1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Hồi Giáo

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 11/05/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    Cuốc phòng nhà Thổ củng khá quá, thảo nào thằng ngú củng ko dám hành động bừa như với mấy thằng ốc tiêu khác:-D
    hệ thống phòng thủ chủ động cho tank, thiết giáp Aselsan Akkor chống lại các mối đe dọa từ RPG và ATGM do tập đoàn Aselsan của thổ phát triển dc giới thiệu tại triển lãm công nghiệp quốc phòng quốc tế IDEF’15. Dự kiến sẽ dc kỹ hợp đồng và đưa vào sản xuất hàng loạt trong năm 2017 để trang bị trên xe 250 tank Altay.



    NamtuocLexusGX460dangkymaikhongduoc thích bài này.
  2. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Thực lực sức mạnh quân đội Thổ Nhĩ Kỳ
    (Lực lượng vũ trang) - Xin giới thiệu với bạn đọc một số thông tin về Các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn số liệu từ “Bình luận quân sự” (Nga) tháng 11/2015.
    I. Một số thông tin tổng quan

    Hiện nay, Các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ được coi là mạnh nhất tại khu vực Trung Cận Đông. Đến đầu năm 2015, quân số của Các lực lượng vũ trang nước này (không tính lực lượng dự bị) là 410.500 người. Vào thời chiến có thể huy động một lực lượng đã qua huấn luyện quân sự với con số lên tới 90.000 người, trong đó có 38.000 lính dự bị hạng một (xin nói rõ sau).

    Ngân sách quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ năm 2014 đứng hàng thứ 15 trên thế giới – với 22,6 tỷ đô là (số liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm SIPRI).

    Như vậy, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có đông nhất so với quân đội các nước khác tại Châu Âu (trừ Nga). Ví dụ, Quân đội Đức có 170.000 người, Quân đội Anh có 180.000 người, nhưng hai nước này này đang liên tục cắt giảm quân số.

    Về mặt cơ cấu tổ chức, các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ có Lục quân, Không quân, Hải quâ, Hiến binh (vào thời bình lực lượng Hiến binh được đặt dưới sự quản lý của Bộ trưởng Bộ nội vụ - tương tự như Bộ công an ở ta) và Lực lượng phòng thủ bờ biển. Như vậy, về mặt tổ chức thì Các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ gồm các lực lượng lượng vũ trang của 2 Bộ - Bộ Quốc phòng và Bộ nội vụ.

    Thổ Nhỹ Kỳ thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự. Cách thức tuyển quân và nghĩa vụ phục vụ trong quân đội được quy định rõ trong Bộ luật nghĩa vụ quân sự. Theo luật này, phục vụ trong quân đội là trách nhiệm bắt buộc đối với tất cả nam giới tuổi từ 20 đến 41, nếu như đủ tiêu chuẩn sức khỏe.

    Thời hạn phục vụ là 12 tháng nhưng công dân Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể được miễn nghĩa vụ trên nếu nộp vào ngân sách nhà nước một khoản tiền nhất định. Năm 2013, số tiền này là gần 30.000 lira (17.000 đô la) – một khoản tiền không nhỏ đối với một công dân Thổ Nhũ Kỳ có mức thu nhập trung bình.

    Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, binh sỹ và hạ sỹ quan được giải ngũ và gia nhập hàng ngũ quân nhân dự bị. Năm đầu tiên họ nằm trong diện dự bị hạng một (như đã nói ở trên), hay còn gọi là hạng “nghĩa vụ đặc biệt" , sau thời gian trên (một năm) được chuyển sang dự bị hạng hai (đến năm 41 tuổi) , và hạng ba (từ 41đến 60 tuổi).

    Nhưng người trong diện dự bị nếu có lệnh tổng động viên được điều đến bổ sung cho các đơn vị và binh đoàn đang trực chiến hoặc đang được thành lập mới.

    II. Các quân chủng của Các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ

    1. Lục quân

    Lục quân là lực lượng có quân số đông nhất trong Các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ (chiếm khoảng 80% quân số). Lục quân được đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tư lệnh Lục quân thông qua Bộ Tham mưu Lục quân.

    Trong biên chế tổ chức của Lục quân có Bộ tham mưu, 4 tập đoàn quân dã chiến, 9 quân đoàn (trong 9 quân đoàn này có 7 quân đoàn trực thuộc các tập đoàn quân lục quân) và 3 bộ tư lệnh (Bộ tư lệnh huấn luyện, Bộ tư lệnh không quân lục quân và Bộ tư lệnh hậu cần).

    [​IMG]
    Binh sỹ Thỏ Nhĩ Kỳ trong một cuộc duyệt binh, Ảnh : Umit Bektas / Reuters
    Theo chương trình "Các lực lượng vũ trang-năm 2014” được thông qua từ năm 2007 thì đến cuối năm 2014, quân số của Lục quân chỉ còn trong khoảng từ 280.000 đến 300.000 người, nhưng cùng với việc cắt giảm quân số, Lục quân sẽ được tăng cường trang bị các mẫu vũ khí, trang bị kỹ thuật và các phương tiện chỉ huy, điều khiển hiện đại.

    Cũng theo chương trình này, 2 tập đoàn quân dã chiến bị giải thể: Tập đoàn quân dã chiến số 3 (cụm quân đóng trên biên giới với Armenia và Gruzia) và Tập đoàn quân ở Bờ tây Thổ Nhĩ Kỳ.

    Đồng thời với việc giải thể nói trên là thành lập Bộ tư lệnh thống nhất cả ba quân chủng (Lục quân, Không quân và Hải quân) và chuyển Bộ Tổng tham mưu thành Bộ tham mưu “thống nhất” – các bộ tư lệnh quân chủng sẽ trực thuộc Bộ tham mưu này “ thống nhất” này.

    Các Bộ tham mưu của các Tập đoàn quân số 1 và số 2 sẽ sát nhập và thành lập Bộ tư lệnh các cụm quân Hướng Tây và Hướng Đông, toàn bộ lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được chia thành hai vùng tác chiến và quân sự- hành chính.

    [​IMG]
    Xe tăng “ Leopard 2A4 “ trên đường phố Angkara
    Trong khuôn khổ hiện thực hóa kế hoạch này, quân số của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ được cắt giảm 10.000 đến 20.000 người mỗi năm, đã giải thể nhiều đơn vị và binh đoàn.

    Ví dụ, chỉ trong 3 năm gần đầy đã giải thể 5 lữ đoàn tăng (trong tổng số 14), 9 lữ đoàn tăng còn lại được trang bị các phương tiện kỹ thuật đã hiện đại hóa hoặc mua mới. Một phần các lữ đoàn bộ binh cũng đã bị giải thể, một số lữ đoàn bộ binh được chuyển sang biên chế các binh đoàn cơ giới.

    Nhiệm vụ đấu tranh chống các tổ chức vũ trang người Kurd được giao hoàn toàn cho Hiến binh (lực lượng này trong thời gian gần đây tiếp nhận nhiều phương tiện xe bọc thép chuyển từ các đơn vị Lục quân sang – số lượng xe bọc thép trước khi được bổ sung của Hiến binh cụ thể như sau : BTR-60P – gần 340 chiếc , BTR-80 - 240 chiếc).

    Sức mạnh xung kích chủ yếu của Lục quân Thổ Nhĩ Kỳ là xe tăng. Tất cả các xe tăng đang có trong trang bị của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đều do nước ngoài sản xuất . Trong trang bị hiện có gần 3.000 xe tăng, trong đó có hơn 1.200 tăng Mỹ M48 đã lạc hậu – những xe tăng này phần lớn đang được niêm cất bảo quản hoặc được sử dụng tại các trung tâm huấn luyện.

    Loại xe tăng tương đối hiện đại của Lục quân là xe tăng Đức “Leopard 2A4” với 339 chiếc. Đã có kế hoạch hiện đại hóa các xe tăng này lên mức A6 và nhiệm vụ hiện đại hóa sẽ do Tập đoàn ASELSAN của chính Thổ Nhĩ Kỳ đảm nhiệm. Ngoài ra, còn có 392 xe tăng Đức Leopard 1 các biến thể khác nhau và hơn 1.200 xe tăng Mỹ M60 với nhiều biến thể.

    Về biên chế tổ chức :mỗi một lữ đoàn tăng có 3 tiểu đoàn tăng, mỗi một lữ đoàn cơ giới có 1 tiểu đoàn tăng. Mỗi tiểu đoàn tăng có 41 xe tăng. Ban tham mưu và chỉ huy tiểu đoàn - 2 xe tăng, 39 chiếc còn lại nằm trong biên chế của 3 đại đội tăng.

    Mỗi đại đội có 13 chiếc (1 xe của chỉ huy đại đội và 4 trung đội, mỗi trung đội 3 xe tăng). Có lẽ những xe tăng Mỹ M60 (thiết kế từ cuối những năm 50 thế kỷ trước) vẫn đang được sử dụng nhiều trong Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.

    [​IMG]
    Tăng M60 của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ
    Về xe bọc thép: Xe bọc thép của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều chủng loại và gồm có BTR bánh xích và bánh lốp, xe BMP bánh xích và nhiều loại xe khác. Tổng số xe bọc thép các loại : hơn 4.500 đơn vị (chiếc). Phần lớn trong số đó là do Thổ Nhĩ Kỳ tự sản xuất trừ M113 và M59 của Mỹ.

    Vũ khí chống tăng: Có các loại tên lửa chống tăng vác vai và xe kéo có điều khiển, RPG, các tổ hợp chống tăng tự hành (48 tổ hợp tên lửa chống tăng FNSS ACV -300 TOW và 156 tổ hợp tên lửa chống tăng M113TOW.

    Số lượng các tổ hợp phóng xe kéo và tổ hợp tên lửa vác vai trong Quân đội Thổ Nhỹ Kỳ vượt 2.400 đơn vị (gồm các kiểu Otokar Cobra, Eryx, TOW, Milan, Kornet, Konkurs). Ngoài ra, trong trang bị của các đơn vị còn có hơn 5.000 khẩu RPG-7 ( B41 theo cách gọi của Việt Nam) và hơn 40.000 khẩu M72А2.

    Lục quân còn có hơn 1.200 tổ hợp pháo tự hành và 1.900 pháo kéo, gần 10.000 súng cối. Đại đa số là do Mỹ sản xuất, nhiều pháo đã lạc hậu ((М110, М107, М44Т và v.v).

    Các hệ thống pháo hiện đại hơn cả là pháo tự hành T-155 Fırtına chế tạo theo giấy phép mẫu tổ hợp pháo tự hành K9 Thunder của Hàn Quốc (240 tổ hợp đang có trong trang bị, đã đặt hàng 350 tổ hợp), và pháo kéo 155 ly Т-155 Pantera (225 đơn vị) .

    [​IMG]
    Pháo tự hành 155 ly T-155 Fırtına
    Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ rất quan tâm đến việc phát triển các hệ thống phản lực bắn dàn. Trong trang bị của Quân dội Thổ Nhĩ Kỳ có 12 hệ thống phản lực bắn dàn do Mỹ sản xuất MLRS (227 ly) , 80 hệ thống T-300 (WS-1 302 ly của Trung Quốc), 130 T-122 (BM -21 “ Grad” Xô Viết đặt trên khung gầm xe ô tô Thổ Nhĩ Kỳ), hơn 100 hệ thống T-197 (Type 63 cũ của Trung Quốc, 107 ly) và 24 tổ hợp phản lực bắn dàn xe kéo RA7040 do Thổ Nhĩ Kỳ tự sản xuất.

    Phòng không Lục quân có pháo phòng không, các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai và các tổ hợp tên lửa phòng không xe kéo. Pháo không không cỡ nhỏ có hơn 2.800 khẩu. Các tổ hợp tên lửa vác vai (“ Stinger”, Igla , Red-eye) – hơn 1.900 đơn vị (khẩu).
    Ngoài ra, còn có 150 tổ hợp tên lửa phòng không “Altygan” (8 “ Stinger” trên xe M113) và 88 “ Zipkin” (4 “Stinger” trên xe “ Land Rover”). Lực lượng tấn công của Không quân Lục quân là các máy bay lên thẳng chiến đấu AH-1 “ Cobra” (39 chiếc), 6 chiếc máy bay lên thẳng chiến đấu mới nhất của Thổ Nhĩ Kỳ T-129 (chế tạo theo mẫu A-129 của Trung Quốc , đã có kế hoạch sản xuất 60 chiếc).

    Ngoài ra còn có 400 máy bay lên thẳng vận tải và đa năng (S-70 Black Hawk, UH-1, AS.532, AB-204/206) và gần 100 máy bay lên thẳng hạng nhẹ. Hiến binh sử dụng 18 máy bay lên thẳng Mi-17 do Nga sản xuất.

    [​IMG]
    Máy bay lên thẳng tấn công Т-129
    Có một chi tiết đáng chú ý là trong những năm gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ là nước NATO thứ hai (sau Bulgaria) sở hữu tên lửa chiến dịch- chiến thuật. Đó là 72 tổ hợp ATACMS do Mỹ sản xuất và không ít hơn 100 tên lửa chiến dịch - chiến thuật J-600T tự sản xuất (sao chép B-611 của Trung Quốc).

    2. Không quân Thổ Nhĩ Kỳ

    Không quân Thổ Nhĩ Kỳ có 4 bộ tư lệnh. Tất cả các máy bay chiến đấu nằm trong biên chế của hai Bộ tư lệnh không quân chiến thuật. Các máy bay huấn luyện nằm trong biên chế của Bộ tư lệnh không quân huấn luyện. Các máy bay vận tải thuộc Bộ tư lệnh trực thuộc Bộ tham mưu Không quân. Không quân sử dụng 34 sân bay . Tổng quân số của Không quân – 60.000 người.

    Lực lượng tác chiến chủ yếu của Không quân là 168 máy bay tiêm kích đa năng F-16C và 40 máy bay tiêm kích huấn luyện F-16D. Đại đa số chúng được sản xuất theo giấy phép trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.

    Ngoài ra, trong trang bị của Không quân còn gần 40 máy bay tiêm kích tương đối cũ Canadair NF-5 do Canada sản xuất. Trong biên chế của Không quân còn hơn 180 máy bay huấn luyện, 7 máy bay tiếp dầu KC-135R, 2 máy bay radar phát hiện từ xa Boeing -737 (đã đặt hàng tổng cộng 4 chiếc) và 95 máy bay vận tải.

    Các máy bay vận tải chủ yếu - Tusas CN-235M (48 chiếc) – đấy là máy bay vận tải Tây Ban Nha CASA CN-235 sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ theo giấy phép.

    [​IMG]
    F-16 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ ( mới nổi tiếng ngày 23/11 khi bắn hạ máy bay ném bom chiến trường Su-24 của Nga)
    Hệ thống phòng không mặt đất có các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung đã lạc hậu MIM-14 Nike-Hercules (72 tổ hợp phóng), 48 tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung “ Hawk-21” đều do Mỹ sản xuất, 84 tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần “Rapier” của Anh.

    Đã có kế hoạch ký với Trung Quốc một hợp đồng mua 12 tiểu đoàn (tổ hợp phóng và cơ số đạn) các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 (sản xuất theo công nghệ tổ hợp tên lửa phòng không Xô Viết- Nga S-300).

    Ngày 21/2/2015, Bộ trưởng quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismét Iymaz cho biết hệ thống phòng không Thỏ Nhĩ Kỳ với sự hỗ trợ của Trung Quốc sẽ không tích hợp vào hệ thống phòng không của NATO (nhưng đến ngày 15/11/2015, một quan chức cấp cao thuộc Văn phòng Thủ tướng Ahmet Davutoglu cho biết là thỏa thuận trên đã bị hủy bỏ).

    Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã lên các kế hoạch thay thế các máy bay chiến đấu. Trong đó có khả năng ký hợp đồng mua máy bay tiêm kích thế hệ năm của Mỹ F- 35A. Dự tính sẽ mua 100 máy bay kiểu này. 2 chiếc F-35A đầu tiên sẽ được đưa vào trang bị của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2018.

    Trong tương lai, F-35A sẽ thay thế toàn bộ các máy bay tiêm kích Canadair NF-5 và F-16. Đến cuối năm 2016, công ty Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ lên kế hoạch thử nghiệm tên lửa có cánh mới SOM-J để treo trên các móc treo của các máy bay tiêm lích F-35 Lightning II dự định sẽ mua.

    [​IMG]
    Máy bay Tusas CN-235M của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ
    Không có lực lượng quân đội nước ngoài trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên Không quân Mỹ thường xuyên sử dụng các căn cứ không quân Incirlik và Diyarbakir. Theo những thông tin rò rỉ từ WikiLeaks thì trong căn cứ không quân Incirlik còn có bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật – bom B-61. Thông tin này chưa bao giờ được chính thức khẳng định.

    3. Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ

    Về mặt tổ chức, Hải quân có 4 Bộ tư lệnh gồm: Bộ tư lệnh hải quân các khu vực phía Bắc (Biển Đen) và Bộ tư lệnh hải quân các khu vực biển phía Nam (Biển Địa Trung Hải), Bộ tư lệnh hạm đội và Bộ tư lệnh huấn luyện.

    Chỉ huy quân chủng Hải quân là đô đốc - ông này lại chịu sự chỉ huy trực tiếp của Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang. Dưới quyền của Tư lệnh Hải quân còn có Bộ tư lệnh bảo vệ bờ biển (vào thời bình, Bộ tư lệnh này thuộc quyền của Bộ nội vụ (có 80 tàu tuần tiễu). Tổng quân số Hải quân – 50.000 người.

    Vào thời điểm hiện tại, Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ là lực hượng hải quân mạnh nhất trên Biển Đen. Năm 2013, đô đốc Hải quân Nga Vladimir Komoedov (nguyên Tư lệnh Hạm đội Biển Đen những năm 1998-2002, hiện là Chủ tịch Ủy ban quốc phòng Duma Quốc gia Nga) trong một cuộc phỏng vấn của tạp chí “Svobodnaia Pressa” đã nhấn mạnh là Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ mạnh hơn lực lượng Hải quân của cả Nga và Ukraine cộng lại tới 4,7 lần (có lẽ muốn nói tới cán cân sức mạnh hải quân trên Biển Đen).

    [​IMG]
    Tàu hộ tống F 511"Heybeliada" kiểu "MILGEM" của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ
    Lực lượng chủ yếu của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ là các tàu mua của nước ngoài. Lực lượng tấn công chủ yếu của Hải quân – 16 khinh hạm và 8 tàu hộ tống. Trong số các khinh hạm có 8 tàu kiểu “Gaziantep” (các khinh hạm lớp “Oliver Hazard Perry” do Mỹ chuyển giao, tất cả đã được hiện đại hóa), 4 khinh hạm kiểu “Yavuz” (các khinh hạm kiểu MEKO 200 của Đức) và 4 khinh hạm “Barbaross” (kiểu МЕКО2000TN-II) .

    6 tàu hộ tống trong biên chế Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ là các tàu hộ tống cũ của Pháp và 2 tàu hộ tống kiểu "MILGEM" do Thổ Nhĩ Kỳ tự sản xuất (theo kế hoạch sẽ đóng thêm 8 tàu mới kiểu này).

    Lực lượng tàu ngầm của Hải quân có 14 chiếc tàu ngầm diesel do Đức sản xuất, trong đó có 8 chiếc hiện đại dự án 209/1400 “Preveza” và 6 chiếc dự án tương đối mới 209/1200 “Atylai”. Đấy là những kiểu tàu ngầm được xuất khẩu nhiều nhất trên thế giới, - chúng có trong trang bị của Hải quân 13 nước.

    Trong biên chế của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ có 6 tàu dự án 209/1200 “Atylai” được đưa vào trang bị từ năm 1976 đến năm 1989 và trong tương lai chúng sẽ được thay thế bằng các tàu ngầm Đức kiểu 214 với các động cơ AIP - hợp đồng đóng các tàu này đã được ký năm 2011.

    Trong cơ cấu tổ chức biên chế của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ còn có 01 lữ đoàn lính thủy đánh bộ và đặc nhiệm – đội SAS số 5 (người nhái chống biệt kích) và đội SAT số 9 (người nhái tác chiến- biệt kích) .

    Không quân của Hải quân có 10 máy bay tuần tiễu do Tây Ban Nha sản xuất CN-235М, 24 máy bay chống ngầm S-70B, 29 máy bay lên thẳng đa năng - vận tải và 9 máy bay vận tải.

    [​IMG]
    Tàu ngầm kiểu 209 Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ
    III. Nhận xét của các chuyên gia quân sự Nga

    Nhìn chung các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ có trình độ tác chiến cao, quân số đông, đội ngũ sỹ quan chuyên nghiệp và được đào tạo tốt, được trang bị tốt. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đủ sức giải quyết các nhiệm vụ bảo vệ đất nước trước các hành động tấn công quy mô lớn từ bên ngoài, đồng thời có thể tiến hành các chiến dịch cục bộ chống khủng bố trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.

    Lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ cũng có khả năng tham gia vào các chiến dịch liên quân. Việc thực hiện các chương trình hiện đại hóa (vũ khí và trang bị kỹ thuật đã mua) và sản xuất vũ khí - trang bị kỹ thuật góp phần tăng cường đáng kể khả năng tấn công của các lực lượng vũ trang nước này – cho phép giải quyết các nhiệm vụ chống lại các mối đe dọa thách thức đối với quốc gia cả trong hiện tại và tương lai.

    Các chuyên gia cũng đã chỉ ra các điểm mạnh của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ như sau:

    - Có uy tín cao và được sự ủng hộ mạnh mẽ trong xã hội Thổ Nhĩ Kỳ;

    - Vị thế đặc biệt của các sỹ quan trong môi trường quân đội và xã hội;

    - Kỷ luật nghiêm tại tất cả các đơn vị và phân đội;

    - Lực lượng vũ trang được trang bị đầy đủ phương tiện kỹ thuật quân sự và các hệ thống vũ khí hạng nặng;

    - Có các phương tiện chỉ huy, điều khiển hiện đại ở cả ở cấp chiến thuật và chiến dịch;

    - Tích hợp vào hệ thống chỉ huy tác chiến và liên lạc của NATO;

    - Công tác huấn luyện và huấn luyện nghiệp vụ được tiến hành có kế hoạch;

    - Có cơ sở công nghiệp quốc phòng riêng , đảm ứng các nhu cầu sản xuất, hiện đại hóa, sửa chữa nhiều loại vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự, phương tiện điều khiển và liên lạc , đạn dược.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/luc...suc-manh-quan-doi-tho-nhi-ky-3293165/?paged=4
    arrow2 thích bài này.
  3. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Iraq nhận thêm rocket "khủng" để tiêu diệt phiến quân IS
    Cập nhật lúc: 09:00 27/11/2015
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Iraq lắp súng Nga cho xe tăng Abrams Mỹ để chống IS

    Chiến đấu cơ L-159 đã tới Iraq tham chiến chống IS
    (Kiến Thức) - Nhiều khả năng những chiếc trực thăng đa năng Mi-17 của Quân đội Iraq sẽ được trang bị tổ hợp rocket hạng nặng BR-VZ 128mm để đánh IS.
    Tạp chí quân sự Jane’s dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Iraq cho biết, Không quân Iraq vừa tiếp nhận các tổ hợp rocket hạng nặng BR-VZ cỡ 128mm đầu tiên và chúng sẽ sớm được trang bị đơn vị trực thăng Mi-17, Mi-35 và các máy bay Sukhoi Su-25.
    Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Iraq lại không công bố thông tin về tổ hợp rocket phóng loạt này cũng như công ty sản xuất chúng và chỉ nói rằng nó được Quân đội Iraq nhập khẩu từ một quốc gia khác.
    Bên cạnh đó, Không quân Iraq cũng đã tiến hành thử nghiệm rocket và cho kết quả tốt đây sẽ là một trong những vũ khí tiếp theo sẽ được Iraq sử dụng trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo IS.
    [​IMG]
    Trong ảnh là tổ hợp rocket phóng loạt hạng nặng BR-VZ 128mm.

    Trước đó, Quân đội Iraq cũng từng thông báo về việc đưa vào trang bị tổ hợp rocket phóng loạt 80mm trang bị trên các máy bay chiến đấu và trực thăng vũ trang của nước này.
    Theo các giới sự chức quân sự Iraq, đây sẽ là thứ vũ khí hiệu quả để phá hủy các phương tiện bọc thép và xe bom của IS. Nước này cũng công bố một đoạn vedio cho thấy rocket S-8 80mm do Nga sản xuất cũng được trang bị trên những chiếc trực thăng vận tải đa năng Mi-8 của nước này.
    Nhiều khả năng Quân đội Iraq đã đưa vào trang bị các tổ hợp rocket phóng loạt BR-VZ 128mm do công ty vũ khí Yugoimport của Serbia phát triển, về mặt thiết kế cơ bản một pod phóng của BR-VZ có thể mang theo 4 đạn rocket 128mm và có thể mang theo một đầu đạn từ 2.5-4kg với tầm bắn hiệu quả là 1.5km.

    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan...-khung-de-tieu-diet-phien-quan-is-595185.html
  4. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    1. Thổ ko có tên lửa nào đạt tầm bắn tự hành >300km
    2. Thổ ko có hệ thống PK đủ mạnh để chống lại Klub, Iskander, Kh-101, Kh-55...., Thổ bị NATO, Mỹ chơi ép, đã ko tiếp cận được HQ-9, thì giờ đây Mỹ cũng rút Patriot khỏi Thổ, Thổ ko có tiền để mua MEADS đắt lòi kèn của EU
    3. Thổ ko có tàu ngầm hạt nhân, tàu tuần dương hạt nhân, máy bay ném bom chiến lược, máy bay đánh chặn như MiG-31, AWACS cũng ko có (Thổ chỉ trang bị Boeing 737 AEW&C, với radar cố định, hạn chế phạm vi)
    4. Khả năng tấn công tầm xa của Thổ phụ thuộc hoàn toàn vào không quân (1 đám hơn 200 F-16) và 1 ít tàu ngầm nhỏ chạy điện, còn các tàu chiến lớn của Thổ, thấy thì đông đảo, nhưng hầu hết là lớp frigate, nhiều nhất là bầy Perry cũ rích.
    5. Nga hoàn toàn đủ lực để phá hủy toàn bộ lực lượng quân sự Thổ lẫn dân sự (vì mục đích 2 nước nếu khai chiến thì chỉ là giết bớt dân số nhau), nếu ko có NATO, ko cần tới vkhn, giờ đây Nga đã hoàn thiện khả năng tấn công tầm xa, ko phải dùng Su-25 để oanh tạc làm gì, các tàu Kilo, Gorshkov, máy bay Tu-95/22M3/160 đều thừa khả năng tấn công các thành phố lơn và hải cảng, căn cứ quân sự Thổ, trong khi Thổ thì khó có thể tấn công ngược lại Nga như vậy, dù có 200 F-16 với tên lửa chống hạm SOM do Thổ tự chế, nhưng cũng khó đánh được các tàu nổi của Nga, đậu ở Crime bắn Klub vào Thổ, 14 tàu ngầm chạy điện lớp 209 có lẽ có khả năng trả đòn hạn chế với Nga, nếu may mắn len lỏi vào ven cảng, tuy nhiên các lớp Kilo, Slava II rồi IL-38N, Ka-27 sẽ tích cực hoạt động, mặc dù lực lượng tàu của Nga khá mỏng (lưu ý là Nga có thể điều thêm Ka-27, IL-38 tới bất kì lúc nào), bình thường, các tàu ngầm NATO luôn có khu trục và TSB hỗ trợ, còn Thổ thì ko, nếu đánh liều, điều động các tàu khinh hạm mang PK yếu ớt tham chiến, chắc chắn sẽ là mồi ngon cho Su-34/24M2/30SM (Nga cũng lại có thể điều thêm MiG-29, Su-27 ở các căn cứ gần đó tới hỗ trợ phòng khi Thổ xuất kích nhiều F-16), tàu ngầm Thổ cũng khó mà giáng trả mạnh mẽ Nga được là vì vậy. KQ Nga tại biển đen bao gồm Su-30SM/34 và Su-24M2 (phiên bản nâng cấp), Nga đều có thể điều động Tu-95/22M3/160, A-50 để hỗ trợ tác chiến bất kì lúc nào, ngoài ra, các máy bay sẵn có như Mi-28 và Mi-8MTPR có thể hoạt động chống cano, xuồng máy Thổ xâm nhập.
    7. Cần lưu ý khả năng tấn công của Thổ, như đã nói phụ thuộc rất lớn vào bầy F-16C/D và 1 ít F-4, cả F-16/4 đều có bán kính chiến đấu dưới 700km (F-16C/D chỉ vào khoảng hơn 500km, còn F-4 là 680km), ko tính mang CFT, Thổ lại có rất ít máy bay tiếp dầu trên không, trong khi Sukhoi, MiG của Nga lại có lợi thế AWACS, AAMBVR, FCR xa, anti-ship xa hơn, combat radius lớn hơn, khả năng cơ động cao hơn, F-16/4 của Thổ chỉ có khả năng gây thiệt hại hạn chế, nếu lâm vào dogfight, vì Thổ được trang bị AIM-9X phiên bản mới nhất
    6. HQ/KQ Thổ đều phụ thuộc vào mua sắm của nước ngoài, nên nếu tổn thất thì Thổ ko có khả năng bù đắp so với Nga. Trong cuộc chiến giả định này, Thổ hoàn toàn ko có cơ hội chiến thắng

    + Tóm lại Nga vs Thổ, Thổ nếu ko có NATO thì Thổ mất 10 Nga mất 0.5 (trường hợp đám F-4/16, Type 209 Thổ cảm tử)

    Đế chế Ottoman 1 thời ngang hàng với Đại Thanh giờ đã lụi bại
    Lần cập nhật cuối: 28/11/2015
    macha, kojiro_sasaki, thinhpcr1 người khác thích bài này.
  5. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    chỉ có mua vũ khí của hậu duệ đại thanh là khựa thì mới mong ngang hàng dc với nga ngú thôi đúng ko chú khựa
    NamtuocLexusGX460 thích bài này.
  6. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    có tiền cũng ko mua được, vì Mỹ đâu có cho mua
  7. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ tự tin sẽ dễ dàng vô hiệu hóa Hạm đội biển Đen?
    Hải Dương | 26/11/2015 13:30

    127
    [​IMG]
    Các tàu chiến thuộc Hạm đội biển Đen của Hải quân Nga
    Chia sẻ:

    [​IMG]
    Vì sao tàu Gepard hiện đại nhất của Hải quân VN không có hangar trực thăng?

    Trong trường hợp căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga leo thang, eo biển Bosphorus sẽ là yết hầu khiến toàn bộ Hạm đội biển Đen đứng trước nguy cơ bị tê liệt.
    [ẢNH] Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ rầm rập tiến về biên giới Syria
    Diễn biến mới nhất liên quan đến cuộc căng thẳng Nga - Thổ Nhĩ Kỳ là việc tuần dương hạm Moskva lớp Slava được lệnh lập lá chắn phòng không để bảo vệ các máy bay Nga đang hoạt động tại Syria.

    Điều đáng nói là chiến hạm này của Nga trực thuộc Hạm đội biển Đen, muốn tới Syria nó chỉ có một con đường độc đạo là đi qua eo biển Bosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ.

    Eo biển Bosphorus - Cửa ngõ ra vào biển Đen

    Bosphorus là một eo biển có chiều dài 31 km, ngăn cách giữa châu Á và châu Âu; chiều rộng lớn nhất 3,7 km ở lối vào phía bắc và nhỏ nhất là 0,75 km nằm giữa hai pháo đài Anadoluhisari và Rumelihisari; độ sâu dao động trong khoảng 36 - 124 m tính theo giữa luồng.

    Eo biển này cũng nối liền biển Đen và biển Marmara, khiến nơi đây từ lâu trở thành một trong những tuyến đường hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới.

    Ước tính mỗi năm có trên 50.000 lượt tàu qua lại giữa biển Marmara và biển Đen, bao gồm các tàu thương mại từ Bulgaria, Romania, Georgia và đặc biệt là các tàu chiến và tàu hậu cần thuộc Hạm đội biển Đen của Nga.

    Cầu Bosphorus nối liền hai bờ Âu - Á bị chia cắt bởi eo biển

    Do hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ, đây chính là yết hầu khống chế toàn bộ cửa ngõ ra vào biển Đen.

    Nhờ địa thế cực kỳ hiểm yếu, nếu không được sự cho phép của Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, chắc chắn không một loại tàu thuyền nào có thể đi qua khu vực này, bất chấp quốc gia đó sở hữu lực lượng hải quân mạnh đến đâu.

    Một tàu ngầm Type 209 của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra tại eo biển Bosphorus

    Mặc dù đang trải qua thời kỳ căng thẳng, nhưng với những mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế và đặc biệt là địa chính trị, gần như chắc chắn leo thang xung đột giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thể xảy ra.

    Còn trong trường hợp xấu nhất, Bosphorus sẽ là bức tường ngăn cách, khiến toàn bộ khu vực biển Đen chỉ còn là một chiếc "ao làng" tương tự biển Caspian, các loại tàu thuyền cả quân sự lẫn thương mại của Nga sẽ không có đường ra Địa Trung Hải cũng như Đại Tây Dương.

    Kịch bản trên chắc chắn là điều mà Nga không hề mong muốn, trong cuộc chơi này, rõ ràng Thổ Nhĩ Kỳ đang nắm giữ trong tay nhiều lợi thế hơn.

    http://soha.vn/quan-su/vi-sao-tho-n...eu-hoa-ham-doi-bien-den-20151126103503672.htm
    --- Gộp bài viết: 01/12/2015, Bài cũ từ: 01/12/2015 ---
    Suy nghĩ của lều báo soha rất giống con nít xem phim hải tặc carribe, thời đại nào rồi mà còn dùng eo biển để phong tỏa ? cả Iran, Thổ đều ko có khả năng đó, vì sao:

    1. Thổ (Iran) ko phải là cường quốc hạt nhân
    2. Thổ khoá eo biển thì người thiệt là nó và các nước Đông Âu, SNG (Gruzia, Ukraina) đã, rồi sau đó tới Nga hạn chế, như vậy là bọn SNG, Đông Âu vốn đa số theo đuôi Mỹ sẽ kịch liệt, chửi bới phản đối chính Thổ chứ ko riêng gì Nga
    3. Thổ sử dụng pháo binh, xe tank, thuỷ lôi, tàu ngầm thì được, nhưng các thành phố 2 bên bờ, kể cả Thủ Đô Istanbul, các hải cảng sẽ bị cơn mưa tên lửa Nga từ trên không, bề mặt biển băm nát, lực lượng sống sót duy nhất là tàu ngầm, trường hợp cả 2 quốc gia lao vào chiến tranh mà ko có NATO, trong khi như đã nói ở bài trên, Thổ ko có khả năng trả đủa Nga tương tự vào hải cảng hay các tp ven biển. Liệu dân chúng Thổ có chịu nổi trước 1 chính phủ điên loạn, hay họ sẽ dẹp bỏ nó

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 01/12/2015
    canonbbmacha thích bài này.
  8. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    @gửi đôi lời với lều báo soha, bọn mày cóp nhặt mỗi nơi, rồi xào nấu đủ kiểu, giờ nâng bi cho cả thằng Thổ tả câu view hả bọn rẻ rách

    Việc F-4 hạ Su-27SK là 1 bài thảo luận trên chinadaily, defence.pk,sinodefence.com và các trang mạng của TQ, xung quanh 1 tin đồn nhảm nhí, thất thiệt đến từ 1 forum http://lt.cjdby.net/..... hoàn toàn ko có bất kì 1 trang tin tức chính thống nào đưa tin F-4 bắn hạ Su-27SK/J-11, kể cả reuter (link bài gốc ko hề có chữ beat, defeat hay victory nào hết http://www.reuters.com/article/us-china-turkey-usa-idUSTRE6975HC20101008#FxY3ETvPQS79CKK0.97), ngoài ra, TQ cất kho Su-27SK từ lâu, hiện tại TQ sử dụng J-11B thay thế cho J-11/Su-27SK từ năm 2006

    8 lần bắn hạ Su-27SK - Sự đáng sợ của F-4E Terminator Thổ Nhĩ Kỳ

    http://soha.vn/quan-su/8-lan-ban-ha...e-terminator-tho-nhi-ky-20151204035058446.htm
    Lần cập nhật cuối: 04/12/2015
  9. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Ngoài ra, nếu phi công TQ cố tình thua để học hỏi kinh nghiệm của phi công NATO thì có thể chấp nhận, nhưng trường hợp đó khó xảy ra đối với TQ, vì TQ rất coi trọng tính tuyên truyền. Không như Nga, Mỹ, bản tính người TQ luôn háo thắng, tự cao tự đại. Do vậy trường hợp thả thua là khó có thể xảy ra.

    J-11/Su-27SK về cơ bản dư khả năng đánh bại F-4, mặc dù F-4 có được nâng cấp khả năng BVR với AIM-7 đi chăng nữa. Vì khi nâng cấp thì nó cũng chỉ ngang hoặc hơn J-8F mà thôi

    F-4 phiên bản Termiantor (tạm gọi là F-4T) ko có HMS, trong khi cơ bản Su-27SK đã có, F-4T còn ko được nâng cấp với AIM-9X, nên khả năng bắn qua mũ hoàn toàn ko có, trong khi Su-27SK lại có R-73


    F-4T có hệ thống ECM EL/L-8222, tuy nhiên, theo Do Thái quảng cáo, nó chỉ có khả năng trong các nhiệm vụ SEAD/DEAD, chứ ko hề nhắc tới khả năng tác chiến trong A2A, F-4 cũng như F-16, chỉ mang được 1 pod ECM ở dưới bụng, hoàn toàn ko bao quát rộng như cách đặt ECM pod L-005 của Su-27SK, do đó, nếu ECM pod F-4T hoạt động tốt như PR, thì Su-27SK vẫn nắm phần thắng BVR, khi nó bắn 1 loạt 12 tên lửa R-27/77, ngoài ra, AIM-7F là 1 loại tên lửa cũ (sx 1976), nó mang đặc trưng cánh vây lớn RCS to so với AIM-120/R-77/PL-12, tốc độ tuy nhanh nhưng độ cơ động ko cao, lại dẫn đường bằng SARH, nên Su-27SK chỉ cần đượ RWR cảnh báo, phát hiện từ xa là đã có thể cơ động vòng tránh, thậm chí nhả chaff dễ dàng đánh lừa nó, trong CTVN&Iraq AIM-7 bắn nhiều đạn nhất và cũng trật nhiều nhất, mặc dù cũng có kha khá máy bay bị nó bắn hạ, nhưng tất cả đều là những máy bay ko có RWR, ECM, AWACS hỗ trợ, thiếu cả trang bị chaff (CTVN, tất cả máy bay của BVN đều ko có chaff hay RWR hoặc ECM)

    F-4T có RCS lớn (6m2, to hơn cả MiG-29 chỉ có 5m2 và MiG-21 3m2), dù được nâng cấp, được xem là phiên bản F-4 mạnh nhất, nhưng vẫn giữ lại điểm yếu chí tử là thân hình cục mịch to lớn, kém cơ động, độ cơ động của nó là 6g, tương tự F-4D/E từ thời CTVN, tuy Su-27SK cũng có RCS lớn (15m2), nhưng radar Su-27SK lại mang được to hơn và công suất mạnh hơn, hơn nữa, Su-27SK lại có tên lửa R-27/77 (tầm bắn 80-90km), trong khi loại AIM-7E/F tầm bắn xa nhất chỉ có 50km và sử dụng chế độ SARH và kháng nhiễu yếu. FCR F-4T là EL/M-2032 còn Su-27SK là N001 Zhuk, như đã nói F-4 có RCS to, lại mang AIM-7 và CFT góp phần tăng RCS và khả năng bị Su-27SK bắn trước ở BVR (chỉ nói cấu hình A2A, F-4T có bán kính hoạt động thấp hơn Su-27SK, nhưng lại lớn hơn F-16C). Do radar EL/M-2032 là radar pulse doppler (chứ ko phải PESA hay AESA, dạng radar này rất cũ, vì Do Thái nó đem từ xác con Lavi lắp lên cho F-4T), do đó khi nó phát hiện và hướng dẫn tên lửa đánh Su-27SK thì RWR Su-27SK sẽ nhận biết được, dĩ nhiên N001 cũng sẽ bị RWR F-4T nhận biết, tuy nhiên ko rõ loại RWR F-4T là gì, và liệu EL/M-2032 có thể hướng dẫn AIM-7F được như quảng cáo hay ko. EL/M-2032 có phạm vi phát hiện mục tiêu RCS = 5m2 là 150km, còn N001 phát hiện mục tiêu RCS = 3m2 ở phạm vi 100km, như vậy có thể thấy Su-27SK chiến thắng rõ ràng ở phạm vi BVR

    Như vậy có thể kết luận, nếu 2 bên đang có chiến tranh, thì Su-27SK mặc dù cũ kĩ vẫn đánh bại được F-4T nâng cấp mạnh mới nhất ở 8 hạng mục

    Dogfight với pháo Su-27 >>> F-4T (độ cơ động: Su-27SK 9g, F-4: 7g ở tốc độ thấp, độ cao thấp, ko duy trì được liên tục, khoang lái kém tầm nhìn, từng là điểm yếu khi đánh với MiG-19/17/21, pháo F-4 phải gắn ở đầu máy bay, vừa nặng nề, kém chính xác, có tin cho rằng khi bắn tỏa nhiệt ảnh hưởng tới radar)
    Dogfight với tên lửa Su-27>>>>>>>> F-4T (Su-27SK: HMS + R-73, F-4: 0)
    WVR: R-73 >> AIM-9M
    medium range R-27R >> AIM-7E
    long range/BVR R-77 >>> AIM-7F
    Max Payload/Max Takeoff: Su-27SK 8 tấn/33 tấn, F-4T 7 tấn/28tấn
    Speed: Su-27SK Mach 2.35, F-4 Mach 2.2
    Combat radius Su-27 1500km, F-4 600km

    F-4T chỉ hơn Su-27SK ở hạng mục duy nhất là đa nhiệm, J-11B mới là biến thể Su-27SK có khả năng đa nhiệm, A2G, Anti ship.

    Thực tế F-4 là 1 máy bay chỉ tốt ở khả năng đa nhiệm, phần nào có tính không chiến hạn chế, do khí động học của nó ko dành cho chiến đấu, những thành tích của nó phần lớn đi kèm với các loại máy bay khác, phần lớn là Mirage khi đánh nhau ở Trung Đông, hoặc đi thành bầy đông đảo áp đảo số lượng tên lửa AIM-9/7 mang theo ở VN
    Lần cập nhật cuối: 04/12/2015
  10. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Tác chiến điện tử Koral Thổ Nhĩ Kỳ vô hại với S-400
    (Vũ khí) - Dù Thổ Nhĩ Kỳ triển khai hệ thống tác chiến điện tử Koral dọc biên giới với Syria, nhưng việc triển khai này không ảnh hưởng đến sức chiến đấu của S-400.
    Thổ Nhĩ Kỳ "bất lực" trước S-400

    Thông tin này hệ thống Koral không ảnh hưởng đến S-400 được Sputnik dẫn phân tích của ông Vladimir Mikheev, cố vấn giám đốc điều hành tập đoàn KRET– hãng sản xuất hệ thống vô tuyến điện tử quân sự hàng đầu của Nga.

    Theo phân tích của vị cố vấn này: “Koral là một hệ thống điện tử quân sự mặt đất, tuy nhiên để có thể thực sự ngăn cản các loại tên lửa đất đối không như S-400 vốn được thiết kế để chống lại các sóng gây nhiễu của đối phương, họ sẽ phải cần đến thiết bị điện tử trên không”.

    “Họ phải có những hệ thống tương tự như Rychag hay Khibiny của Nga, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ không có những thiết bị nào như vậy. Mỹ cũng có những hệ thống tương đương, nhưng họ không xuất khẩu chúng ra nước ngoài, ngay cả cho các đồng minh trong NATO”, ông Vladimir Mikheev cho biết.

    [​IMG]
    Hệ thống tác chiến điện tử Koral.
    Tuy nhiên, ông Mikheev cũng nhấn mạnh rằng Nga không nên đánh giá thấp các kỹ sư quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, và hiện tại khả năng của Koral vẫn chưa được kiểm chứng qua thực chiến.

    Hệ thống Koral là khí tài mới nhất được bổ sung cho năng lực tác chiến điện tử của Thổ Nhĩ Kỳ. Được thiết kế và sản xuất trong nước, hệ thống phòng thủ/tấn công điện tử này có khả năng làm nhiễu và đánh lừa các radar thông thường cũng như tinh vi của đối phương.

    Koral đồng thời có thể phân tích nhiều tín hiệu mục tiêu theo nhiều dải tần số, tự động phát đi phản ứng thích hợp nhờ bộ nhớ tần số radio kỹ thuật số (DRFM).

    Có tầm hoạt động hiệu quả khoảng 150km, Koral được khẳng định có thể làm nhiễu và đánh lừa bất kỳ hệ thống radar trên bộ, trên biển và trên không nào.

    Theo tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ, hệ thống mới này có thể làm giảm khả năng nhận biết tình huống của Nga, và gây “mù” cho các hệ thống vũ khí.

    Phương Tây có thể bị tê liệt vì Nga

    Trong khi đó, ở chiều ngược lại phương Tây lại rất có thể là "nạn nhân" của mạng lưới chiến tranh điện tử Nga. Theo trang web tin tình báo Israel DEBKAfile cho biết, việc Nga triển khai tên lửa phòng không S-400 ở căn cứ không quân Khmeimin gần thành phố Latakia, cộng với hệ thống chiến tranh điện tử của nước này, đã biến phần lớn Syria trở thành một vùng cấm bay do Moscow kiểm soát.

    Ngoài ra, tình báo Israel tiết lộ sau vụ bắn máy bay, quân đội Nga đã triển khai các hệ thống chiến tranh điện tử cả trên bầu trời và dưới mặt đất tại Syria để chống phá các chuyến bay quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt trong số đó có hệ thống Krasukha-4.

    Hệ thống này không chỉ có khả năng che giấu các hoạt động của quân đội Nga mà còn theo dõi vũ khí NATO cũng như hệ thống điện tử mà khối quân sự này sử dụng.

    Từ đó, Krasukha-4 dễ dàng vô hiệu hóa hoặc làm gián đoạn quá trình thu thập thông tin tình báo của đối phương. Máy bay không người lái do thám là mục tiêu dễ bị tổn thương nhất bởi Krasukha-4.

    Ngoài Krasukha-4, những máy bay Nga đang hiện diện tại Syria cũng đã được tích hợp khả năng trinh sát và đối kháng điện tử hoạt động rất hiệu quả như Su-34 cùng với 1 chiếc máy bay trinh sát chuyên dụng cỡ lớn Il-20M. Ngoài ra, Moscow còn triển khai tàu trinh sát điện tử ngoài khơi Syria...

    Vì vậy, phương Tây và cụ thể là Thổ Nhĩ Kỳ phải chấp nhận rằng hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-4 và loạt hệ thống tác chiến của Nga tại Syria là một phần của "cuộc chơi".

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/tac-chien-dien-tu-koral-tho-nhi-ky-vo-hai-voi-s-400-3294090/

Chia sẻ trang này