1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Nga

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi honglian, 04/10/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuongcalo

    cuongcalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    22
    Không quân Nga sẽ tiếp nhận một vài ?oS-400?

    VIT - Tư lệnh Lực lượng Không quân Nga, Tướng Alexader Zelin cho biết, một vài trung đoàn thuộc Lực lượng Không quân nước này sẽ được trang bị hệ thống tên lửa phòng không mới nhất S-400 Triumf.

    ?oTháng 8 năm ngoái, trung đoàn trang bị tổ hợp tên lửa phòng không mới nhất S-400 đã được đưa vào trực chiến. Không lâu nữa, một vài trung đoàn tên lửa phòng không sẽ được trang bị những hệ thống này?, ông Zelin trả lời phỏng vấn tờ Vremya công bố hôm thứ Hai (01/12).
    Tư lệnh Không quân Nga cho hay: ?oNga cũng sẽ nâng cấp những hệ thống S-300P hiện có - những hệ thống không chỉ có khả năng chiến đấu với những phương tiện tấn công trên không hiện có mà cả những phương tiện tấn công trong tương lai?.
    S-400 là loại tên lửa phòng không hiện đại nhất của Nga, có khả năng tiêu diệt nhiều thiết bị bay kể cả các thiết bị bay có sử dụng kỹ thuật tàng hình, tên lửa có cánh, tên lửa chiến thuật cũng như nhiều loại mục tiêu khác. Tên lửa S-400 có tốc độ bay 4,8 km/s và tầm bắn lên tới 400 km. Hiệu quả chiến đấu của tên lửa này gấp 3 lần loại tên lửa phòng không hiện đang được sử dụng trong quân đội Nga, và vượt trội so với tên lửa "Patriot" của Mỹ. Tên lửa S-400 có khả năng bắn hạ các loại máy bay và tên lửa có cánh ở tất cả các độ cao từ 10m tới hơn 30km, trong khi tên lửa "Patriot" của Mỹ chỉ tiêu diệt được mục tiêu ở độ cao từ 60m trở lên. Ngoài ra, do được trang bị các vi động cơ giúp tên lửa có thể cơ động linh hoạt trên đường bay ở độ cao dưới 35km, và mang hơn 20 đầu đạn, nên tên lửa S-400 có hiệu quả tiêu diệt tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn rất cao.

    Huy Linh (Theo Interfax)
  2. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Nga phóng thành công vệ tinh quân sự Cosmos
    Phát ngôn viên của Lực lượng Không gian Nga hôm 02/12 cho biết, một tên lửa đẩy Molniya-M của Nga đã đưa thành công vệ tinh quân sự Cosmos-2446 vào quỹ đạo.
    Lực lượng Không gian Nga đã phóng vệ tinh Cosmos-2446 từ trung tâm vũ trụ Plesetsk ở phía Bắc nước Nga vào 8h00 giờ Moscow (5h.00 giờ GMT). Và vệ tinh đã được đưa thành công vào quỹ đạo vào lúc 09h45 giờ Moscow (06.45 giờ GMT).
    Nhiều báo cáo cho biết, hiện Nga sở hữu mạng lưới khoảng 60 đến 70 vệ tinh do thám quân sự trên không gian.
    Một số chuyên gia tin rằng vệ tinh mới này có thể là một phần thuộc mạng lưới cảnh báo sớm tên lửa Oko (Eye) của Nga.
    Hồi tháng 10/2007, Lực lượng Không gian Nga đã tiến hành phóng tên lửa Molniya-M mang theo 1 vệ tinh Cosmos.
    Tên lửa Molniya-M 4 tầng, được cải tiến từ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa R-7 Semyorka, có trọng lượng 305 tấn và được dùng để đưa các vệ tinh lên quỹ đạo.
    Kể từ năm 1970, Nga đã phóng trên 220 tên lửa đẩy Molniya-M từ trung tâm vũ trụ Plesetsk.
  3. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    Mình vừa tìm được một bức hình về con máy bay mang tên lửa của Nga thuộc dự án "Project 903 Missile ship-ekranoplan "Lun"". Dự án hình như đã bị hủy bỏ từ lâu. Bác nào có thêm thông tin này vui lòng cung cấp thêm cho anh em nhé. Thanks!
    [​IMG]
  4. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    nó đây bác
    [​IMG]
    http://en.wikipedia.org/wiki/Lun-class_ekranoplan
  5. thit_cho_mam_tom

    thit_cho_mam_tom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2006
    Bài viết:
    1.012
    Đã được thích:
    0
    Quái vật biển Caspi!
  6. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Thông tin thêm về dự án Project 903 đây:
    www.fas.org/man/dod-101/sys/ship/row/rus/903.htm
  7. ms0910

    ms0910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2008
    Bài viết:
    1.388
    Đã được thích:
    0
    Tên lửa Nga qua các thời kỳ lịch sử
    Tuy ra đời sau các loại máy bay chiến đấu, nhưng nhờ áp dụng những công nghệ khoa học tiên tiến mà những tổ hợp tên lửa phòng không (PK) của quân đội Nga đã phát triển không ngừng và thực sự đã trở thành những đối thủ đáng gờm đối với những máy bay chiến đấu hiện đại của quân đội Mỹ.
    VTC News xin giới thiệu loại bài về vũ khí tên lửa PK Nga qua các thời kỳ lịch sử.
    Kỳ 1: Tên lửa phòng không của Nga thế hệ thứ nhất
    Trong các hệ thống tên lửa chiến đấu PK của nhiều quốc gia có nền tảng khoa học kỹ thuật tiên tiến, các hệ thống tên lửa PK do Liên Xô cũ nay là Liên bang Nga sản xuất đều hội tụ những tính năng chiến đấu vượt trội và chính vì vậy mà rất nhiều quốc gia đã tin dùng, thậm chí ngay cả những quốc gia từng chỉ trang bị vũ khí của Mỹ sản xuất cũng đã chuyển hướng sang mua và sử dụng vũ khí tên lửa của Nga để trang bị cho quân đội của mình.
    [​IMG]
    Việc Mỹ thử nghiệm thành công bom nguyên tử được coi là động lực thúc đẩy Liên Xô phát triển các loại vũ khí phòng không.
    Sau Đại chiến thế giới lần thứ II, Hoa Kỳ đã nghiên cứu và chế tạo thành công được loại vũ khí có sức công phá và huỷ diệt ghê gớm nhất đó là bom nguyên tử (A-bomb).
    Hơn thế nữa, Mỹ cũng là nước sở hữu lực lượng không quân ở các cấp chiến thuật và chiến lược có khả năng mang bom nguyên tử từng đe doạ đến nền an ninh của Liên Xô thời kỳ đó.
    [​IMG]
    S-25 tổ hợp tên lửa đầu tiên Nga do nghiên cứu và chế tạo .
    Để đối phó với những mối đe doạ tiềm tàng từ phía Mỹ, đặc biệt là từ các phi đội máy bay tiêm kích và ném bom của Lầu Năm Góc, đòi hỏi quân đội Liên Xô phải được trang bị lực lượng phòng không mạnh với hoả lực lớn sẵn sàng đánh bại được các đợt tiến công của đối phương.
    Từ những năm 1950, các kỹ sư nghiên cứu chế tạo vũ khí của quân đội Liên Xô đã sản xuất được tổ hợp tên lửa phòng không đầu tiên mang tên S-25 (C-25 theo tiếng Nga) và đạn tên lửa 205.
    [​IMG]
    Tên lửa SA-75 Dvina được quân đội bố trí để bảo vệ các mục tiêu kinh tế, chính trị quan trọng trên lãnh thổ Nga.
    Hệ thống tên lửa S-25 được coi đại diện của thế hệ tên lửa đạn đạo phòng không thế hệ đầu tiên của quân đội Liên Xô.
    Năm 1951, S-25 được đưa tới bắn thử tại trận địa bắn thử đạn quốc gia nhằm đánh giá chính xác những tính năng kỹ chiến thuật và khẳ năng tiêu diệt mục tiêu.
    Sau thời gian bắn thử nghiệm không lâu, hệ thống tên lửa S-25 đã được trang bị cho các đơn vị phòng không để bảo vệ thủ đô Moscow.
    Năm 1953, các chuyên gia kỹ thuật quân sự Liên Xô đã đúc rút từ những ưu, nhược điểm của tổ hợp phòng không S-25 để chế tạo ra một tổ hợp phòng không mới có tên SA-75 Dvina (Mỹ và NATO đặt tên SA-2) với những khả năng phòng thủ mới nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học tiên tiến hơn.
    [​IMG]
    Pháo đài bay B-52 của Mỹ đã bị tên lửa SA-75 của các đơn vị phòng không Việt Nam bắn hạ.
    Là tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung có khẳ năng cơ động và xác suất tiêu diệt mục tiêu cao hơn só với thế hệ tên lửa S-25 trước đó.
    Tổ hợp này bao gồm các thành phần tác chiến là ra đa trinh sát và chỉ thị mục tiêu, đài điều khiển hoả lực SNR-75, bệ phóng tên lửa, tên lửa V-750 ba biến thể có khả năng ?ođo ván" mục tiêu ở cự ly cách xa từ 5 đến 34 km.
    [​IMG]
    Tháng 5/1960 một máy bay do thám U-2 của Mỹ bị bắn rơi khi đang bay trinh sát xâm phạm không phận Nga.
    Chính thức từ năm 1957, Liên Xô đã đưa tổ hợp phòng không SA-75 vào trang bị cho các đơn vị phòng không để bảo vệ các mục tiêu quan trong trên khắp lãnh thổ rộng lớn của liên bang.
    Lần đầu tiên SA-75 ?olập công? là sự kiện máy bay do thám U-2 của Mỹ bị bắn rơi khi đang bay trinh sát xâm phạm bầu trời vùng Svelov vào ngày 1/5/1960.
    Đáng kể nhất phải nói đến những chiến tích mà tên lửa SA-75 đã được các đơn vị phòng không của Việt Nam sử dụng để bắn rơi hàng trăm máy bay Mỹ và hàng chục máy bay ném bom chiến lược B-52 trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta giai đoạn (1965-1972).

    [​IMG]
    Bệ phóng cố định của hệ thống tên lửa S-125.
    Sau thành công của việc chế tạo tổ hợp tên lửa SA-75, các kỹ sư quân sự Liên Xô đã cải tiến loại tên lửa này thành tổ hợp tên lửa S-75 Vonga (NATO đặt tên SA-6).
    Tổ hợp được nâng cấp này có khả năng tiêu diệt được các máy bay chiến đấu của đối phương các vị trí bắn khỏang 50 km, độ cao từ 5 đến hơn 30 Km.
    Năm 1960, Liên Xô tiếp tục chế tạo và sản xuất thành công hệ thống tên lửa S-125 Pechora (NATO đặt tên SA-3) cũng với những đặc điểm của hệ thống phòng thủ đường không tầm thấp và tầm trung có khả năng tiêu điệt máy bay địch ở độ cao từ 5 đến 18 km.
    [​IMG]
    Tên lửa S-125 được bắn đi từ bệ phóng cố định tại một trận địa tên lửa của quân đội Nga.
    Thành phần của hệ thống tên lửa này cũng gồm các bộ phận cấu thành cơ bản như tổ hợp SA-75, đáng chú ý hơn cả là mỗi bệ bắn được bố trí trên trận địa có thể có từ 2 đến 4 quả tên lửa có cánh.
    S-125 sau này được nhiều quốc gia nâng cấp được bố trí trên nhiều loại phương tiện chiến đấu để phù hợp với tình hình chiến đấu và đặc điểm chiến thuật riêng của từng nước khác nhau.
    Đây cũng chính là hệ thống tên lửa cuối cùng thuộc các loại tên lửa thuộc thế hệ thứ nhất mà Liên Xô đã từng nghiên cứu, chế tạo và trang bị cho lực lượng quân đội của mình.
    Bình Nguyên (Lược dịch từ VKP History)
    Kỳ 2: S-200 - Đại diện của tên lửa phòng không thế hệ thứ 2
  8. espn08

    espn08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2008
    Bài viết:
    713
    Đã được thích:
    0
    Tờ Business đưa tin, sau khi đội tàu chiến thuộc Hạm đội Thái Bình Dương ra khơi ngày 9/12, Nga đã lập kỷ lục về số lượng tàu chiến trên đại dương thế giới kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ với 13 tàu chiến và tàu bảo đảm.
    Đội tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương mà dẫn đầu là tàu chống ngầm hạng nặng Admiral Vinogradov, tàu chở dầu Butoma và Pechenga, tàu kéo Photius Krulov đã ra Ấn Độ Dương để tham gia tập trận chung cùng với hải quân Ấn Độ.
    Sau đó, tàu chống ngầm hạng nặng Admiral Vinogradov sẽ đưa vào trực chiến tại Vịnh Aden, nơi gần đây đã xuất hiện các vụ tấn công mới của bọn cướp biển.
    Các phân đội lính thuỷ đánh bộ cũng đã được triển khai trên tàu chiến này để tăng cường lực lượng chống cướp biển.
    [​IMG]
    Hiện hải quân Nga cũng đang có một đội tàu ở Đại Tây Dương mà đứng đầu là tàu sân bay Admiral Kuznetzov, tàu Admiral Levchenko và hai tàu bảo đảm. Trước đó, đội tàu này cũng đã tiến hành tập trận trên biển Địa Trung Hải cùng với đội tàu chiến thuộc Hạm đội Biển Đen.
    [​IMG]
    Bên cạnh đó, vẫn còn có đội tàu thuộc Hạm đội Biển Bắc bao gồm tuần dương hạm nguyên tử hạng nặng mang tên lửa Piotr Veliki, Admiral Chabanenko, tàu chở dầu Ivan Bubnov và tàu kéo cứu nạn SB-406 cũng đã tiến hành tập trận chung vào đầu tháng 12 cùng với hạm đội của hải quân Venezuela trên biển Caribe. Ngày 6/12 tàu Admiral Chabanenko đã ghé qua kênh đào Panama trên biển Thái Bình Dương.
    Ngoài ra, tại Vịnh Aden gần bờ biển của Somali, ngay từ cuối tháng 11 đã có các tàu tuần tiễu Neustrashimu của Nga hoạt động để bảo vệ các tàu dân sự qua lại khu vực này trước sự đe doạ tấn công của bọn cướp biển.
    Trên các đại dương cũng đang có sự hiện diện của các tàu ngầm thuộc lực lượng hải quân Nga. Tuy nhiên, số lượng và vị trí bố trí của những chiếc tàu ngầm này vẫn chưa được biết đến.
    Hữu Kỷ - Minh Nhật (Theo Lenta)
  9. SSX

    SSX Guest

    Hình ảnh Triển lãm HELIRUSSIA-2008
    Mẫu trực thăng mới tốc độ cao 700km/h, chương trình trực thăng tốc độ cao
    đang được thử nghiệm
    [​IMG]
    [​IMG]
    Mẫu trực thăng tốc độ cao Ka-92 của Kamov
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được SSX sửa chữa / chuyển vào 10:19 ngày 12/12/2008
  10. SSX

    SSX Guest

    Hình ảnh Triển lãm HELIRUSSIA-2008
    Mô hình trực thăng mới tốc độ cao trên 700km/h Ka-90
    [​IMG]
    [​IMG]
    Mô hình không người lái tốc độ cao hãng Mil
    [​IMG]

Chia sẻ trang này