ...
    Và trong thực tế thì HTQS của US từ sau thế chiến 2 đến nay khá ổn định . Vẫn là ngăn chặn từ xa , " tấn công để phòng thủ " , can thiệp vào mọi khu vực trên TG , có khả năng tham chiến ít nhất 2 mặt trận ... Mỗi đời tổng thống US từ CH cho đến DC đều có ít nhất 1 cuộc chiến or can thiệp lật đổ 1 CP nào đó ...
    Có 1 sự thay đổi là khi khối Vacxava ụp , US cắt giảm bớt chi tiêu cho vũ khí chiến lược , nhưg sự thay đổi là rất nhỏ so với cái biến động khủng khiếp ( CN.XH đổ ) , lúc đó ai cũng nghĩ US phải thay đổi lớn dẫn đến giải tán Nato vì Nato là đối trọng với Vac , duy trì mối đe doạ LX . Vậy mà US vẫn để Nato lại hòng kiềm chế , đề phòng Nga .
    Cái thay đổi chính là sách lược , quan điểm ngoại giao khi mà mỗi tổng thống US có 1 quan tâm đến 1 khu vực khác nhau trên TG , ví dụ thằng thì ngắm VN , châu Á , thằng thích Trung Đông ... Trong quan hệ cũng vậy thằng thân với LX để đè TQ , thằng khác lên lại chơi với TQ đè LX ...vv và vv
  3. QDNDVN2010

    QDNDVN2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2008
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    1
    Đợi đến bao h có thằng thân VN để đè Khựa nhỉ ! Chú da trắng lại thua chú da màu thế mới đau chứ !
    Hạnh phúc là đấu tranh !
  4. tomsatthu

    tomsatthu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2006
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Mình nghĩ Broda ko nhầm tí nào đâu, hiện nay cái học thuyết QS thời 9x đã lỗi thời, Obama lên chắc chắn hắn sẽ sửa lại để phù hợp hơn với tình hình hiện tại. Còn về sách lược ngoại giao, chắc chắn thay đổi rồi, ít nhất Obama không thuộc phái diều hâu như Bush, hắn sẽ chủ trương ổn định để thoát khỏi suy thoái đã.
    Chả gì thì Obama ngay sau lễ nhậm chức là sẽ thu xếp gặp Mev mà, liệu thế giới sắp tới có thực sự là sẽ đa cực không? liệu sẽ có bao nhiêu cực nhỉ?
    Được tomsatthu sửa chữa / chuyển vào 15:56 ngày 21/11/2008
  5. BrodaRu

    BrodaRu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    1.026
    Đã được thích:
    32
    Chính ý kiến của tôi trong topic này nói lên HTQS đấy. Bây giờ ta đi theo định nghĩa về Military doctrine nhá.
    Nó là :''the concise expression of how military forces contribute to campaigns, major operations, battles, and engagements. It is a guide to action, not hard and fast rules. Doctrine provides a common frame of reference across the military. It helps standardize operations, facilitating readiness by establishing common ways of accomplishing military tasks''
    Mỗi một văn bản bên Mỹ này có tính chất instruction đều có definition từng thuật ngữ và hiện nay còn yêu cầu mục lục từ lưu ý KW
    Theo định nghĩa ấy, các quân đội lớn trên thế giới đều có những định nghĩa tương tự. Quân đội Nga xác định HTQS ''a state''s officially accepted system of scientifically founded views on the nature of modern wars and the use of the armed forces in them''
    Như thế bắt buộc phải chấp nhận sự liên quan mật thiết giữa 2
    aspects: social-political and military-technical.
    Trên thực tế, quân đội Mỹ và Nga đã thay đổi HTQS nhiều lần chứ không phải khá ''ổn định'' như bác nói. Nói nôm na, đó chính là Hiến pháp của Quân đội.
    Cái mà tôi muốn đề cập ở đây, là aspect chính trị xã hội CTXH của doctrine. Vì ,như là yếu tố cơ bản cấu thành, một khi tình hình CTXH biến chuyển, HTQS bắt buộc phải thay đổi. Nếu không chính quân đội đó sẽ trở thành lạc hậu,yếu kém và dần dần giảm bớt nhân tố tiên tiến của kỹ thuật lẫn khả năng tác chiến tổng quát.
    HTQS có thể thay đổi cơ bản,cũng có thể phải sửa đổi,tựa như cái tank hoàn thiện thêm bằng các thiết bị tác chiến tự động. Do đó,cũng đúng như bác nói có thể thay đổi một loạt như khí tài cũng như các yếu tố kỹ thuật khác. Nhưng vì bản thên nó không phải là strategy, nên viẹc thay đổi doctrine không nhất thiết phải '' trang bị lại 1 loạt khí tài chủ yếu , hệ thống sản xuất , hậu cần , đào tạo nhân lực ''.
    Như thế,rõ ràng là HTQS needs to be less detailed, more adaptable trong thời gian này. Quân đội không đặt ra thời hạn cứng nhắc cho việc áp dụng học thuyết. Có thể rất lâu hay rất nhanh. Lần thay đổi HTQS của Mỹ gần đây nhất,như tôi đã nói ở bài 1 do ông Wolfowitz,cũng không dẫn đến thay đổi một loạt nhân tố như bác kể trên. Nhân tố đối ngọai nằm trong phần CTXH như tôi nêu trên.
    Đơn giản hơn,khi xây dựng cái suờn,một bộ khung cho HTQS, người ta thường phải trả lời các câu hỏi : '' Chúng ta là ai, làm gì, tác chiến như thế nào, chúng ta làm gì trong quá khứ...và nhiều câu hỏi khác''
    Bất cứ nước nào cũng không thay HTQS khi thay Tổng thống mà hai thành tố cơ bản kể trên không thay đổi tận root. Nếu thay là tự làm yếu quân đội mình.Nhưng sự linh họat trước những
    new challenges lại bắt buộc làm điều này.
    Thế cho nên, HTQS của Mỹ,dù mới chỉ được ông Wolfowitz viết ra chục năm, nhưng hiện nay bắt buộc phải thay đổi,thay đổi cơ bản.Thời và thế đã thay đổi .Núi băng ngầm đã nhô lên phần chóp.
    Đây là topic Vũ khí Nga,nên khi trình bày HTQS của Mỹ thay đổi,có thể bị loãng,nhưng nếu Mod cho phép,tôi sẽ trình bày một vài điểm để trả lời vấn đề: '' Sự thay đổi cơ bản HTQS Mỹ trong thời gian tới''
  6. TuanRussia

    TuanRussia Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2008
    Bài viết:
    629
    Đã được thích:
    626

    HQ Nga sắp nhận thêm hàng loạt tàu ngầm mới:
    Tàu ngầm Yuri Dolgoruky sắp được thử nghiệm ngoài khơi

    VIT - RIA dẫn lời Tổng Giám đốc nhà máy đóng tàu Sevmash Nicolai Kalistratov cho biết trước cuối năm nay, tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới nhất Yuri Dolgoruky sẽ bắt đầu được thử nghiệm ngoài khơi, còn vào trước cuối tháng 11, lò phản ứng trên tàu sẽ bắt đầu hoạt động.


    Tàu ngầm hạt nhân Yuri Dolgoruky, được hạ thuỷ tại căn cứ hải quân Severodvinsk, là chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược đầu tiên được chế tạo tại Nga kể từ khi Xô Viết tan rã vào năm 1991.
    Tàu ngầm hạt nhân Yuri Dolgoruky thuộc Project 955 Borey bắt đầu được đóng tại nhà máy Sevmash vào năm 1996. Tàu có lượng choán nước 14720/24000 tấn, độ lặn sâu tối đa: 450m, ê-kíp: 107 thủy thủ, trong đó có 55 sĩ quan.
    Theo những thông tin hiện có, tàu ngầm sẽ được trang bị tổ hợp tên lửa chiến lược Bulava-M có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách gần 8.000km. Tàu có thể được trang bị 12 tên lửa loại này, còn những tàu ngầm sau thuộc Project 955 Borey sẽ được trang bị khoảng 16 tên lửa Bulava-M.
    Các nguồn tin cho biết, trong khuôn khổ chương trình Project 955 Borey, Nga dự kiến đóng tất cả 8 chiếc tàu ngầm.
    http://www.vitinfo.com.vn/muctin/Quansu/TBQD/56775/default.aspx
  7. TuanRussia

    TuanRussia Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2008
    Bài viết:
    629
    Đã được thích:
    626
    HQ Nga chuẩn bị nhận hàng loạt tàu ngầm mới:
    RIA Novosti dẫn lời Tổng Giám đốc nhà máy Sevmash Nicolai Kalistratov cho biết tàu ngầm hạt nhân đa chức năng mới nhất ?oSeverodvinsk? do nhà máy đóng tàu Sevmash thực hiện sẽ được giao cho Hải quân Nga vào năm 2010.


    Tàu ngầm ?oSeverodvinsk? (Project 855 ?oYasen?, theo phân loại của NATO là GRANEY) lặn sâu tối đa là 600m; ê-kíp gồm 90 người - trong đó có 32 sĩ quan.
    Ông Kalistratov nói: ?oKhông có vấn đề gì xảy ra xung quanh kế hoạch đóng tàu tại nhà máy Sevmash, tiền vẫn được "rót" đều đặn. Tàu sẽ được giao cho Hải quân Nga vào năm 2010?.
    Theo lời ông, tàu cần lắp ráp rất nhiều thiết bị điện tử. ?oĐây là lớp tàu đầu tiên nên không thể đóng vội vã được?, ông Kalistratov nói.
    Cựu Trưởng ban đặt mua và cung cấp tàu, vũ khí hải quân và trang thiết bị quân sự của Bộ Quốc phòng, Phó đô đốc Anatoly Shlemov tuyên bố với RIA Novosti rằng đây là tàu ngầm đầu tiên trong lịch sử Hải quân Nga có thể gọi là tàu ngầm đa chức năng. ?oNó có thể thực hiện tất cả các nhiệm vụ mà chính phủ đặt ra đối với lực lượng hải quân nói chung: tấn công vào các mục tiêu khác nhau trên mặt nước, dưới mặt nước và trên mặt đất?, ông Shlemov tuyên bố.
    Thời gian đóng tàu kéo dài, theo ông Shlemov, là do trong quá trình đóng tàu nhà máy có sử dụng những vật liệu hiện đại nhất và hoàn toàn mới.
    Ông Shlemov cũng cho biết, việc đóng tàu bị hoãn vào năm 1993 ?olà thời kỳ khó khăn nhất về mặt tài chính?.
  8. TuanRussia

    TuanRussia Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2008
    Bài viết:
    629
    Đã được thích:
    626

    Hải quân Nga sẽ tái triển khai tàu ngầm Vladikavkaz


    VIT - Hôm 20/11, xưởng đóng tàu Zvezdochka ở phía Bắc nước Nga cho biết tàu ngầm chạy bằng năng lượng điện diesel Vladikavkaz sẽ trở lại phục vụ trong Hạm đội phương Bắc của Nga vào năm 2011 sau khi trải qua đợt đại tu kéo dài.


    Vladikavkaz là tàu ngầm diesel lớp Kilo được đưa vào vận hành trong Hải quân Nga lần đầu tiên năm 1990.
    Thông báo của xưởng đóng tàu Zvezdochka cho biết: ?oZvezdochka sẽ sớm bắt đầu đánh giá về hoạt động sửa chữa và hiện đại hóa tàu ngầm này. Dự kiến, tàu sẽ quay trở lại vận hành trong Hạm đội phương Bắc vào năm 2011.?
    Tàu ngầm Vladikavkaz có trọng lượng nước rẽ 2.300 tấn, độ sâu tối đa 350m, phạm vi hoạt động 6.000 dặm, thủy thủ đoàn 57 người. Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm.
    Các tàu ngầm lớp Kilo được coi là một trong những lớp tàu ngầm chạy bằng năng lượng điện diesel êm nhất trên thế giới.

  9. mariacallas

    mariacallas Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Rất đồng ý với bác HTQS như là 1 hiến pháp trong quân đội . Cũng đồng ý với bác sửa đổi tí chút HTQS cho phù hợp với tình hình là việc cần thiết .
    Nhưng theo em về cơ bản HTQS của US rất ổn định , k0 có những " thay đổi cơ bản " . Làm sao mà 1 thứ gì đó kiểu như hiến pháp thỉnh thoảng lại có thể sự đổi cơ bản đc
    Bác cứ tiếp tục đi , em sẽ tranh luận cùng bác , hay bác viết bên tiềm lực QS US cũng đc , cho Mod đỡ la
  10. Anonymous_boy

    Anonymous_boy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    548
    Đã được thích:
    1
    Em có thắc mác này mà lâu rồi quên chưa hỏi ạ? Không quân Soviet(trước đây) và Nga bây giờ chắc ko có con nào tương đương họ C-130 nhỉ. Tại vì em thấy An-24/26/30 thì bé hơn, may ra có An-12 thôi. Em đang nói laọi máy bay vận tại cánh quạt. An-22 thì lại khủng quá, mà chắc cũng ko nhiều.
    Em thấy con C-130 nó ngon phết, để ra ko biết bao nhiêu biến thể, bao nhiêu nước dùng.
    Ah, em cũng muốn hỏi thêm về máy bay vận tải phản lực. Phía USAF dùng C-141 Starlifter lâu rồi, con này cũng to vãi, em chỉ thấy Nga dùng Il-76 thôi (chắc il-76 ngang C-17), Vậy lúc Mỹ dùng C-141 thì Nga/ Soviet có con gì tương đương ko (vì thông số và số lượng). Hình như C-5 dùng để thay C-141 đúng ko?

Chia sẻ trang này