1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Hồi Giáo

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 11/05/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Vũ khí hạng nặng Mỹ ồ ạt đến Iraq
    (Vũ khí) - Để tăng cường sức mạnh cho lực lượng quân đội và an ninh khi tình hình bất ổn tại Iraq, Mỹ đã viện trợ và bán cho quốc gia này hàng loạt vũ khí hạng nặng.

    Báo New York Times đưa tin hôm 26/12, Quân đội Mỹ cho biết nước này đã chuyển đến Iraq 75 tên lửa Hellfire trong tuần trước và lên kế hoạch cung cấp 10 máy bay trinh sát không người lái ScanEagle vào năm sau. Ngoài ra, Mỹ còn cam kết sẽ chuyển giao 18 chiếc máy bay chiến đấu F-16 đến Iraq vào mùa thu năm 2014.

    Được biết, gói viện trợ này của Mỹ dành cho Iraq là nằm trong cuộc chiến chống khủng bố tại quốc gia này. Trong khi đó, theo nữ phát ngôn viên Jen Psaki của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 26/12: “Mỹ cam kết hỗ trợ Iraq trong cuộc chiến chống khủng bố theo Thỏa thuận khung chiến lược ký kết hồi 2008”.
    [​IMG]
    Máy bay Scan Eagles
    Không chỉ viện trợ quân sự cho Iraq, Mỹ còn bán cho nước này hàng loạt vũ khí hạng nặng. Theo Defense News hồi đầu tháng 8/2013 đưa tin, Lầu Năm Góc thông báo bán cho Iraq hệ thống tên lửa phòng không và viễn thông, gói vũ khí, khí tài này trị giá lên đến 2,7 tỉ USD.

    Được biết, phần lớn số tiền này để mua các tên lửa phòng không và bệ phóng dành cho chúng. Theo đó, có 681 tên lửa Stinger cùng 40 bệ phóng di động đặt trên xe tải, và giàn phóng Hawk với 216 tên lửa.

    Theo khẳng định của Lầu Năm Góc, gói vũ khí, khí tài này giúp củng cố hệ thống phòng không của Iraq. Bởi tại Iraq, hầu như khoảng không vùng trời bị bỏ trống và là một trong những yếu tố quan ngại đối với quân đội Mỹ tại đây.

    Hồi cuối tháng 7/2013, Cơ quan hợp tác an ninh quốc phòng DSCA đã gửi cho Quốc hội Mỹ 3 đề nghị bán cho Iraq 2 tỉ USD vũ khí. Số tiền này dự kiến để mua các trang thiết bị phòng chống vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân và mua xe bọc thép, trực thăng đa năng.
    [​IMG]
    Tên lửa Hellfire
    Không chỉ nhận viện trợ và mua vũ khí của Mỹ, Quân đội Iraq còn tăng cường sức mạnh cho mình bằng vũ khí Nga. Thông tin trên được đích thân Ngoại trưởng Iraq Hoshyar Zebari cho biết hồi tháng 3/2013:
    “Tôi tin rằng những đợt bàn giao vũ khí đầu tiên từ Nga tới Iraq sẽ bắt đầu được thực hiện trong năm nay”, ông cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh Golos Rossii.
    Theo kế hoạch, bản hợp đồng được thực hiện vào cuối năm 2013, tuy nhiên kế hoạch này đã được hoãn lại vào tháng 1/2014.

    Nga và Iraq đã công bố một thỏa thuận cung cấp trực thăng tấn công Mi-28NE và các hệ thống phòng không cơ động Pantsyr-S1 của Nga sau chuyến thăm hồi tháng 10/2012 của Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki tới Moscow, trong đó ông đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev.

    Vào thời điểm khi thỏa thuận vũ khí này được công bố, báo chí Nga đã ca ngợi đây là thỏa thuận vũ khí lớn nhất của nước này kể từ năm 2006. Theo thỏa thuận, Nga sẽ cung cấp 30 chiếc trực thăng tấn công Mi-28NE, và 50 hệ thống phòng không tầm ngắn Pantsyr-S1 cho Iraq, giá trị của bản hợp đồng này lên đến 4,3 tỷ USD.
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Thổ Nhĩ Kỳ mạnh tay đóng tàu sân bay trực thăng kiểu Tây Ban Nha
    Thứ tư 01/01/2014 09:47
    ANTĐ - Thổ Nhĩ Kỳ công bố, Nhà máy đóng tàu Sedef đã chiến thắng trong gói thầu đóng mới tàu đổ bộ trực thăng. Phương án trúng thầu của Nhà máy Sedef là hợp tác với nhà máy đóng tàu Navantia của Tây Ban Nha để thiết kế tàu đổ bộ trực thăng dựa trên mẫu tàu sân bay trực thăng lớp Juan Carlos của Tây Ban Nha.
    Mục tiêu chủ yếu của Thổ Nhĩ Kỳ là để giúp hải quân nước này là tìm kiếm một phương tiện đổ bộ đáp ứng các nhu cầu tác chiến trong tương lai. Gói thầu tàu đổ bộ trực thăng của Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm: 01 tàu đổ bộ, 04 tàu đổ bộ động cơ, 27 xe thiết giáp lưỡng thê, 02 tàu đổ bộ bộ binh, 01 tàu chỉ huy, 01 tàu đổ bộ đệm khí.
    Một trong những yêu cầu bắt buộc của gói thầu này là công ty của Thổ Nhĩ Kỳ phải là nhà thầu chính, chịu trách nhiệm cho việc thiết kế, chế tạo, lắp ráp, thử nghiệm và đảm nhận việc sửa chữa, bảo dưỡng sau này.
    Trong cuộc đấu thầu lô vũ khí trên, phương án liên hợp với đối tác Tây Ban Nha của Nhà máy máy đóng tàu Sedef đã đánh bại phương án thiết kế của công ty RMK và phương án thiết kế tàu đổ bộ lớp Dokdo của công ty Desan - Hàn Quốc.
    [​IMG]

    Tàu sân bay Juan Carlos và tàu sân bay Principe De Asturias của Tây Ban Nha

    Tàu sân bay trực thăng Juan Carlos I là chiến hạm hải quân lớn nhất mà Tây Ban Nha tự đóng, nó cũng được liệt vào danh sách một trong những tàu đổ bộ trực thăng (LHD) lớn nhất của NATO. Trong năm 2007, Australia đã mua hai tàu đổ bộ loại này.
    Tàu có bốn nhiệm vụ chính là: vận chuyển lực lượng và chi viện cho tác chiến đổ bộ; vận chuyển lực lượng lục quân đến các chiến trường; làm chức năng của một tàu sân bay trực thăng và cứu trợ nhân đạo.
    Tàu sân bay trực thăng lớp Juan Carlos có chiều dài 230m, rộng 32m, lượng giãn nước 27000 tấn. Đây là dạng tàu đổ bộ lai tàu sân bay khi tàu được thiết kế có thêm đường băng ngắn cho các máy bay cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng như AV-8 Harrier và F-35B.
    Trên tàu còn được trang bị các loại trực thăng như Sea King, CH-47, NH-90. Khoang đổ bộ của tàu có thể mang theo 4 tàu đổ bộ động cơ LCM hoặc 1 tàu đổ bộ đệm khí. Thuỷ thủ đoàn trên tàu là 900 người và 1200 lính đổ bộ.
  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Nga bán tên lửa phòng không, trực thăng tấn công “siêu xịn” cho Iraq
    Thứ hai 06/01/2014 10:00
    ANTĐ - Lô 13 chiếc trực thăng Mi-28NE “Thợ săn đêm”, do tập đoàn trực thăng Nga chế tạo, đã được bàn giao cho chính quyền Iraq, tại hải cảng miền nam Umm Qasr.
    Ngày 4-1, Đài truyền hình Alsumaria của Iraq đưa tin, Nga đã bàn giao lô 13 chiếc máy bay trực thăng Mi-28NE "Thợ săn đêm" thứ 2 cho quân đội nước này. Đây là đợt bàn giao thứ hai cho Iraq trong vài tháng gần đây. Đợt đầu tiên gồm 15 chiếc máy bay trực thăng loại này đã được bàn giao từ tháng 10 vừa qua.
    Theo đài truyền hình này, những máy bay trực thăng này sẽ được sử dụng trong các hoạt động chống khủng bố trên địa bàn tỉnh Anbar thuộc miền Tây Iraq.
    Mùa thu năm 2013, nhóm phi công và kỹ thuật viên Iraq đầu tiên đã hoàn thành khóa huấn luyện tại Trung tâm sử dụng kỹ thuật hàng không quân đội tại Torzhoka ở Nga.
    [​IMG]
    Nga sẽ cung cấp cho Iraq hệ thống phòng không hiện đại Pantsir-S1 cùng với trực thăng tấn công Mi-35 Hind và Mi-28 Night Hunter
    Năm 2012, chính phủ Iraq và Nga đã ký kết một thỏa thuận hợp tác quốc phòng trị giá 4,2 tỷ USD. Theo hợp đồng này, Nga sẽ bàn giao cho Iraq tổng số khoảng 40 chiếc máy bay trực thăng tấn công Mi-35 Hind và Mi-28NE Night Hunter, để tăng cường an ninh biên giới và sử dụng trong các hoạt động chống khủng bố.

    Ngoài số trực thăng trên, Nga cũng sẽ cung cấp 48 hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1 cho Iraq.
    Trực thăng Mi-28NE Night Hunter là loại trực thăng đa năng có thể hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết và cả ban ngày lẫn ban đêm. Máy bay này có thể sánh ngang với trực thăng tấn công chủ lực AH-64 Apache của không quân Mỹ.
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Nhật sẽ cung cấp động cơ xe tăng Type 10 cho Thổ Nhĩ Kỳ?
    Thứ hai 06/01/2014 15:13
    ANTĐ - Công nghệ động cơ của hãng Mitsubishi Heavy Industries trang bị cho xe tăng Type-10 mà lục quân Nhật Bản đang sử dụng đã nhận được quan tâm của Thổ Nhĩ Kỳ và phương án hợp tác đang được 2 bên xúc tiến bàn bạc.

    Hãng tin Kyodo News của Nhật Bản cho biết, theo nguồn tin của Chính phủ Nhật Bản ngày 04/01/2014, Chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang tiến thêm một bước trên tiến trình nới lỏng các chính sách xuất khẩu vũ khí và đang có kế hoạch hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ để nghiên cứu sản xuât động cơ xe tăng mới.
    Công nghệ động cơ siêu hạng mà hãng Mitsubishi Heavy Industries trang bị cho xe tăng Type-10 của lục quân Nhật Bản đã nhận được quan tâm của Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện nay, cả 2 bên đang bàn bạc phương án thành lập một liên doanh sản xuất động cơ giữa Mitsubishi và một công ty của Thổ Nhĩ Kỳ.
    Hồi tháng 12-2011, Chính phủ Nhật Bản đã soạn thảo "Tiêu chuẩn chuyển giao trang bị phòng vệ ra nước ngoài", cho phép các công ty Nhật Bản có thể tham gia hợp tác nghiên cứu và sản xuất với các công ty nước ngoài trong một số điều kiện nhất định.
    [​IMG]

    Xe tăng Type 10, Type 90, Type 74 và Type 61 của Nhật Bản (từ trái sang phải)

    Động thái hợp tác nói trên cũng dựa theo các biện pháp được quy định trong tiêu chuẩn này. Mục đích chính của việc này là để tránh rò rỉ công nghệ sang các nước thứ ba.
    Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan dự định sẽ đưa vấn đề hợp tác sản xuất động cơ xe tăng ra bàn bạc với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại cuộc hội đàm giữa 2 nguyên thủ, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 06 đến ngày 08/01/2014.
    Trong cuộc hội đàm này, hai bên còn hướng tới đạt được nhận thức chung về thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa 2 nước trong lĩnh vực an ninh.
  5. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360
    Xong cái xe với Hàn Quốc, giờ quay sang Nhật tìm cái máy nữa!
    Lần cập nhật cuối: 08/01/2014
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Bực phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ quay sang châu Á hợp tác
    (Kienthuc.net.vn) - Do các doanh nghiệp phương Tây hạn chế cấp phép sản xuất, Thổ Nhĩ Kỳ đang dần chuyển sang tăng cường hợp tác quân sự với các nước châu Á.
    Do doanh nghiệp quân sự truyền thống phương Tây tồn tại nhiều vấn đề chính trị và hạn chế cấp phép, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chuyển việc hợp tác quân sự sang thị trường châu Á, bao gồm việc cùng nghiên cứu động cơ xe tăng với Nhật Bản, bán xe thiết giáp mới cho Malaysia.
    Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ trước khi thăm Nhật Bản, Singapore, Malaysia cho biết, việc tăng cường hợp tác quốc phòng là một trong những mục tiêu quan trọng của chuyến thăm lần này của ông.
    Ngày 8/1, quan chức hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản đã họp mặt cùng bàn vấn đề triển khai nghiên cứu chung động cơ công suất 1.500 mã lực dùng cho xe tăng Altay (Thổ Nhĩ Kỳ tự sản xuất) và hệ thống truyền động.
    Giao dịch này liên quan đến hãng Mitsubishi Heavy Industries của Nhật Bản. Đại diện Thổ Nhĩ Kỳ còn cùng với công ty Fuji Heavy Industries và Kawasaki Heavy Industries thảo luận về vấn đề phát triển động cơ trực thăng, máy bay không người lái, thiết bị cảm biến và pin nhiên liệu dùng cho tàu nổi và tàu ngầm.
    [​IMG]
    Xe tăng chiến đấu chủ lực Altay của Thổ Nhĩ Kỳ.
    Trong chuyến thăm Malaysia, lãnh đạo hai nước đã ký một hiệp định khung cam kết mở rộng quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai nước bao gồm lĩnh vực quốc phòng. Tuy nhiên, hai bên không tiết lộ chi tiết hiệp định hợp tác quốc phòng, nhưng cần tập trung vào hệ thống mặt đất và lĩnh vực công nghệ liên quan.
    Việc ký kết thỏa thuận này được dựa trên việc ký hợp đồng xuất khẩu giữa công ty FNSS của Thổ Nhĩ Kỳ và công ty công nghệ quốc phòng DRB-HICOM Malaysia, thiết kế, nghiên cứu và chế tạo 257 xe thiết giáp hạng nhẹ và đảm bảo hậu cần cho lực lượng vũ trang Malaysia.
    Giá trị hợp đồng này là 600 triệu USD - hợp đồng xuất khẩu lớn nhất của công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đó, 2 công ty từ sau những năm 1990 cũng tăng cường hợp tác sản xuất 300 xe chiến đấu thiết giáp do FNSS nghiên cứu.
    Thổ Nhĩ Kỳ có lịch sử hợp tác lâu dài với doanh nghiệp quốc phòng châu Á. Tháng 7/2001, Thổ Nhĩ Kỳ và công ty Hàn Quốc ký một hợp đồng mua pháo tự hành trị giá 1 tỷ USD. Đây là dự án hợp tác công nghiệp quốc phòng đầu tiên lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc.
    Ngày 20/6/2007, Thổ Nhĩ Kỳ ký hợp đồng mua máy bay huấn luyện KT-1 do công ty công nghiệp hàng không Hàn Quốc (KAI) sản xuất. Trong giai đoạn này, KAI hy vọng có thể tham gia vào dự án máy bay chiến đấu TFX do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất. Nếu thành công, KAI sẽ có thể có được hợp đồng phát triển máy bay huấn luyện máy bay chiến đấu TFX.
  7. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    Typhoon vào cầu ở Kuwait
    http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/thegioi/Typhoon-vao-cau-o-Kuwait/20141/53283.vnd
    VietnamDefence - Liên doanh Eurofighter có thể cung cấp tiêm kích Typhoon cho Không quân Kuwait.

    [​IMG]
    Typhoon (defence.pk)
    Eurofighter đã ký hợp đồng bán 28 tiêm kích Typhoon cho Không quân Kuwait, tờ La Tribune cho hay.

    Dự đoán, hợp đồng sẽ bao gồm việc bán 28 máy bay và một điều khoản phụ bán thêm 4 máy bay.

    Các nguồn tin cho biết, công ty Alenia Aermacchi, vốn nằm trong thành phần Eurofighter, đã thống nhất dự thảo hợp đồng với lãnh đạo Kuwait mấy ngày trước khi Bộ Quốc phòng Brazil quyết định mua tiêm kích Gripen của hãng Saab, Thụy Điển (Brazil đã chọn Gripen thay vì Rafale của Pháp và F/A-18 Super Hornet của Mỹ).

    Alenia aermacchi cùng với BAE Systems phụ trách xúc tiến tiêm kích Typhoon vào thị trường Kuwait cạnh tranh với Rafale và Super Hornet.

    Kuwait hiện có trong trang bị các máy bay F/A-18C/D Super Hornet của Mỹ và vẫn dự định tăng cường lực lượng tiêm kích của mình.

    Theo La Tribine, nếu Kuwait thực sự quyết định mua Typhoon, đây sẽ là bất ngờ mới (sau quyết định của Brazil), bởi vì quốc gia Cận Đông này chịu ảnh hưởng lớn của Mỹ.
  8. Lo_To

    Lo_To Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    53
    Đồng minh thân cận của Mỹ "kết" tiêm kích JF-17 Trung Quốc
    (Soha.vn) - Saudi Arabia được cho là đang xem xét việc mua các máy bay chiến đấu JF-17 Thunder do Trung Quốc và Pakistan hợp tác phát triển.

    Tờ World Tribune đưa tin, Bộ Quốc phòng Saudi và Không quân hoàng gia Saudi đang xem xét chương trình JF-17 và cân nhắc việc trở thành một đối tác trong chương trình này. Theo World Tribune, Pakistan đã "chào hàng" máy bay chiến đấu JF-17 tới Saudi Arabia, kèm theo điều kiện chuyển giao công nghệ và đồng sản xuất.

    Lời đề nghị này được đưa ra khi Thứ trưởng Quốc phòng Saudi Hoàng thân Salman Bin Sultan tới thăm Pakistan hồi đầu tuần này. Tại Pakistan, Hoàng thân Bin Sultan đã tới thăm quan chương trình JF-17.

    [​IMG]
    Tiêm kích JF-17
    Tạp chí Diplomat (Nhật Bản) nhận định nếu thông tin mà tờ World Tribune đưa ra là đúng, đây sẽ là một bước thay đổi chiến lược quan trọng của Saudi Arabia, vốn trước nay đều phụ thuộc vào Mỹ và công nghệ quốc phòng phương Tây để đáp ứng nhu cầu quân sự. Hiện nay, lực lượng xương sống của Không quân Hoàng gia Saudi là phi đội Boeing F-15 Eagle, điểm thêm một vài máy bay chiến đấu của châu Âu. Gần đây nhất, vào tháng 9/2010, Mỹ tuyên bố đã ký kết một hợp đồng vũ khí trị giá 60 tỷ USD với Arabia, bao gồm 84 máy bay F-15 mới và nâng cấp 70 máy bay đang trong biên chế của Không quân Saudi Arabia. Đây là hợp đồng vũ khí lớn nhất trong lịch sử của Mỹ.


    Trong chuyến thăm tới Saudi Arabia tháng 11/2013, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã gọi Saudi Arabia là đồng minh “rất quan trọng” của Mỹ. Tuy nhiên, mối quan hệ Mỹ-Saudi ngày càng trở nên xấu đi trong bối cảnh những bất đồng về vấn đề Iran, Syria và Palestine. Tờ Wall Street Journal đưa tin "Saudi tuyên bố với Mỹ rằng họ đang hướng tới những sự lựa chọn khác để tìm kiếm đối tác quốc phòng lâu dài, nhấn mạnh rằng họ sẽ tìm kiếm những loại vũ khí tốt hơn, với giá cả hợp lý hơn". Không bao lâu sau khi nhóm P5+1 và Iran ký kết một thỏa thuận tạm thời về chương trình hạt nhân của nước này vào tháng 11 năm ngoái, một cố vấn của Hoàng gia Saudi nói với các phóng viên rằng Saudi Arabia đang tìm kiếm các đồng minh khác ngoài Mỹ. Rất nhiều người tin rằng chính phủ Saudi coi Pakistan là một đồng minh chiến lược đáng tin cậy hơn so với Mỹ.

    Về phần mình, Pakistan từ lâu luôn nỗ lực tìm kiếm các quốc gia đối tác để chào hàng máy bay chiến đấu JF-17, nhằm giảm bớt chi phí mà Không quân Pakistan phải chi trả cho việc sản xuất.

    Tháng 10 năm ngoái, Không quân Pakistan bày tỏ mong muốn xuất khẩu loại máy bay này trong năm 2014. Đã xuất hiện một thông tin được rất nhiều tờ báo của Pakistan đăng tải, đó là: "Không quân Pakistan đã được chỉ định mục tiêu xuất khẩu 5-7 chiếc JF-17 trong năm tới và các cuộc thảo luận đang được tiến hành với Sri Lanka, Kuwait, Qatar và một số quốc gia thân thiện khác".

    [​IMG]
    JF-17 Thunder được trưng bày tại triển lãm hàng không Paris Air Show 2013.
    Tuy nhiên, từ lâu Trung Quốc và Pakistan đã phải vật lộn trong việc tìm kiếm khách hàng cho JF-17 (tại Trung Quốc gọi là FC-1). Tính tới thời điểm hiện tại, Pakistan vẫn là quốc gia duy nhất chính thức trang bị JF-17 cho lực lượng không quân, mặc dù cả 2 nước đều tích cực tiếp thị loại máy bay này trong vài năm qua. Chẳng hạn, một bài viết trên tờ Flight Global năm 2010 cho biết Trung Quốc đang đàm phán với Cộng hòa Dân chủ Congo, Nigeria, Philippines, Sri Lanka, Sudan và Venezuela, trong khi Pakistan đang thương thảo với Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập. Sau đó, còn có tin Argentina và Trung Quốc thảo luận về việc hợp tác sản xuất máy bay FC-1 và Bộ trưởng Quốc phòng Purnomo Yusgiantoro xác nhận rằng Pakistan đã chào hàng nước này các máy bay chiến đấu JF-17, "quảng cáo" rằng chúng vượt trội cả máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ.

    Tháng trước, khi khai trương dây chuyền sản xuất phiên bản mới của JF-17 là JF-17 Block-II, ông Javaid Ahmad, Giám đốc chương trình này cho biết: "Một số quốc gia tại Trung Á, Nam Mỹ và châu Phi đã bày tỏ sự quan tâm tới việc mua loại máy bay mới".

    Mặc dù Saudi Arabia không xuất hiện trong danh sách những quốc gia được nhắc tới nhưng đã có những tin đồn cho rằng Saudi Arabia quan tâm tới loại máy bay này. Tiêm kích JF-17 cũng thường quá cảnh theo định kỳ tại Saudi Arabia để tiếp nhiên liệu.

    Trong khi đó, phương tiện truyền thông Ấn Độ trích dẫn một ấn phẩm của ngành công nghiệp Nga năm 2010 cho biết Nga đã cấm việc bán động cơ RD-93 cho Trung Quốc do lo ngại tiêm kích JF-17 sẽ cạnh tranh với tiêm kích MiG-29 của Nga trên thị trường quốc tế.
  9. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
  10. Lo_To

    Lo_To Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    53
    Mỹ cho A Rập Saudi mua tên lửa đạn đạo Trung Quốc
    (Kienthuc.net.vn) - Ả Rập Saudi đã được phía Mỹ chấp thận mua tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21 do Trung Quốc sản xuất.
    Theo trang mạng Newsweek, năm 2007, Ả Rập Saudi đã đồng ý mua tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21 của Trung Quốc dựa trên sự chấp thuận từ Mỹ. Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) đồng ý với thỏa thuận trên của đồng minh sau khi xác nhận rằng đó sẽ là biến thể DF-21 không mang được đầu đạn hạt nhân.
    Nguồn tin Mỹ cho biết, Ả Rập Saudi đã chuyển sang mua tên lửa tiến của Trung Quốc do Mỹ không thể cung cấp loại tên lửa tương tự như Riyadh.
    [​IMG]
    Tên lửa đạn đạo DF-21.
    Mặc dù việc này Ả Rập Saudi là đồng minh thân cận của Mỹ, việc mua hệ vũ khí Trung Quốc nhất định sẽ bị phản ứng dữ dội. Nhưng rốt cuộc, Mỹ đã chấp nhận phê chuẩn thương vụ đặc biệt này. Mặc dù CIA đã có hành động đảm bảo rằng, các tên lửa DF-21 cung cấp cho Ả Rập Saudi nhất định không được phép mang vũ khí hạt nhân, nhưng điều này có thể bị thay đổi. Do đó, Mỹ không chỉ mất doanh thu lớn từ thương vụ này, mà nó có thể mất kiểm soát trong quá trình này.
    Trước đó, năm 1987, Trung Quốc đã bán vài chục quả (theo các nguồn tin thì khoảng 36-60) DF-3 với đầu đạn thông thường. Dù vậy, không rõ tiến triển của hợp đồng năm 2007 thế nào? Ả Rập Saudi có nhận được DF-21 hay không?
    DF-21 (hay gọi là Đông Phong 21) là tên lửa đạn đạo tầm trung mang một đầu đạn, kết cấu 2 tầng đẩy nhiên liệu rắn do Học viện Công nghệ Điện tử và Cơ học Changfeng thiết kế.
    Theo nhà sản xuất, DF-21 đạt tầm bắn 1.700km, mang phần chiến đấu nặng 600kg với khả năng mang đầu đạn hạt nhân 200-300 kiloton. Hệ thống phóng đặt trên xe tự hành bánh lốp

Chia sẻ trang này