1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Hồi Giáo

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 11/05/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. andrewphucbeo

    andrewphucbeo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2013
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Iraq mua 200 xe bọc thép Bradley của Mỹ

    Thứ năm 29/08/2013 11:15
    ANTĐ - Chính phủ Iraq đang đàm phán với chính phủ Mỹ và tập đoàn BAE Systems để mua 200 chiếc xe bọc chiến đấu Bradley trong vòng trong 15 tháng tới.





    Thỏa thuận tiềm năng này dự kiến sẽ được ký kết trong năm 2014 và có thể diễn ra ngay trước một thỏa thuận với Ả-rập Xê-út về việc mua xe bọc thép Bradleys của Mỹ vào năm 2015.
    Hợp đồng này sẽ cung cấp các biến thể xe bọc thép M2A2 ODS (Chiến dịch Bão táp sa mạc) vừa mới nâng cấp cho chính phủ Baghdad, cùng loại xe mà lực lượng Vệ binh quốc gia lục quân Mỹ đang sử dụng.
    "Chúng tôi đã làm tất cả các công việc cho thương vụ này", ông Mark Signorelli, phó chủ tịch kiêm tổng giám đốc hệ thống xe bọc thép của BAE, cho biết hôm 26-8. Theo ông, Iraq hiện đã có trong biên chế khoảng 1.000 xe bọc thép M-113 bánh xích do BAE chế tạo.
    [​IMG]
    Xe bọc chiến đấu Bradley của Mỹ

    Nếu thỏa thuận này được ký kết, thì nó sẽ diễn ra ngay sau các thỏa thuận trong những tuần gần đây trị giá khoảng 4,3 tỷ USD, trong đó, chính phủ Iraq đã yêu cầu chính phủ Mỹ bán 50 xe bọc thép chở quân Stryker, máy bay trực thăng và các hệ thống phòng không.
    Ngoài ra, BAE còn có một hợp đồng đang được thực hiện trị giá 750 triệu USD về việc bảo dưỡng các xe bọc thép M-113, Humvee, M-88 và các xe quân sự khác của Iraq.
  2. andrewphucbeo

    andrewphucbeo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2013
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Tiềm lực quân sự Syria trước giờ ‘G


    TPO–Một thời gian dài Syria được xem là có tiềm lực quân sự hùng hậu, tinh nhuệ nhất Trung Đông. Tuy nhiên, những biến cố chính trị dồn dập tại khu vực liên tiếp xảy ra, sức mạnh Syria mong manh hơn bao giờ hết.

    [​IMG]
    Quân số Syria luôn là ẩn số.
    Trong suốt 29 tháng kể từ khi khủng hoảng Syria nổ ra, việc Mỹ và đồng minh tấn công lật đổ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad đã được dự đoán từ trước, tuy nhiên vấn đề chỉ là thời gian.
    Do vậy, tiềm lực quốc phòng thực tế của Syria, và đâu là điểm mạnh, điểm yếu của quốc gia Trung Đông này… luôn là ẩn số khiến không ít giới chức quân sự, trong đó có Mỹ, phải lao tâm khổ tứ, một khi Washington bảo lưu quan điểm tấn công Syria.

    Ẩn số binh sỹ Syria


    Theo các số liệu năm 2012 mà Business Insider có được, Syria có 220.000 quân thường trực, 280.000 quân dự bị và một chính sách nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với thanh niên trên 18 tuổi.

    Quote:
    Ngoại trưởng Syria Walid al-Muallem nhấn mạnh: "Chúng tôi có hai lựa chọn, hoặc là đầu hàng, hoặc là tự vệ bằng tất cả những phương tiện sẵn có. Chúng tôi lựa chọn phương án tối nhất là sẽ tự bảo vệ mình. Syria sẽ chứng minh khả năng quân sự khiến cả thế giới sẽ phải ngạc nhiên. Chúng tôi có các phương tiện để làm điều này và tôi không muốn nói nhiều hơn nữa”.​
    Trong báo cáo Cán cân quân sự 2013 do Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế tại London (IISS) công bố tháng 3/2013 cho thấy, trên danh nghĩa, quân đội nước này có 178.000 binh sỹ, bao gồm 110.000 lính bộ, 5000 lính hải quân, 27.000 lính không quân và 36.000 lính phòng không.
    Trong đó, lực lượng bộ binh được biến chế thành 7 sư đoàn thiết giáp, 3 sư đoàn pháo cơ giới, 2 sư đoàn đặc nhiệm và một lực lượng Vệ binh cộng hòa, ra đời năm 1976, chịu trách nhiệm về an ninh quốc gia. Khả năng chiến đấu của lực lượng đặc nhiệm và Vệ binh cộng hòa được cho là hơn hẳn bộ binh thông thường, và là “cánh tay phải” của chính quyền Bashar al-Assad.

    Về lực lượng dự bị, bộ binh Syria có khoảng 314.000 lính. Hải quân có 4000 lính, không quân có 10.000 lính và phòng không có 20.000 lính.

    Nhiều nguồn tin khác cho biết, Syria có khoảng 300.000 lính chính quy và 314.000 lính dự bị.


    Tuy số liệu có khác nhau, nhưng các báo cáo đều thừa nhận, lòng trung thành - phẩm chất làm nên sức mạnh của quân đội Syria, đa phần là những người đến từ tộc Alawite của ông Assad - đã suy giảm nghiêm trọng bởi các nguyên nhân: đào ngũ, bỏ trốn và thương vong kể từ khi xung đột Syria nổ ra.

    IISS còn khẳng định, một số lữ đoàn được cho là đã bị giải thể do thiếu sự tin cậy chính trị hoặc bị thương vong nặng.

    Vũ khí chiến đấu thông thường

    Syria từ lâu là đồng minh chủ chốt của Liên Xô trước kia cũng như Nga ngày nay ở khu vực Trung Đông, vì vậy từ trang thiết bị, khí tài đến học thuyết xây dựng lực lượng quân đội đều mang đậm ảnh hưởng của Moscow.

    [​IMG]
    Trang bị chủ yếu của lực lượng quân đội Syria là vũ khí Nga.
    Lực lượng quân đội Syria chủ yếu được trang bị vũ khí của Nga từ thời Liên Xô cũ như Makarov và AK-47s. Tuy nhiên cũng có cả súng trường FN FAL của Bỉ hay các phiên bản sản xuất tại Iran và Trung Quốc của loại M-16 (Mỹ).
    Đối với các vụ tấn công từ mặt đất, quân đội Syria dùng súng máy PK của Liên Xô và súng không giật SPG-9. Ngoài ra, Syria còn có trong biên chế khoảng 1.000 súng cối, 7.000 vũ khí chống tăng.

    Thống kê của các nước Trung Đông, Syria có khoảng 4950 xe tăng, từ 1.860-2.100 xe bọc thép, tuy cũ nhưng không thể bị súng ngắn đánh bại.

    Tuy nhiên, một lượng đáng kể xe thiết giáp đã bị thiệt hại bởi các cuộc tấn công của lực lượng đối lập hơn 2 năm qua.

    Không quân

    Có số liệu cho rằng, Syria hiện có 365 máy bay, chủ yếu được sản xuất từ thời Xô Viết. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin năm 2009 khẳng định, số lượng chiến đấu cơ của nước này từng là 555 chiếc, chủ yếu là các máy bay đánh chặn MiG-21, MiG-25, máy bay tấn công mặt đất MiG-23, Su-22, Su-24, các tiêm kích hiện đại MiG-29.

    [​IMG]
    Nhiều nguồn tin cho rằng, Syria đang sở hữu nhiều chiến đấu cơ MiG-29 hiện đại do Nga sản xuất.
    Trước cuộc nội chiến, số máy bay này được tổ chức thành nhiều phi đội mà lòng cốt là 20 phi đội đóng vai trò đánh chặn và 7 phi đội cường kích, cùng với đó là 4 phi đội vận tải được trang bị các máy bay An-24, An-26, IL-76, Tu-143 và các phi đội tác chiến điện tử, đào tạo.
    Trong đó, lực lượng tiêm kích đánh chặn gồm: khoảng 200 chiếc MiG-21PF/MF/bis đóng tại Hamah, Khalkalah, Tabqa, Deir ez Sor, Jirah và Quasayr; 6 phi đội trang bị MiG-25PD tại Tivas, Tiyas, Shayrat và Dumayr; 3 phi đội MiG-23MF/MS/ML ở Shayrat, Dumayr, Marj Ruhayyil và Abu ad Duhor và đặc biệt là 3 phi đội gồm 40 tiêm kích đánh chặn hiện đại nhất Syria MiG-29A/UB đóng tại Sayqal.

    Về lực lượng cường kích trang bị 60 máy bay cánh cụp cánh xòe Su-20/22 đóng ở Dumayr, Shayrat, Tivas. Có khoảng 2 phi đội cường kích được trang bị máy bay MiG-23BN tại An Nasiriya, một phi đội máy bay ném bom Su-24MK được triển khai tại Tivas.

    Lực lượng trực thăng chủ chốt là các trực thăng tấn công Mi-24/25 tại Marj Ruhayyil, Es Suweidaya và trực thăng Mi-8/17 tại Tabqa, Nayrab-Aleppo, Marj As Sultan, Afis và căn cứ không quân Damascus được phân thành 7 phi đội vận tải chiến thuật kiêm tấn công và 5 phi đội tấn công. Chúng được dùng chủ yếu cho 2 nhiệm vụ là phối hợp hỗ trợ tấn công và tiêu diệt các mục tiêu mặt đất, đặc biệt là xe tăng, xe thiết giáp.

    Phòng không

    Các đơn vị phòng không của Syria ít bị ảnh hưởng nhất bởi cuộc nội chiến tại Syria. Xét về mức đột tập trung lực lượng và phương tiện phòng không, Syria vượt hẳn tất cả các nước Arab còn lại và không thua kém đa số các cường quốc phát triển hơn về quân sự.

    Lực lượng này được đầu tư một đến hai tỷ USD mỗi năm và gồm 25 lữ đoàn với 6 trạm SAM. Đây được coi là lực lượng nguy hiểm nhất đối với bất kỳ kẻ thù nào tiến đến gần không phận Syria.

    [​IMG]
    Giao dịch hệ thống phòng không S-300 giữa Nga và Syria tới nay vẫn là ẩn số.
    Phòng không Syria hiện có trong trang bị hơn 900 hệ thống tên lửa phòng không và hơn 4.000 pháo phòng không cỡ nòng từ 23-100 mm. Bao gồm: 320 bệ phóng tên lửa đất đối không S-75 Dvina (SA-2), loại có thể bay với tốc độ Mach 3,5; 148 bệ phóng tên lửa S-125 Pechora (SA-3) có tốc độ bay Mach 3 được thiết kế để tấn công mục tiêu di động; 48 bệ phóng tên lửa đất đối không tầm cao S-200 Angara (SA-5). SA-5 nặng 8 tấn và có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào đang bay ở tốc độ Mach 7.
    Năm 2007, Nga cũng đã ký hợp đồng cung cấp cho Syria các hệ thống tên lửa phòng không Buk-М2, điều này đã cho phép mở rộng đáng kể tiềm lực của phòng không Syria.

    Ngoài ra, phòng không Syria còn sở hữu 48 hệ thống tên lửa phòng không S-200 thuộc các đời đầu (theo Jane’s và nhiều nguồn khác) sản xuất từ thời Liên Xô, phỏng đoán là do Belarus cung cấp cho Syria và 50 hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1.

    Quote:
    Syria sẽ "gây ngạc nhiên cho những kẻ xâm lược như đã làm trong cuộc chiến tranh Yom Kippur năm 1973, khi lực lượng Arab bất ngờ đánh úp Israel, và trở thành mồ chôn những kẻ xâm lăng", Thủ tướng Wael al-Halqi nói trên truyền hình quốc gia. "Mối đe dọa thực dân của các cường quốc phương Tây không thể làm chúng tôi lo sợ, những người Syria sẽ không chấp nhận bị làm nhục".​

    S-200 được xem là “át chủ bài” của lưới lửa phòng không Syria với tầm bắn cực xa. Hệ thống sử dụng đạn tên lửa có kích thước rất lớn, đạt tầm bắn xa tới 160km hoặc 250-300km với biến thể cải tiến, độ cao diệt mục tiêu 20-40km tùy biến thể.
    Tên lửa sử dụng hệ chiếu vô tuyến pha giữa để hiệu chỉnh đường bay, pha cuối dùng dầu tự dẫn radar bán chủ động tấn công mục tiêu.

    Mạng lưới phòng thủ tầm gần và cực gần của Syria gồm: hệ thống pháo – tên lửa phòng không Pantsir-S1; tên lửa phòng không tầm thấp 9K33 OSA và hơn 4.000 khẩu pháo phòng không đủ kích cỡ từ 23 đến 100 mm, trong số đó có gần 300 tổ hợp pháo tự hành ZSU-23-4.

    Đáng lưu ý, Pantsir-S1 được đánh giá là một trong những hệ thống phòng không tầm thấp hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nó rất hữu hiệu trong tác chiến chống mục tiêu bay thấp như: máy bay cánh cố định, trực thăng, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, vũ khí dẫn đường chính xác, máy bay không người lái và thậm chí là cả mục tiêu trên bộ.

    Hệ thống Pantsir-S1 thiết kế với 2 pháo cao tốc 2A38M 30mm và 12 tên lửa phòng không tầm thấp 57E6. Trong đó pháo 2A38M có tốc độ bắn tối đa 2.500 phát/phút, tầm bắn tối đa 4km, tầm cao tối đa 3km. Còn tên lửa đối không tầm ngắn 57E6 đạt tầm bắn 20km và diệt mục tiêu độ cao 15km.

    Về hệ thống radar cảnh báo sớm, giám sát, theo dõi, Syria có 22 đài đóng vai trò cảnh báo sớm. Một trong số đó được trang bị hệ thống radar 36D6 tương đối hiện đại. Nó làm nhiệm vụ phát hiện các mục tiêu có diện tích phản hồi radar (RCS) nhỏ bay ở độ cao thấp và rất thấp trong môi trường nhiễu chủ động và nhiễu bị động mạnh.

    Trước cuộc tấn công tiềm năng bằng tên lửa Tomahawk của Mỹ, Syria có thể sử dụng 36D6 để trinh sát, bám bắt Tomahawk, qua đó thông báo tới các tổ hợp phòng không tầm thấp như Pantsir-S1 để đánh chặn.

    Quote:
    Nói trong chương trình PBS NewsHour hôm qua, 28/8, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết Mỹ đã đưa ra kết luận về việc chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad phải chịu trách nhiệm về cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học làm hơn 300 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương hôm 21/8. Tuy nhiên, “việc tham chiến trực tiếp vào cuộc nội chiến ở Syria sẽ không giúp giải quyết gì cho tình hình”.

    Các cuộc không kích trừng phạt của Mỹ vào Syria sẽ được giới hạn trong một phạm vi nhất định và không nhằm gây ảnh hưởng đến cán cân giữa lực lượng của ông Assad và phe đối lập. Sau cuộc không kích của phương Tây do Mỹ dẫn đầu, chính quyền Syria “sẽ nhận ra thông điệp mạnh mẽ rằng tốt hơn hết là không nên lặp lại điều đó (sử dụng vũ khí hóa học) một lần nữa”, theo PBS NewsHour.

    http://www.tienphong.vn/hanh-trang-n...%98G-tpot.html
  3. andrewphucbeo

    andrewphucbeo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2013
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    “Mổ xẻ” sức mạnh Không quân Syria trước giờ G

    (Kienthuc.net.vn) - Không quân Syria dù được đánh giá là lực lượng tinh nhuệ ở khu vực Trung Đông nhưng cũng đã chịu nhiều tổn thất lớn trong cuộc chiến với quân nổi dậy.



    Lực lượng tinh nhuệ bậc nhất Trung Đông
    Syria có lực lượng quân đội thuộc loại rất tinh nhuệ, trong đó lực lượng không quân được xếp vào hàng hùng hậu và có truyền thống nhất trong khu vực Trung Đông. Tính đến năm 2012, trong biên chế của Không quân Syria có khoảng 60.000 nhân viên phục vụ trong đó có khoảng 40.000 người là nhân viên thường trực.
    Syria từ lâu đã là một đồng minh chủ chốt của Liên Xô trước kia cũng như Nga ngày nay ở khu vực Trung Đông, vì vậy từ trang thiết bị, khí tài đến học thuyết xây dựng lực lượng quân đội đều mang đậm ảnh hưởng của Moscow. Đương nhiên, Không quân Syria cũng không phải là ngoại lệ. Họ sở hữu một số lượng đáng kể các chiến đấu cơ, chủ yếu là các máy bay đánh chặn MiG-21, MiG-25, máy bay tấn công mặt đất MiG-23, Su-22, Su-24, các tiêm kích hiện đại MiG-29.
    [​IMG]
    MiG-29 là tiêm kích hiện đại nhất trong Không quân Syria.

    Trước cuộc nội chiến, số máy bay này được tổ chức thành nhiều phi đội mà lòng cốt là 20 phi đội đóng vai trò đánh chặn và 7 phi đội cường kích, cùng với đó là 4 phi đội vận tải được trang bị các máy bay An-24, An-26, IL-76, Tu-143 và các phi đội tác chiến điện tử, đào tạo.
    Trong đó, lực lượng tiêm kích đánh chặn gồm: khoảng 200 chiếc MiG-21PF/MF/bis đóng tại Hamah, Khalkalah, Tabqa, Deir ez Sor, Jirah và Quasayr; 6 phi đội trang bị MiG-25PD tại Tivas, Tiyas, Shayrat và Dumayr; 3 phi đội MiG-23MF/MS/ML ở Shayrat, Dumayr, Marj Ruhayyil và Abu ad Duhor và đặc biệt là 3 phi đội gồm 40 tiêm kích đánh chặn hiện đại nhất Syria MiG-29A/UB đóng tại Sayqal.
    Về lực lượng cường kích trang bị 60 máy bay cánh cụp cánh xòe Su-20/22 đóng ở Dumayr, Shayrat, Tivas. Có khoảng 2 phi đội cường kích được trang bị máy bay MiG-23BN tại An Nasiriya, một phi đội máy bay ném bom Su-24MK được triển khai tại Tivas.
    Lực lượng trực thăng cũng rất hùng hậu, chủ chốt là các trực thăng tấn công Mi-24/25 tại Marj Ruhayyil, Es Suweidaya và trực thăng Mi-8/17 tại Tabqa, Nayrab-Aleppo, Marj As Sultan, Afis và căn cứ không quân Damascus được phân thành 7 phi đội vận tải chiến thuật kiêm tấn công và 5 phi đội tấn công. Chúng được dùng chủ yếu cho 2 nhiệm vụ là phối hợp hỗ trợ tấn công và tiêu diệt các mục tiêu mặt đất, đặc biệt là xe tăng, xe thiết giáp.
    “Cơn ác mộng” với quân nổi dậy Syria
    Khi cuộc nội chiến ở Syria bùng nổ năm 2011, không quân chỉ tham gia với vai trò hỗ trợ, không trực tiếp chiến đấu. Nhưng tình hình đã thay đổi kể từ cuối tháng 3/2012, cùng với sự leo thang của cuộc xung đột, quân nổi dậy lớn mạnh nhanh chóng nhờ sự trợ giúp đắc lực của các thế lực bên ngoài. Quân đội chính phủ bắt đầu phải huy động lực lượng không quân tham chiến.
    Mở màn với các trực thăng Mi-8, Mi-17 trang bị súng máy và bắn rocket, rồi đến các “xe tăng bay” Mi-24/25 cũng được huy động chiến đấu và thả bom hàng không. Cuộc chiến ngày càng ác liệt, đến tháng 7/2012, những chiến đấu cơ cánh cố định cũng đã tham gia , ban đầu là các loại máy bay huấn luyện L-39 mang bom, súng máy và cả tên lửa, nhanh chóng sau đó là lực lượng MiG-21, MiG-23 vốn có số lượng cực lớn trong không quân Syria, những máy bay tấn công mặt đất chuyên dụng hơn như Su-22, Su-24 cũng lần lượt đươc sử dụng.
    [​IMG]
    Máy bay huấn luyện chiến đấu L-39 phóng rocket tấn công lực lượng nổi dậy Syria.

    Với sự bổ sung này, quân đội của Tổng thống Bashar al-Assad đã giành lại thế thượng phong tại những điểm nóng mà Quân đội Syria tự do (FSA) đang chiếm giữ. Các chiến đấu cơ với khả năng cơ động, tầm chiến đấu xa, hỏa lực cực mạnh với sự chỉ dẫn của trung tâm tác chiến và lực lượng bộ binh đã giáng những đòn sấm sét xuống lực lượng đối lập. Chúng cũng cung cấp khả năng vận tải, liên lạc và tiếp ứng cực nhanh.
    Không quân rõ ràng là điều mà FSA không thể có được. Họ bắt buộc phải dùng các phương pháp phi đối xứng để đối phó với các đợt oanh kích của chính phủ, nhưng trong thời gian đầu việc này không có hiệu quả. Quân nổi dậy liên tiếp thất bại và tâm lý hoảng sợ đã bắt đầu phổ biến.
    Rõ ràng Lực lượng không quân Syria đã có một sự tiếp cận cuộc chiến rất thành công, điều đó khiến cho các quan chức quân đội tiếp tục tăng cường huy động các máy bay chiến đấu nhằm tới mục tiêu kết thúc nhanh chóng cuộc xung đột đẫm máu này.
    Tổn hại lớn trước giờ G
    Tuy nhiên, trong chiến tranh, mọi chuyện luôn không bao giờ dễ dàng. Sau một thời gian tham chiến, Không quân Syria bắt đầu phải đối mặt với nhiều khó khăn.
    Đầu tiên là những vấn đề từ trong chính lực lượng này, những vấn đề hết sức nghiêm trọng. Syria có sẵn một số lượng lớn máy bay nhưng rất nhiều trong số chúng là những máy bay được viện trợ bởi Liên Xô đã già cỗi, quá tuổi phục vụ.
    Điển hình là MiG-21, một thiết kế huyền thoại từ những năm 1950 của Liên Xô. Thời hoàng kim, chúng là máy bay phản lực được ưa chuộng nhất thế giới, tuy nhiên do sự “gặm nhấm” của thời gian, chúng đã đươc cho nghỉ hưu ở nhiều nước. Nhưng, ở Syria hơn 200 MiG-21 vẫn tiếp tục phục vụ, chúng chính là loại máy bay có số lượng lớn nhất trong Quân đội Syria hiện tại, dù cho khoảng một nửa trong số đó đang ở tình trạng không sẵn sàng chiến đấu.
    [​IMG]
    Nhiều máy bay của Không quân Syria đều đã lỗi thời, lạc hậu và trong tình trạng kỹ thuật kém.

    Ngoài ra còn có những tiêm kích thế hệ thứ 3 cũng bị đánh giá là gặp nhiều vấn đề do tuổi tác gồm MiG-23/25 gần 200 chiếc, cường kích Su-22/24 có khoảng 70 chiếc. Có 40 MiG-29 các biến thể, là loại chiến đấu cơ mạnh nhất của Syria và chúng còn tương đối mới. Và 70 máy bay phản lực huấn luyện L-39 lại là đội ngũ được đánh giá có được bảo trì tốt nhất, có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao.
    Lực lượng trực thăng có nhiều nhất là khoảng 100 máy bay Mi-8/17. Gần 100 trực thăng chiến đấu, trong số đó khoảng 36 chiếc là Mi-24 (một vài biến thể chiến đấu của Mi-8 và AH-1) còn lại là các máy bay cũ kĩ như trực thăng trinh sát Gazelle của pháp hay Mi-2 của Balan, chúng chủ yếu được sử dụng làm phương tiện vận chuyển trên ko chứ ko thể gây ra nhiều thiệt hại.
    Nguyên nhân của việc này bắt nguồn từ những biến cố lịch sử khá lâu về trước. Những năm 1970-1980, giữa Syria và Israel luôn xảy ra những cuộc chiến dai dẳng. Không quân của hai bên cũng được huy động và Syria thường chịu những tổn thất rất lớn. Đòi hỏi sau cuộc chiến phải có một khoản đầu tư khổng lồ để củng cố lại lực lượng không quân.
    Nhưng từ những năm 1980, do kinh tế gặp nhiều khủng hoảng và nguồn viện trợ từ “anh cả” Liên Xô cũng ít dần, việc nâng cấp và hiện đại hóa không quân bắt đầu gặp khó khăn. Sau khi Liên Xô sụp đổ, mọi chuyện càng thêm trầm trọng, Không quân Syria thiếu rất nhiều kỹ sư và phụ tùng, khí tài để duy trì ổn định lực lượng máy bay đã già nua và nhiều thương tật. Nhiều máy bay đã chấp nhận bị cho về hưu hoặc hoạt động ở trạng thái thiếu an toàn.
    Trong điều kiện bị phương Tây cô lập, chính phủ Syria cũng đã nỗ lực thay máu cho không quân bằng cách mua về những máy bay mạnh hơn, hiện đại hơn từ Nga và một vài đối tác truyền thống, như những hợp đồng MiG-31, Su-27SK. Nhưng vì sức ép mạnh mẽ từ Mỹ và các đồng minh, các hợp đồng này đều bị “treo lơ lửng”.
    Và khi các máy bay được huy động sử dụng với tần suất lớn cho cuộc xung đột lần này, những thương tật trên người chúng được dịp tái phát trầm trọng. Nhiều máy bay đã phải hạ cánh khẩn cấp hoặc thậm trí bị rơi do các lỗi kỹ thuật.
    Cũng giống như các máy bay, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và chỉ huy tác chiến giành cho không quân đều không còn mới, một số bị xuống cấp trầm trọng.
    [​IMG]
    Không ít phi công Syria đã lái máy bay chiến đấu bỏ chạy sang các nước láng giềng.

    Ngoài yếu tố kỹ thuật, Không quân Syria bộc lộ nhiều vấn đề về phi công trong thời chiến. Chỉ một số ít các cán bộ cũng như phi công Syria được chuẩn bị cho loại hình chiến tranh nay (ném bom tầm thấp và lái trực thăng chiến dưới làn lửa đạn).
    Sức ép kết thúc cuộc chiến nhanh khiến trong thời gian vừa qua, người ta nhìn thấy cả những chiếc MiG-29 cũng thực hiện nhiệm vụ ném bom. Đây là những chiến đấu cơ hiện đại nhất của Syria và đội ngũ phi công lái chúng được đào tạo để đối đầu với lực lượng máy bay phản lực của Israel không phải để ném bom. Tuy nhiên với các mục tiêu lớn như là ngôi làng hay khu vực thành phố thì lúc cần kíp họ vẫn được huy động.
    Một vấn đề nghiêm trọng hơn là thời gian huấn luyện định kì cho phi công, trong suốt thập kỉ qua Syria gần như không thể đảm bảo được điều này dù có nhận được sự giúp đỡ từ Iran, do thiếu thời gian thực hành nên phi công bị giảm khả năng sẵn sàng chiến đấu. Như đã nói phi công MiG-29 không được dạy để ném bom và bây giờ họ được huấn luyện cấp tốc kỹ năng này ngay trên mặt đất, khiến trong lần dội bom đầu tiên, họ hoàn toàn không có kinh nghiệm. Thiếu thời gian huấn luyện cũng gây nên những tai nạn khi hạ cánh, có thế bị đối phương tấn công cũng như không xử lý tốt khi thiết bị hỏng hóc. Điều này thường dẫn dến đến việc phải vứt bỏ máy bay, không thể sửa chữa.
    Nhiều phi công Syria cũng gặp các vấn đề về tâm lý khi họ không ủng hộ chế độ của ông Assad, bị ảnh hưởng bởi các vấn đề tôn giáo, sắc tộc hay bị các lực lượng đối lập đe dọa, mua chuộc. Điển hình nhất là vụ Đại tá không quân Hassan Merei al-Hamade lái máy bay MiG-21bis từ căn cứ al-Dumair phía Đông Bắc thủ đô Damascus đào tẩu sang Jordan. Sau sự kiện chấn động này không phải là ít các vụ đào tẩu hay bỏ, đốt máy bay của phi công chính phủ đã xảy ra tiếp sau.
    [​IMG]
    Quân nổi dậy Syria sau này đã được tiếp nhận thêm tên lửa vác vai tầm thấp để đối phó với không quân chính phủ.

    Về phần mình, sau một thời gian chỉ biết chịu trận trước các đợt oanh kích của quân đội chính phủ. Quân đội Syria tự do (FSA) đã có cách thức đối phó hiệu quả với máy bay chiến đấu. Điều đó có được là do các nhà quân sự phương Tây cũng ngay lập tức nhìn ra lợi thế lớn mà không quân mang lại cho chính phủ và có những hành động trợ giúp phe nổi dậy, cùng với sự giúp đỡ của những binh sĩ chính phủ đào thoát, mạng internet, đội quân hồi giáo cực đoan đã có kinh nghiệm tại Iraq, phát triển nhiều cách thức chống máy bay hiệu quả. Vì vậy, số lượng máy bay của Không quân Syria bị bắn hạ từ cuối tháng 8/2012 tăng lên vùn vụt, nhiều nhất là trực thăng Mi-8/Mi-17 và máy bay MiG-23.
    Cùng với đó quân nổi dậy được trang bị vũ khí hạng nặng cũng liều lĩnh đánh chiếm những căn cứ quân sự, sân bay và phá hủy nhiều máy bay ngay trên mặt đất. Mới đây nhất ngày 15/8, một máy bay MiG đã bị FSA bắn hạ ngay gần căn cứ quân sự Khalkha.
    Số lượng máy bay bị bắn hạ, mất và phá hủy tuy rất khó để có con số chính xác nhưng tính đến nay cũng trên con số 70 chiếc. Đây là một thiệt hại khủng khiếp tới sức mạnh của quân đội chính phủ Syria. Khi mà sắp tới đây, mà có lẽ chỉ vài ngày nữa họ lại phải đối đầu với lực lượng không quân hùng hậu, cực kỳ hiện đại của Mỹ, Anh, Pháp đang “rập rình” ngoài khơi Địa Trung Hải và các căn cứ ở trên đất liền nằm tại Thổ Nhĩ Kỳ, UAE, Jordan.
    [​IMG]
    Trực thăng quân chính phủ nổ tung sau khi trúng đạn quân nổi dậy Syria.

    Nếu so sánh tương quan sức mạnh trên không, có thể số lượng máy bay Mỹ, Phương Tây không lớn nhưng về chất lượng kỹ thuật và phi công thì vượt trội hoàn toàn so với lực lượng đã chịu nhiều tổn thất, máy bay trong tình trạng không tốt, phi công thiếu kinh nghiệm.
    Không chỉ khó khăn khi phải đối đầu trên trời, các sân bay Không quân Syria nhiều khả năng sẽ là mục tiêu đầu tiên của tên lửa hành trình và bom liệng phóng ra từ chiến hạm và máy bay Mỹ.
    ”Hủy diệt hệ thống phòng không là không cần thiết. Cuộc tấn công hạn chế có mục đích là loại bỏ khả năng của lực lượng Không quân Syria và chỉ cần ba cuộc tấn công chính, thứ nhất là tập trung vào các cơ sở hạ tầng, tiếp theo là các máy bay của lực lượng không quân và cuộc tấn công thứ ba nhằm đảm bảo rằng, lực lượng Không quân Syria không thể phục hồi khả năng của nó”, trích dẫn báo cáo Nhà phân tích cấp cao của Học viện nghiên cứu chiến tranh Mỹ Christopher Harmer.
    Không còn lực lượng không quân hoặc bị tổn thất nặng nề, Quân đội của Tổng thống Assad có thể sẽ bị đánh bại bởi các lực lượng quân nổi dậy.

    5 ưu điểm nổi bật của quân đội Syria

    Quân đội Syria không phải là lực lượng vũ trang lớn, song họ có tinh thần đoàn kết cao, nhiều vũ khí hiện đại bậc nhất và hệ thống phòng không đáng nể.

    Christopher Swift, một giáo sư về an ninh quốc gia của Đại học Georgetown tại Mỹ, đã nêu ra 5 ưu điểm nổi bật của quân đội trung thành với Tổng thống Assad.
    Quân số thường trực
    Quân đội chính quy Syria có khoảng 70.000 – 80.000 binh sĩ. Tuy nhiên, ông Assad có thể tổng động viên các thành viên thuộc lực lượng dân quân Alawitia vào mọi thời điểm. Theo một thống kê, lực lượng dân quân Syria có thể lên tới 100.000 người, thường xuyên làm nhiệm vụ bảo vệ nơi họ sinh sống trước những phiến quân Hồi giáo dòng Sunni.
    [​IMG]
    Lực lượng đặc nhiệm Syria. Ảnh: Navy Times.
    Nhóm Hồi giáo vũ trang Hezbollah có trụ sở tại Lebanon đã đưa hàng ngàn chiến binh tới tham chiến trên đất Syria. Tuy nhiên, Hezbollah chỉ đưa những người muốn chiến đấu trên chiến trường Syria, chứ họ không trực tiếp chống lại các tay súng nổi dậy. Iran cũng gửi hàng trăm cố vấn từ Lực lượng đặc nhiệm Qods tới Syria để đào tạo binh sĩ Syria cách đối phó với tổ chức khủng bố quốc tế Al-Qaeda.
    Chỉ tập trung vào những mối đe dọa trong nước
    Trong thập kỷ qua, quân đội Syria hoàn toàn không quan tâm tới hay can thiệp vào các sự kiện bên ngoài. Lực lượng này dồn toàn bộ sức mạnh vào việc đảm bảo an ninh nội bộ. Đây cũng chính là lý do khiến Syria tích cực theo đuổi các hợp đồng mua bán vũ khí phòng không, trực thăng chiến đấu của Nga.
    [​IMG]
    Quân đội Syria chỉ tập trung vào những mối đe dọa trong nước.Ảnh: Navy Times.
    Trên thực tế, quân đội Syria sở hữu rất nhiều súng cối, loại vũ khí có khả năng gây thiệt hại lớn cho bộ binh đối phương. Nếu không có sự can thiệp từ bên ngoài, cụ thể là các cuộc không kích của Mỹ và phương Tây, lực lượng nổi dậy sẽ rất khó giành được lợi thế trước quân đội trung thành với Assad.
    Tinh thần đồng đội cao
    "Quân đội Syria mạnh hơn rất nhiều so với quân đội Iraq dưới thời Saddam Hussein", Swift khẳng định.
    Nếu so sánh với Iraq thời chiến sự nổ ra hơn một thập kỷ trước, quân đội của nhà lãnh đạo Bashar al-Assad đoàn kết hơn rất nhiều. Trừ một bộ phận binh sĩ theo đạo Hồi giáo Sunni và Cơ đốc đào tẩu, quân đội Syria vẫn là một lực lượng của người Alawite và họ trung thành với sứ mệnh duy trì sự kiểm soát của nhà nước đối với các sắc tộc khác.
    [​IMG]
    Quân đội Syria có tinh thần đồng đội cao. Ảnh: Navy Times.
    "Sĩ quan trong quân đội Syria đều thuộc tầng chóp của xã hội về địa vị và kinh tế. Trên thực tế, những chiến binh Alawite không chỉ chiến đấu vì đất nước hay danh dự mà họ còn cầm súng để bảo vệ gia đình và bộ lạc của họ", Swift bình luận.
    Vũ khí đầy đủ và hiện đại
    [​IMG]
    Quân đội Assad được vũ trang tốt. Ảnh: Navy Times.
    Tổ chức nghiên cứu độc lập IRIS dẫn lời Rebecca Grant, một nhà phân tích quốc phòng, cho biết, vũ khí của quân đội Syria khá hùng hậu. “Quân đội Syria sở hữu đầy đủ các loại vũ khí uy lực của Nga, từ xe tăng, xe bọc thép tới trực thăng chiến đấu. Chúng ta không thể xác định được khả năng hoạt động của các vũ khí này nhưng rõ ràng chúng đang được sử xụng khá thường xuyên. Việc quân đội Assad sở hữu nhiều vũ khí hơn quân đội Saddam Hussein không phải là điều đáng ngạc nhiên”.
    Hệ thống phòng không đáng nể
    Nhờ mua khá nhiều thiết bị phòng không, quân đội Syria có khả năng bảo vệ không phận vượt trội. Hàng loạt hệ thống tên lửa phòng không tối tân do Nga chế tạo đang thuộc biên chế quân đội Syria. Nhiều nguồn tin cho rằng, S-300, hệ thống tên lửa phòng không hàng đầu của Nga, đang tới Syria.
    [​IMG]
    Tên lửa phòng không Syria. Ảnh: Navy Times.
    Ngoài ra, Syria đang sở hữu tổ hợp phòng không tích hợp Pantsir S1, có khả năng bắn hạ tên lửa hành trình Mỹ, cùng át chủ bài SA-11, với khả năng bắn hạ những chiến đấu cơ tối tân bậc nhất. Hệ thống phòng không di động tầm thấp SA-8 của Syria cũng có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay ở độ cao dưới 12 km.


    http://soha.vn/quan-su/5-uu-diem-noi-bat-cua-quan-doi-syria-20130830171203064.htm
  4. andrewphucbeo

    andrewphucbeo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2013
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Chiến đấu cơ “khủng” của Không quân Iran

    Dù gặp rất nhiều khó khăn vì lệnh cấm vận của Mỹ và Phương Tây, Iran vẫn duy trì được lực lượng không quân khá đông đảo, hùng hậu.

    Dưới đây là một số chiến đấu cơ hiện đại nhất của Iran:

    F-14A Tomcat


    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không F-14A của Iran.

    F-14 là chiến đấu cơ cánh cụp cánh xòe do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) thiết kế cho nhiệm vụ chiến đấu chiếm ưu thế trên không, đánh chặn, trinh sát.

    Không quân Iran nhận được 79 chiếc F-14A trong giai đoạn 1974-1979 dưới thời của Vua Shah Mohammad Reza Pahlavi trị vì. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran 1979 nổ ra dẫn tới sự ra đời của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran.

    Từ đó, mối quan hệ Iran – Mỹ xấu đi, phía Mỹ cấm việc xuất khẩu vũ khí cũng như linh kiện phụ tùng thay thế. Hoạt động của F-14A trong biên chế Không quân Cộng hòa Hồi giáo Iran rất hạn chế và gần như ngừng hẳn những năm sau đó.

    Mãi tới cuối những năm 1990, công nghiệp quốc phòng Iran đã tự sản xuất linh kiện nhằm khôi phục hoạt động của F-14A. Gần đây, Iran tuyên bố họ đã tái trang bị cho không quân 60 chiếc F-14A.

    Để thực hiện vai trò đối không, F-14A thiết kế với 8 giá treo (4 trên thân và 4 trên cánh), mang được các loại tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9 (tầm bắn 8km), tầm trung AIM-7 (tầm bắn 45km) và tầm xa AIM-154 (tầm bắn lên tới 150km). Ngoài ra, F-14A còn có một pháo M61A1 cỡ 20mm được gắn cố định trong thân (cơ số đạn 675 viên), thích hợp cho không chiến tầm cực gần.

    Khi cần thiết, F-14A hoàn toàn có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất với các loại bom không điều khiển và rocket.

    Về hệ thống điện tử, F-14A trang bị hệ thống radar xung doppler đa chế độ, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết AN/AWG-9. AWG-9 có khả năng theo dõi 24 mục tiêu trên không cùng lúc, màn hình trong buồng lái hiển thị 18 mục tiêu và phóng tên lửa đồng thời tiêu diệt 6 trong số đó. Radar có thể dò tìm mục tiêu máy bay ném bom ở tầm xa 160km.

    Ngoài ra, F-14A còn có hệ thống thông tin liên lạc, dẫn đường khác và cả hệ thống đối phó trả đũa điện tử.

    F-14A trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy TF30-P-414A cho phép nó đạt tốc độ tối đa 2.655 km/h, bán kính chiến đấu hơn 2.000km, trần bay 20.000m.

    MiG-29


    [​IMG]
    Máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-29 của Iran.

    Hiện nay, số lượng MiG-29 trong biên chế không quân Iran còn nằm trong vòng tranh cãi. Một số nguồn tin cho rằng số lượng vào khoảng 70 chiếc, nhưng có nguồn lại cho Iran có hơn 40 chiếc.

    Những chiếc MiG-29 đầu tiên mà Iran có được trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Trong cuộc chiến tranh vùng vịnh 1991, nhiều máy bay chiến đấu của Iraq (trong đó có MiG-29) đã bỏ trốn sang Iran.

    Sau khi cuộc chiến kết thúc, Iran từ chối trả lại số máy bay này cho Iraq. Có một số nguồn tin cho rằng, Iran tự nâng cấp MiG-29 với cần tiếp nhiên liệu trên không.

    MiG-29 là tiêm kích đánh chặn do Liên Xô thiết kế cho nhiệm vụ chiến đấu chiếm ưu thế trên không.

    Để thực hiện vai trò này, MiG-29 có 7 giá treo trên thân và cánh có khả năng mang được các loại tên lửa không đối không: tầm trung R-27 (tầm bắn 70-80km), tầm ngắn R-73 (tầm bắn 20km), tầm ngắn R-60 (tầm ngắn 8km), tầm trung R-77 (tầm bắn 40-50km).

    Biến thể trang bị cho Iran cũng có khả năng đối đất nhưng ở mức hạn chế mang các loại rocket, bom không điều khiển. Ngoài ra, MiG-29 còn có một pháo 30mm (cơ số 150 viên đạn) hữu hiệu cho không chiến tầm gần.

    MiG-29 trang bị hệ thống radar Phazotron N019, sensor tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại, đo xa laser cùng thiết bị liên lạc, đối phó trả đũa điện tử.

    MiG-29 sử dụng 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy RD-33 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.400km, trần bay 18.000m, tầm bay hơn 2.000km.

    Su-25


    [​IMG]

    Máy bay cường kích Sukhoi Su-25 của Iran.

    Hiện nay, Không quân Iran sở hữu khoảng 13 chiếc máy bay cường kích Su-25. Trong đó, có 7 chiếc do phi công Iraq lái sang đất Iran trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991 và 6 chiếc Iran đặt hàng mua của Nga.

    Su-25 thiết kế cho nhiệm vụ cường kích mặt đất, tấn công mục tiêu công sự, xe tăng – thiết giáp đối phương, bộ binh địch. Su-25 mang tên lửa không đối đất Kh-23, Kh-25ML, Kh-29I, rocket cỡ 57/80/240/330mm, bom dẫn đường bằng laser 350-670kg, bom không điều khiển.

    Ngoài ra, Su-25 có thể tiêu diệt mục tiêu trên không tầm thấp với loại tên lửa không đối không tầm ngắn R-3S hoặc R-60.

    Hệ thống điện tử của Su-25 gồm các hệ thống ngắm bắn, định vị, thiết bị liên lạc, đối phó trả đũa điện tử.

    Su-25 lắp hai động cơ tuốc bin phản lực Soyuz/Gavrilov R-195 cho phép đạt tốc độ tối đa 950km/h, bán kính chiến đấu 375km, trần bay 7.000m.

    Su-24


    [​IMG]
    Máy bay cường kích Sukhoi Su-24MK của Iran.

    Biên chế Không quân Iran có khoảng 36 chiếc Su-24, trong đó có 24 chiếc tịch thu của Iraq sau chiến tranh vùng Vịnh 1991 và 12 chiếc mua của Nga.

    Su-24 là máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe thiết kế đáp ứng cho nhiệm vụ tấn công mặt đất.

    Máy bay có 8 giá treo mang 8.000kg vũ khí gồm các loại: tên lửa không đối đất Kh-23, Kh-25ML, Kh-28, Kh-58; tên lửa chống radar Kh-31P; tên lửa không đối không R-60 hoặc R-73, bom dẫn đường bằng laser, bom không điều khiển, rocket. Và trong thân lắp một pháo 6 nòng cỡ 23mm với cơ số đạn 500 viên.

    Su-24 lắp các thiết bị định vị và ngắm bắn/thả bom, thiết bị liên lạc, đối phó trả đũa điện tử.
    Cường kích Su-24 trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực Saturn/Lyulka AL-21F-3A cho phép đạt tốc độ tối đa 1.315km/h, bán kính chiến đấu 615km, trần bay 11.000m.

    Ngoài các loại máy bay kể trên, Không quân Iran còn sử dụng một số loại máy bay chiến đấu thế hệ cũ hơn như F-4, F-5, Mirage F1, F-7M (biến thể xuất khẩu của J-7 do Trung Quốc sản xuất). Đặc biệt, sự xuất hiện của hai loại chiến đấu cơ do Iran tự chế tạo gồm: Azarakhsh (giới thiệu năm 1997) và Saeqeh (giới thiệu năm 2007).


    [​IMG]
    Thiết kế nội địa Saeqeh.

    Tuy nhiên, vẫn chưa có thông số kỹ thuật đáng tin cậy về hai loại chiến đấu cơ nội địa này. Nhưng có một điều chắc chắn, cả hai thiết kế đều có nguồn gốc từ tiêm kích hạng nhẹ F-5 do Mỹ sản xuất biên chế trong Không quân Iran. Mặc dù, Iran tuyên bố là Saeqeh có tính năng chiến đấu tương tự F/A-18 Hornet.

    http://www.tinmoi.vn/chien-dau-co-khung-cua-khong-quan-iran-01632354.html


  5. andrewphucbeo

    andrewphucbeo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2013
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc biến "chiến trường" Syria thành bãi thử vũ khí

    (Vũ khí) - Mỹ tấn công vào Damascus, Trung Quốc biến Syria trở thành “thao trường” thử nghiệm radar của mình.


    Theo Defense News, nếu Hoa Kỳ tấn công quân sự vào Syria, Trung quốc có thể đánh giá hiệu quả các radar và trạm tác chiến điện tử mà trước đó đã cung cấp cho đất nước này.

    Theo nhà phân tích quân sự nổi tiếng Richard Fisher, Syria đã triển khai các trạm radar phát hiện tầm xa cơ động JYL-1 và JY-27 VHF, radar nhìn vòng bắt thấp Type 120 của Trung Quốc.

    Trung Quốc có thể sử dụng các dữ liệu này trong cuộc xung đột với Mỹ về vấn đề Đài Loan. Thế nhưng như con dao hai lưỡi, những dữ liệu này cũng được Hoa Kỳ khai thác. Lầu Năm Góc có thể có được những thông tin về tính hiệu quả của các hệ thống của Trung Quốc và kiểm chứng những phương pháp của mình hòng xuyên thủng hệ thống phòng không mạnh của Trung Quốc đang được triển khai tại Syria.

    Chuyên gia Richard Fisher cũng cho biết, Trung Quốc đã chuyển cho Syria “hạ tầng điện tử phòng thủ hiện đại, đây là phương tiện tối quan trọng cho sự sống còn của chế độ Assad”.

    [​IMG]
    Radar giám sát 3 tọa độ JYL-1 của Trung Quốc đã bí mật chuyển giao cho Syria vào năm 2006.

    Một vấn đề được đặt ra, khả năng phòng thủ của Syria đã được Trung Quốc hiện đại hóa có thể là một mối đe dọa đối với các máy bay tấn công của Mỹ?

    Theo Sean O’Connor, biên tập viên của IMINT & Analysis, Mỹ, hiện nay, Syria có 120 trận địa phòng không, được trang bị với sự pha trộn giữa SAM của Nga và Liên Xô trước kia S-75, S-125 và nhiều hệ thống tên lửa hiện đại khác như S-200, tổ hợp 2K12 klub, Buk-M2E cùng với 50 trạm radar khác nhau do Nga và Trung Quốc sản xuất.

    Hệ thống radar hiện đại của Trung Quốc có thể phát hiện những máy bay hiện đại, kể cả máy bay tàng hình của Mỹ. Radar đặc biệt hiệu quả đó là JY-27 có thể phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 500 km, được cung cấp năm 2006.

    Hiện nay các trạm radar này đang được triển khai ở phía nam và bắc thành phố Palmyra ở miền trung Syria. Phạm vi phát hiện các mục tiêu của trạm radar này không chỉ che phủ toàn bộ không phận Syria mà còn cả phần không gian một số nước lân cận.

    Ngoài ra, Syria còn có các trạm radar ít mạnh mẽ hơn đó là dạng Type 120, là một phát triển sâu rộng của JY-29/LSS-1 2D, có khả năng theo dõi đồng thời 72 mục tiêu ở khoảng cách 200 km.

    Hiện nay, Trung Quốc cũng đang triển khai 120 trạm radar này trong thành phần tổ hợp tên lửa phòng không HQ-9, HQ-12. Thế nhưng ở Syria có thể sử dụng trạm radar này như tổ hợp tác chiến điện tử chuyên biệt. Hiện nay Syria đang sở hữu 4 trạm radar Type 120, chúng được triển khai ở Dar Izzahe, Baniyas, Tartus và Kafr Buhume.

    Có một số vấn đề được đặt ra, liệu các radar do Trung Quốc phát triển có tương thích với các SAM của thời Xô Viết, “sự thiếu tương tác buộc phải sử dụng thông tin liên lạc bằng giọng nói để truyền dữ liệu. Đây là nguồn gốc của những lỗi tiềm tàng, bởi vì chúng có thể bị nhiễu âm, nếu như dữ liệu được truyền trong chế độ mở”, O’Connor nói.

    [​IMG]
    Dàn radar thế hệ mới của Trung Quốc trong một buổi duyệt binh

    Mỹ chắc chắn cũng có những thông tin về radar của Trung Quốc, nhưng Lầu Năm Góc vẫn còn thiếu thông tin về trạm tác chiến điện tử của Trung Quốc cũng như cách thức hoạt động của chúng, theo chuyên gia John Wise, chuyên gia Anh về radar và là tác giả trang web radar.org.uk.

    Cũng theo ông, Hoa Kỳ và NATO có một lợi thế rõ ràng trong lĩnh vực chiến tranh điện tử, sử dụng hệ thống chiến tranh điện tử hiện đại. Chuyên gia cũng cho rằng, các lực lượng NATO có rất nhiều kinh nhiệm trong chiến tranh điện tử, đã được thử nghiệm nhiều lần trong các bài huấn luyện trên đất liền và trên biển.

    Chỉ có điều, liệu quân đội Syria có thể làm chủ được các hệ thống radar và trạm tác chiến điện tử do Trung Quốc phát triển và liệu Assad có những thông tin về nguyên nhân dẫn đến hiệu quả thấp của hệ thống phòng không Lybia trong cuộc chiến chống lại lực lượng NATO vào năm 2011.

    Theo O’Connor, nói cho cùng, hệ thống phòng không “pha trộn” của Syria sẽ không thể chống đỡ nổi một hành động quân sự quy mô lớn của Mỹ và các đồng minh. Mặc dù có việc triển khai các hệ thống mới của Trung Quốc, nhưng Syria vẫn còn phụ thuộc vào công nghệ “già nua” của Nga và Liên Xô.

    “Phần lớn hệ thống phòng không của Syria không phải là mối đe dọa nhiêm trọng cho các máy bay hiện đại, mặc dù bất kỳ mối đe dọa nào cũng cần phải được xem là một nguy hiểm tiềm tàng”, O’Connor nói.

    Vị chuyên gia này lưu ý, không nên tính đến một số thiệt hại do quân nổi dậy gây ra đối với hệ thống phòng không của Syria, cuộc nội chiến ở đất nước này tác động không đáng kể đến hệ thống phòng không, quân đội chính phủ vẫn kiểm soát được hầu hết các trạm tác chiến điện tử và hệ thống phòng không.

    Liệu không quân Hoa Kỳ mất bao nhiêu máy bay trên không phận Syria? Được biết, trong tháng 12/1983, phòng không Syria bắn rơi hai máy bay của Mỹ, A-7E Corsair và A-6E Intruder. Chỉ có điều đó là năm 1983.

    Cả Syri theo Nga và Thổ theo Mỹ giờ cũng sử dụng toàn vũ khí do TQ sản xuất :)
  6. Gnuhlehcimm

    Gnuhlehcimm Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2012
    Bài viết:
    1.468
    Đã được thích:
    96
    đợt này bọn Thổ cũng tham gia vào đánh Xiri đấy (tin nội bộ)[:D]
  7. Thai_Thu_Hoi_Quoc

    Thai_Thu_Hoi_Quoc Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2013
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    43
    Nga phải nhờ UAE phát triển UAV tấn công

    (Vũ khí) - Nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga vừa xác nhận rằng, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập (UAE) và Nga đang lên kế hoạch cùng phát triển một máy bay không người lái tấn công dựa trên loại trực thăng Berkut VL của Nga.



    Theo đó, Phòng thiết kế hàng không Berkut của Nga và công ty Adcom Systems của UAE đang cân nhắc lấy loại máy bay trực thăng hạng nhẹ Berkut VL làm một mô hình để phát triển một máy bay không người lái trang bị trên tàu sân bay và bay tới các khu vực xa xôi, đích thân Giám đốc phát triển Berkut, ông Dmitry Rumyantsev nói với hãng tin RIA Novosti hôm 2/9.

    Đại diện của Adcom Systems, ông Karim Badir xác nhận rằng, công ty này đang cân nhắc sử dụng trực thăng Nga làm cơ sở để phát triển một máy bay tấn công không người lái mới. [​IMG]
    Máy bay trực thăng hạng nhẹ Berkut VL Berkut VL là một trực thăng siêu nhẹ 2 người ngồi, được trang bị một động cơ Conver VAZ hoặc Lycoming. Trực thăng này có tầm bay 600 km.

    Adcom Systems là một nhà phát triển và sản xuất các thiết bị quân sự hàng đầu của UAE về các phương tiện không người lái chiến đấu, hệ thống radar và các hệ thống thông tin tiên tiến.

    Trước đó, các phương tiện truyền thông Nga loan báo thông tin rằng, do không thể tự phát triển được các mẫu UAV đáp ứng yêu cầu quân sự, Bộ Quốc phòng Nga đã bắt buộc phải mua máy bay không người lái do UAE sản xuất.

    Các nguồn tin xác nhận, Nga đang thảo luận với UAE để mua được ít nhất 2 mẫu United 40 Block 5 do công ty ADCOM Systems chế tạo.
    [​IMG]
    UAV tầm xa United 40 United 40 là hệ thống máy bay không người lái tầm xa, trần bay cao được thiết kế có khả năng đánh giá chiến trường theo thời gian thực, hoạt động trinh sát, đặc biệt và chuyển tiếp liên lạc. UAV có thể mang được 10 tên lửa không đối đất.

    Mẫu UAV được tiết lộ triển lãm vũ khí IDEX ở Abu Dhabi trong tháng 2, và mẫu máy bay này lần đầu thử nghiệm trong tháng 3/2013. Đơn giá của UAV khoảng 20-30 triệu USD.

    Quân đội Nga nhấn mạnh cần các hệ thống trinh sát tiên tiến kể từ sau vụ xung đột quân sự với Gruzia vào năm 2008, khi đó tính hiệu quả trong các hoạt động quân sự của Nga đã bị cản trở nghiêm trọng do thiếu thông tin tình báo đáng tin cậy.
  8. sinofan

    sinofan Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    17
    Radar Trung Quốc giúp Syria “bắt” máy bay tàng hình Mỹ
    (Kienthuc.net.vn) - Quân đội Syria hiện có một số hệ thống radar cảnh giới do Trung Quốc cung cấp có khả năng phát hiện máy bay tàng hình Mỹ.
    Tờ Tin tức Quốc phòng dẫn lời chuyên gia phân tích quân sự Richard Fisher cho biết, hiện nay Syria đã triển khai các trạm radar trinh sát tầm xa cơ động JYL-1 (phát hiện mục tiêu cách 320km), radar cảnh giới tầm xa JY-27 VHF và radar cảnh giới nhìn vòng bắt thấp Type 120 của Trung Quốc.
    Trong đó, hệ thống radar cảnh giới tầm xa JY-27 VHF được xem là loại hiện đại nhất có thể phát hiện máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ, khoảng cách tìm kiếm mục tiêu trên không của nó là 500 km. Theo một số nguồn tin, JY-27 VHF được Trung Quốc cung cấp cho Syria năm 2006.
    Hiện nay, những radar này đều được triển khai tại phía Bắc và phía Nam của thành phố Palmyra, miền Trung Syria. Khoảng cách tìm kiếm của những trạm radar này không chỉ bao gồm không phận Syria mà còn bao gồm cả các nước láng giềng.
    [​IMG]
    Hệ thống radar có khả năng bắt máy bay tàng hình JY-27 của Trung Quốc cung cấp cho Syria.
    Về phần trạm radar trinh sát Type 120 (nâng cấp từ mẫu JY-29/LSS-1) có thể theo dõi đồng thời 72 mục tiêu ở khoảng cách 200 km. Radar này có thể sử dụng kết hợp với radar thuộc hệ thống tên lửa phòng không.
    Trung Quốc cũng đang triển khai 120 trạm radar này trong thành phần hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HQ-9, tầm trung HQ-12. Mà Syria có thể sẽ sử dụng những trạm radar này như tổ hợp tác chiến điện tử chuyên biệt. Syria đang sở hữu 4 bộ radar Type 120 triển khai tại các khu vực như Dar Izzahe, Baniyas, Tartus và Kafr Buhume.
    Nhìn chung, các trạm radar do Trung Quốc xuất khẩu cho Syria đều khá hiện đại. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra liệu nó có tương thích với hệ thống phòng không của Syria không?
    Theo một số nguồn tin, Syria có 120 trận địa phòng không trang bị hệ thống tên lửa tầm thấp tới tầm cao gồm: S-75 Dvina, S-125 Pechora, S-200, 2K12 Kub, Buk-M2E, Pantsir-S1…đều do Liên Xô (cũ), Nga cung cấp.
    Theo báo chí Mỹ, do thiếu sự tương thích, Syria sẽ không thể sử dụng thông tin liên lạc bằng giọng nói để truyền dữ liệu. Nếu dữ liệu được truyền bằng chế độ mở, thì dễ dàng bị gây nhiễu.
    Chuyên gia Richard Fisher cho biết thêm, Trung Quốc còn chuyển cho Syria hệ thống điện tử phòng thủ hiện đại (có thể là tác chiến điện tử, đối kháng điện tử), những thiết bị này rất quan trọng đối với sự sống còn của chính quyền Syria.
    Cũng theo ông này, nếu Mỹ phát động cuộc tấn công quân sự vào Syria, Trung Quốc có thể sử dụng cơ hội này để đánh giá hệ thống radar và tác chiến điện tử mà nước này bán cho Syria.
    Và trong tương lai, Trung Quốc có thể sử dụng những số liệu thu được này để đối phó với những cuộc xung đột với Mỹ trong vấn đề Đài Loan. Nhưng như vậy chẳng khác gì “con dao hai lưỡi”, Mỹ cũng có thể có được những số liệu liên quan về loại radar này của Trung Quốc và thông qua những số liệu này để Mỹ kiểm chứng cách phá vỡ hệ thống phòng không Trung Quốc.
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Syria có khả năng đánh chặn 50% tên lửa hành trình của Mỹ

    Thứ sáu 06/09/2013 20:58
    ANTĐ - Ngày 5-9, một nguồn tin quân sự của Nga cho biết, lực lượng phòng không của Syria có khả năng đánh chặn bất kỳ máy bay nào và khoảng một nửa tên lửa hành trình Tomahawk của đối phương nếu vi phạm không phận của họ, trong trường hợp Mỹ tiến hành chiến tranh.


    "Hệ thống phòng không của Syria rất hiệu quả, vì hệ thống được chế tạo theo hình dáng và nguyên mẫu của hệ thống phòng không của Liên Xô trước đây", nguồn tin từng là tư lệnh hệ thống phòng không tập thể CIS khẳng định với Interfax và Đài Tiếng nói nước Nga.
    Ông còn cho biết thêm rằng, hệ thống phòng thủ của Syria "có nhiều lớp rất sâu và được cho là sử dụng tối đa các máy bay chiến đấu và tất cả các loại vũ khí phòng không điểm và chiến thuật".
    Lực lượng phòng không của Syria đã được trang bị các hệ thống tên lửa phòng không Buk, "được sử dụng để đánh chặn tên lửa hành trình - Syria đã sở hữu loại vũ khí như vậy, và chúng rất hiệu quả", nguồn tin khẳng định.
    Vị cựu tư lệnh phòng không này cho biết, hệ thống tên lửa phòng không Buk "được chế tạo theo một cách mà máy bay của đối phương, một khi chúng xâm phạm vào không phận của nước này và tầm radar của hệ thống phòng không thì chúng gần như không thể chạy thoát".
    Theo một số nguồn tin, Nga đã chuyển giao số lượng lớn hệ thống tên lửa tầm trung Buk-M2E cho Syria trong giai đoạn 2010-2012 và đã từng xuất hiện trong cuộc tập trận của quân đội Syria năm 2012.

    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk-M2E


    Ngoài hệ thống phòng không tầm trung thế hệ mới Buk-M2E, Nga cũng đã chuyển giao cho Syria hệ thống phòng không tầm ngắn Panstyr-S1 và tổ hợp tên lửa đối hạm cơ động bờ biển Bastion trang bị tên lửa hành trình siêu âm Yakhont, có khả năng đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách 300 km, theo hang thông tấn Interfax.​
    Hôm 4-9, Tổng thống Putin cũng xác nhận thông tin Nga sẽ tiếp tục hoàn thành các hợp đồng bán vũ khí đã ký kết với chính phủ Syria trước đó.
    Hệ thống tên lửa tầm trung Buk-M2E được thiết kế để chống lại các mục tiêu đường không tầm thấp và tầm trung như: máy bay, trục thăng, máy bay không người lái và tên lửa hành trình với tốc độ đến 820 m/giây.
    Buk-M2E có khả năng ngắm bắn cùng lúc 4 mục tiêu, trong khi đang theo dõi 24 mục tiêu khác. Hệ thống sử dụng đạn tên lửa 9M317, có tầm bắn từ 3 đến 50km, độ cao tối đa 25km.
    Hệ thống này chỉ cần 5 phút để triển khai chiến đấu và rút khỏi trận địa sau khi phóng. Thời gian phản ứng của hệ thống từ khi theo dõi mục tiêu tới khi phóng tên lửa là khoảng 22 giây.
    Lực lượng phòng không Syria được cho là đang sở hữu khoảng 48 hệ thống Buk-M2E.

    Thổ Nhĩ Kỳ ồ ạt tăng cường binh lực đến biên giới Syria

    Thứ sáu 06/09/2013 14:14
    ANTĐ - Ngày 5-9, hãng thông tấn Dogan của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, nước này đã triển khai các đơn vị quân đội dọc biên giới phía nam giáp với Syria trong bối cảnh Mỹ có thể tiến hành một cuộc tấn công quân sự đối với quốc gia Ả-rập này.

    Theo Dogan, hôm 4-9, một đoàn gồm 20 chiếc xe tăng và xe bọc thép đã được triển khai đến khu vực biên giới Yayladagi thuộc tỉnh Hatay, và thêm 15 chiếc khác đã được triển khai đến vào ngày 5-9.
    Xe tăng, bệ phóng tên lửa và pháo phòng không được triển khai trên các đỉnh đồi gần thị trấn biên giới Kilis đều nhằm vào Syria, kênh truyền hình quốc gia TRT của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin .
    Trong khi đó, hãng thông tấn Anatolia của nước này cho biết, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai số lượng lớn binh lính tại khu vực biên giới phía nam và sẽ tiếp tục được tăng cường trong thời gian tới.
    Trước đó, 6 khẩu đội tên lửa phòng không Patriot, được các quốc gia thành viên NATO cung cấp, cũng đã được triển khai tại khu vực này để sử dụng trong trường hợp xảy ra chiến sự tại Syria.
    [​IMG]
    Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ hành quân lên biên giới

    Thổ Nhĩ Kỳ, nước ủng hộ quân nổi dậy chiến đấu nhằm lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad, có chung đường biên giới với Syria dài hơn 900 km.
    Mỹ và đồng minh, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ, cho rằng cần phải tiến hành một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Syria để đáp trả việc chính phủ nước này bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học.
    Hôm 4-9, ngay trước khi lên đường tham dự Hội nghị thượng đỉnh G-20, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định rằng nước ông sẽ tham gia vào bất kỳ liên minh quân sự quốc tế nào chống lại Syria.
  10. sinofan

    sinofan Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    17
    Hải quân Pakistan nhận chiếc F-22P cuối cùng

    (Vũ khí)- Pakistan vừa đưa vào trang bị cho Hải quân chiến hạm cuối cùng trong số 4 chiếc khinh hạm lớp F-22P mua của Trung Quốc.

    Chiếc khinh hạm này được đóng hoàn toàn tại nhà máy đóng tàu Karachi của Pakistan và có tên là PNS Aslat. Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif đã có mặt tại buổi lễ trọng thể diễn ra ngày 3/9 vừa qua.
    [​IMG]
    Chiếc PNS Astat lớp F-22P của Pakistan Chiếc tàu vừa được đưa vào trang bị cho Hải quân Pakistan nằm trong số 4 chiếc khinh hạm F-22P mà nước này mua của Trung Quốc theo một hợp đồng ký năm 2005. Tổng giá trị hợp đồng là 700 triệu USD (có nguồn cho là 750 triệu USD). Ba chiếc đầu tiên được đóng tại nhà máy đóng tàu Hudong Zhonghua ở Thượng Hải của Trung Quốc và sau đó mang về Pakistan trang bị.

    Chiếc F-22P đầu tiên được bàn giao cho Hải quân Pakistan vào tháng 7/2009. Chiếc thứ hai được bàn giao vào tháng 1/2010 và chiếc thứ ba vào tháng 9/2010. Chiếc cuối cùng đóng tại Pakistan theo công nghệ được chuyển giao của Trung Quốc.
    [​IMG]
    Chiếc khinh hạm F-22P thứ ba mang tên PNS Shamsheer của Pakistan F-22P là phiên bản xuất khẩu của Type-053H3 Jiangwei-2 của Trung Quốc. Khinh hạm F-22P có lượng choán nước 3.100 tấn với chiều dài 123,2m và rộng 13,8m.
    Tàu có thể đạt tốc độ tới 29 hải lý/giờ và tầm hoạt động 4.000 hải lý. Mỗi tàu được trang bị một pháo 76,2 mm, 2 pháo 30 mm, ngư lôi cùng các tên lửa phòng không và đối hạm.
    Một chiếc F-22P có thể mang theo một trực thăng săn ngầm Z-9EC.

    Pakistan và Trung Quốc hiện đang tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự. Hai bên hiện đang đàm phán về việc Trung Quốc bán cho Pakistan 6 tàu ngầm phi hạt nhân.
    Nếu thành công, đây sẽ là hợp đồng vũ khí lớn nhất giữa hai nước với giá trị được đánh giá từ 2,5-4 tỷ USD.

Chia sẻ trang này