1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Hồi Giáo

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 11/05/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360
    Bác trúng kế khích tướng của con chó lai người rồi!;))Em cũng công nhận là có gì đó không ổn trong thương vụ của Thổ vì dường như nó biết chắc sẽ mất gấp nhiều lần cái được, mà thằng Thổ này cũng không đến nổi đần độn như Campuchia đâu nhỉ. Bản thân CP tàu khựa còn chưa dám tin vào HQ-9 nên phải mua đến mười mấy tiểu đoàn S-300PMU để giữ cái chế độ bành trướng nữa là:-w
  2. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    Bên anh thổ đang loạn, xem ra dân Thổ đang muốn cho edrogan chui cống [:D]
    http://vietnamese.ruvr.ru/2013_09_30/122141168/

    Hồi trước có vụ đảo chính, nhưng thất bại khiến một loạt tướng lĩnh về hưu [:D]
  3. sinofan

    sinofan Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    17
    Có chuyện Thổ mua HQ-9 thôi mà bọn an nam mít lo dùm nhĩ =))
  4. sinofan

    sinofan Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    17
    Máy bay chiến đấu F-4 Thổ Nhĩ Kỳ bị rơi

    Thứ tư 02/10/2013 19:17
    ANTĐ - Một chiếc máy bay chiến đấu F-4 của không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã bị rơi, làm 2 phi công bị thương nặng.

    Hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu cho biết, ngày 30-09, một chiếc máy bay chiến đấu F-4 của không quân nước này đã gặp nạn và đâm xuống đất, tại khu vực miền trung Thổ Nhĩ Kỳ. May mắn là cả 2 phi công trên máy bay chỉ bị thương.
    Bản tin cho biết, chiếc F-4 này bị rơi ở khu vực cách thị trấn Kangal thuộc tỉnh Sivas, miền trung Thổ Nhĩ Kỳ. Không quân nước này đã ngay lập tức cử lực lượng cứu hộ đến hiện trường. Cả 2 phi công đều sống sót, nhưng bị thương nặng và được đưa đến bệnh viện điều trị.
    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu F-4 của không quân Thổ Nhĩ Kỳ


    Hiện Bộ quốc phòng nước này đã thành lập Tổ điều tra, xác định nguyên nhân làm chiếc máy bay chiến đấu F-4 bị rơi.
    Vụ tai nạn máy bay gần đây nhất của không quân Thổ Nhĩ Kỳ là vào ngày 10-11-2012, một chiếc trực thăng quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, chở binh lính làm nhiệm vụ chống lại phiến quân nổi loạn người Kurd, đã bị rơi vì sương dày đặc làm 17 người thiệt mạng.
    Chiếc trực thăng quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ bị rơi ở vùng miền núi huyện Pervari, tỉnh Siirt, thuộc khu vực lãnh địa của quân nổi loạn người Kurd. Trong số 17 người thiệt mạng có 13 binh lính và 4 người trong phi hành đoàn.
  5. sinofan

    sinofan Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    17
    Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu lên tiếng vụ mua HQ-9

    (Vũ khí) - Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Mỹ và các nước trong khối NATO về việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không HQ-9 của Trung Quốc, lần đầu tiên Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng bảo vệ quyết định này của mình.



    Ngày 2/10, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismet Yilmaz cho biết: "Phía Trung Quốc đã đề xuất cho chúng tôi giá tốt nhất", ông cho biết thêm nhà sản xuất Trung Quốc đã đồng ý hợp tác sản xuất với Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, phát ngôn viên bộ ngoại giao Levent Gumrukcu cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán với tập đoàn xuất-nhập khẩu cơ khí chính xác của Trung Quốc (CPMIEC), nhưng chỉ rõ rằng quá trình lựa chọn vẫn đang diễn ra.
    Tập đoàn CPMIEC đã giành được gói thầu trị giá 4 tỷ USD cung cấp hệ thống phòng không tầm xa cho Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc cạnh tranh với đối tác Raytheon & Lockheed Martin của Mỹ, Rosoboronexport của Nga và liên doanh Eurosamrs của Italia-Pháp.
    [​IMG]
    Hệ thống phòng không FD-2000 do Trung Quốc sản xuất (FD-2000 là phiên bản xuất khẩu của hệ thống HQ-9). Quyết định này của Thổ Nhĩ kỳ khiến Mỹ và NATO nổi giận. “Chúng tôi bày tỏ lo ngại nghiêm trọng về các cuộc thảo luận hợp đồng giữa chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ với một công ty đang bị Mỹ trừng phạt về một hệ thống tên lửa phòng thủ, vốn không tương thích với các hệ thống của NATO và khả năng phòng thủ chung”, phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Mỹ cho biết.
    Theo đánh giá của các chuyên gia, Mỹ vẫn chưa để yên cho Thổ Nhĩ Kỳ bằng việc dừng lại ở mức độ phản ứng.
    Trong khi đó, một trong số quan chức NATO đã thẳng thắn: “NATO có đủ khả năng kỹ thuật để cô lập kiến trúc hệ thống phòng không/phòng thủ của Thổ Nhĩ Kỳ, tước quyền hội nhập những thông tin có liên quan của Ankara”.
    Theo một số chuyên gia, khoảng một nửa số tiền để xây dựng hệ thống phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ là kinh phí của Liên minh NATO và chúng là một phần của liên minh phòng không trên mặt đất.
    Để chống lại các mối đe dọa bằng tên lửa, Thổ Nhĩ Kỳ rất cần những thông tin từ các hệ thống vệ tinh và trên mặt đất để phát hiện tên lửa đạn đạo, bao gồm cả radar của NATO, mà năm ngoái đã được bố trí ở Kuresike (Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ).
    Quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ được xem là một thách thức chính trị đối với các đồng minh phương Tây. “Rõ ràng đó là một cái gật đầu với Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO - gồm có các thành viên, Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikizstan và Uzbekistan), và bây giờ Thổ Nhĩ Kỳ không thể được coi là một đồng minh trung thành, như đã từng xảy ra trước đây”, đại sứ NATO và Liên minh Châu Âu ở Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.


    Ủng hộ các bạn Hồi Thổ :)
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Ấn tượng sức mạnh quân đội Thổ Nhĩ Kỳ

    Sức mạnh quân sự Thổ Nhĩ Kỳ theo bảng sếp hạng do trang web Global Fire Power tính đến năm 2011 sếp thứ 6 trên thế giới.

    [​IMG]Ngày 30/9, hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu cho biết, một chiếc máy bay chiến đấu F-4 của không quân nước này đã bất ngờ đâm xuống đất tại khu vực miền trung Thổ Nhĩ Kỳ. May mắn là cả 2 phi công trên máy bay chỉ bị thương. Hiện Bộ quốc phòng nước này đã thành lập Tổ điều tra, xác định nguyên nhân làm chiếc máy bay chiến đấu F-4 bị rơi.
    [​IMG]Dù được coi là nước có lực lượng quân đội mạnh thứ 2 trong khối NATO chỉ sau Mỹ, nhưng hiện nay Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang sở hữu số lượng lớn chiến đấu cơ đã khá cũ kỹ và lạc hậu F-4. Tuy nhiên, điều đó không làm ảnh hưởng đến sức mạnh thực sự của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là Không quân.
    [​IMG]Xét về tiềm lực Không quân, Thổ Nhĩ Kỳ hiện có tới gần 2000 máy bay trong biên chế. Loại tiêm kích hiện đại nhất không quân nước này là F-16 với khoảng 240 chiếc.
    [​IMG]Quan trọng hơn là không quân Thổ Nhĩ Kỳ được tổ chức một cách rất quy mô, bài bản và đặc biệt là có khá nhiều kinh nghiệm tác chiến nhờ tham gia vào các chiến dịch quân sự cùng với NATO.
    [​IMG]Có thể nói, Thổ Nhĩ Kỳ hiện được đánh giá là một trong số các quốc gia có lực lượng quân đội hùng hậu, được tổ chức tốt nhất khu vực với những loại vũ khí tối tân. Theo tờ Pravda của Nga, xét về mặt lực lượng trong khối NATO, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đứng sau Mỹ. Cứ nhìn vào sự hiện diện của số lượng tàu ngầm và tàu chiến của Thổ Nhĩ Kỳ tại Biển Đen sẽ thấy quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chẳng thua kém bất cứ quốc gia nào trong khu vực. (Trong ảnh: Tiêm kích F-16)
    [​IMG]Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế CSIS có trụ sở tại Washington (Mỹ) cũng đánh giá Thổ Nhĩ Kỳ có tiềm lực mạnh về cả Lục quân, Không quân và Hải quân với ngân sách quân sự hằng năm vào khoảng 25 tỷ USD. (Trong ảnh: Tiêm kích F-16)
    [​IMG]Trang web www.turkeydefence.com của Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho hay, chỉ riêng Lục quân Thổ Nhĩ Kỳ hiện đã có khoảng 402.000 binh sĩ và quân đội nước này có thể điều khoảng 50.000 người cho một chiến dịch chỉ trong chớp mắt. (Trong ảnh: Tăng Leopard-2A4)
    [​IMG]Lực lượng tăng-thiết giáp của Thổ Nhĩ Kỳ có khoảng gần 4000 chiếc xe tăng chủ lực, trong đó loại hiện đại nhất hiện nay là Leopard-2A4, cùng một số lượng lớn xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép các loại. (Trong ảnh: Tăng Leopard-2A4)
    [​IMG]Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang nắm trong tay một số lượng lớn tàu khu trục, tàu hộ tống, tàu ngầm, tàu tuần tra…
    [​IMG]Thời gian gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục chi rất mạnh tay cho kho vũ khí quân sự của mình. Tháng 4/2011, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua hợp đồng mua 109 máy bay trực thăng T-70 Blackhawk của Mỹ với tổng trị giá khoảng 3,5 tỷ USD. Đó là chưa kể kế hoạch mua 600 máy bay trực thăng hiện đại trong những năm tới. Hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ còn đang mở thầu tìm mua tổ hợp tên lửa đánh chặn tầm trung mới trị giá ước tính khoảng 4 tỷ USD. (Trong ảnh: Máy bay F-16)


    http://www.baomoi.com/An-tuong-suc-manh-quan-doi-Tho-Nhi-Ky/119/12086318.epi
  7. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Thổ Nhĩ Kỳ thử tên lửa đánh lạc hướng vụ HQ-9?

    (Vũ khí)- Thổ Nhĩ kỳ vừa tiến hành bắn thử nghiệm tên lửa sản xuất trong nước Hisar-A. Vụ thử được thực hiện trong bối cảnh nước này vấp phải sự phản đối từ Mỹ và các nước đồng minh NATO do mua tên lửa HQ-9 của Trung Quốc.



    Theo trang tin quốc phòng Jane’s, vụ bắn thử tên lửa Hisar-A được tiến hành hôm 6/10 tại thao trường Tuz ở khu vực Tiểu Á. Theo đánh giá về các chỉ số, vụ bắn thử đã thành công và đúng theo các thông số đã tính toán. Hisar-A có thiết kế ống phóng thẳng đứng song trong lần thử nghiệm vừa rồi được bắn ở góc nghiêng.
    [​IMG]
    Tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần Hisar-A của Thổ Nhĩ Kỳ
    Tổ hợp tên lửa phòng không Hisar-A do công ty Aselan và Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác chế tạo từ năm 2008 theo một hợp đồng trị giá khoảng 450 triệu USD.
    Công ty Aselan chịu trách nhiệm chế tạo radar, hệ thống điều khiển tác chiến và hỏa lực. Công ty Roketsan chế tạo tên lửa và thiết bị phóng.

    Theo kế hoạch hiện hành, loại tên lửa phòng không tầm thấp này sẽ bắt đầu được Thổ Nhĩ Kỳ đưa vào trang bị từ năm 2017. Số lượng đặt hàng ban đầu là 18 tổ hợp và có thể bổ sung thêm 27 tổ hợp nữa.
    Ngoài, Hisar-A được cho là có tầm bắn khoảng 10 km, Thổ Nhĩ Kỳ còn nghiên cứu phát triển mẫu tầm trung Hisar-B. Tuy nhiên, hiện chưa rõ tiến độ chế tạo mẫu thứ hai này.

    Vụ bắn thử Hisar-A được thực hiện trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ ngày 26/9 quyết định mua các tổ hợp tên lửa phòng không FD-2000, phiên bản xuất khẩu của HQ-9 do Trung Quốc sản xuất.
    Tổng giá trị hợp đồng được đánh giá vào khoảng 4 tỷ USD. Quyết định này của Thổ Nhĩ Kỳ đã ngay lập tức vấp phải sự phản ứng gay gắt từ phía Mỹ và các nước NATO.
    [​IMG]
    Tổ hợp FD-2000, phiên bản xuất khẩu của HQ-9 do Trung Quốc sản xuất
    Bộ Ngoại giao Mỹ đã ngay lập tức bày tỏ lo ngại khi cho rằng loại tên lửa do Trung Quốc sản xuất sẽ không tương thích với hệ thống của NATO và khả năng phòng thủ chung.
    Đại sứ NATO và Liên minh châu Âu tại Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn đánh giá với việc mua HQ-9 của Trung Quốc, giờ đây Thổ Nhĩ Kỳ không thể được coi là một đồng minh trung thành.

    Tên lửa HQ-9 của Trung Quốc đã vượt qua một loạt đối thủ cạnh tranh gồm Patriot PAC-3 của liên danh Raytheon và Lockheed Martin của Mỹ, S-300 của Nga, SAMP/T Aster 30 của EuroSam.

    HQ-9 với phiên bản xuất khẩu DF-2000 là bản sao chép có chỉnh sửa của S-300. Ngoài việc bị NATO phản đối, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gặp phải một loạt vấn đề về kỹ thuật khi mua tên lửa của Trung Quốc.

    Thứ nhất là chất lượng không thực sự bảo đảm. Nghi vấn này hoàn toàn có cơ sở khi ngay cả Trung Quốc cũng không tin dùng HQ-9 do mình sản xuất. Họ chỉ bố trí HQ-9 ở các khu vực kém quan trọng, trong khi vẫn phải nhập khẩu S-300 của Nga để bảo vệ Bắc Kinh và các thành phố lớn.
    [​IMG]
    Ngay cả người Trung Quốc cũng không tin tưởng vào các tổ hợp HQ-9 do mình sản xuất! Thứ hai, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khó có thể tích hợp các tổ hợp HQ-9 với hệ thống phòng thủ chung của NATO. Để tích hợp, Thổ Nhĩ Kỳ phải yêu cầu Trung Quốc thay đổi các tham số kỹ thuật cho phù hợp với các tiêu chuẩn NATO.
    Tuy nhiên, bước đầu tiên mà Thổ Nhĩ Kỳ cần làm là đề nghị NATO cung cấp các số liệu kỹ thuật về hoạt động của các thiết bị để chuyển cho phía Trung Quốc. NATO khó có thể chấp nhận việc tự nguyện chuyển giao các thông tin thuộc loại tuyệt mật cho Trung Quốc.

    Bên cạnh đó, các tổ hợp HQ-9 được thiết kế để có thể nhận biết địch-ta khác với các hệ thống NATO. Trong số “kẻ địch” được nạp trong bộ nhớ của HQ-9, chắc chắn có các máy bay do Mỹ sản xuất như F-16 hay F-4.
    Được biết, Không quân Thổ Nhỹ Kỳ có 227 máy bay tiêm kích F-16C/D Fighting Falcon, 152 F/RF-4E Phantom II và F/NF-5A/B Freedom Fighter do Mỹ sản xuất.

    Để không bắn nhầm “quân ta”, Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải thay đổi mã số của hệ thống nhận biết địch-ta trên HQ-9.
    Một lần nữa, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khó nhận được cái gật đầu của NATO đồng ý để lộ các thông tin về hệ thống mã số và trao đổi thông tin. Và trong trường hợp này, Trung Quốc cũng không thể hiệu chỉnh được HQ-9.
  8. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Thổ Nhĩ Kỳ mua “S-300 Trung Quốc” đối phó Israel - Khẳng định sức mạnh không thể chối cãi của KTQSTQ


    (Kienthuc.net.vn) - Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc có thể nhằm chuẩn bị cuộc xung đột tiềm năng với Israel.




    Tờ Kommersant của Nga đã đăng tải bài viết liên quan đến cuộc trao đổi của chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Bill Gates Thổ Nhĩ Kỳ Atila Sander Keller về việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống tên lửa HQ-9 (Hồng kỳ-9) của Trung Quốc. Đây là loại tên lửa phòng không tầm cao được Trung Quốc sao chép công nghệ mẫu S-300 của Nga.
    Về vấn đề tại sao Thổ Nhĩ Kỳ lựa chọn hệ thống tên lửa phòng không của Trung Quốc, thay vì S-300 của Nga hoặc Patriot của Mỹ? Chuyên gia Atila Sander Keller cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch hợp tác với Trung Quốc sản xuất hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 (biến thể xuất khẩu định danh là FD-2000). Hệ thống này không giống với hệ thống Patriot của Mỹ và S-300 của Nga, nó có thể phát hiện và đánh chặn tên lửa mà radar không thể phát hiện được.
    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9.

    Bài viết cũng chỉ ra, có mấy nguyên nhân thúc đẩy Thổ Nhĩ Kỳ lựa chọn nhà cung cấp Trung Quốc. Chuyên gia Atila Sander Keller cho biết: “về phương diện mức độ lớn mà nói, đây là một quyết định chính trị. Trước đó Thổ Nhĩ Kỳ cũng thử mua hệ thống tương tự của Mỹ, nhưng lỗ lực này không thành công vì Quốc hội Mỹ phản đối việc bán hệ thống này. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ còn muốn mua máy bay trinh sát không người lái của Mỹ nhưng lại cũng không được sự phê chuẩn của Quốc hội Mỹ. Cho nên việc lựa chọn lần này của Thổ Nhĩ Kỳ cũng là điều hợp lý. Bây giờ không cần phải chờ sự phê chuẩn của Quốc hội Mỹ”.
    Ngoài ra, nguyên nhân về phương diện kinh tế có 2 điểm gồm: thứ nhất là tên lửa HQ-9 rẻ hơn nhiều so với các hệ thống phòng không khác tham gia đấu thầu; thứ 2, phương thức sản xuất của Trung Quốc đề xuất có lợi cho Thổ Nhĩ Kỳ. Theo đó, 40% sản phẩm sẽ được sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ. Do Trung Quốc đồng ý chuyển giao công nghệ, công ty Thổ Nhĩ Kỳ có thể tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực này, giảm sự phụ thuộc của đối với các nước khác.
    Khi phóng viên đặt câu hỏi hệ thống tên lửa phòng không Trung Quốc liệu có thể đáp ứng yêu cầu an ninh quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyên gia Atila Sander Keller cho rằng, việc lựa chọn hệ thống của Trung Quốc chính xác có thể đáp ứng yêu cầu này.
    “Nếu lựa chọn hệ thống của NATO, Thổ Nhĩ Kỳ có thể phải chịu một số hạn chế, đặc biệt là trong bối cảnh quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel căng thẳng. Một khi Thổ Nhĩ Kỳ và Israel xảy ra xung đột, NATO có thể thông qua việc điều khiển từ xa ngăn chặn việc khởi động hệ thống tên lửa phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ. Vì vậy, Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng có một hệ thống phòng không có thể căn cứ vào an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ để sử dụng mà không cần phụ thuộc vào bất kỳ ai”, Atila Sander Keller nói.
    [​IMG]
    Biến thể xuất khẩu của HQ-9 là FD-2000 bán cho Thổ Nhĩ Kỳ có tầm bắn xa khoảng 160km.

    Về việc phương Tây rất không hài lòng đối với quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ, điều này sẽ mang lại cho Thổ Nhĩ Kỳ những khó khăn. Trả lời vấn đề này, chuyên gia Atila Sander Keller cho rằng khó khăn có thể sớm xuất hiện. Mỹ và NATO sẽ kiên quyết cho rằng HQ-9 không tương thích với hệ thống phòng không của NATO. Tuy nhiên vấn đề này không khó giải quyết, có thể nghiên cứu phát triển các chương trình phần mềm cần thiết. Một vấn đề khác là, doanh nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc vì hợp tác với Iran và Triều Tiên mà phải chịu sự trừng phạt của Mỹ. Nhưng sự trừng phạt này có tính chất đơn phương, trong luật pháp quốc tế không có điều khoản nào cấm Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không do công ty Trung Quốc sản xuất.
    Chuyên gia Atila Sander Keller cho rằng, trước khi hai bên đạt được sự thỏa thuận cụ thể, đây vẫn không phải là quyết định cuối cùng. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ có thể xem xét lại đề nghị của Trung Quốc.
  9. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360
    Chỉ 2 đoạn mâu thuẫn đã thấy xuất hiện thêm một thằng tự sướng nữa ![-(
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Pakistan muốn “quay lưng” lại với J-10 Trung Quốc?


    (Kienthuc.net.vn) - Chính quyền Pakistan có thể sẽ không tiếp tục kế hoạch mua 36 tiêm kích đa năng J-10B của Trung Quốc do vấn đề tài chính.






    Các nhà phân tích cho biết, do tình hình tài chính của Pakistan, sẽ làm chậm kế hoạch mua 36 máy bay chiến đấu đa năng J-10B Vigorous Dragon từ Trung Quốc với tổng giá trị hợp đồng lên đến 1,4 tỷ USD được ký vào năm 2009.

    “Tình hình kinh tế hiện tại sẽ khiến cho Pakistan phải ngừng việc mua các hệ thống vũ khí mới trong vòng 2-3 năm”, nhà phân tích quân sự độc lập Kaiser Tufai cho hay.

    Dưới các điều khoản vốn vay từ IMF, chính phủ đối mặt với các điều kiện cứng nhắc về kiểm soát chi tiêu bao gồm cả chi tiêu mua sắm trang thiết bị quân sự.

    Phái đoàn Trung Quốc đã viếng thăm Pakistan hồi tháng 9 để thỏa luận về tình trạng các hợp đồng quân sự đang bị đình trệ.
    [​IMG]Biến thể J-10B thiết kế cửa hút không khí dưới bụng khác với J-10A. Sự gắn kết này tỏ ra chắc chắn và đáng tin cậy so với cửa hút không khí J-10A.


    J-10B Super-10 là một biến thể tiên tiến của J-10A. J-10B thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2003. Super-10 được trang bị động cơ phản lực WS-10A của Trung Quốc thay thế cho động cơ Saturn AL-31FN của Nga trên J-10A.

    Kể cả khi được các nước A Rập ở vùng Vịnh cung cấp tài chính, ông Tufail cho rằng, Pakistan sẽ sử dụng F-16C của Lockheed Martin thay vì thử một hệ thống vũ khí mới chưa từng trải qua tác chiến hiện đại.

    Ông Tufail đặt câu hỏi về sự khôn ngoan khi chỉ mua một phi đội J-10. Để tận dụng tối đa cơ sở bảo dưỡng cùng các cơ sở cần thiết khác cho J-10, Pakistan cần mua 3 hoặc 4 phi đội.

    Các quan chức Pakistan lo lắng về việc dựa quá nhiều vào các trang thiết bị công nghệ cao của Mỹ. Ông Tufail cho biết, việc đa dạng hóa nên được thực hiện với Trung Quốc và Nga như 2 nguồn thích hợp. Nếu hợp đồng được tiến hành, ông Tufail cho rằng sẽ không vấn đề với các trang thiết bị sử dụng công nghệ Nga trực tiếp hoặc gián tiếp như AL-31FN của J-10.

    J-10B xuất hiện lần đầu trước công chúng vào đầu năm 2009. Hình ảnh của loại máy bay này trên các trang mạng tiếng Trung về quân sự cho thấy, J-10B có cấu tạo mũi mới đi kèm với hệ thống tìm kiếm hồng ngoại và hệ thống theo dõi cũng như động cơ siêu âm được sử dụng trên tiêm kích Thành Đô FC-1 Xiaolong – vốn được hợp tác sản xuất với Pakistan dưới tên gọi JF-17 Thunder.
    [​IMG] J-10B được trang bị động cơ tuốc bin phản lực của Nga hoặc Trung Quốc.


    Một mẫu thử J-10B đã cho nó sử dụng các động cơ nội địa như Shenyang-Liming WS-10A nhưng “các mẫu J-10B có vẻ vẫn chưa rõ J-10B sử dụng động cơ WS-10A hay Saturn AL-31F của Nga”, ông Fisher – chuyên gia về quân sự châu Á tại Trung tâm Đánh giá Chiến lược Quốc tế cho biết.

    Theo ông Tufail, nhờ bản hiệp định JF-17 giữa 2 bên, Pakistan có thể mua các hệ thống vũ khí với lõi của Nga và các bộ phận của Trung Quốc mà không có bất cứ vấn đề gì.

    Nga đồng ý cho Trung Quốc cung cấp động cơ Klimov RD-93 cho Pakistan bỏ qua sự phản đối của Ấn Độ.

    “Với các dấu hiệu cho thấy sự tan băng của quan hệ Pakistan-Nga trong vài năm qua, Nga sẽ bỏ qua sự phản đối của Ấn Độ trong các hợp tác quân sự giữa 2 bên”, ông Tufail nhận xét.

    J-10B chỉ có thể cung cấp cho Không quân Pakistan một vài tính năng của máy bay chiến đấu thế hệ 4+ nhờ hệ thống buồng lái cao cấp và hệ thống tác chiến điện tử. Ngoài ra, máy bay tiêm kích J-10B sở hữu lắp radar mạng pha chủ động, hệ thống ngắm mục tiêu hiện đại.

    Nếu Pakistan chọn trở thành khách hàng đầu tiên mua biến thể xuất khẩu J-10B với giá khoảng 50-60 triệu USD/chiếc, J-10B sẽ trở thành một ứng cử viên cho các quốc gia đang tìm kiếm mẫu máy bay đa năng với giá rẻ như Venezuela, Argentina, Peru, Malaysia và Indonesia.

Chia sẻ trang này