1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Hồi Giáo

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 11/05/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Lo_To

    Lo_To Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    53
    Mỹ quyết định cung cấp chiến đấu cơ F-16 cho Ai Cập

    (ĐVO) - Bất chấp sự bất ổn tại Ai Cập xảy ra thời kỳ hậu Tổng thống Morsi, Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch giao 4 chiến đấu cơ F-16 cho nước này trong thời gian tới.



    Các quan chức quốc phòng cho biết, hiện các nhà quản lý cấp cao đã thảo luận về việc cung cấp gói vũ khí trị giá 1,3 tỷ USD được phê duyệt trong năm 2010 bao gồm 20 chiếc F-16 và một số bộ dụng cụ xe tăng M1A1 Abrams. Khoảng một nửa gói viện trợ đã được giao hàng. Theo đó, 8 trong số 20 chiếc F-16 đã được chuyển giao cho quân đội Ai Cập vào tháng 1, Bốn chiếc tiếp theo dự kiến ​​sẽ được chuyển giao trong vài tuần tới và 8 chiếc cuối cùng sẽ được gửi vào cuối năm 2013.
    Theo kênh BBC, quyết định trên được đưa ra giữa lúc Washington đang tiếp tục đánh giá cuộc lật đổ Tổng thống Mohammed Morsi của quân đội hồi tuần trước. Các gói viện trợ quân sự khổng lồ của Mỹ cho Ai Cập sẽ bị chấm dứt theo luật, nếu việc phế truất nhà lãnh đạo theo tư tưởng Hồi giáo được Washington xác định là một cuộc đảo chính.
    [​IMG]
    Chiến đấu cơ F-16 Hiện Phong trào Anh em Hồi giáo ủng hộ ông Morsi vẫn đang yêu cầu quân đội phục chức cho ông Morsi.
    Những người ủng hộ phong trào này hiện đang biểu tình lớn tại một doanh trại quân đội ở Cairo, nơi được cho là đang giam giữ ông Morsi.
    Trong một động thái khác có liên quan đến việc viện trợ từ bên ngoài cho Ai Cập thời hậu Tổng thống Morsi, các quốc gia vùng Vịnh vốn không ưa tổ chức Anh em Hồi giáo của cựu Tổng thống Mohamed Morsi ngày 9/7 công bố cam kết viện trợ 8 tỉ USD cho Ai Cập (chủ yếu cho quân đội) nhằm bày tỏ sự ủng hộ với cuộc đảo chính của quân đội nước này.
    Mạnh tay nhất là Ả rập Saudi với 3 tỉ USD bằng tiền mặt và các khoản vay cùng một lô hàng nhiên liệu 2 tỉ USD. Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) viện trợ khoảng 1 tỉ USD và khoản vay 2 tỉ USD.
    Trong khi đó, liên minh chống lại Tổng thống Morsi bắt đầu cho thấy dấu hiệu rạn nứt khi nhóm Mặt trận cứu nguy Ai Cập (NSF) bác bỏ lịch trình tổng tuyển cử mà Tổng thống lâm thời Adli Mansour đề ra nhằm chấm dứt bất ổn.
  2. cumfu

    cumfu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Qatar mạnh tay mua 118 xe tăng chiến đấu Leopard 2 của Đức

    Thứ ba 16/07/2013 09:22
    ANTĐ - Ngày 14-7, báo Bild am Sonntag của Đức dẫn các nguồn tin chính phủ Qatar cho biết, nước này có kế hoạch sẽ đặt mua 118 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard của Đức trong 7 năm tới.

    Theo bài báo, số xe tăng chiến đấu chủ lực này sẽ do các tập đoàn Krauss-Maffei Wegmann và Rheinmetall của Đức sản xuất.
    Hồi tháng 4, tập đoàn Krauss-Maffei cho biết, họ đã giành được một hợp đồng trị giá 1,89 tỷ euro (2,5 tỷ USD), cung cấp các hệ thống pháo tự hành PzH 2000, cỡ nòng 155mm, và 86 chiếc xe tăng cho Qatar, trong đó 62 chiếc sẽ là loại xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard-2 của Đức.
    Leopard 2 là xe tăng chiến đấu chủ lực được phát triển bởi Krauss-Maffei từ đầu những năm 1970 cho quân đội Tây Đức. Các xe tăng đầu tiên được biên chế hoạt động vào năm 1979 và kế thừa thành công của xe tăng chiến đấu chủ lực trước đó của quân đội Đức là Leopard 1.
    [​IMG]

    Xe tăng Leopard 2 nặng gần 63 tấn, dài gần 10m (cả nòng), cao 3m, rộng 3,75m, và kíp chiến đấu gồm 4 người.
    Về vũ khí, xe tăng Leopard 2 được trang bị pháo nòng trơn 120mm của tập đoàn Rheinmetall cùng 42 viên đạn. Ngoài ra, xe tăng còn được trang bị 2 súng máy MG3A1 7,62 mm cùng 4.750 viên đạn.
    Theo tập đoàn Krauss-Maffei, các hệ thống vũ khí này sẽ dần thay thế phi đội xe tăng do Pháp sản xuất và pháo do Nam Phi sản xuất hiện có trong biên chế của quân đội Qatar.


    Tai sao ko mua Type 99 ? xe tank tốt hơn Leopard 2 ?


    Xe tăng Type 99 Trung Quốc “ngang ngửa” Leopard 2?


    (Kienthuc.net.vn) - Các quan chức Trung Quốc tự tin cho rằng, xe tăng Type 99 của nước này có khả năng chiến đấu ngang ngửa loại Leopard 2 của Đức.




    Được phát triển bởi Tập đoàn Công nghiệp phương Bắc (trụ sở tại Bắc Kinh), Type 99 xuất hiện lần đầu trong cuộc duyệt binh năm 2009 nhân kỷ niệm 60 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.


    Trong khi các thông tin chi tiết về Type 99 vẫn chưa hoàn toàn công khai, các quan chức Tập đoàn Công nghiệp phương Bắc tự tin cho rằng hệ thống giáp phòng vệ của Type 99 bền chắc như xe tăng Leopard 2 do hãng Krauss-Maffei (Đức) thiết kế năm 1979.


    Không giống như các thiết kế xe tăng trước đây, Type 99 thiết kế tháp pháo hàn theo kiểu phương Tây để tăng khả năng phòng vệ. Tuy nhiên, về hỏa lực Type 99 thì lại tương tự dòng xe tăng Nga khi trang bị pháo nòng trơn 125mm kết hợp hệ thống nạp đạn tự động cho phép đạt tốc độ bắn rất cao. Nhờ việc dùng hệ thống nạp tự động mà kíp xe giảm xuống còn 3 người.


    Theo quan chức của Tập đoàn Công nghiệp phương Bắc, Type 99 được trang bị hệ thống ngắm ảnh nhiệt tương tự Leopard 2.

    [​IMG]
    Xe tăng Type 99 của Quân đội Trung Quốc​

    Type 99 chưa bao giờ có cơ hội thử lửa trên chiến trường nên các nhà phân tích quân sự thế giới rất khó có thể xác định liệu nó có đủ sức sánh ngang với Leopard 2 không?


    Hiện nay, các đơn vị xe tăng Quân đội Trung Quốc trang bị Type 99 được triển khai tới khu vực biên giới giáp với Nga, Ấn Độ, không rõ bao nhiêu xe đã được triển khai.


    Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc tự tin cho rằng Type 99 có thể sánh ngang với xe tăng hàng đầu thế giới. Trong một bài báo gần đây, Thời báo Hoàn Cầu thậm chí còn đưa ra nhận định rằng: “Type 99 của Lục quân Trung Quốc không chỉ tiên tiến nhất mà còn trang bị vũ khí lade đầu tiên trên thế giới”.


    Vũ khí lade mà Hoàn Cầu nói tới là hệ thống phòng vệ chủ động sử dụng tia lade trang bị trên Type 99. Khi phát hiện xe tăng bị đối phương chiếu xạ tia lade (dẫn hướng cho tên lửa chống tăng), vũ khí phòng vệ lade sẽ phóng chùm tia phá tín hiệu dẫn hướng lade/hồng ngoại của đối phương hoặc hoặc vô hiệu hóa thiết bị ngắm quang học.


    Tuy nhiên, "vũ khí lade của Type 99" vẫn còn tồn tại không ít nhược điểm khó khắc phục, đó là việc nó này có thể gây mù đối với bộ binh đi kèm xe tăng.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Ả Rập Saudi chĩa tên lửa (do Trung Quốc sản xuất) về cả Iran lẫn Israel

    (ĐVO)- Các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Ả Rập Saudi đã triển khai tên lửa đạn đạo hướng về phía Israel và Iran.

    Trong một dự án cập nhật đánh giá của IHS Jane’s về khả năng quân sự của Ả Rập Saudi đã phát hiện một căn cứ tên lửa đất đối đất chưa từng được biết đến nằm sâu trong sa mạc ở Ả Rập Saudi. Nó đặt tại al-Watah, được dùng làm nơi huấn luyện và cơ sở phóng tên lửa. Theo đó, căn cứ này đã được xây dựng trong 5 năm trở lại đây. Nó được trang bị khả năng tấn công những mục tiêu ở cả Iran và Israel.
    Các nhà phân tích đã phát hiện hai bệ phóng với những đánh dấu chỉ về hướng Tel Aviv ở phía Tây Bắc và Tehran ở phía Đông Bắc. Chúng được thiết kế để phóng loại tên lửa DF 3 có tầm bắn từ 2.400 – 4.000 km và có tải trọng 2 tấn. Họ cũng tin rằng Ả Rập Saudi đang nâng cấp kho tên lửa dù ngay cả DF 3 cũng đã đủ lớn để mang thiết bị hạt nhân.
    [​IMG]
    Ảnh chụp từ vệ tinh căn cứ tên lửa bí mật của Ả Rập Saudi Ông Robert Munks, phó tổng biên tập tạp chí IHS Jane's Intelligence Review, cho biết: “Đánh giá của chúng tôi cho thấy căn cứ này vẫn đang hoạt động, với các bệ phóng chỉ về hướng Israel và Iran. Nếu tên lửa được phóng, mục tiêu của chúng chắc chắn sẽ là những thành phố lớn ở 2 nước này.
    Chúng tôi không muốn suy luận quá nhiều về chiến lược của Ả Rập Saudi nhưng rõ ràng là nước này không có quan hệ tốt với cả Iran lẫn Israel”.
    [​IMG]
    Bản đồ minh họa vị trí của căn cứ tên lửa ở Al Watah Ngoài ra, Ả Rập Saudi và Ireal vẫn duy trì các kênh liên lạc bí mật với nhau nhằm duy trì ổn định trong khu vực và cả hai đều có kẻ thù chung là Iran.
    David Buttler, một chuyên gia của tổ chức Chatham House (Anh), nhận định rằng việc bệ phóng tên lửa hướng về phía Israel chỉ là “đòn gió” bởi Ả Rập Saudi không muốn Iran có ấn tượng rằng nước này chỉ nhắm vào họ, đồng thời cũng muốn cho phần còn lại của thế giới Ả Rập biết họ vẫn xem Israel là mối đe dọa.
  3. banconmemay

    banconmemay Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/07/2013
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Pakistan sẽ mua máy bay tàng hình Trung Quốc?
    (Kienthuc.net.vn) - Ngoài việc tính tới việc mua 200-250 tiêm kích JF-17, Pakistan được cho là còn có ý định sắm máy bay tàng hình do Trung Quốc chế tạo.

    Nhiều nước “mê” tiêm kích giá rẻ JF-17 Trung Quốc
    Tiêm kích JF-17 “đón” Thủ tướng TQ

    Jane’s Defence dẫn lời Tham mưu trưởng Không quân Pakistan Tahir Rafique Butt, Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng trong kế hoạch phát triển của Không quân Pakistan.
    Ngày 22/5 trong chuyến thăm Pakistan của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, 6 tiêm kích JF-17 Thunder (do 2 nước cùng chế tạo) đã được điều động để hộ tống chiếc Boeing 747 của Air China chở Thủ tướng Trung Quốc và phái đoàn cấp cao khi nó đi vào không phận Pakistan. Đây là dấu hiệu cho thấy sự phát triển nhanh chóng của mối quan hệ quốc phòng 2 quốc gia này.
    Tướng Tahir Rafique Butt tuyên bố, Trung Quốc vẫn là người bạn rất quan trọng của Pakistan. Sự hợp tác giữa Không quân Pakistan và Trung Quốc vẫn rất mật thiết. Trong tương lai, Không quân Pakistan sẽ đưa vào sử dụng 200-250 máy bay chiến đấu JF-17 do 2 nước chế tạo.
    [​IMG]
    Pakistan sẽ mua thêm 200-250 tiêm kích JF-17.
    Ông Tahir Rafique Butt cho rằng, JF-17 là máy bay chiến đấu có mức công nghệ trung bình đến cao, mà giá cả lại vừa phải.
    “Nó có khả năng mang được nhiều loại vũ khí, là máy bay chiến đấu đa năng thực sự. JF-17 sớm hay muộn cũng sẽ trở thành trụ cột của Không quân Pakistan.” ông Tahir Rafique Butt nói.
    Năm 2013, tiêm kích JF-17 của Không quân Pakistan sẽ được trang bị khả năng tiếp nhiên liệu trên không. Điều này có thể giúp Pakistan sử dụng tốt lợi thế của 4 máy bay tiếp dầu trên không IL-78 mua từ Ukraine.
    “Chúng tôi rất hài lòng với việc thử nghiệm thành công trên mặt đất. Đến cuối mùa hè năm 2013 sẽ hoàn thành dự án trang bị khả năng tiếp dầu trên không cho JF-17,” ông Tahir Rafique Butt nói. Ông còn cho rằng, khả năng tiếp dầu trên không sẽ cho phép máy bay chiến đấu JF-17 có chỗ đứng trong thị trường khách hàng tiềm năng.
    “JF-17 là máy bay chiến đấu đa năng công nghệ cao nhưng lại có giá thành rẻ, nó đã thu hút nhiều khách hàng quốc tế tiềm năng. Hiện nay, máy bay này nhận được sự quan tâm từ không quân nhiều nước”, ông nói.
    Mặc dù từ chối chỉ rõ là những nước nào quan tâm tới JF-17, nhưng ông này cho biết là liên hợp sản xuất máy bay JF-17 giữa Pakistan và Trung Quốc cam kết sẽ tập trung chào hàng tới những nước đang phát triển không có khả năng mua máy bay chiến đấu của Mỹ hoặc châu Âu.
    [​IMG]
    Liệu Pakistan sẽ "nài nỉ" Trung Quốc bán J-20 hay J-31.
    Trước đó, Không quân Pakistan từng thông báo, ngoài tiêm kích JF-17 nước này còn có kế hoạch mua tiêm kích J-10 của Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Tahir Rafique Butt cho rằng, Không quân Pakistan cũng sẽ xem xét thêm “lựa chọn khác từ Trung Quốc trong tương lai”, nhưng không xác định một mô hình cụ thể.
    Nhiều nhà phân tích quốc phòng Pakistan cho rằng, không quân nước này không chỉ mua máy bay chiến đấu J-10 như là một bổ sung cho máy bay chiến đấu JF-17, mà còn cam kết mua một loại máy bay trong hàng loại dự án tiêm kích tàng hình mà Trung Quốc đang nghiên cứu phát triển.
    Ngoài ra, Không quân Pakistan hy vọng trong số 4 máy bay cảnh báo ZDK-3 mua của Trung Quốc, sẽ có một chiếc được bàn giao cho Không quân Pakistan trong năm nay. “Cho đến nay, khả năng của loại máy bay cảnh báo này đều phát huy tốt trên biển, vùng đồng bằng và miền núi” ông Tahir Rafique Butt nói.
    Theo nhận định của Jane’s Defence, mặc dù tình hình kinh tế của Pakistan vẫn gặp khó khăn, dù mối quan hệ với Trung Quốc ngày càng mật thiết, nhưng Không quân Pakistan vẫn tiếp tục sử dụng máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ chế tạo.
    “Không quân Pakistan từ lâu luôn sử dụng F-16 để thực hiện nhiệm vụ, nhân viên mặt đất cũng như phi cộng đều đã có những kinh nghiệm trong việc nắm chắc hệ thống vũ khí của F-16. Để đáp ứng nhu cầu trong tương lai của Không quân Pakistan, việc mua thêm F-16 vẫn có thể xảy ra,” tướng Tahir Rafique Butt nói.
  4. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    con tên lửa của iran hình như tên là khalij fars :D độ chính xác của nó cũng khá đó chứ mấy bác :)
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. rongbien_vn

    rongbien_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2011
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    xem lại đi bác hình như có nhầm lẫn gì không khi mà đạn tên lửa chưa đến nơi đã có đốm sáng phát lên rồi, anh Rang nổ lúc nào cũng to lắm
  6. uyvyd

    uyvyd Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/07/2013
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Iran tự đóng tàu ngầm nội địa mới
    Iran tự đóng tàu ngầm nội địa mới

    QĐND Online - Quân đội Iran vừa hạ thủy tàu ngầm nội địa chạy diesel-điện mới mang tên Fateh (người chiến thắng) với tổng lượng choán nước đạt 600 tấn. Đây là lớp tàu ngầm đầu tiên do Iran tự thiết kế và chế tạo, đó là thông tin được hãng tin Itar-Tass đăng tải ngày 14-8.

    Liên quan tới sự việc trên, Phó Tư lệnh hải quân Iran, Chuẩn Đô đốc Gholam-Reza Kadem Bigham, tuyên bố, chiếc tàu ngầm nội địa nói trên sẽ nhanh chóng hoàn thành giai đoạn chạy thử nghiệm để được biên chế chính thức cho hải quân Iran. Từ các thông tin sơ bộ, tàu ngầm nội địa của Iran có khả năng lặn xuống độ sâu 200m và dự trữ hành trình khoảng 5 tuần. Tuy nhiên, phía Iran không tiết lộ thông tin về trang bị vũ khí của lớp tàu ngầm này. Nhiều khả năng, tàu ngầm nội địa của Iran chỉ có thể mang ngư lôi, chứ không có ống phóng tên lửa dạng thẳng đứng.

    [​IMG]
    Tàu ngầm của hải quân Iran.

    Hiện tại, Iran tuyên bố đã làm chủ được công nghệ đóng một số chiến hạm cỡ lớn, trong đó có 3 tàu ngầm có lượng choán nước lớn trên 3.000 tấn. Tuy nhiên, chúng đều vay mượn công nghệ từ nước ngoài. Hải quân Iran đang sở hữu các tàu ngầm mang số hiệu 901, 902 và 902 thuộc Đồ án 877 Paltus mua từ Nga trong những năm 1990.

    Cần nhấn mạnh rằng, các tàu ngầm nội địa của Iran đều thuộc dòng mini theo tiêu chuẩn quốc tế (giới hạn về lượng choán nước, trang bị và dự trữ hành trình).

    Cùng với tàu ngầm nội địa lớp Fateh, Iran còn đang tự phát triển lớp tàu ngầm Besat có lượng choán nước lớn hơn. Ngoài ra, năm 2013, Iran còn tuyên bố đã hoàn thành giai đoạn thiết kế tàu ngầm nguyên tử nội địa đầu tiên, nhưng thông tin trên không được chuyên gia quốc tế xác nhận do Iran chưa làm chủ được công nghệ thiết kế tàu ngầm có lượng choán nước lớn, cũng như thiết kế lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ có thể đặt trên tàu ngầm.

    TUẤN SƠN (theo Itar-Tass)

    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/115/115/115/257228/Default.aspx
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Ko có TQ giúp thì còn khướt [-X
  7. nobita1102

    nobita1102 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    5.394
    Đã được thích:
    655
    Hơi ảo nhưng tên lửa nó bay trúng đích là mừng lắm rồi :))
  8. xachen

    xachen Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2011
    Bài viết:
    2.837
    Đã được thích:
    251
    chiến.
  9. lacquaqua

    lacquaqua Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/06/2013
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Đạn được kích nổ điểm giữ khoảng không mà chú, có phải lúc nào cũng phải tác động ngay sát mép bề mặt mới nổ đâu ?
  10. Su-30MKK

    Su-30MKK Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/08/2013
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Hạm đội tàu ngầm Ấn Độ 'không địch nổi' Pakistan

    (ĐVO) - Thảm họa mới đây của tàu ngầm INS Sindhurakshak đã cướp đi mạng sống của 18 nhân viên trên tàu đã đặt ra một câu hỏi về tình trạng các tàu ngầm của Hải quân Ấn Độ cũng như lợi thế chiến đấu dưới nước của họ.


    [​IMG]
    Tàu ngầm INS Sindhurakshak của Ấn Độ

    Theo báo cáo của tờ Times of India, hiện nay, Ấn Độ chỉ có thể triển khai 7-8 tàu ngầm "cũ kĩ thông thường" để chống lại các lực lượng thù địch. Thực tế khắc nghiệt là Hải quân Ấn Độ chỉ còn 13 tàu ngầm diesel-điện cũ kĩ, và 11 chiếc trong số đó đã phục vụ quá 20 năm.

    Trong số 13 tàu ngầm thông thường trên thì 9 tàu ngầm lớp Kilo gốc Nga và 4 tàu HDW của Đức đang được sửa chữa để 'mở rộng' hoạt động. "Đại diện bảo vệ" của Hải quân Ấn Độ có lẽ là INS Chakra - tàu ngầm năng lượng hạt nhân duy nhất đang được thuê từ Nga trong thời hạn 10 năm.

    Nhưng do hiệp ước quốc tế mà tàu ngầm Chakra không được trang bị tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Với tên lửa hành trình đối đất tầm bắn 300km, các tên lửa khác và ngư lôi siêu hạng, tàu ngầm INS Chakra có thể phục vụ như một "thợ săn sát thủ" nguy hiểm đối với các tàu ngầm và tàu chiến địch.

    Hơn nữa, Ấn Độ đã do dự để trang bị động cơ đẩy khí độc lập (API) trong 2 chiếc cuối cùng trong 6 chiếc tàu ngầm Scorpene của Pháp đang được lắp ráp với kinh phí hơn 23 tỷ rupee tại bến cảng Mazagon theo "Dự án 75". Chiếc Scorpene đầu tiên sẽ được bàn giao vào tháng 11/2016.

    Vào ngày 12/8, Hải quân Ấn Độ ra mắt tàu sân bay INS Vikrant của mình, đưa Ấn Độ lên tốp 5 quốc gia sau Mỹ, Nga, Anh và Pháp có khả năng tự thiết kế và lắp ráp tàu sân bay 40.000 tấn trở lên. Với khả năng triển khai trên 30 máy bay và trực thăng, nó được coi là chiếc tàu sân bay lớn nhất của Ấn Độ.

    Trong khi đó, kể từ tháng trước, quốc gia láng giềng Pakistan, liên tục vi phạm các thỏa thuận ngừng bắn song phương dọc vành đai kiểm soát(LoC), đồng thời trang bị thêm rất nhiều tàu ngầm tiên tiến.

    Hiện nay, Pakistan đang trang bị 5 tàu ngầm thông thường loại mới và đang xem xét mua thêm 6 tàu cao cấp hơn từ Trung Quốc. Trung Quốc đã tăng cường sức mạnh của mình với 47 tàu ngầm diesel-điện và 8 tàu ngầm năng lượng hạt nhân.

    Ngẫu nhiên, Hải quân Pakistan trở thành lực lượng đầu tiên trong khu vực Ấn Độ Dương sở hữu tàu ngầm trang bị động cơ đẩy khí độc lập dưới hình thức của 3 chiếc tàu Agosta-90B của Pháp.

    Sự khác biệt: Các tàu thông thường phải nổi lên bề mặt vài ngày một lần để lấy khí oxy và sạc pin, khác với chúng các tàu ngầm được trang bị AIP có thể ở trong nước thời gian lâu hơn nhiều giúp tăng cường khả năng tàng hình và chiến đấu

Chia sẻ trang này