1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Hồi Giáo

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 11/05/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Đưa lục quân vào Syria, Arab Saudi nhắm mắt làm liều với cạm bẫy?
    Lã Xuân Linh | 28/02/2016 07:45

    5
    [​IMG]
    Chia sẻ:

    [​IMG]
    Hải quân Campuchia sẽ "xưng hùng xưng bá" khu vực nếu mua Type 054A?

    Arab Saudi sẽ đưa lục quân vào Syria nhằm trợ giúp FSA lấy lại vị thế, dưới chiêu bài “chống IS” mà Nga cũng đang sử dụng, nhưng liệu điều đó có khả thi?
    Với việc Nga tham chiến, cung cấp vũ khí, yểm trợ hỏa lực cho quân đội chính phủ Syria (SAA), tình thế trên chiến trường Syria ngày càng có lợi cho Tổng thống Assad.

    Phe nổi dậy dù được viện trợ từ nguồn vũ khí dồi dào, đang dần thất thế trên chiến trường. Đó có lẽ là lý do mà Arab Saudi sẽ đưa lục quân vào Syria nhằm trợ giúp FSA lấy lại vị thế, dưới chiêu bài “chống IS” mà Nga cũng đang sử dụng, nhưng liệu có khả thi?

    Được đánh giá mạnh nhất nhì Trung Đông…

    Nhắc đến Arab Saudi, người ta liên tưởng tới ngay một quốc gia dầu mỏ giàu có của vùng Trung Đông, Saudi cũng không tiếc tay vung tiền, tính riêng năm 2015 là 81 tỷ USD, để mua các loại vũ khí hiện đại bậc nhất từ Mỹ, châu Âu và Nga.

    Trong đó có thể kể đến như xe tăng Leclerc, M1A2SA, BMP-3, M2 Bradley...bản thân binh lính Saudi cũng được vũ trang đến tận rang với các loại súng trường G-36, AUG từ Đức và Áo.

    Nhìn vào số trang bị khổng lồ của hải, lục, không quân của Arab Saudi, người ta dễ dàng đánh giá quân đội Arab Saudi một trong các lực lượng quân sự mạnh nhất Trung Đông.

    Tiêm kích đa năng F-15S của Không quân Saudi.



    Nhưng sự thật thì…

    Tăng là sắt, con người mới là thép, đáng tiếc thay, binh sĩ Saudi đã cho thấy rằng họ chẳng khác nào những con hổ giấy khoác lên mình bộ giáp đắt tiền.

    Từ khi đưa quân vào tham chiến ở Yemen, quân đội Arab Saudi chỉ phải đối đầu với lực lượng quân sự yếu hơn mình rất nhiều.

    Họ là ai? Đó là những người nông dân của dân quân Houthi, là những người lính Yemen trung thành với tổng thống Saleh, trang bị của họ chủ yếu là hạng nhẹ.

    Vậy nhưng suốt nhiều tháng ròng, liên quân do Arab Saudi dẫn đầu vẫn không thể có nổi một trận đánh ra hồn với quân địch.

    Làm chủ hoàn toàn bầu trời với các máy bay F-15, F-16, nhưng các mũi tấn công bằng thiết giáp của quân đội Saudi luôn bị phục kích, đánh trả quyết liệt và không thể nào tiến lên được.

    Một điều hết sức thú vị là trong những trận phục kích này, thiệt hại về người của quân đội Saudi rất ít, đó là bởi khi bị Houthi phục kích, binh lính Arab Saudi bắn trả lấy lệ rồi bỏ chạy, để lại cho đối phương rất nhiều xe thiết giáp mỗi trận, trị giá lên đến hàng triệu đô.

    Không chỉ có M113, M2 Bradley hay xe bọc thép kháng mìn MRAP mà quân Saudi còn bỏ lại cả xe tăng M1A2SA, một trong những xe tăng hiện đại nhất thế giới.

    Việc bị phục kích và vứt bỏ hàng đống xe thiết giáp đã trở thành việc thường nhật, cũng vì thế mà suốt nhiều tháng trời, liên quân do Arab Saudi dẫn đầu vẫn chưa bình định được Yemen và thủ đô thì vẫn nằm trong tay lực lượng Houthi.

    Quân đội Saudi được trang bị nhiều vũ khí trang bị hết sức hiện đại.

    Và tồi tệ hơn…

    Nếu như tại Yemen, quân đội Arab Saudi sa lầy và bị dân quân Houthi đánh cho tan tác, người ta có thể cho rằng đó là bởi Houthi có lợi thế là họ đang chiến đấu trên đất của mình.

    Nhưng việc Houthi đánh chiếm nhiều khu vực nằm trong lãnh thổ Saudi, lại đặt ra câu hỏi lớn: Quân đội Saudi liệu có tự bảo vệ nổi đất nước mình? Chứ chưa nói đến chuyện đem quân đi đánh nước khác…

    Không chỉ chống liên quân Saudi trên đất mình, quân Yemen đã đánh sang cả đất Arab Saudi, tiêu diệt nhiều đồn biên phòng của Saudi và như thường lệ, chiếm được nhiều vũ khí trị giá hàng triệu đô của “đội quân mạnh nhất nhì Trung Đông”.

    Một thị trấn và một số làng tại Asir, Arab Saudi đã bị Houthi đánh chiếm sau khi quân đội Saudi đồn trú tại đây bỏ chạy trước sức tấn công mãnh liệt của quân Yemen.

    Ngoài ra còn có nhiều làng mạc, thành phố nằm ven biên giới Yemen-Saudi đã bị quân Houthi kiểm soát hoặc bao vây.

    Một quân đội thậm chí còn không bảo vệ nổi lãnh thổ của mình, sao có thể đưa quân sang đánh nước khác? Mà ở đây lại là 2 chiến trường cùng lúc, Yemen và Syria.

    Pháo binh của Lục quân Saudi.

    Cạm bẫy tại Syria…

    Sau tuyên bố đưa quân vào Syria với danh nghĩa chống IS của Arab Saudi, ngoại trưởng Syria đã tuyên bố sẽ đáp trả thích đáng. Người Syria chắc chắn không nói xuông.

    Sau 4 năm chiến tranh, quân đội Syria cùng các đồng minh đã phải chống lại cùng lúc nhiều nhóm phiến quân được các thế lực bên ngoài hỗ trợ vũ khí.

    Tuy rằng đã bị suy giảm đáng kể về sức mạnh nhưng SAA đang được Nga hỗ trợ nhiều loại vũ khí mới nhằm khôi phục sức chiến đấu, đó là chưa kể sự yểm trợ có hiệu quả từ trên không.

    Bên cạnh đó, Syria vẫn còn một con bài chiến lược vốn được sử dụng rất hạn chế trong cuộc chiến: tên lửa đạn đạo.

    Lực lượng tên lửa đối đất của Syria hầu như không chịu tổn thất đáng kể sau nhiều năm chiến tranh bởi họ luôn được giữ làm lực lượng dự bị, đề phòng bất trắc.

    Trong kho vũ khí của họ gồm rất nhiều tên lửa đạn đạo, đa dạng về chủng loại, có uy lực mạnh, tầm bắn xa đủ để răn đe bất kỳ ý đồ xâm lược nào.

    Tuy Israel tuyên bố 90% số tên lửa này đã được sử dụng hết, người ta dường như quên rằng nguồn cung tên lửa của Syria luôn dồi dào, ngoài việc tự chế tạo được tên lửa đạn đạo, Syria còn được viện trợ từ Iran.

    Các loại tên lửa đạn đạo mà Syria có trong tay có thể kể đến như Scud, Tochka, Hwasong-6, 7, Fateh-2, 3 và Shahab-2.

    Hãy cùng nhớ lại chiến trường Yemen, tên lửa đạn đạo Scub và Fateh của quân Yemen đã reo rắc nỗi kinh hoàng cho quân đội Saudi.

    Rất nhiều vụ tấn công bằng tên lửa vào các căn cứ của Saudi gây thiệt hại vô cùng nặng nề.

    Nổi bật là ngày 4/6/2015, quân Yemen phóng 15 quả đạn tên lửa vào căn cứ không quân Quốc vương Khalid, gây thiệt hại nặng nề và giết chết một tướng không quân Saudi.

    Hệ thống Patriot được tuyên bố có đánh chặn 70% số đạn Scud trong chiến tranh vùng Vịnh, thực tế chỉ bắn rơi được 2-3 quả đạn trong tổng số 15 quả được phóng đi.

    Như vậy, lực lượng tên lửa Syria hoàn toàn có thể gây ra cho Saudi những thiệt hại gấp nhiều lần những gì họ phải hứng chịu ở Yemen.

    Đó là chưa kể tới việc Nga có thể “không kích nhầm” vào các vị trí của quân đội Saudi cũng như việc quân Syria với tinh thần chiến đấu cao, có kinh nghiệm chiến trường dày dạn, hoàn toàn có khả năng đánh bật quân Saudi về nước.
    http://soha.vn/quan-su/dua-luc-quan...at-lam-lieu-voi-cam-bay-20160227120614145.htm
  2. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Kuwait sắp sở hữu máy bay Typhoon với công nghệ AESA

    Quốc hội Kuwait đã thông qua kế hoạch chi 150 tỷ Dinar, tương đương 500 triệu USD cho chương trình mua sắm máy bay chiến đấu EF-2000 Typhoon với Nhà sản xuất Eurofighter.
    Báo Nga nói về đồn đoán Việt Nam mua tiêm kích Typhoon
    Theo khuôn khổ chương trình này, Kuwait sẽ trở thành quốc gia đầu tiên được cung cấp máy bay Typhoon với công nghệ radar mảng định pha chủ động (AESA) tiên tiến.

    Để tăng cường sức mạnh Không quân đang trang bị các đơn vị máy bay chiến đấu F/A-18C/D Hornet, năm 2009, Kuwait đã cân nhắc đặt mua một số đơn vị máy bay chiến đấu mới như: Rafale (Pháp), Typhoon (châu Âu) và F/A-18E/F Super Hornet.

    Tới năm 2015, Kuwait và đại diện Tổ hợp Eurofighter đã ký hợp đồng nguyên tắc về việc cung cấp 28 máy bay Typhoon mới. Tổng giá trị của hợp đồng ước khoảng 8 tỷ USD.

    [​IMG]
    Máy bay EF-2000 Typhoon
    Tuy nhiên, quá trình đàm phán hợp đồng trên sau đó gặp nhiều vướng mắc vì phía Kuwait yêu cầu được cung cấp, tích hợp lên máy bay Typhoon công nghệ tên lửa chống hạm tiên tiến và quy chế đào tạo phi công.

    Vấn đề này chỉ được giải quyết sau khi Eurofighter quyết định giảm giá hợp đồng.

    Theo hợp đồng trên, Kuwait sẽ được cung cấp 22 máy bay Typhoon phiên bản một chỗ ngồi và 6 chiếc phiên bản hai chỗ ngồi thuộc Tranche-3 lắp ráp tại Italia.

    Hợp đồng trên cũng bao gồm cả dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng và hỗ trợ kỹ thuật cho các máy bay Typhoon của Không quân Kuwait trong 20 năm tới.

    Với hợp đồng trên, Kuwait đã trở thành quốc gia thứ 3 tại Trung Đông đặt mua máy bay Typhoon.

    Điểm mạnh của radar AESA là nhỏ gọn, nhưng lại có công suất phát và tầm phủ lớn hơn nhiều so với radar mảng pha thụ động truyền thống.

    Đặc biệt kết cấu module nhỏ gọn của radar AESA có thể để trong các khoang kín giúp giảm tiết diện phản xạ radar, đặc biệt là đối với máy bay tiêm kích.

    http://soha.vn/quan-su/kuwait-sap-so-huu-may-bay-typhoon-voi-cong-nghe-aesa-20160308005815799.htm
  3. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Nga cung cấp hệ thống phòng thủ ODS cho Ai Cập

    Trong những ngày tới Nga sẽ bắt đầu chuyển giao các hệ thống phòng thủ President-S (ODS) tân tiến cho Ai Cập.
    Cuộc chiến bí mật của Quân đội Liên Xô trên đất Ai Cập
    Ngày 18/3, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất của Tập đoàn công nghệ vô tuyến điện tử Nga (KRET), ông Igor Nasenkov cho biết trong những ngày tới Nga sẽ bắt đầu chuyển giao các hệ thống phòng thủ President-S (ODS) tân tiến cho Ai Cập.

    Phát biểu với báo giới, ông Nasenkov khẳng định: "Các hoạt động chuyển hàng sẽ bắt đầu diễn ra trong tương lai gần, chính xác phải vài tuần". Nga đã ký hợp đồng cung cấp hệ thống ODS cho Ai Cập từ năm 2015.

    Hệ thống phòng thủ ODS được thiết kế để bảo vệ các máy bay và trực thăng khi bị truy kích bởi các loại tên lửa, pháo phòng không và các thiết bị bay tấn công dẫn đư ờng khác.

    Hiện tại, hệ thống phòng thủ ODS đang được lắp đặt trên các máy bay trực thăng Ka-52, Mi-28 và Mi-26.

    http://soha.vn/quan-su/nga-cung-cap-he-thong-phong-thu-ods-cho-ai-cap-20160319015206269.htm
  4. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
  5. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
  6. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Để tìm đã, ngày trước chú bảo Pakistan ko thèm con này mà
  7. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    từ xưa tới giờ nhớ là chưa từng nói gì về thằng pakistan này mua hàng TQ nhá giả khựa
  8. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Mệ chú chê Mi-35 mang nhiều đạn hơn Z-10, rồi bảo Pakistan ko chọn Z-10 còn gì
  9. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    link nói pakistan mua mi35 chứ không mua z10 đâu đưa đây [-X
  10. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    [ẢNH] Pakistan khoe vũ khí Trung Quốc trong lễ duyệt binh

    Ngày 23-03 vừa qua, Pakistan đã tổ chức lễ duyệt binh kỷ niệm Ngày Cộng hòa với sự xuất hiện của nhiều loại vũ khí thế hệ mới.
    Trung Quốc sắp vớ được món hời bán trực thăng Z-10 cho Pakistan?
    Đây là lần thứ 2 nước này tổ chức duyệt binh quy mô lớn sau 7 năm gián đoạn kể từ năm 2007 do các mối đe dọa về an ninh.

    Trong đó, đáng chú ý nhất là sự xuất hiện lần đầu của trực thăng vũ trang Z-10 mà nước này nhận từ Trung Quốc và tên lửa đạn đạo Shaheen III.

    Những chiếc Z-10 đã trải qua hàng loạt các thử nghiệm đánh giá tại Pakistan từ năm ngoái, song những nguồn tin không chính thức cho biết quân đội Pakistan không ấn tượng mấy với loại trực thăng này.

    Pakistan có nhu cầu thay thế các phi đội trực thăng vũ trang AH-1F Cobra và đang chờ được nhận phiên bản AH-1Z mới hơn, cũng như theo đuổi thương vụ mua 20 chiếc Mi-35 của Nga.



    Việc Pakistan đưa tên lửa đạn đạo tầm trung Shaheen III đến lễ duyệt binh cũng là một tín hiệu nhằm vào Ấn Độ. Loại tên lửa nhiên liệu rắn này được thử nghiệm lần đầu vào tháng 03-2015.

    Đây cũng là tên lửa có tầm bắn xa nhất của Pakistan hiện nay, lên đến 2.750km.

    Qua quan sát có thể thấy, mẫu tên lửa Shaheen III của Pakistan được đặt trên xe đầu kéo (TEL) do Trung Quốc chế tạo.

    Trực thăng vũ trang AH-1 Cobra của Lục quân Pakistan.

    Trực thăng vận tải SA 330 Puma.

    Máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Pakistan.

    Máy bay huấn luyện K-8 do Trung Quốc sản xuất.

    Tên lửa hành trình tầm ngắn Ra'ad.

    Xe tăng chiến đấu chủ lực Al-Khalid là dự án hợp tác chung giữa Pakistan và Trung Quốc dựa trên mẫu xe tăng MBT-2000 (Trung Quốc).

    Xe thiết giáp chở quân M113 cùng tên lửa chống tăng TOW.

    Máy bay không người lái Burraq, đây thực ra là một phiên bản của máy bay không người lái CASC CH-3 Trung Quốc.

    Tên lửa phòng không FM-90 cũng do Trung Quốc chế tạo.

    Một số hình ảnh khác:

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    http://soha.vn/quan-su/anh-pakistan-khoe-vu-khi-trung-quoc-trong-le-duyet-binh-20160325075305897.htm

Chia sẻ trang này