1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Hồi Giáo

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 11/05/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sinofan

    sinofan Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    17
    Lực lượng phòng không Syria có xứng là đối thủ của Mỹ (1)?

    Thứ hai 09/09/2013 11:33
    ANTĐ - Kể từ sau thế chiến thứ 2 đến nay, Syria luôn là một lực lượng mạnh mẽ trên "trận tuyến" chống Israel, quân đội Syria cũng tham dự đầy đủ các cuộc chiến tranh Trung Đông. Tuy họ cũng bị nhiều tổn thất nhưng cũng học hỏi được không ít kinh nghiệm xương máu trong các cuộc chiến tranh giữa thế giới Ả rập và Israel.

    Đối mặt với ưu thế không quân hùng mạnh của Israel, dưới sự giúp đỡ của Liên Xô trước đây và Nga hiện nay, người Syria đã từng bước xây dựng một thế trận phòng không cực mạnh. Cho đến trước nội chiến, lực lượng phòng không của Syria tuy không thể coi là tiên tiến nhưng thực sự không thể xem thường. Nếu được tổ chức khoa học và hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng khác như không quân, tên lửa bảo vệ bờ biển…, nó đủ sức làm nản lòng máy bay chiến đấu và tên lửa hành trình của Mỹ.
    Từ khi nội loạn bùng phát cho đến nay, đối tượng tác chiến chủ yếu của quân chính phủ là lực lượng phản loạn không có không quân nên lực lượng phòng không chiến lược của Syria vẫn án binh bất động, vì vậy rất khó để biết được thực lực của nó, nhưng khi Mỹ và đồng minh phát động tiến công, lập tức các hệ thống này mới hiển thị uy lực.
    Hiện quân đội Syria đã sở hữu các bệ phóng và tên lửa S-300 PMU2 của Nga nhưng không có khả năng tác chiến vì thiếu các hệ thống radar, điều khiển hệ thống, điều khiển hỏa lực… Ngoài ra, trước đây cũng có thông tin cho rằng, Syria đã có các hệ thống phòng không HQ-9 của Trung Quốc hoặc S-200 cải tiến của Iran nhưng thông tin này không được xác thực và cũng chưa ai thấy chúng xuất hiện.
    [​IMG]
    Tên lửa của hệ thống phòng không S-75 Dvina

    Hiện nay, hệ thống phòng không chiến lược được sử dụng rộng rãi trong quân đội Syria là hệ thống tên lửa số 1 thế giới về kinh nghiệm thực chiến do Nga chế tạo là S-75 Dvina, được NATO gọi là SA-2 Guideline. Loại tên lửa có tầm bắn 45km và độ cao tác chiến 25km này, ở Việt Nam có thường được gọi là SAM-2. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Liên Xô đã viện trợ một số lượng lớn tên lửa S-75 Dvina cho Việt Nam để bắn rơi hàng nghìn máy bay chiến đấu Mỹ, trong đó có gần 100 chiếc B-52.
    Loại tên lửa này Liên Xô cũng đã từng viện trợ cho Trung Quốc và Cu Ba, tuy không được tham chiến với máy bay chiến đấu, nhưng chúng cũng đã từng được sử dụng để bắn rơi các máy bay do thám tầm siêu cao U-2 của Mỹ. Ngày nay, mọi thứ đã thay đổi, SA-2 đã trở nên lỗi thời, các phi công lão luyện của phương Tây tỏ ra rất coi thường loại tên lửa phòng không có tính cơ động không cao này.
    [​IMG]
    Phạm vi bao phủ của hệ thống phòng không S-75 Dvina dọc tuyến bờ biển Syria

    Trong một số bức ảnh chiến trường do các phóng viên phương Tây đi trong đội hình phe đối lập tthể hiện, tại một số căn cứ của quân chính phủ có những mảnh vỡ của tên lửa có thể tích rất lớn. Đó chính là loại tên lửa phòng không chiến lược tốt nhất, uy lực nhất trong quân đội Syria hiện nay do Liên Xô viện trợ là S-200 Angara. Nó sẽ là chủ lực trong cuộc chiến chống máy bay chiến đấu của Mỹ và phương Tây.
    Hệ thống phòng không S-200 Angara được NATO định danh là SA-5 Gammon, được trang bị trong quân đội Liên Xô cuối thập niên 60, trọng lượng đạn khoảng 3 tấn, là loại tên lửa phòng không trong tầng khí quyển có thể tích lớn nhất. Đến cuối thập niên 80, S-200 đã ngừng sử dụng trong quân đội Liên Xô nhưng nó còn được sử dụng ở rất nhiều nước. Loại tên lửa mà Syria được Nga xuất khẩu là S-200VE, có tầm bắn 250km, độ cao tác chiến tối đa 29km.

    [​IMG]
    Tên lửa của hệ thống phòng không S-200 Angara


    Hiện nay quân đội Syria chỉ có khoảng 40 hệ thống S-200, là nòng cốt trong lực lượng phòng không chiến lược nước này, nên nó chủ yếu được triển khai ở xung quanh Damascus và những trọng điểm bảo vệ bờ biển. Tuy S-200 đã lạc hậu nhưng trong “Cuộc chiến 5 ngày” giữa Nga và Gruzia năm 2008, chính nó đã giúp phòng không Gruzia lập được chiến công bắn hạ 1 máy bay ném bom chiến lược Tu-22M của không quân Nga.
    Hiện nay, theo thông tin không chính thức, có thể là Syria đang sở hữu một số loại vũ khí phòng không chiến lược tối tân hơn như HQ-9 của Trung Quốc, S-300 của Nga hay hệ thống S-200 cải tiến của Iran. Tuy vậy, tất cả những thông tin trên đều không phải là nguồn chính thức và cũng chưa ai thấy bóng dáng của chúng trên đất Syria. Mà nếu có, với chỉ một vài hệ thống, chúng cũng chỉ đủ sức gây nên bất ngờ chứ hoàn toàn không có khả năng xoay chuyển cục diện chiến trường.
    [​IMG]
    Phạm vi bao phủ của hệ thống phòng không S-200 Angara dọc tuyến bờ biển Syria

    Theo trang mạng Aus Airpower, các hệ thống phòng không chiến lược của Syria được triển khai làm nòng cốt trong tổng thể lực lượng phòng không toàn quốc ở Syria, trong đó Damacus được bảo vệ bởi 10 trận địa tên lửa phòng không S-75 và 2 trong 5 trận địa phòng không S-200 cũng được triển khai ở đây. Khu vực tây nam giáp giới với cao nguyên Golan cũng được triển khai 7 trận địa S-75;
    Khu vực Biển Địa Trung Hải kéo dài từ Al Lathqiyah đến Tartus có 5 trận địa S-75 và hai hệ thống phòng không tầm xa S-200. Khu vực Homs - Halab nằm ngay sau hàng rào phòng không ven biển, Syria bố trí một bức tường phòng không chiến lược nữa chạy dọc từ Homs ở phía Nam lên Halab ở phía Bắc với 7 trận địa S-75 và một tổ hợp S-200 nằm ở vùng cực nam của Homs, còn vùng Tiyas được phòng thủ bởi 4 trận địa S-75.

    Lực lượng phòng không Syria có xứng là đối thủ của Mỹ (2)? Khám phá hệ thống phòng không tầm trung, cấp chiến dịch của Syria

    Thứ hai 09/09/2013 18:08
    ANTĐ - Hiện nay, lực lượng phòng không Syria đang sở hữu 4 hệ thống phòng không tầm trung, cấp chiến dịch với số lượng rất lớn là các hệ thống Pechora 2M, 2K12 Kub, BUK-M2E và 9K33 Osa.

    Pechora 2M, là biến thể nâng cấp rất hiện đại của hệ thống phòng không S-125 Neva/Pechora (hay SAM-3, tên ký hiệu NATO là SA-3 Goa) là thế hệ tên lửa phòng không thế hệ thứ 2 của Liên Xô. Tầm bắn tối đa của đạn tên lửa S-125 khoảng 15km, thuộc dạng tên lửa tầm ngắn. So với S-75, S-125 Neva/Pechora bắt đầu sử dụng tên lửa động cơ nhiên liệu rắn, thời gian chuẩn bị phóng và công tác bảo dưỡng cũng được giản hóa tối đa.
    Pechora 2M được nâng cấp mạnh về radar và tên lửa, nó sử dụng tên lửa 5V27D và 5V27DE, tầm bắn từ 3,5 đến 35 km, độ cao tối đa trên 20 km. Nó thường được biên chế hỗn hợp và đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ tên lửa cùng thế hệ và dễ bị tấn công như S-75. Hình thái bố trí trong tổng thể hệ thống phòng không Syria thường là Pechora 2M sẽ đi kèm với S-75.
    Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, S-125 Neva/Pechora cơ bản là đã lạc hậu nhưng Nga và một số quốc gia có trình độ công nghệ phát triển trong khối Warsaw đã không ngừng cải tiến, nâng cấp hệ thống này để bán sang thị trường thứ 3. Trong cuộc chiến tranh Kosovo, quân đội Nam Tư đã sử dụng S-125 Neva/Pechora phục kích và bắn hạ 1 chiếc máy bay tàng hình F-117 Nighthawk vào ngày 27-3-1999 và một chiếc F-16 của NATO vào ngày 2-5-1999.

    [​IMG]
    Hệ thống Pechora 2M đặt trên xe chở của quân đội Bolivia


    Trong các cuộc chiến tranh khác, SA-3 và các hệ thống SAM khác đã bắn hạ nhiều máy bay không người lái của NATO và Mỹ. Điều này cho thấy, nếu có phương pháp sử dụng và chiến thuật hợp lý, các hệ thống phòng không cũ kỹ như S-125 Pechora 2M hoàn toàn có thể lập lên kỳ tích.
    Hệ thống phòng không cấp chiến thuật thứ 2 trong quân đội Syria là hệ thống phòng không tự hành 2K12 Kub (Russian "Куб", NATO gọi là SA-6 Grainful) là hệ thống phòng không tầm ngắn cơ động thế hệ thứ nhất. Với tầm bắn 24km, nó thường được biên chế làm nhiệm vụ phòng không dã chiến tầm gần, cấp tập đoàn quân. Hệ thống 2K12 trang bị xe radar chiếu xạ 1S91, trên xe trang bị hệ thống ngắm chuẩn quang học cự ly 25km.
    Tên lửa được đặt trên khung gầm xe bánh xích GM-578, mỗi xe phóng mang 3 tên lửa (nên được đặt biệt danh là “3 ngón tay thần chết”), biến thể đời đầu sử dụng tên lửa 3M9 tầm bắn hiệu quả 24km, tầm cao 14km, biến thể nâng cấp sử dụng tên lửa 3M9M1/3/4 với tầm bắn hiệu quả 35km tầm cao 20 km.
    [​IMG]
    Hệ thống phòng không tự hành 2K12 Kub


    Toàn bộ hệ thống tên lửa được đặt trên khung gầm xe bánh xích thông dụng, nên nó có khả năng mang kèm theo bộ binh cơ giới, thời gian triển khai tác chiến rất ngắn. Các xe radar 1S91 được triển khai tận cấp đại đội, nên mỗi đại đội này đều có khả năng tác chiến độc lập. Thời gian triển khai, tính năng cơ động và linh hoạt tác chiến của nó thực sự là cuộc cách mạng, so với các loại tên lửa bệ phóng cố định.
    Trước cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ 4 năm 1973, Liên Xô đã hỗ trợ các hệ thống 2K12 cho liên quân Ả Rập, lúc đó là loại vũ khí phòng không rất hiện đại cho Ai Cập và Syria sử dụng làm các hệ thống phòng không chiến dịch. Các hệ thống này đã gây rất nhiều thiệt hại cho không quân Israel trong giai đoạn đầu khi họ bị bất ngờ. Tuy vậy, sau đó Israel đã tìm biện pháp khắc chế và phá hủy nhiều trận địa phòng không của Ai Cập và Syria.
    Hiện Syria sở hữu khoảng trên 200 hệ thống 2K12, trọng điểm triển khai là khu vực giới tuyến với Israel trên cao nguyên Golan. Tuy Israel và NATO trong suốt thời gian dài đối kháng với Liên Xô đã có rất nhiều kinh nghiệm khắc chế hệ thống phòng không này, nhưng với số lượng rất lớn các hệ thống phòng không 2K12 và nhiều hệ thống khác, chúng vẫn là những chướng ngại đáng gờm với những âm mưu thiết lập vùng cấm bay hoặc oanh tạc trên đất Syria.

    [​IMG]
    Hệ thống phòng không 9K37M BUK-M2E


    9K37M BUK-M2E (NATO gọi là SA-17 Grizzly) là một trong không nhiều hệ thống phòng không tiên tiến của Syria. Hệ thống phòng không này được đưa vào sử dụng những năm 80 của thế kỷ trước để thay thế cho hệ thống tên lửa SA-6. Buk-M2E có khả năng ngắm bắn cùng lúc 4 mục tiêu trong khi đang theo dõi 24 mục tiêu khác. Nó sử dụng đạn tên lửa 9M317 có tầm bắn 3-50km, độ cao tối đa 25km, vận tốc Mach 4.
    Nếu nói SA-6 là thế hệ tên lửa đầu tiên có khả năng cơ động thì khả năng tích hợp các hệ thống đo đạc và xe chở - phóng của BUK-M2E được nâng cao thêm một bậc. Radar được tích hợp trên các xe phóng đều có khả năng tự dẫn bắn, nâng cao khả năng tác chiến độc lập, lượng đạn cũng tăng lên mỗi xe 4 quả đạn.
    Hệ thống này chỉ cần 5 phút để triển khai chiến đấu và rút khỏi trận địa sau khi phóng. Thời gian phản ứng của hệ thống từ khi theo dõi mục tiêu tới khi phóng tên lửa là khoảng 22 giây. Hiện nay, Syria đang có khoảng 48 hệ thống BUK, trong đó BUK-M2E có khoảng 20 hệ thống, trong quá trình xảy ra nội chiến, tình trạng hoạt động của chúng thế nào không rõ.
    [​IMG]
    Hệ thống phòng không 9K33 Osa


    9K33 Osa (Nga: Оса, NATO Sa-8 Gecko) thuộc loại hệ thống phòng không tầm ngắn, có tầm bắn 15km, độ cao 12km. Nó thường được biên chế trong lực lượng phòng không của các sư đoàn bộ binh cơ giới. Xe phóng 9M33 được tích hợp các chức năng chở - nâng - phóng - radar, thời gian chuẩn bị tác chiến chỉ có 4 phút, có khả năng nhanh chóng chuyển trạng thái tấn công, rồi lập tức cơ động bảo toàn lực lượng.
    Hiện nay, quân chính phủ Syria được trang bị không nhiều các hệ thống 9K33, số lượng ước tính không vượt quá 74 hệ thống. Hệ thống tên lửa này chỉ có giá trị trong trường hợp Mỹ đổ lục quân vào tác chiến trên bộ, sử dụng máy bay để yểm trợ hỏa lực, còn đối phó với các máy bay mang vũ khí tấn công ngoài khu vực phòng không thì chúng không có tác dụng gì.

    Lực lượng phòng không Syria có xứng là đối thủ của Mỹ (3)? Hệ thống phòng không tầm gần Syria: Chỉ Pantsir-S1 là đáng nói

    Thứ ba 10/09/2013 06:26
    ANTĐ - Hiện Syria sở hữu rất nhiều hệ thống tên lửa phòng dã chiến và pháo phòng không tự hành của Liên Xô cũ nhưng đa số là đã cũ, chỉ có hệ thống 9K96 Pantsir-S1 (Nga: Панцирь-С1, NATO: SA-22 Greyhound) là thuộc dạng tiên tiến.

    9K31 Strela-1 (Nga: 9К31 «Стрела-1»; NATO: Sa-9 Gaskin) là hệ thống phòng không tìm nhiệt hồng ngoại thế hệ thứ nhất của Liên Xô, 4 tên lửa 9M31 được lắp đặt trên khung gầm xe thiết giáp trinh sát BRDM-2, chủ yếu đảm nhận phòng không cấp tiểu đoàn. Hệ thống phòng không 9K31 Strela-1 bắt đầu được đưa vào trong biên chế lực lượng lục quân Liên Xô năm 1968.
    Mỗi xe được trang bị 4 ống phóng sử dụng tên lửa phòng không dẫn bằng hồng ngoại 9M31, tầm bắn hiệu quả 4,2km, tầm cao 3km, biến thể nâng cấp sử dụng tên lửa 9K31M tầm bắn 5km, tầm cao 3,5km. SA-9 là sự bổ sung hỏa lực phòng không tầm thấp cho các loại pháo phòng không di động ZSU-23.
    9K31 Strela-1 có tầm bắn chỉ khoảng 5km, về lí thuyết nó thuộc dạng “bắn - quên” nhưng vì nó sử dụng đầu dẫn hồng ngoại dùng chì lưu hóa không làm mát, nên khả năng chống nhiễu rất kém. Trong giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của chiến tranh Trung Đông lần thứ 4, sự xuất hiện của 9K31 Strela-1 đã làm người Israel thất kinh.
    [​IMG]
    Hệ thống phòng không 9K31 Strela-1 sử dụng tên lửa 9M31


    Nhưng rất nhanh sau đó, các phi công Israel đã nhận ra rằng chỉ cần bay về phía mặt trời là có thể thoát khỏi nó. Ngoài ra Strela-1 cũng không có khả năng khắc chế tên lửa mồi bẫy hồng ngoại. Vì vậy, người Liên Xô đã nhanh chóng đưa ra hệ thống phòng không mới để khắc phục những điểm yếu này. Đó là 9K35 Strela-10.
    9K35 Strela-10 (Nga: 9К35 «Стрела-10», NATO: SA-13 Gopher) là thế hệ tên lửa kế tiếp 9K31, bắt đầu được đưa vào biên chế quân đội Liên Xô năm 1980. Cũng giống như 9K31, 9K35 thuộc dạng tên lửa tìm nhiệt hồng ngoại, có tầm bắn 5km nhưng khả năng chống nhiễu được nâng lên 1 bậc, có khả năng tấn công máy bay có tốc độ dưới âm, tầm bay thấp rất tốt.
    Hệ thống 9K35 Strela-10 sử dụng đạn tên lửa 9M37 (4 quả trên bệ sẵn sàng bắn và 8 đạn trong thiết bị nạp). Đạn tên lửa 9M37 dài 2,2m, nặng 40kg với đầu đạn nặng 3,5 kg. Tên lửa lắp động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ gần Mach 2, tầm bắn 500-5.000m, độ cao 10-3.500m.
    Trong chiến tranh Chechnya lần thứ nhất, quân đội Nga đã sử dụng Strela-10 để đối phó với các loại máy bay chiến đấu của phiến quân Chechnya, nhưng do điều kiện khí hậu quá khắc nghiệt nên hiệu quả sử dụng không cao. Hiện quân chính phủ Syria có rất ít các hệ thống này, ước tính vào khoảng 50 hệ thống.
    [​IMG]
    Hệ thống phòng không 9K35 Strela-10

    Loại vũ khí uy lực nhất và hiện đại nhất trong các hệ thống phòng không tầm gần, dã chiến của Syria hiện nay là hệ thống phòng không 9K96 Pantsir-S1 (Nga: Панцирь-С1, NATO: SA-22 Greyhound). Pantsir-S1 được Nga nghiên cứu, chế tạo với mục đích bảo vệ các mục tiêu trọng điểm như hệ thống phòng không S-400, các công trình quan trọng khỏi sự uy hiếp của các vũ khí tấn công ngoài khu vực phòng không như tên lửa hành trình, máy bay đột kích tầm thấp.
    Trước khi nội chiến Syria bùng phát không lâu, vào năm 2009, Nga đã bàn giao các hệ thống này cho quân đội Syria. Pantsyr-S1 là tổ hợp phòng không tích hợp pháo phòng không tự động 30mm 2A72 (tầm bắn 3,2km), radar và tên lửa đối không 57E6-1. Loại tên lửa này có vận tốc 1300m/s (tương đương mach4), tầm bắn 20km, trần bắn tối đa 15km. Các nhà sản xuất vũ khí Nga khẳng định hệ thống này có thể bắn hạ cả máy bay tàng hình, UAV tàng hình và tên lửa hành trình.
    Điều trớ trêu là, sau khi Liên Xô giải thể, chương trình nghiên cứu, chế tạo Pantsir-S1 đình đốn do thiếu kinh phí, nó được hoàn tất như hiện nay chính nhờ nguồn vốn đầu tư của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, thế lực hiện đang chống lưng cho phe đối lập Syria. Có thể nói là, chính UAE đã dùng tiền của mình giúp Syria có một vũ khí lợi hại chống lại Mỹ và đồng minh.
    [​IMG]
    Hệ thống phòng không 9K96 Pantsir-S1
    Ngày 22-06-2012, 1 chiếc máy bay trinh sát F-4E của không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã bị một hệ thống Pantsir-S1 của Lữ đoàn 73 - Sư đoàn 26 phòng không của Syria bắn rơi khi xâm nhập qua biên giới, trinh sát trên đất Syria. Đây chính là lần thực chiến đấu tiên và đạt hiệu quả tuyệt vời của hệ thống này. Tuy nhiên, hiện nay trong tay quân chính phủ chỉ có 36 hệ thống Pantsir-S1.
    Trong biên chế của quân đội Syria còn có 1 hệ thống phòng không đã khá cũ nhưng rất uy lực là hệ thống pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 “Shilka”, được Liên Xô sản xuất đầu thập niên 60. Nó bao gồm 4 khẩu pháo 23mm đặt trên khung gầm xe bánh xích, có tầm bắn khoảng 7km.
    Trong chiến tranh Trung Đông lần thứ 3, ZSU-23-4 “Shilka” đã bắn hạ 31 máy bay chiến đấu của không quân Israel. Sự xuất hiện của nó đã khiến Mỹ phải đẩy nhanh tốc độ phát triển năng lực bảo vệ cho máy bay chiến đấu trong thập niên 60. Còn trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991, các phi công liên quân đã được cảnh báo phải hết sức đề phòng ZSU-23-4 “Shilka” của phòng không Iraq.

    [​IMG]
    Hệ thống pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 “Shilka”

    Trong cuộc nội chiến Syria, ZSU-23-4 cũng thường xuất chiến. Nó được sử dụng rộng rãi trong các nhiệm vụ chế áp mang tính càn quét các công sự, công trình kiến trúc của phe đối lập. Trong các cuộc chiến trước đó ở Chechnya và Afghanistan, hệ thống này cũng từng đảm nhận các nhiệm vụ tương tự.
    Ngoài ra, quân đội Syria còn có một số lượng lớn các hệ thống pháo cao xạ không điều khiển do Liên Xô chế tạo. Phe đối lập đã từng thu được của quân chính phủ 1 hệ thống pháo cao xạ 2 nòng ZPU-23 loại 23mm.Tuy nhiên các hệ thống pháo không điều khiển loại này khó mà có tác dụng đối với các máy bay chiến đấu hiện nay.
    Xét về tổng thể, các hệ thống phòng không hiện quân đội Syria đang sử dụng đều do Liên Xô sản xuất. Ngoài một số hệ thống khá mới như Pantsyr-S1, BUK-M2E, S-125 Neva/Pechora 2M, còn lại đều đã cũ, sản xuất theo công nghệ những thập niên 60, 70 của thế kỷ trước. Nếu không phát huy được trí tuệ và có chiến thuật hợp lý, người Syria rất khó đứng vững trước các đợt tấn công bằng tên lửa hành trình và máy bay chiến đấu của Mỹ và đồng minh.
  2. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360


    Đã bảo dốt thì đừng xem báo mạng cơ mà, không nghe được tiếng người à[r37)]
  3. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    he he, mấy chú giả Tàu nhưng dốt, cứ lòi đuôi suốt! Dân rồ Tàu thì phải bênh Hồng Kỳ chứ ai lại đi tán tụng cái bài bỉ hết cả hàng Tàu thế kia :D
  4. hk111333

    hk111333 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2012
    Bài viết:
    2.521
    Đã được thích:
    224
    địu mịa, lũ giả tàu phần lớn là clone của Cồ Hùng chứ đâu, cái kiểu ăn không được phá cho hôi này thì đi chạy xe ôm dân chúng nó còn đánh cho vỡ mồm chứ ở đó mà kinh với doanh
  5. sinofan

    sinofan Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    17
    Trung Quốc, Pakistan tập trận không quân gần Ấn Độ

    (Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc, Pakistan đang tham gia cuộc tập trận chung quy mô lớn tổ chức ở khu tự trị Tân Cương.



    * Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương có diện tích lên tới 1,6 triệu km². Nơi này có biên giới với Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan và Ấn Độ.
    Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn tin tờ Tin tức Quốc phòng (Mỹ), bắt đầu từ tuần trước, Trung Quốc cùng với Pakistan đã tổ chức cuộc tập trận chung trên không mang tên Shaheen-2 tại địa khu Hotan, Tân Cương, Trung Quốc kéo dài trong thời gian 3 tuần (đến ngày 22/9).
    Đây là lần thứ 2 Trung Quốc và Pakistan triển khai tập trận trên không, lần đầu tiên diễn ra trên lãnh thổ Pakistan vào năm 2011. Tuy nhiên, vẫn chưa có thông tin cụ thể về khoa mục, số lượng máy bay tham gia tập trận.
    [​IMG]
    Tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ F-7PG của Không quân Pakistan.

    Theo một số nguồn tin, cuộc tập trận năm nay Pakistan không điều động tiêm kích đa năng JF-17 – sản phẩm hợp tác chế tạo giữa Pakistan và Trung Quốc mà chỉ đưa tới tiêm kích đánh chặn F-7PG (Trung Quốc chế tạo, cải tiến dựa trên mẫu MiG-21) và tiêm kích đa năng Mirage 2000.
    Chuyên gia phân tích quân sự Pakistan cho biết, tuy năm nay Không quân Pakistan không sử dụng JF-17 tập trận nhưng đối với phi công lái máy bay chiến đấu F-7PG và Mirage 2000 thì đây là lần trải nghiệm rất quý báu. Bên cạnh đó, sự tham gia của Pakistan cũng có lợi đối với Trung Quốc.
    “Phi công Trung Quốc sẽ có lợi trong phương diện tập trận tác chiến trên không và chiến thuật quan sát tầm xa, vì Không quân Pakistan trong phương diện này có kỹ thuật rất mạnh”, chuyên gia Pakistan nhận định.

    Thằng Ấn đái ra máu rồi :))
  6. codemaster

    codemaster Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/04/2009
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    114
  7. sinofan

    sinofan Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    17
    HQ-9 Trung Quốc đè bẹp S-400 Nga, Patriot Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ


    (Soha.vn) - Thổ Nhỹ Kỳ đã đưa ra quyết định gây sốc khi lựa chọn hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc theo chương trình T-LORAMIDS.

    Sau một thời gian dài đánh giá cụ thể tỉ mỉ các ứng cử viên tham gia gói thầu cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không theo chương trình Hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa tầm xa (T-LORAMIDS), trong phiên họp cuối cùng diễn ra vào ngày 26/9, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra một quyết định giật gân, khi lựa chọn tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc chưa không phải S-300 , S-400 của Nga hay Patriot của Mỹ.
    Cuộc họp đã diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Theo bản hợp đồng này, Tập đoàn Xuất nhập khẩu máy chính xác CPMIEC (Trung Quốc) sẽ cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ 12 hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 với chi phí ước tính khoảng 3 tỷ USD. Với việc đạt được thỏa thuận trên, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên của hệ thống phòng không HQ-9.
    [​IMG]
    Tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc.


    Cách đây vài năm, Thổ Nhĩ Kỳ đã công bố gói thầu cung cấp hệ thống phòng không mới theo chương trình T-LORAMIDS. Các ứng cử viên tham gia cuộc đua này bao gồm: hệ thống S-400 , S- S-300VM Antey-2500 của Nga, hệ thống SAMP/T của châu Âu, Patriot (PAC-2 và PAC-3) của Mỹ và HQ-9 (Hồng Kỳ-9) của Trung Quốc.
    Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã nhiều lần bày tỏ mong muốn có được hệ thống tên lửa HQ-9 của Trung Quốc.
    HQ-9 được phát triển bởi Học Viện Công nghệ Quốc Phòng Trung Quốc, thuộc Tổng công ty khoa học & công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc.
    Theo nhà sản xuất, hệ thống tên lửa phòng không Trung Quốc HQ-9 là hệ thống phòng không chiến lược, cơ động hiện đại và có khả năng gần với hệ thống tương tự S-300PMU của Nga.
    Tên lửa được thiết kế để tham chiến với nhiều mục tiêu như, máy bay có cánh cố định, trực thăng ở cả tầm thấp lẫn tầm cao, nó có khả năng hạn chế trong việc chống lại tên lửa đạn đạo. HQ-9 đang phục vụ cả trong lực lượng phòng không mặt đất củng như trong lực lượng hải quân.
    [​IMG]

    HQ-9 có hệ thống dẫn đường tương tự như hệ thống Patriot của Mỹ bao gồm dẫn đường quán tính cho giai đoạn đầu, giai đoạn cuối được dẫn đường thông qua một kênh (TVM). HQ-9 sử dụng một radar theo dõi mục tiêu cở lớn loại HT-233.
    Đây là một loại radar mảng pha xung phẳng 3D hoạt động ở dải băng tần C, hoạt động trong dãi tần 300Mhz, có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 150km và theo dõi mục tiêu ở cự ky 100km.
    Tên lửa HQ-9 có trọng lượng 1.300 kg, dài 6,8 m, đầu đạn nặng 180 kg, tầm hoạt động tối thiểu 500m, tối đa 200km, có thể đạt đến tốc độ Mach 4.2.
  8. oanh89

    oanh89 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Bài viết:
    3.155
    Đã được thích:
    4.517
    Thằng cha thổ ko biết rước cái của nợ này về làm cái gì , ham của rẻ hoặc mấy thằng lái súng TQ làm công tác vận động đi đêm quá tài . mua cái này về chắc chỉ có thể chơi độc lập chứ kết nối chung vào mạng phòng thủ tên lữa của nato được đâu , thằng thổ ko hiểu nó nghĩ cái gì . đừng hòng nato nó chịu chi cái của nợ này vào mạng lưới phòng thủ hợp nhất chuẩn nato :-w:-w:-w:-w:-w:-w
  9. Gnuhlehcimm

    Gnuhlehcimm Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2012
    Bài viết:
    1.468
    Đã được thích:
    96
    nó có Pa cho ớt rồi mua làm gì vậy nhỉ?:-??
  10. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    mua về lâu lâu xách ra tập trận với nato để biết chất lượng hàng khựa để chế áp cũng được mà :D
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    em nhớ thổ chưa có bác àh :-" vừa rồi patriot triển khai ở thổ là hàng mỹ hay hàng nato gì đó [:D]

Chia sẻ trang này