1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Hồi Giáo

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 11/05/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quankhunamdong70

    quankhunamdong70 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2015
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    882
    Hàng hóa thì thôi chứ trả bằng râu ngô cụ nhớ chia em nhá:-p
    Lần cập nhật cuối: 26/12/2015
  2. kojiro_sasaki

    kojiro_sasaki Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2012
    Bài viết:
    963
    Đã được thích:
    95
    Cobra 2 của Thổ tả, nhìn mà ham quá
  3. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Quốc gia Trung Đông sở hữu vũ khí hạt nhân đầu tiên?
    Chúc Sơn | 05/01/2016 10:22

    3
    [​IMG]
    Chia sẻ:

    [​IMG]
    Vì sao có huyền thoại Không quân Việt Nam được trang bị MiG-23?

    Báo Arutz Sheva dẫn lời một số chuyên gia cho rằng, chính Saudi Arabia chứ không phải Iran là quốc gia Trung Đông đầu tiên sở hữu vũ khí hạt nhân.
    Nga nâng cấp kho vũ khí hạt nhân trong tình hình nóng
    Nguồn tin dẫn lời chuyên gia về vũ trang và phổ biến hạt nhân Emily B. Landau thuộc Viện Nghiên cứu an ninh quốc gia Israel, hiện nay "mọi cặp mắt đang hướng về Saudi Arabia".

    Sau Iran, "Saudi Arabia sẽ là đối thủ số một về sở hữu vũ khí hạt nhân vì có mối quan hệ với Pakistan. Saudi Arabia đã cấp tài chính cho chương trình tên lửa đạn đạo của Pakistan và hai bên có thể đã có một số dàn xếp về khả năng hạt nhân. Saudi Arabia có thể sẽ mua bom từ Pakistan."

    [​IMG]
    Tên lửa DF-3 của Saudi Arabia.
    Theo Arutz Sheva, tin đồn về việc Saudi Arabia muốn sở hữu vũ khí hạt nhân không phải là mới, bởi ngay từ năm 2011, cựu giám đốc cơ quan tình báo Saudi Arabia – hoàng tử Turki al-Faisal cho biết vương quốc này đang cân nhắc khả năng sở hữu vũ khí vũ khí hạt nhân để tạo sự cân bằng với các đối thủ trong khu vực là Israel và Iran.

    “Nỗ lực của chúng tôi và cả thế giới đã thất bại trong việc thuyết phục Israel cũng như Iran từ bỏ vũ khí hạt nhân.

    Do vậy, vì trách nhiệm đối với tổ quốc và dân tộc, chúng tôi đang cân nhắc mọi khả năng, bao gồm cả sở hữu vũ khí hạt nhân”, hoàng tử Faisal phát biểu tại một diễn đàn an ninh tổ chức ở Riyadh.

    “Một thảm họa hạt nhân xảy ra với bất cứ quốc gia nào cũng gây ảnh hưởng tới cả khu vực”, hoàng tử Faisal nhận xét.

    Israel được cho là sở hữu hàng trăm tên lửa hạt nhân và nước này không khẳng định cũng chẳng phủ nhận, trong khi đó phương Tây cáo buộc Iran đang tìm cách chế tạo bom nguyên tử, tuy nhiên nước này luôn phủ nhận cáo buộc trên.

    Những đồn đoán về vũ khí hạt nhân của Saudi Arabia được cho rằng còn liên quan đến tên lửa đạn đạo tầm trung DF-3 nước này đã mua từ Trung Quốc.

    Theo một số nguồn tin quân sự, ước tính số lượng tên lửa được chuyển giao cho Saudi Arabia vào khoảng 30-120 tên lửa.

    Theo tuyên bố của Trung Quốc, DF-3 là loại tên lửa một tầng, nhiên liệu lỏng, được Trung Quốc phát triển trong những năm 1960. Ước tính tầm bắn của DF-3 vào khoảng 2.500km, mang đầu đạn thường 2.000kg.

    Trong khi đó, theo đánh giá của The Washington Free Beacon, tên lửa DF-3 được xem là tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt, và giữa Saudi Arabia và Pakistan đã ký kết một thỏa thuận bí mật, theo đó Pakistan sẽ chia sẻ đầu đạn hạt nhân của nước này cho các tên lửa DF-3 này trong trường hợp xảy ra mối nguy hiểm tiềm ẩn.

    Vì vậy, The Washington Free Beacon cho rằng, rất có thể loại vũ khí hạt nhân mà phương Tây “nghi” Saudi Arabia đang sở hữu chính là những đầu đạn được cung cấp bởi Pakistan trang bị cho tên lửa đạn đạo tầm trung DF-3.

    Dù sức mạnh của DF-3 vẫn chưa được kiểm chứng nhưng với việc sở hữu hệ thống tên lửa đạn đạo này, Iran khó có thể giám “động binh” với Saudi Arabia như chuyên gia Paul R. Pillar đến từ Viện Brookings tuyên bố trên tờ Lợi Ích quốc gia Mỹ.

    Chuyên gia Paul R. Pillar nhận định rằng các tên lửa đạn đạo của Iran không thể đe doạ Mỹ mà có chỉ có thể phát huy vai trò là một vũ khí răn đe đối với các quốc gia láng giềng, lân cận và thủ địch với Iran.

    "Ngày nay, các nhà lãnh đạo của Iran coi Saudi Arabia là đối thủ tiềm tàng ở khu vực Vùng Vịnh nên Tehran mới hợp tác với Pakistan và Trung Quốc để phát triển công nghệ chế tạo tên lửa đạn đạo tấn công và coi đó là vũ khí răn đe dành cho Saudi Arabia.

    Iran không phải là nước khơi mào phát triển vũ khí tên lửa đạn đạo ở Trung Đông". - ông Pillar nhấn mạnh.

    Hồi đầu tháng 12/2015, Iran đã tiến hành thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm trung Ghadr-test 110 và phương Tây cho rằng đây là hành đọng vi phạm hai nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

    Theo cáo buộc của phương Tây, Iran đã thử nghiệm tên lửa có tầm bắn 1,8-2000 km gần thành phố cảng Chabahar, nằm ở phía Đông Nam Iran, cạnh biên giới với Pakistan.

    Đây là dòng tên lửa cải tiến từ tên lửa Shahab-3 và có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

    http://soha.vn/quan-su/quoc-gia-trung-dong-so-huu-vu-khi-hat-nhan-dau-tien-20160105102300884.htm
  4. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    5 vũ khí Saudi Arabia khiến Iran phải nể sợ
    (Vũ khí) - Đó là cảnh báo của trang tin Nationalinterest của Mỹ số ra đầu tháng Giêng trong bối cảnh xung đột giữa Saudi Arabia và Iran đang bùng lên dữ dội.
    Theo Nationalinterest, đây là những vũ khí hiện đại, được Saudi Arabia nhập ngoại trong thời gian gần đây.

    Trong những ngày đầu tháng Giêng, Saudi Arabia đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Tehran sau khi đại sứ quán Saudi Arabia tại Tehran bị phóng hỏa. Sự kiện trên diễn ra nhằm phản đối việc chính quyền Riyhad xử tử 47 tù nhân, trong đó có cả giáo sỹ hồi giáo dòng Shiite thân Iran Sheik Nimr al-Nimr, người đã bị bắt nhiều lần, thường xuyên kích động tỉnh phía Đông ly khai khỏi Saudi Arabia.

    Việc xử tử giáo sỹ Sheik Nimr al-Nimr đã làm trầm trọng thêm mối giao bang giữa Riyadh và Tehran. Xa hơn, mối bất hòa giữa Saudi Arabia và Iran còn có nguyên căn kéo dài hàng thế kỷ giữa người Hồi giáo dòng Sunni, chiếm đa số ở Saudi Arabia, và người Hồi giáo dòng Shiite chiếm đa số tại Iran.

    Chính sự thù hằn giữa các nhóm người này đã làm cho mồi lửa xung đột ở Trung Đông nóng lên hơn bao giờ hết. Đặc biệt, từ khi Saudi Arabia khẳng định họ là "cái rốn" của người Hồi giáo Sunni.

    Theo Nationalinterest, Saudi Arabia, nơi có thánh địa Mecca linh thiêng của người Hồi giáo, thu hút hàng triệu tín đồ hành hương mỗi năm. Còn Iran, cường quốc dẫn đầu thế giới Hồi giáo Shiite. Cả hai đều tìm kiếm, mở rộng ảnh hưởng của mình tại khu vực Trung Đông nên nguy cơ xảy ra xung đột là điều khó tránh.

    Đề cập tới tình huống chiến tranh xảy ra giữa hai cường quốc Trung Đông, đặc biệt là sự giàu có của Saudi Arabia, lại liên minh chặt chẽ với các cường quốc phương Tây, các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng thế mạnh quân sự của Saudi Arabia rất vượt trội.

    Quốc gia Hồi giáo này đã đổ ra hàng núi tiền mua sắm những loại vũ khí tối tân, hiện đại nhất, trong đó phải kể đến 5 loại vũ khí dưới đây, Iran không thể làm ngơ một khi chiến sự xảy ra.

    1. Boeing F-15 Eagle

    [​IMG]
    Boeing F-15 Eagle là máy bay tiêm kích chiến thuật 2 động cơ phản lực, có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Được thiết kế để chiếm lĩnh và duy trì ưu thế trên không trong tác chiến.

    Nhờ tài nguyên dầu lửa, Saudi Arabia đã mua hàng loạt máy bay chiến đấu này để trang bị cho lực lượng Không quân Hoàng gia Saudi (RSAF), đặc biệt là dòng tiêm kích không đối không và đa nhiệm F-15 C/D.

    RSAF hiện đang khai thác một phi đội gồm 86 chiếc F-15Eagle C/D, nhiều hơn số lượng của Tehran hiện có. Ngoài ra Saudi Arabia còn có tới 70 tiêm kích, ném bom F-15 Strike Eagles có thể bắn trúng mục tiêu nằm sâu bên trong lành thổ Iran.

    Những Strike Eagles sẽ sớm được nâng cấp lên chuẩn F-15SA, kể cả 3 radar quét điện tử chủ động hệ APG-63 (v) mới, hệ thống tác chiến điện tử và các cảm biến thế hệ hiện đại. Tới đây RSAF sẽ được trang bị thêm 84 tiêm kích F-15SA Strike Eagles mới, và sẽ được đưa vào khai thác trong tương lai gần.

    Nguyên thủy, Boeing F-15 Eagle là sản phẩm của hãng McDonnell Douglas đã sáp nhập vào Boeing chế tạo. Nó được phát triển cho Không quân Mỹ hồi năm 1972. Phiên bản cải tiến F-15E Strike Eagle (Đại bàng tấn công) là kiểu máy bay tiêm kích kết hợp cường kích hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và có tuổi thọ danh nghĩa đến năm 2025.

    2. Máy bay Eurofighter Typhoon

    [​IMG]
    Saudi Arabia đã ký hợp đồng mua 72 máy bay chiến đấu tấn công đa nhiệm vụ, có cánh tam giác và cánh mũi do liên doanh Eurofighter GmbH của châu Âu chế tạo. Eurofighter Typhoon không chỉ là vũ khí tiêm kích không đối không lợi hại, mà nó còn được xem là "gói khí tài" không-đối-đất cực kỳ mãnh liệt.

    Cho đến nay không rõ Saudi Arabia đã nhận được giao bao nhiêu chiếc Eurofighter Typhoon nhưng theo ước tính thì rất có thể, trên một nửa ký theo hợp đồng đã được RSAF đưa vào khai thác. Không giống hầu hết các hợp đồng đã ký trước đây, phần lớn tiêm kích Eurofighter Typhoon trong đồng hiện tại đang được lắp ráp ngay trong lãnh thổ của Saudi Arabia.

    Eurofighter Typhoon sẽ được bổ xung vào phi đội F-15 của RSAF để phục vụ cho cuộc chiến, nếu chiến tranh với Iran bùng phát.

    [​IMG]
    Giống như lực lượng không quân, lực lượng trên mặt đất của Hoàng gia Saudi Arabia (RSLF) đang được trang bị một cách vung phí. Một trong những vũ khí mạnh nhất của RSLF là máy bay trực thăng Boeing AH-64D Apache, riêng vũ khí này Saudi Arabia có tới 82 chiếc.

    Nguyên thủy, Apache được thiết kế vào cuối năm 1970 cho quân đội Mỹ để làm đối trọng với tăng thiết giáp của Liên Xô. Trong cuộc chiến vùng Vịnh đầu tiên, phiên bản gốc AH-64A được xem là phát huy tốt tính năng, trở thành "khắc tinh" đối với lực lượng thiết giáp Iraq. Nhưng trong cuộc chiến phong tỏa Iraq 2003, Apache lại không hoàn thành nhiệm vụ.

    Lực lượng của Saddam đã "bắt thóp" điểm yếu của Apache. Một tiểu đoàn Apache đã bị đánh tả tơi bởi lực lượng the Republican Guard’s Medina , Mỹ mất một Apache, số còn lại bị hỏng nặng.

    Tuy nhiên, Apache vẫn được xem là một công cụ vô giá trong việc chiếm đóng Iraq, và tiếp tục hoạt động có trong cuộc chiến chống lại IS sau này. Theo giới quân sự, khai thác đúng "quy trình", Apache sẽ trở thành một lợi khí chống lại lực lượng mặt đất của đối phương.

    AH-64 Apache là máy bay trực thăng tấn công, thế hệ kế tiếp của máy bay trực thăng Bell AH-1 Cobra. Được thiết kế bởi hãng Hughes, sau đó phát triển bởi McDonnell Douglas và hiện nay do hãng Boeing sản xuất.

    AH-64 có 2 chỗ ngồi, được đẩy bằng 2 động cơ turbin, được trang bị một pháo M230 cỡ 30mm, đồng thời mang cả tên lửa và rốckét ở cánh phụ. Có khả năng hoạt động cả trong ngày lẫn đêm hay trong điều kiện thời tiết bất lợi , phi công có thể dùng mũ có hệ thống quan sát để tác chiến.

    Ngoài ra, Apache còn được trang bị một số loại thiết bị điện tử hàng không mới nhất như Hệ tthu nhận mục tiêu, Hệ thống nhìn đêm của phi công (TADS/PNVS) và Hệ định vị vệ tinh toàn cầu (GPS).

    4. Xe tăng M1A2 Abrams

    [​IMG]
    Các lực lượng hoạt động dưới mặt đất của Saudi Arabia cũng được trang bị các loại xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 Abrams trong tổng số 442 chiếc mà Saudi Arabia hiện có.

    Trong khi không được trang bị uranium nghèo như một phần ma trận giáp giống như xe tăng của quân đội Mỹ, nhưng tăng của Saudi lại là "sát thủ đáng gờm". Tương tự xe tăng tiêu chuẩn M1A2 SEP Abrams của quân đội Mỹ, có nghĩa nó được trang bị các phương tiện thông tin hiện đại, có tính năng truyền gửi thông tin và hệ thống liên mạng cực kỳ hiện đại.

    Hỏa lực của tăng M1A2 Abrams là pháo chính, súng máy hạng nặng và súng máy hạng trung. Gồm pháo nòng trơn 120mm L/44 M256A1 do Đức phát triển với hai băng 40 viên đạn. Một súng máy đơn 50mm và súng hai nòng 7,62 mm M240.

    Tổng thể, M1A2 AbramsAbrams của Saudi Arabia hiện đại hơn bất kỳ loại xe nào của Iran hiện có trên chiến trường. Abrams chỉ có một điểm yếu duy nhất là tiêu tốn nhiên liệu và chi phí duy tu do dùng động cơ động cơ turbin khí HoneywellAGT1500C.

    Xe tăng M1 Abrams là dòng tăng chủ lực do hãng General Dynamics của Hoa Kỳ sản xuất năm 1980, theo thiết kế của Chrysler Defense. Tên hiệu xe được đặt theo tên của Creigton Williams Abrams Jr., Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ giai đoạn từ 12/1972 đến trước khi ông qua đời vào năm 1974.

    Dòng tăng M1 (-1A1) đã được sử dụng trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và hiện đã được cải tiến có thểm các biến thể mới, trong đó có M1A2 Abrams đang được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

    5. Tàu khu trục Frigate lớp Al Riyadh

    [​IMG]
    Nguyên thủy, tàu khu trục hay tàu hộ tống Frigate lớp Al Riyadh được ra đời dựa trên tàu lớp La Fayette của DCN (Pháp), được thiết kế để làm nhiệm vụ tác chiến chống máy bay và có quy mô lớn hơn tới 25% so với tàu tiền bối của Pháp.

    Tàu được trang bị một cặp hệ thống phóng thẳng đứng 8 ngăn dùng cho tên lửa đất-đối-không Aster 15, có thể tấn công máy bay ở khoảng cách 20 dặm (32 km), độ cao đến 50.000 feet (1,5 km). Ngoài ra tàu còn được trang bị 8 tên lửa chống tàu MBDA Exocet MM40 Block II .

    Vũ khí trang bị cho tàu khu trục Frigate lớp Al Riyadh gồm đại bác Oto Melara 76/62 và hai súng máy 20mm cùng với các khí tài chống ngầm, kể cả ngư lôi DCNS F17.

    Ngoài ra, tàu khu trục Frigate lớp Al Riyadh còn được trang bị các vũ khí hạng nặng đưa tổng mức choán nước của tàu lên tới 4.500 tấn, và có thể đạt tới tốc độ tối đa 24.5 knots (trên 45 km/h).

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/5-vu-khi-saudi-arabia-khien-iran-phai-ne-so-3297132/?paged=2
  5. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.365
    Đã được thích:
    26.709
    Sang Sin mua có hàng nhanh ngay và luôn. ST engineering (Singapore Thổ tả engineering) rất hân hạnh phục vụ quý khách.
    kojiro_sasaki thích bài này.
  6. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Toàn bộ khu vực Trung Đông đã ở ngưỡng cửa một cuộc chiến tranh?
    Lê Ngọc Thống | 09/01/2016 07:30

    0
    [​IMG]
    Chia sẻ:

    [​IMG]
    Chuyển nhầm tên lửa sang Cuba, Mỹ lo sốt vó

    Ngày 5/1/2016, Arabia Saudi tuyên bố tử hình 47 kẻ khủng bố trong đó có nhà thuyết giáo Shiite Nimrah đã để lại một hậu quả nghiêm trọng ở Trung Đông.
    Phải chăng toàn bộ khu vực Trung Đông đã vào ngưỡng cửa một cuộc chiến tranh với 2 bên gồm Iran đứng đầu dòng Shiite và Arabia Saudi đứng đầu dòng Sunni?

    Tại thời điểm này, Saudi, Bahrain, Sudan, rút đại sứ, cắt đứt ngoại giao với Iran còn UAE hạ cấp đại sứ. Nếu có chiến tranh thì sẽ theo kịch bản nào?

    Saudi Arabia "người khổng lồ chân đất sét"?

    Lực lượng vũ trang của Saudi Arabia được trang bị các thiết bị quân sự hiện đại nhất và đủ số lượng, chủng loại. Ngân sách quân sự đứng thứ 4 trên thế giới với gần 60 tỷ USD. Tổng quân số 233.000 người.

    Lục quân được trang bị 450 xe tăng M1A2 Abrams, khoảng 400 xe chiến đấu bộ binh và hơn 2.000 xe bọc thép, 50 hệ thống phóng loạt tên lửa M270 của Mỹ, 60 tên lửa đạn đạo "Dongfeng-3" của Trung Quốc tầm bắn tới 2.500 km, nhưng có độ chính xác rất thấp.

    Không quân có 152 máy bay F-15 với các biến thể khác nhau, 81 Tornado (châu Âu) và 32 Eurofighter Typhoon của Anh. Ngoài ra, có những máy bay cảnh báo sớm, chỉ huy trên không (AWACS) và một lượng lớn máy bay vận tải quân sự.

    Các máy bay tiêm kích F-15 hiện đại của Arab Saudi.

    Phòng không tương đối mạnh mẽ với 16 hệ thống tên lửa phòng tầm xa của Patriot PAC-2, nhiều tổ hợp tên lửa Hawki Crotale, cùng hàng trăm tên lửa vác vai Stinger.

    Hải quân có 2 hạm đội: Hạm đội Tây Biển Đỏ và Hạm đội Đông trong vùng Vịnh Ba Tư. Trong vùng Vịnh, có 3 tàu lớp frigate AlRiyadh (hiện đại hóa của Lafayette Pháp) với tên lửa chống tàu (ASM) Exocet MM40 block II với tầm bắn lên đến 72 km.

    Trong Biển Đỏ có 4 tàu khu trục nhỏ lớp Al Madinah với RCC Otomat Mk2 với tầm bắn tối đa lên đến 180 km, 4 tàu hộ tống lớp American Badr với tên lửa chống tàu Harpoon. Đối với các tàu đổ bộ, có 8 chiếc, phục vụ đổ bộ tối đa 800 người tại một thời điểm.

    Lực lượng vũ trang Iran có một số 550.000 người. Ngân sách quân sự năm 2015 là khoảng 10 tỷ USD. Lục quân có hơn 1.600 xe tăng, trong đó có khoảng 480 T-72Z và 150 xe tăng tương đối hiện đại Zulfiqar nội địa dựa trên T-72 và M60 của Mỹ.

    Iran còn có một lượng rất lớn xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép (chủ yếu xuất xứ từ Liên Xô trước đây), cũng như pháo binh.

    Lực lượng tên lửa chiến lược tầm trung, tầm xa do Iran chế tạo vốn khiến Mỹ lo lắng với số lượng nhiều “không còn chỗ chứa”.

    Không quân bao gồm chừng 300 máy bay chiến đầu các loại có xuất xứ từ Mỹ, châu Âu và Nga nhưng đa phần đã lỗi thời.

    Về phòng không, Iran có những thay đổi cơ bản trong những năm gần đây khi họ nhận được các tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn Tor-M1 của Nga và bắt đầu nhận S-300. Tuy nhiên S-300 còn quá sớm để đối đầu với Saudi Arabia.

    Đối với Hải quân, hầu hết các tàu đều tập trung ở Vịnh Ba Tư, một phần nhỏ còn lại đóng ở biển Caspian.

    Có 3 tàu ngầm Project 877 (Kilo đời đầu); 26 tàu ngầm mini mang ngư lôi, mìn; 5 tàu khu trục, 6 tàu hộ tống do Iran tự chế tạo; hơn 50 tàu mang tên lửa (Trung Quốc, Iran và Đức sản xuất).

    Tất cả các tàu tên lửa của Iran sử dụng tên lửa Trung Quốc sản xuất P-701 (khoảng 35 km, ASW) và YJ-82 (tầm hoạt động lên đến 120 km).

    So sánh lực lượng 2 bên chúng ta thấy: Vũ khí trang bị của Saudi rất hoành tráng, ấn tượng nhưng lợi thế hải quân và đặc biệt tác chiến tầm xa thì Iran vượt trội. Hiệu quả tác chiến hay khả năng chiến đấu của Saudi rất đáng thất vọng.

    Bởi thực tế hơn 10 tháng Liên minh do Saudi đứng đầu với 150.000 quân, 185 máy bay đánh “hội đồng” lực lượng Houthis tại Yemen do Iran hậu thuẫn, trang bị vũ khí kém cỏi nhưng vẫn không có kết quả gì lớn.

    Như vậy ý chí chiến đấu và trí tuệ của bộ tham mưu chiến tranh của Saudi không bằng Iran.

    Ngoài ra, Iran có tổ hợp công nghiệp quân sự của riêng mình, nên không phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung bên ngoài. Iran tự chủ được tên lửa tầm trung, tầm xa, con át chủ bài trong tác chiến tầm xa.

    Trước tình hình căng thẳng đang đẩy lên cao thì nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa Saudi Arabia và Iran là có thật.

    Lợi thế tác chiến tầm xa của Iran vượt trội so với Arab Saudi.

    Nếu điều đó xảy ra, sẽ có 2 kịch bản sau đây:

    1. Tăng cường độ xung đột tại Syria, Iraq và Yemen

    Thực tế, đây là cuộc chiến ủy nhiệm mà 2 nước đã tiến hành trong mấy năm qua, đặc biệt là tại Syria.

    Hơn 4 năm trầy trật, tốn không biết bao nhiêu tiền của, hậu thuẫn cho lực lượng đối lập và kể các lực lượng hồi giáo cực đoan khác, với mục tiêu “Assad phải ra đi” nhưng vẫn không thu được kết quả.

    Đã thế, khi Nga can thiệp trực tiếp vào Syria thì tình thế lại khác hẳn khi lực lượng Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn bị Nga đánh cho tan tác.

    Quân đội Assad cùng với sự hỗ trợ mặt đất của Iran đã đứng vững và phản công đẩy lực lượng đối lập vào nguy cơ bị tiêu diệt.

    Thổ Nhĩ Kỳ đã phản ứng cuồng loạn, Saudi cay cú thành lập liên minh 34 quốc gia chống khủng bố mà thực chất là tập hợp lực lượng dòng Sunni để chống Nga và Iran.

    Vậy tình huống cường độ xung đột tăng lên tại Syria, Iraq, Yemen là gì?

    Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm mạnh hơn ở phía Bắc Iraq, còn Saudi sẽ cung cấp vũ khí trang bị nhiều hơn cho quân nổi dậy ở Syria.

    Tại Yemen, sau gần 1 năm Saudi liên minh với 10 quốc gia khác gồm Jordan, Qatar, Kuwait, Bahrain và UAE… cùng sự ủng hộ của Mỹ, không kích vào Yemen làm hơn 3.000 người chết, gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng như LHQ cảnh báo.

    Một bé gái Yemen hoảng loạn trong một đợt không kích của Arab Saudi. Ảnh Khaled Abdullah Ali/Reuters.

    Cùng việc đẩy căng thẳng lên cao đồng thời là lệnh ngừng bắn tại Yemen đã bị bãi bỏ. Liên minh do Saudi đứng đầu tiếp tục không kích, can thiệp thô bạo vào chủ quyền quốc gia Yemen.

    Rõ ràng, việc Arabia Saudi tăng cường độ xung đột lên cao không phải để đạt được mục tiêu quân sự bởi tại Syria, dùng biện pháp quân sự lật đổ Assad là vô vọng.

    Trong khi đó tại Yemen, Saudi Arabia không muốn biến Yemen thành “một Việt Nam” của họ như tờ Al Jazeera đã nhận định.

    Arabia Saudi cùng Thổ Nhĩ Kỳ gây căng thẳng, tăng cường độ xung đột để phá hoại đàm phán hòa bình, ổn định cho Syria khi chính quyền Assad ngày càng vững mạnh sẽ có lợi thế lớn trong một giải pháp chính trị sắp tới.

    Đồng thời, qua đó Arabia Saudi tăng giá dầu khi sức chịu đựng thâm hụt ngân sách đã đến giới hạn.

    Thực tế, kịch bản này đã, đang xảy ra.

    2. Cuộc chiến trực tiếp, toàn diện.

    Do Arabia Saudi không có chung biên giới với Iran cho nên chiến trường chính sẽ là Vịnh Ba Tư và các quốc gia nằm giáp với gồm những quốc gia đã vội vàng cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran kể trên và đặc biệt nóng là tại Yemen đang diễn ra.

    Cuộc chiến như kịch bản 1 nêu trên đã, đang diễn ra và nếu như tiếp tục leo thang đến mức khiến 2 quốc gia Iran-A Saudi trực tiếp “lao vào nhau” toàn diện thì Arabia Saudi sẽ xuất hiện những tử huyệt sau đây:

    Thứ nhất, tử huyệt nguy hiểm nhất là Yemen.

    Chiến dịch “Bão táp quyết chiến” do Arabia Saudi đứng đầu 10 nước vùng Vịnh, ngoại trừ Oman, đã thu được kết quả khi phá tan cơ sở hạ tầng mỏng manh của Yemen, lực lượng không quân và tên lửa của Houthis.

    Tuy nhiên, giải quyết trên chiến trường chỉ khi người lính xuất hiện, nhưng tiếc thay đây là một mạo hiểm và nỗi sợ của liên quân khi đưa quân vào lãnh thổ Yemen.

    Lịch sử còn ghi nhận cuộc xâm lược của Saudi Arbia vào Yemen năm 2009, khi đó lực lượng Houthis còn yếu, thiếu kinh nghiệm hơn nhiều, bị cô lập hơn nhiều lần bây giờ, nhưng vẫn đẩy lùi đội quân của nhà Saudi.

    Hiện nay, tuyên bố của lực lượng Houthis rằng, nếu Saudi Arabia vẫn tiếp tục không kích thì Houthis buộc phải tấn công vào lãnh thổ của Saudi Arabia, ngoài ra Houthis có đủ khả năng phong tỏa eo biển Beb Al-Mandeb nếu cần.

    Đây không phải lời nói suông khi đã có sự hỗ trợ của Iran, Nga và tất nhiên Iran sẽ triệt để khai thác lợi thế này. Nên biết rằng, người dân Yemen chỉ đứng sau người dân Mỹ sở hữu vũ khí cá nhân.

    Vì thế, nếu như Saudi Arabia cùng liên minh giải giáp được lực lượng Houthis thì một tình thế như Iraq, Lybia, và các nơi khác sẽ xuất hiện có thể tràn sang biên giới của Saudi, sẽ biến Arabia Saudi thành thảm họa.

    Trong khi đó Iran không có một “hàng xóm” nào như vậy, như Yemen cạnh Arabia Saudi.

    Kho tên lửa tầm xa, tầm trung của Iran “không đủ chứa”.

    Thứ hai, tấn công tầm xa.

    Như trên đã nói, Iran và Arabia Saudi không giáp nhau cho nên, tấn công nhau nếu như không có chiến trường thứ 3 thì phương án tác chiến chủ yếu là dùng không quân, tên lửa dội vào nhau.

    Biết rằng lực lượng không quân nhà Saudi hiện đại, tiên tiến hơn Iran nhưng chưa đủ sức vượt mặt được S-300 mà ngay cả không quân Mỹ cũng phải ngán ngại.

    Trong khi tên lửa tầm xa, tầm trung của Iran thì vượt trội về số lượng “kho không đủ chứa” do họ tự sản xuất được.

    Rốt cuộc, nhà Saudi chỉ còn cách ngồi nhìn tên lửa Iran bay vào và trăm sự nhờ vào hệ thống đánh chặn “phập phù” của mình mang tên Patriot PAC-2 của Mỹ.

    Thứ ba, hải quân.

    So sánh lực lượng, Hải quân Iran tập trung, mạnh hơn hải quân nhà Saudi, có lợi thế hơn khi có thể gây áp lực mạnh mẽ, trực tiếp vào bờ biển phía Đông nhà Saudi.

    Không những thế, đặc biệt, nếu như Arabia Saudi kêu gọi được các quốc gia khác tham gia liên minh đánh Iran thì hải quân Iran sẽ và thừa khả năng phong tỏa eo biển Hormuz.

    Một động thái như vậy sẽ dẫn đến thảm họa kinh tế cho các nước vùng Vịnh, họ mất tất cả các thị trường, đặc biệt là thị trường dầu lửa, trong khi Iran có thể tự mình tiếp tục xuất khẩu dầu cùng với Nga và Mỹ.

    Với khách hàng thì dầu của Nga, Mỹ hay Iran… không khác dầu của vùng Vịnh.

    Là giới quân sự, chỉ cần soi 3 tử huyệt này thì nhà Saudi không thể phát động một cuộc chiến trực tiếp, toàn diện với Iran.

    Tuy nhiên, Arabia Saudi không hẳn là không có lợi thế.

    Chẳng hạn, nhà Saudi có rất nhiều đồng minh là các quốc gia dòng Sunni tại vùng Vịnh, đặc biệt, câu hỏi quan trọng nhất là liệu các đồng minh lớn như Ai Cập, Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ có theo “gậy chỉ huy” của nhà Saudi tham gia trực tiếp tấn công Iran hay không.

    Pakistan là quốc gia hạt nhân đã không gia nhập vào liên minh 34 quốc gia do Arabia Saudi thành lập vừa qua lại đang có mối quan tâm lớn tại khu vực của mình…thì khả năng tham gia là không thể.

    Thổ Nhĩ Kỳ với chính sách đối ngoại hung hăng vốn có với Syria, Iraq, Iran là có thể, nhưng tình thế trong nước, người Kurd… khiến họ không dám manh động.

    Ai Cập, ở thời điểm này đang tham gia vào sự phong tỏa của bờ biển Yemen, nhưng không có khả năng can thiệp nhiều hơn vì khả năng tác chiến xa ngoài lãnh thổ của quân đội Ai Cập đang là ý muốn xa xỉ.

    Nhưng có lẽ quyết định quan trọng nhất là Nga và Mỹ. 2 cường quốc này không muốn, bởi nếu có một liên minh như vậy tham gia tấn công Iran thì địa chính trị Trung Đông sẽ sụp đổ, hậu quả sẽ khôn lường.

    Trung Quốc cũng thế, 52% lượng dầu lửa nhập khẩu của họ chủ yếu từ Iran và Arabia Saudi. Nếu chiến tranh xảy ra, họ buộc phải nhập khẩu dầu từ Nga, Mỹ là điều không muốn chút nào.

    Như vậy, kịch bản thứ hai này là không thể xảy ra.

    Arabia Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ dù có ham muốn, chuẩn bị bao lâu nay trong khi Iran bị cấm vận thì vẫn chưa đủ tầm, đủ tuổi để bá chủ khu vực. Dù dòng Sunni chiếm 80% so với dòng Shiite 20% thì số lượng không có ý nghĩa tại Trung Đông.

    Hy vọng rằng các bên liên quan sẽ đủ tỉnh táo để kiềm chế, không để xảy ra chiến tranh.

    http://soha.vn/quan-su/toan-bo-khu-...ua-mot-cuoc-chien-tranh-20160108142248637.htm
  7. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    F-14 Iran và F-15 Saudi Arabia sẽ có "Cuộc đối đầu lịch sử"?
    Bạch Dương | 10/01/2016 07:30

    0
    [​IMG]
    Chia sẻ:

    [​IMG]
    Vừa khiến TG chấn động vì bom H, Triều Tiên khoe tên lửa hủy diệt

    Hiện nay tiêm kích chủ lực của Không quân Saudi Arabia là F-15SA Eagle trong khi bên phía Iran là F-14A Tomcat, cả hai loại máy bay trên đều do Mỹ sản xuất.
    5 vũ khí độc Iran đủ sức hạ ông lớn Saudi Arabia
    Những ngày gần đây, căng thẳng giữa hai quốc gia Trung Đông hùng mạnh là Iran và Saudi Arabia đang không ngừng gia tăng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành một cuộc xung đột quân sự.

    Quân đội Saudi Arabia và Iran đều có những mặt mạnh và yếu riêng nên rất khó đưa ra nhận định bên nào chiếm ưu thế nhiều hơn.

    Tuy nhiên, một điều chắc chắn sẽ gây chú ý cho giới quân sự, đó là rất có thể lần đầu tiên trong lịch sử, hai loại tiêm kích hàng đầu do Mỹ sản xuất là F-14A TomcatF-15SA Eagle sẽ phải đối đầu với nhau vì đang nằm hai bên chiến tuyến.

    Vậy nếu kịch bản trên xảy ra, loại chiến đấu cơ nào sẽ giành chiến thắng?

    Tiêm kích F-15SA của Không quân Saudi Arabia

    Chủ lực của Không quân Hoàng gia Saudi Arabia hiện nay là 150 chiếc tiêm kích đa năng F-15SA, đây chính là biến thể xuất khẩu dựa trên F-15E Strike Eagle với việc bổ sung khả năng tấn công mặt đất, trong khi sức mạnh không chiến cũng gia tăng đáng kể.

    F-15SA được lắp đặt những thiết bị điện tử hàng không rất hiện đại, trong đó đáng kể nhất là radar quét mảng pha điện tử thụ động AN/APG-70.

    Loại radar này phát hiện được máy bay ném bom cỡ lớn từ cự ly 300 km hoặc 195 km với tiêm kích có diện tích phản xạ radar nhỏ, theo dõi được 14 mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa tiêu diệt 6 mục tiêu cùng lúc.

    Ngoài ra, F-15SA còn được trang bị hệ thống chiến tranh điện tử chiến thuật TEWS (Tactical Electronic Warfare System) tiên tiến, cung cấp sự bảo vệ toàn diện cho máy bay trước các mối nguy cơ.

    Tiêm kích F-14A Tomcat của Không quân Iran

    Nếu so sánh với F-15SA hiện đại thì 44 chiếc tiêm kích đánh chặn F-14A Tomcat của Không quân Iran rõ ràng là yếu thế hơn trong không chiến tầm xa.

    Cụ thể, F-14A của Iran vẫn chỉ được trang bị radar AN/AWG-9 thế hệ cũ sử dụng công nghệ analog đã lạc hậu chứ không phải AN/APG-71 như F-14D của Hải quân Mỹ, tầm phát hiện mục tiêu kích cỡ máy bay ném bom của AN/AWG-9 chỉ là 160 km.

    Mặc dù có thông tin cho biết những chiếc F-14A trên đã được Trung Quốc hỗ trợ trong quá trình hiện đại hóa, nhưng nhiều khả năng đó chỉ là gói chuyển đổi về phần mềm và một số thiết bị điện tử để tương thích với vũ khí do Nga và Trung Quốc sản xuất mà thôi.

    F-14A của Iran sau nâng cấp đã mang được tên lửa không đối không R-27 do Nga chế tạo

    Tiếp theo khi xét về không chiến quần vòng cự ly ngắn, ưu thế lại càng nghiêng hẳn về phía F-15SA do dòng tiêm kích Eagle vốn nổi tiếng là có độ linh hoạt cao, khả năng chuyển hướng đột ngột khi đang bay ở tốc độ lớn của F-15 được cho là vô cùng tuyệt vời.

    Trong khi đó, do chú trọng vào năng lực không chiến tầm xa nhằm đánh chặn máy bay ném bom chiến lược của Liên Xô, cộng với kết cấu cánh cụp cánh xòe đã khiến F-14 gặp khá nhiều khó khăn khi thực hiện các động tác nhào lộn phức tạp.

    Không phải ngẫu nhiên mà ngoài tên gọi chính thức Tomcat, F-14 còn bị các phi công Hải quân Mỹ đặt cho biệt danh "Turkey - Gà tây" nhằm miêu tả sự nặng nề, kém linh hoạt của nó.

    Liệu F-14 Tomcat và F-15 Eagle sẽ có một "Cuộc đối đầu lịch sử"?

    Nếu chỉ so sánh đơn thuần về tính năng thì F-14A của Iran gần như không có cơ hội chiến thắng trước F-15SA của Saudi Arabia, nhưng cần nhắc lại là ngoài yếu tố kỹ thuật thì chiến thuật cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng, thậm chí quyết định thành bại.

    Diễn biến tình hình khu vực Trung Đông trong những ngày tới vẫn rất phức tạp, chắc chắn cả hai bên sẽ tìm cách để tránh xung đột quân sự. Hy vọng rằng quốc tế sẽ không phải chứng kiến một "Cuộc đối đầu lịch sử" giữa hai loại tiêm kích F-14 và F-15.

    http://soha.vn/quan-su/f-14-iran-va...co-cuoc-doi-dau-lich-su-20160109020827227.htm
  8. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Ả Rập Xê-Út định mua xe tăng đắt thứ 2 thế giới
    Cập nhật lúc: 14:00 18/01/2016
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Pháp chi hơn 300 triệu USD năng cấp 218 xe tăng Leclerc

    Quân đội Pháp vất vả cứu xe tăng AMX-56 Leclerc
    (Kiến Thức) - Quân đội Ả Rập Xê Út đang dự định mua hàng trăm xe tăng Leclerc của Pháp nhằm nâng cao sức mạnh trong bối cảnh căng thẳng với Iran.
    Một nguồn tin ở Pháp cho biết, quân đội Ả Rập Xê-út đang bày tỏ sự quan tâm đến xe tăng chiến đấu chủ lực AMX Leclerc trong kế hoạch tăng cường sức mạnh lục quân của nước này. Một quan chức giấu tên trong tập đoàn Nexter nói rằng, đó sẽ là một tin tốt đối, chúng ta đang nói về số lượng hàng trăm xe tăng.

    Tập đoàn Nexter đã đóng cửa dây chuyền sản xuất xe tăng Leclerc vào năm 2000, nhưng có thể khởi động lại nếu có đơn hàng mới. Nhà thầu quốc phòng hàng đầu nước Pháp đang hợp tác cùng tập đoàn Krauss-Maffei Wegmann (KMW) của Đức (nhà sản xuất xe tăng Leopard) trong kế hoạch phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực mới.

    Xe tăng Leclerc hiện đang phục vụ trong quân đội Pháp và UAE. Quân đội UAE đang có trong biên chế khoảng 388 xe tăng Leclerc. Lục quân Ả Rập Xê-út là lực lượng có sức mạnh hàng đầu khu vực Trung Đông. Quốc gia này là khách hàng truyền thống của vũ khí phương Tây. Lục quân nước này đang có 200 xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams và 400 M60A3 của Mỹ.

    Xe tăng đắt thứ 2 thế giới


    [​IMG]
    Xe tăng chiến đấu chủ lực Leclerc của quân đội UAE trong chiến dịch ở Yemen.
    AMX Leclerc là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ 3 do tập đoàn Nexter của Pháp chế tạo. Nó từng là xe tăng chiến đấu chủ lực đắt nhất thế giới với đơn giá tới 9,3 triệu USD/chiếc vào năm 2011. Tuy nhiên, kỷ lục này đã bị xe tăng K2 Black Panther của Hàn Quốc xô đổ vào năm 2014.

    Leclerc được trang bị pháo chính nòng trơn 120 mm nạp đạn tự động, nó là xe tăng chiến đấu chủ lực duy nhất của phương Tây sử dụng cơ cấu nạp đạn tự động, tốc độ bắn khoảng 12 viên/phút. Vũ khí phụ gồm súng máy đồng trục 7,62 mm và đại liên 12,7 mm điều khiển từ xa.

    Xe được trang bị giáp hỗn hợp 3 lớp gồm giáp composite, titan và phản ứng nổ ERA ngoài cùng với khả năng chống chịu tốt trước các vũ khí chống tăng.

    Nhà sản xuất trang bị cho xe hệ thống quản lý chiến đấu kỹ thuật số cùng hệ thống cảm biến tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu tiên tiến. Xe tăng này có thể bắn trúng mục tiêu ở cự ly 4 km khi đang di chuyển với tốc độ 50 km/h.

    Leclerc được lắp động cơ diesel công suất 1.500 mã lực, tốc độ tối đa 72 km/h, dự trữ hành trình 650 km.
    Về quá trình tham chiến, xe tăng này đã được sử dụng ở cường độ thấp trong một số cuộc xung đột ở Lebanon, Kosovo. Gần đây, quân đội UAE đã triển khai 15 xe tăng Leclerc tham chiến tại Yemen trong liên minh với Ả Rập Xê-út. Và chỉ có ba xe tăng hư hỏng trong chiến đấu, trong đó 2 xe cán phải mìn chống tăng và 1 xe trúng súng phóng lựu chống tăng gây hỏng hệ thống điện. Nếu hợp đồng mua xe tăng Leclerc được ký kết, sức mạnh lục quân Ả Rập Xê-út sẽ tăng lên gấp bội với 2 dòng xe tăng chiến đấu chủ lực hàng đầu thế giới là M1 Abrams và Leclerc.
    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/a-rap-xe-ut-dinh-mua-xe-tang-dat-thu-2-the-gioi-621594.html
  9. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Quân đội Iran và Ả Rập Xê-út: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"
    Cập nhật lúc: 21:00 18/01/2016
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Đo đếm vũ khí Quân đội Iran khiến Mỹ kiêng nể

    Tiêm kích F-4 Iran gặp nạn, 2 phi công thiệt mạng
    (Kiến Thức) - Nếu so sánh về vũ khí trang bị thì rất khó nói Quân đội Iran và Ả Rập Xê-út "ai hơn ai", có lẽ sẽ phụ thuộc nhiều vào con người.
    Căng thẳng giữa Iran và Ả Rập Xê-út sau vụ hành quyết giáo sĩ dòng Shia Sheikh Nimr al-Nimr vẫn chưa có giấu hiệu hạ nhiệt. Ả Rập Xê-út đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran sau khi đại sứ quán nước này ở Tehran bị tấn công bởi đám đông giận dữ vào ngày 2/1. Bóng ma một cuộc xung đột quân sự giữa 2 cường quốc Trung Đông lại nổi lên.

    Quân đội Iran và Ả Rập Xê-út được đánh giá thuộc top hàng đầu khu vực Trung Đông. Quân đội 2 nước này có những điểm mạnh và hạn chế nào. Nếu có một cuộc xung đột xảy ra, bên nào sẽ nắm nhiều lợi thế hơn?

    Lục quân

    Lục quân Iran có quân số khoảng 350.000 người. Theo Globalfirepower, về quân số, Iran đứng thứ 18 thế giới. Trang bị vũ khí của lục quân Iran khá mạnh, thuộc hàng đứng đầu khu vực Trung Đông. Lục quân nước này sở hữu 1.658 xe tăng chiến đấu chủ lực các loại, trong đó mạnh nhất là T-72 và Type-72Z Safir-74, T-62.


    1.315 xe thiết giáp các loại, nổi bật là BMP-1, BMP-2, BTR-60, FV101 Scorpion. 320 lựu pháo tự hành các loại, mạnh nhất là lựu pháo tự hành M109 Paladin 155 mm, M107 175 mm của Mỹ, 2S1 Gvozdika 122 mm của Nga, Raad-1, Raad-2 do Iran chế tạo dựa trên lựu pháo của Mỹ và Nga.

    [​IMG]
    Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72S - nắm đấm hỏa lực mạnh nhất của lục quân Iran.
    Ngoài ra, lục quân Iran còn có 2.078 pháo kéo xe, 1.474 hệ thống pháo phản lực bắn loạt, phần lớn do Iran chế tạo với tầm bắn từ 15-75 km.

    Trong khi đó, lục quân Ả Rập Xê-út có quân số khoảng 239.000 người, đứng thứ 46 thế giới về quân số. Lục quân nước này có 1.210 xe tăng chiến đấu chủ lực, trong đó mạnh nhất là xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2SA được đánh giá mạnh ngang M1A2SEP của lục quân Mỹ.

    5.472 xe thiết giáp các loại, nổi bật là xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley của Mỹ, AMX-10P của Pháp. 524 lựu pháo tự hành, trong đó có M109 Paladin của Mỹ, PLZ-45 của Trung Quốc, AMX-GCT của Pháp. 432 pháo kéo xe. 322 hệ thống pháo phản lực bắn loạt.

    Về lục quân, Iran có quân số đông hơn, trong khi Ả Rập Xê-út có trang bị khí tài hiện đại hơn.

    Không quân

    Không quân Hoàng gia Ả Rập Xê-út (RSAF) có tổng cộng 675 máy bay chiến đấu các loại, trong đó có những loại hiện đại nhất thế giới như F-15 Eagle 156 chiếc bao gồm hai phiên bản đa năng và chiếm ưu thế trên không, 72 tiêm kích Typhoon. 8 máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không cùng nhiều máy bay vận tải, trinh sát khác.

    [​IMG]
    Tiêm kích F-15 Eagle của Không quân Hoàng gia Ả Rập Xê-út .
    Trong khi đó, Không quân Cộng hòa Hồi giáo Iran (IRIAF) có quân số khoảng 37.000 người. Trang bị khí tài chủ yếu là các máy bay thế hệ cũ tân trang lại. Lực lượng tấn công mạnh nhất của IRIAF là 44 tiêm kích F-14 Tomcat, 28 tiêm kích bảo vệ không phận MiG-29.

    Lực lượng tấn công mặt đất gồm 30 cường kích Su-24, 19 cường kích Su-25. Tổng số máy bay của Iran khoảng 471 chiếc.
    Nhìn chung, về sức mạnh không quân thì Quân đội Ả Rập Xê-út mạnh hơn Iran.
    Hải quân

    Hải quân Cộng hòa Hồi giáo Iran có quân số khoảng 18.000 người, 397 tàu chiến các loại, phần lớn do công nghiệp đóng tàu Iran chế tạo. Tàu chiến mặt nước mạnh nhất của Iran là tàu hộ tống tên lửa lớp Moudge, lượng choán nước 1.500 tấn, 2 tàu đang hoạt động. 3 tàu hộ vệ tên lửa lớp Alvand, lượng choán nước 1.540 tấn.

    Đặc biệt, Hải quân Iran là lực lượng duy nhất ở Trung Đông có tàu ngầm điện diesel lớp Kilo được Hải quân Mỹ đặt cho biệt danh “Hố đen đại dương”. 3 tàu ngầm Kilo đang hoạt động mang lại cho Hải quân Iran khả năng tấn công dưới nước mạnh mẽ. Ngoài ra, Iran còn có số lượng lớn tàu ngầm mini lớp Ghadir do nước này chế tạo. Những tàu ngầm này là mối đe dọa lớn cho các tàu chiến đối phương trong vùng vịnh Ba Tư và eo biển Hormuz.

    [​IMG]
    Tàu ngầm lớp Kilo, sát thủ dưới mặt nước đáng sợ nhất mà Ả Rập Xê-út phải e ngại.
    Lực lượng tấn công khiến đối phương phải e ngại nhất là đội tàu tên lửa tấn công nhanh hùng hậu khoảng 111 chiếc. Những tàu này sở hữu tốc độ cao, hỏa lực mạnh có thể đột kích nhóm tàu chiến của đối phương và gây thiệt hại nặng.

    Trong khi đó, quy mô Hải quân Hoàng gia Ả Rập Xê-út khá khiêm tốn với quân số khoảng 13.500 người, tổng số 55 tàu chiến các loại. Chiến hạm mạnh nhất là khinh hạm tàng hình lớp Al Riyadh (phiên bản của khinh hạm La Fayette của Pháp), lượng choán nước 4.700 tấn. Vũ khí trên chiến hạm này khá mạnh với tên lửa chống hạm Ottomat, tên lửa phòng không Crotale và pháo hạm 100 mm.

    Ngoài ra, Hải quân Ả Rập Xê-út còn sở hữu 4 tàu hộ tống tên lửa lớp Badr với vũ khí chủ lực là tên lửa chống hạm Harpoon của Mỹ. Hải quân Ả Rập Xê-út không có lực lượng tàu ngầm, đây là bất lợi lớn của họ trong một cuộc đối đầu nếu có với Iran. Tuy nhiên, Ả Rập Xê-út có thể dựa vào sự chống lưng của Mỹ để bù đắp khuyết điểm trong năng lực chống ngầm.

    Lực lượng tên lửa đạn đạo

    Lực lượng không gian vũ trụ Iran sở hữu kho tên lửa đạn đạo đồ sộ với tầm bắn bao phủ toàn khu vực Trung Đông. Những tên lửa này được chế tạo với công nghệ không quá hiện đại, nhưng chúng vẫn là vũ khí răn đe mang tầm chiến lược.

    Năm 2015, Iran đã công bố phát triển thành công tên lửa hành trình tấn công mặt đất Soumar với tầm bắn tới 2.500 km. Tên lửa này được cho là sao chép lại từ tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kh-55 của Liên Xô.

    [​IMG]
    Tên lửa đạn đạo tầm trung Emad của Iran rời bệ phóng trong một thử nghiệm gần đây.
    Trong khi đó, Ả Rập Xê-út được cho là đã mua một số tên lửa đạn đạo DF-3 từ Trung Quốc trong những năm 1980 trước khi Quy chế Kiểm soát Công nghệ Tên lửa (MTCR) có hiệu lực vào năm 1987. Một số nguồn tin cho rằng, Ả Rập Xê-út đang bí mật đàm phán mua tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21 của Trung Quốc. Tuy nhiên, khả năng Ả Rập Xê-út có thể mua DF-21 là rất thấp vì vi phạm MTCR.

    Globalfirepower xếp hạng sức mạnh quân sự Ả Rập Xê-út đứng thứ 28 thế giới. Trong khi đó, Iran đứng thứ 23 thế giới. Tuy nhiên, việc xếp hạng này chỉ mang tính chất tượng trưng. Quân đội Iran và Ả Rập Xê-út đều có thế mạnh riêng theo đường lối quốc phòng của mỗi nước.

    http://kienthuc.net.vn/vu-khi/quan-doi-iran-va-a-rap-xe-ut-ke-tam-lang-nguoi-nua-can-620964.html

    Iran 7-1 Saudi

    Iran có lực lượng máy bay tiêm kích trang bị tên lửa BVR, Saudi hoàn toàn không có, mặc dù AIM-54 và phiên bản Iran tự sản xuất có thể kém so với hệ thống ECM của Saudi, tuy nhiên không phải có ECM là an toàn trước AAMBVR mặc dù là công nghệ cũ
    Iran có lực lượng tên lửa hành trình tầm xa đông đảo, Saudi chỉ có mỗi hệ thống DF-3 mua của TQ, mặc dù tầm bắn có thể đạt tới Teheran nhưng Saudi cũng khó có cách nào chống đỡ trước số lượng đông đảo TLHT, TLDD Iran
    Iran có lực lượng ngư lôi, thuỷ lôi, tên lửa chống hạm mạnh nhất khu vực, có thể thừa khả năng khoá eo biển Hozmus
    Iran có hệ thống phòng không đa dạng và tốt nhất khu vực Trung Đông (theo tiêu chuẩn Nga, TQ, có lẽ chỉ đứng sau Do Thái)
    Iran có khả năng tự lực quốc phòng lớn (mặc dù đa số là công nghệ thập niên 70-80-90 tương đối cũ), ngược lại Saudi phải đi mua của tất cả các nước kể cả của Nga, TQ ngoài nguồn cung cơ bản Tây Âu và Hoa Kỳ
    Iran có lực lượng tàu ngầm, Saudi hoàn toàn không có, các tàu khinh hạm của Saudi sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, mặc dù tàu ngầm Kilo loại mạnh nhất của Iran-Project 877 rất ồn ào, còn tàu F3000S lớp hiện đại nhất của Saudi có khả năng tàng hình, sonar tốt, công thủ toàn diện, nhưng ở khu vực eo biển Hozmus thì tàu ngầm, thủy lôi, ngư lôi, tàu cao tốc mang MLRS và tên lửa chống hạm đa nền tảng mới là át chủ bài (Iran có hệ thống ASHM phóng đa nền tảng TEL, F-4, Mi-17....)
    Iran có lực lượng lục quân đông đảo thiện chiến nhất khu vực Trung Đông, mặc dù công nghệ tank thiết giáp cũ hơn Saudi (VD: Saudi trang bị cả tank, bọc thép từ Nga, Mỹ BMP3, M1A2 công nghệ mới), tuy nhiên ưu thế quân số vượt xa Saudi

    Saudi chỉ có duy nhất điểm mạnh về trang bị không quân (chủ yếu là máy bay chiến đấu, lực lượng trực thăng vũ trang Saudi là không đáng kể so với Iran), trang bị hiện đại nhất khu vực, gồm cả máy bay tiêm kích Gen 4, 4.5 của Mỹ và Châu Âu (VD: Typhoon, F-15SA chất lượng vượt xa cả F-15I, F-14A của Do Thái, Iran hoặc F-16C của Thổ, nhưng các máy bay này cũng ko tàng hình), trang bị cả AWACS, khả năng tác chiến trên không của Saudi toàn diện có lẽ chỉ đứng sau Do Thái. Tuy nhiên vị trí địa lý 2 quốc gia khá gần nhau, hệ thống tên lửa tầm xa đa nền tảng của Iran, dư tầm bắn và tấn công mọi mục tiêu trên không lẫn trên biển lẫn đất Saudi, do đó KQ Saudi hoàn toàn khó làm chủ chiến trường nếu ko có Tomahawk hoặc DF-21C hoặc số lượng lớn các tên lửa tương tự.

    KQ Saudi (chủ lực là Torando) và lực lượng tên lửa chiến thuật Saudi (chủ yếu là DF-3) nên học tập KQ Do Thái năm 1967, đánh phủ đầu đám F-14A sẽ chặn đánh được khả năng BVR của Iran (Iran chỉ còn rất ít F-14A sử dụng được, hơn 20 chiếc, trong khi đó MiG-29, F-4/5, Saeqeh ko mang được AIM-54A), khi đó trong tầm trung các tên lửa AIM-120C sẽ hoàn toàn làm chủ chiến trường do phần lớn máy bay Iran kể cả MiG-29 cũng ko có hoặc trang bị ít ỏi ECM (F-5/4 và các bản nhái hoàn toàn ko có ECM), FCR kém thậm chí ko có, trong tầm gần thì F-15SA, Typhpoon làm thịt hết đám F-4/5, bản nhái lẫn MiG-29 Iran với trang bị AIM-9X + HMDS. Tuy nhiên hệ thống phòng không đa dạng, đông đảo của Iran (các loại ZPU, ZSU, KS-19, Rapier, Hawk, HQ-7, Buk, Tor, SM-1, S-125, HQ-2, SA-2/5/6/22, RBS 70 và các bản nhái.... sắp tới có cả S-300 và bản nhái dang dở Bavar-373 cũng có thẻ tham chiến, kể tới tết cũng chưa hết, tính đa dạng của hệ thống PK Iran còn hơn cả Ấn độ, TQ, Nga, EU, Mỹ do kết hợp nhiều hệ thống các nước LX, TQ, NATO) thì chắc chắn Saudi khó tiêu diệt toàn bộ được và đây sẽ là hệ thống gây tổn thất cực lớn cho KQ Saudi (tương tự PK Iraq, Nam Tư từng giáng đòn đau vào KQ Liên Minh, mặc dù KQ Liên Minh dành thắng lợi hoàn toàn trước KQ 2 nước đó nhờ ưu thế công nghệ và số lượng)

    Iran ngược lại sẽ giáng Saudi những đòn khó gượng nổi, tấn công bằng kho tên lửa tầm trung, tầm xa (đa số nhái Scud và mua, nhái của BTT), Saudi chắc chắn 90% là ko có khả năng chống đỡ do hệ thống PK ít ỏi (chỉ có Skyguard 35mm, Hawk và Patriot, số lượng cũng cực kì ít), chẳng cần đầu đạn hạt nhân, chỉ đầu đạn thông thường bắn vào các TP lớn , căn cứ của Saudi vd thủ đô Riyadh là cỡ 2 ngày Saudi phải gọi Mỹ vào rồi (kịch bản cũng ko khác gì chiến tranh HQ vs TT nếu xảy ra, hoặc 1 kịch bản đẫm máu hơn Gulf War 1, khi đó nếu Iraq tự chủ và có số TLHT/DD đa dạng, đông đảo như Iran thì còn lâu Mỹ mới ăn được).

    Saudi mặc dù trang bị , huấn luyện tiêu chuẩn NATO, nhưng khả năng chiến đấu quy ước trước đối thủ là Hothi cũng bộc lộ rõ điểm yếu, chết hơn 300 quân, kể cả tướng cao cấp, thiệt hại khí tài 1 AH-64, vài chiếc M1 Abram, BMP3, Humvee, M-ATV 1 tàu tên lửa Oqbah và 1 F-15
    Lần cập nhật cuối: 20/01/2016
  10. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ khi đóng siêu hạm
    (Vũ khí) - Thổ Nhĩ Kỳ đã không che giấu tham vọng bá chủ khu vực của mình bằng tuyên bố đang đóng tàu đổ bộ cỡ lớn và sẽ hoàn thành vào năm 2021.
    Tham vọng

    Ngày 5/1, tờ Milliyet của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, nước này đã bắt đầu đóng tàu đổ bộ đa nhiệm có tên gọi TGC Anatolia. Con tàu được đóng tại xưởng đóng tàu Sedef, ở Istanbul và sẽ trở thành chiếc tàu lớn nhất và hiện đại nhất của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ.

    Con tàu được thiết kế với mục đích đa năng nên sẽ có khả năng vận chuyển xe tăng, tàu đổ bộ, máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu và binh lính...

    Theo trang Bosphorus Naval News, tàu Anatolia có thể chứa được 10 máy bay tiêm kích F-35B. Ngoài ra, tàu có khả năng chứa 12 máy bay trực thăng, 94 xe tăng, 700 lính.

    Năng lực đa dạng như vậy giúp tàu sân bay Anadolu trở thành trọng tâm giúp chính sách ngoại giao đa phương của Thổ Nhĩ Kỳ đạt hiệu quả.

    “Khả năng tác chiến của tàu sân bay Anadolu là một công cụ thực thi chính sách quan trọng cho phép Thổ Nhĩ Kỳ đẩy quyền lực mềm vượt xa khả năng quân sự”, chuyên gia phân tích quân sự Metin Gurcan trả lời hãng TDB.

    [​IMG]
    Nguyên mẫu tàu TGC-Anadolu.
    Tàu sân bay của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là một trong những tàu chiến mạnh nhất khu vực. Với tính năng của con tàu này giúp Ankara có thể thực thi quyền lực xuyên suốt Địa Trung Hải và tiến vào Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương.

    Ngoài ra, con tàu sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện đổ bộ chớp nhoáng, làm bãi đỗ cho máy bay hoặc thực thi các nhiệm vụ nhân đạo như sơ tán người dân khi lũ lụt...

    Không chỉ là tàu đổ bộ

    Không phải đến khi Thổ Nhĩ Kỳ công khai đóng tàu đổ bộ Anatolia năng lực của ngành công nhiệp quốc phòng của nước này mới được biết đến mà trước đó, Ankara cũng đã khẳng định được năng lực của mình.

    Theo nhận định của nhiều chuyên gia, hầu hết các sản phẩm quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đều có dùng các phụ tùng, phụ kiện ngoại nhập. Đó là cách nhanh chóng xây dựng sản phẩm bắt kịp mặt bằng chung của thế giới.

    Gần đây nhất người ta còn chứng kiến họ thất bại trong nổ lực mua công nghệ, thiết kế động cơ của xe tăng Type-10 của Mitsubishi để trang bị cho các xe tăng Altay và pháo tự hành T-155 Firstina. Họ đành trước mắt quay về với các động cơ nhập khẩu từ MTU.

    Với máy bay, Ankara dùng thiết kế, động cơ và các thành phần khác nhập khẩu. Với xe tăng, xe bọc thép, họ mua thiết kế và tư vấn kỹ thuật, động cơ và truyền động từ Hàn Quốc và Đức. Pháo và các hệ thống điều khiển khác sản xuất trong nước.

    Với súng hoả lực cá nhân: đa số Ankara dùng thiết kế của nước ngoài để sản xuất. Khẩu súng trường trang bị trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ là bản sản xuất trong nước của súng HK-33E. Với radar và các thiết bị điện tử, họ mua linh kiện siêu cao tần từ MAG (Mỹ) và tích hợp xây dựng hệ thống trong nước.

    [​IMG]
    Xe tăng Altay.
    Ngoài ra, khi thực hiện gọi thầu mua sắm các trang bị quốc phòng cho quân đội, bao giờ Thổ Nhĩ Kỳ cũng đính kèm yêu cầu chuyển giao sâu rộng công nghệ sản xuất các sản phẩm đó cho các công ty trong nước như một yêu cầu bắt buộc, bất kể quốc tịch nhà thầu.

    Việc đổ vỡ gói thầu T-LORAMIDS là một ví dụ minh chứng cho điều đó. Khi không đạt được mục đích nhận chuyển giao công nghệ để tự chủ sản phẩm về sau bất chấp áp lực từ các nước NATO, họ lập tức huỷ bỏ gói thầu.

    Từ những hợp đồng mua sắm máy bay F-16, CN-235, AW-129…cho quân đội. Nay họ đã tự chủ được các sản phẩm này dù phải nhập các linh kiện đặc dụng.

    Thậm chí các máy bay F-16 đã được sản xuất xuất khẩu sang Ai Cập hay các hợp động nâng cấp, bảo dưỡng loại máy bay này cho hầu hết các quốc gia trung đông vốn không thân thiện với Israel.

    Điểm đặc biệt đáng chú ý của Thổ Nhĩ Kỳ là khi họ mua các tổ hợp chiến đấu trên không, trên biển hay trên mặt đất thì đạn dùng cho các tổ hợp đó chắc chắn sẽ được sản xuất nhượng quyền trong nước.

    Thậm chí các bộ phận bỗ trợ gắn ngoài như các pod chuyên dụng hàng không, các hệ thống sonar kéo theo hay đạn tên lửa đều được sản xuất trong nước.

    Từ chiến lược phát triển của mình, người ta đã chứng kiến trào lưu xuất khẩu các sản phẩm quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ khi các xe bọc thép đa dụng Cobra biên chế trong quân đội Gruzia ngang dọc tại chiến trường Nam Ossetia năm 2008.

    Thực tế đến ngày nay, chúng ta có thể thấy các xe bọc thép sản xuất tại Singapore bởi liên doanh ST Engineering cùng Otokar, Thổ Nhĩ Kỳ để bán đến các thị trường xa xôi và nhỏ bé như Đông Nam Á sau khi đã có mặt cả trong quân đội Israel và Mỹ.

    Về hàng không quân sự, Thổ Nhĩ Kỳ đã vươn xa đến tận Hàn Quốc khi sản xuất hoàn toàn bộ khung thân cho chương trình máy bay trực thăng lưỡng dụng Surion.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/tham-vong-cua-tho-nhi-ky-khi-dong-sieu-ham-3298567/

Chia sẻ trang này