1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Freesky, 06/01/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Sau khi ve vãn châu Phi, sắp tới sẽ là Nam Mỹ.
    Được ov10 sửa chữa / chuyển vào 13:19 ngày 18/02/2007
  2. tungshev

    tungshev Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2007
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Nhân tiện bàn về nguồn gốc Tàu hay Môn Khơ Me. Em thấy trên một số diễn đàn của bọn nước ngoài về Việt Nam. Bọn nó chia người Việt mình thành hai "loại": Campodia Vietnamese và Chinese Vietnamese. Lại còn so sánh xem giữa con gái Việt gốc Miên và người Việt gốc Khựa ai xinh hơn. Cuối cùng bọn nó kết luận con gái Việt gốc Khựa xinh hơn con gái Việt gốc Miên, nhưng mà con gái gốc Miên thì gợi cảm hơn.
    Bọn này thiếu muối phết!!!!
  3. thepeoplewholovelanguages

    thepeoplewholovelanguages Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    hình như người Việt mình(Việt gốc hay có máu Việt) 2 ngón chân cái và trỏ để tự nhiên là nó giống như dính sát vào nhau, nên chúng mới gọi mình là Giao Chỉ nhỉ
  4. ColdAir

    ColdAir Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Cái này bên Lịch sử văn hoá đã đề cập rất nhiều, nó không liên quan tới kỹ thuật quân sự cho lắm ông ạ
  5. Walk_man

    Walk_man Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2007
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Cái này chắc mọi ng biết rồi .. Up lên để tham khảo thôi .

    Tình báo Mỹ đã phát hiện được gì?

    Muốn hay không muốn, khả năng ?obắn hạ vệ tinh? này cũng là một thách thức. Theo Global Security, việc theo dõi các vệ tinh và ?otin tặc? là có thể, nhất là hệ thống GPS định vị toàn cầu, cũng như việc gây nhiễu các vệ tinh viễn thông. Việc gây nhiễu hệ thống GPS cho phép khống chế hệ thống này, tức làm tê liệt mọi điều động quân sự. Những ứng dụng như thế không phải là chuyện nhỏ, nhất là khi vệ tinh của Hoa Kỳ không ngừng bay ?otrên đầu? TQ. Tháng tám năm ngoái, lần đầu tiên cơ quan thám thính Hoa Kỳ loan báo việc một vệ tinh Mỹ đã bị TQ sử dụng tia laser cực mạnh nhắm trúng, may là mới chỉ ?onhắm? thôi chứ chưa ?obắn?!
    Tình báo Mỹ từ lâu đã nắm được lịch sử R&D kỹ thuật quân sự không gian của TQ, theo đó ngay từ những năm 1960, TQ đã khởi sự chương trình mang bí số ?ochương trình 604?, phát triển tên lửa phòng không SAM thành tên lửa phòng thủ không gian do Học viện quân sự 2 đảm trách. Chương trình này tạm gián đoạn vào năm 1980, sau đó lại được khôi phục cuối thập niên 1980 bởi chương trình 863.
    Thiếu tá Mark A. Stokes, trợ lý tùy viên không quân Hoa Kỳ ở Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh, sau nhiệm kỳ ba năm 1992-1995 đã thu thập đủ tư liệu để hoàn tất một khảo luận dày 230 trang mang tên ?oChina ''s strategic modernisation: implications for the United States? được Viện Nghiên cứu an ninh quốc gia (INSS) của không lực Hoa Kỳ bảo trợ.
    Đề tựa cho khảo luận này, Larry M. Wortzel, viện trưởng INSS, viết đại ý: cho đến nay dư luận thông thường vẫn nghĩ rằng quân đội TQ chỉ là một lực lượng phòng thủ đại lục, song các tư liệu của thiếu tá Stokes cho thấy TQ đã hiện đại hóa kỹ thuật viễn thông, đạt ưu tiên cho khả năng tấn công điện tử cho phép khống chế thông tin trong các cuộc xung đột ở tương lai; ưu thế này còn được bổ sung bởi các tên lửa chiến thuật có độ chính xác cao, sẽ cho phép TQ giành thắng lợi trong một cuộc chiến tranh ở chu vi lân cận như ở eo biển Đài Loan bằng cách hủy diệt các căn cứ không quân và lực lượng phòng không; ngoài ra, TQ cũng đầu tư rất nhiều vào các vũ khí năng lượng như vũ khí vi ba và laser (tài liệu đã dẫn, tr.3,4).
    Theo Stokes, chương trình tên lửa chiến lược đã được thành lập từ năm 1962 và do Lý Bằng phụ trách (tr.20). Bên cạnh đó, Cơ quan không gian TQ (CASC) cũng được thành lập và phân thành năm học viện quân sự: học viện 1 phụ trách nghiên cứu phóng tên lửa đạn đạo và tàu không gian; học viện 2 phụ trách phòng không trong không gian (diệt tên lửa và vệ tinh); học viện 3 phụ trách tên lửa đạn đạo chống đổ bộ và chống tàu chiến; học viện 4 phụ trách nghiên cứu nhiên liệu đẩy tên lửa; học viện 5 phụ trách sản xuất vệ tinh. Ngoài ra còn có một học viện khác đặt tại Thượng Hải đóng vai trò ?ophản biện? các học viện trên (tr.11). Một chuỗi căn cứ đánh số từ 061-068, rải trên khắp lãnh thổ, được giao nhiệm vụ sản xuất triển khai các nghiên cứu của năm viện trên. Sau này các căn cứ này được trao thêm nhiệm vụ nghiên cứu độc lập và triển khai độc lập (tr.12).
    Tháng 3-1984, Ủy ban Khoa học kỹ thuật và công nghiệp quốc phòng triệu tập một hội nghị theo chủ đề ?oLàm gì để đáp ứng cuộc cách mạng kỹ thuật toàn cầu??. Hai năm sau, tháng 3-1986, bốn nhà khoa học quốc phòng hàng đầu của TQ là Wang Daheng (đầu ngành quang học), Wang Ganchang (đầu ngành hạt nhân), Yang Yachi (đầu ngành vệ tinh) và Chen Fangyun (đầu ngành điện tử) cùng công bố câu trả lời tập thể qua ?oKế hoạch nghiên cứu và triển khai công nghệ cao? (tr.16), khôi phục các nghiên cứu quốc phòng theo chiều hướng mới. Theo Stokes, TQ sau này còn rút tỉa từ kinh nghiệm chiến tranh Iraq lần thứ nhất của Mỹ (tr.14). Các học thuyết quân sự mới của TQ được hình thành từ cơ sở khoa học kỹ thuật trên (chưa kể các cơ sở hiện đại hóa, không quân, hải quân viễn dương mới công bố...) có thể được liệt kê như sau: chiến tranh cục bộ với trình độ kỹ thuật cao độ - chủ động ra tay trước - dứt điểm nhanh bằng một đòn trí mạng chứ không nhằm tiêu diệt binh lực đối phương hay chiếm đóng lãnh thổ đối phương, thọc sâu bằng tên lửa đạn đạo... Ngoài ra, còn có những học thuyết từ binh pháp cổ truyền như ?obinh quí hồ tinh bất quí hồ đa? (sử dụng lực lượng đặc biệt dứt điểm)...
    Công khai thông tin từ phía TQ
    Những thông tin về sức mạnh quân sự TQ như ở trên không có gì là bí mật quốc phòng cả vào thời đại công khai thông tin qua các ?osách trắng quốc phòng? của từng quốc gia hay từ các công ty sản xuất vũ khí, các viện nghiên cứu chiến lược... Từ rất lâu, thế giới đã biết vào ngày 1-7-1966 đích thân Chu Ân Lai (thủ tướng) đã ?okhai sinh?o đại đoàn pháo binh thứ nhì, tức lực lượng tên lửa chiến lược. Ngày nay, lực lượng này gồm một sư đoàn cảnh báo tiền phương, sáu sư đoàn tên lửa tác chiến cùng các đơn vị trợ thuộc, quân số gần 100.000 người (nguồn: FAS).
    Tân Hoa xã 25-8-2006 loan báo ?oQuân đội nhân dân TQ đã tiến hành một cuộc tập trận tại một căn cứ huấn luyện ở miền Bắc nhằm thử nghiệm khả năng chiến đấu bằng công nghệ cao. Đây là lần đầu tiên một cuộc thao diễn hỗn hợp không quân, lực lượng pháo binh thứ nhì, cảnh sát vũ trang cùng tham gia... Sư đoàn Hồng quân được trang bị thiết bị thông tin đã tiến hành một loạt diễn tập trắc nghiệm tính khả dụng tầm xa trong những điều kiện phức tạp khi ?oquân xanh? tấn công bằng thiết bị điện từ?.
    Chẳng có gì giấu giếm cả. Vấn đề là giải mã thông tin này như thế nào? Chẳng hạn về khái niệm ?obinh quí hồ tinh, bất quí hồ đa? trong thế kỷ 21, có thể tìm thấy câu trả lời trong Tân Hoa xã 29-12-2006: ?oTQ giảm 200.000 quân từ 2003-2005, nay còn 2,3 triệu quân. Bộ binh giảm 1,5% lực lượng (khoảng 130.000 người) trong khi hải quân, không quân và lực lượng pháo binh thứ hai (tên lửa) tăng 3,8% quân số.
    Thái Bình Dương, trái với tên gọi của nó, lại là đại dương sôi sục nhất. Theo lời phát ngôn viên Casey, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 19-1-2007, 22 năm trước Hoa Kỳ đã từng thử nghiệm bắn hạ vệ tinh như thế. 22 năm sau TQ bắn lại. Chiến tranh các vì sao lần thứ nhất, nếu xảy ra, sẽ là bên trên Thái Bình Dương. Và khi trâu bò húc nhau, ruồi muỗi cũng phải chịu, có khi trước đó nữa.
    Where r u Vietnam''s BQP ?
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=184570&ChannelID=94
  6. ngond

    ngond Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2006
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Trong hơn 2 thập kỷ qua, Trung Quốc đã quyết tâm và cố gắng nghiên cứu sản xuất loại máy bay chiến đấu hiện đại bậc nhất nhằm biến đất nước của Vạn lý trường thành trở thành một cường quốc quân sự hàng đầu trên thế giới.


    Tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc đã tiến gần hơn tới tham vọng này khi công bố mẫu máy bay chiến đấu mới - chiếc J-10 - có khả năng phóng tên lửa và tiếp nhiên liệu trên không.
    Mặc dù thông tin chi tiết về tính năng vận hành và thông số kỹ thuật của chiếc J-10 vẫn đang được bảo mật nhưng một số chuyên gia quân sự của Tây Âu và Trung Quốc cho rằng việc phát triển thành công chiếc máy bay chiến đấu hiện đại này có thể là ?ochất xúc tác? để Trung Quốc vươn lên thành một cường quốc không quân trên thế giới.

    Với sự giúp đỡ của Israel và Nga, các kỹ sư của Trung Quốc đã hoàn thành bản thiết kế loại máy bay nhằm ?ochạy đua? với những chiếc máy bay chiến đấu hiện đại nhất thế giới hiện nay như Lockheed Martin F-16 của không lực Mỹ - loại máy bay hiện đang được hơn 20 quốc gia khác sử dụng.

    Quá trình thiết kế và sản xuất máy bay J-10 cũng đã đào tạo cho Trung Quốc một đội ngũ chuyên gia có thể giúp nước này sản xuất thêm nhiều máy bay hiện đại trong vòng 50 năm tới.

    Cùng với việc thử thành công tên lửa diệt vệ tinh hôm 11/1, loại máy bay chiến đấu mới này là một minh chứng nữa cho thấy việc Trung Quốc tăng mạnh ngân sách cho quốc phòng đang tiếp sức đáng kể cho quân đội nước này.

    Sự ra đời của hàng loạt máy bay, tên lửa, tàu ngầm và tàu chiến hiện đại trong suốt một thập kỷ qua, cùng với sự chuyên nghiệp ngày càng rõ của các quân chủng, đã cho thấy Trung Quốc đang phát triển mạnh không chỉ về kinh tế mà còn trong cả lĩnh vực quân sự.

    Giới phân tích quân sự của Trung Quốc và nước ngoài cho rằng ngành quốc phòng của Trung Quốc đang làm chủ những công nghệ quan trọng có thể giúp quân đội giảm sự lệ thuộc vào vũ khí của Nga.

    Ở nước ngoài, sự kiện ra mắt máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc đã bị ?ophủ mờ? bởi sự phản đối của cộng đồng quốc tế đối với vụ thử tên lửa diệt vệ tinh của nước này, phá hủy một vệ tinh thời tiết.

    Sau vụ thử tên lửa gây ầm ĩ này, Trung Quốc đã phải nỗ lực xoa dịu lo ngại của quốc tế về việc quân đội nước này đang đe dọa các nước láng giềng cũng như các cường quốc quân sự khác.

    ?oChúng tôi không che giấu ý định xây dựng nền quốc phòng vững mạnh và hiện đại. Tuy nhiên, chúng tôi cũng thẳng thắn khẳng định với toàn thế giới rằng chính sách quân sự của Trung Quốc luôn mang bản chất phòng thủ,? Phó tổng tham mưu Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc nói.

    Bất chấp những lời đảm bảo trên, các loại vũ khí mới như J-10 có thể sẽ vẫn làm gia tăng lo ngại, đặc biệt là ở châu Á, về những tham vọng trong dài hạn của Trung Quốc.

    Mối đe dọa của lực lượng không quân của Trung Quốc đang được thể hiện khá rõ ở Đài Loan. Hôm 23/1, Thiếu tướng Vương của Đài Loan cho biết chính phủ đại lục đã đưa 60 chiếc J-10 vào sử dụng, bên cạnh đó là các máy bay chiến đấu hiện đại khác (do Nga thiết kế).

    Theo bản cáo bạch về quốc phòng của chính phủ Trung Quốc, công bố hồi tháng 12/2006, các kế hoạch cải tổ không lực là một phần trong chương trình hiện đại hóa quân đội quốc gia.

    Mặc dù mô tả chiếc J-10 như một ?obước ngoặt? trong ngành không quân Trung Quốc, những các phương tiện truyền thông chính thống của nước này cũng cho rằng loại máy bay này vẫn ?othua? máy bay chiến đấu của Mỹ, như F-16.

    Theo đánh giá của Lầu năm góc, chiếc J-10 có trọng lượng và tính năng vận hành chỉ ?ongang ngửa? với hai máy bay chiến đấu hiện đại của châu Âu là Eurofighter Typhoon và Dassault Rafale.
    Một chuyên gia của Trung tâm chiến lược và thẩm định quốc tế của Mỹ, ông Fisher cho biết trong số các máy bay chiến đấu hiện đang hoạt động trên thế giới, riêng chiếc F-22 Raptor của không lực Mỹ, sản phẩm hợp tác giữa Boeing, Lockheed Martin và Pratt & Whitney, cũng đã hơn hẳn chiếc J-10.

    Hiện mới chỉ có vài chiếc J-10 một chỗ và hai chỗ được đưa vào hoạt động, tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng sẽ có thêm khoảng 300 chiếc được sản xuất để bổ sung vào dàn máy bay Sukhoi Su-27 và Su-30MK, do Nga thiết kế, hiện đang được không lực Trung Quốc sử dụng.

    Một số ý kiến cho rằng nếu máy bay J-10 của Trung Quốc có giá thấp hơn hẳn so với loại F-16 thì Trung Quốc sẽ giành được nhiều đơn đặt hàng từ các nước vốn không đủ tiềm lực tài chính để mua máy bay do các nước phương Tây sản xuất.

    Chilê phải trả 60 triệu USD cho một (trong tổng số 10) chiếc F-16 mà nước này đặt mua của Mỹ, trong khi ông Fisher dự đoán chiếc J-10 có giá từ 25 đến 40 triệu USD.

    Vì phần lớn thời gian thiết kế và sản xuất máy bay J-10 cũng là giai đoạn Trung Quốc bị cấm vận quân sự, tức là không thể tiếp cận với công nghệ không quân của châu Âu và Mỹ, nên hầu hết các chuyên gia cho rằng chiếc J-10 được thiết kế theo dự án sản xuất máy bay Lavi của Israel.

    Máy bay Lavi có tính năng vận hành tương tự như chiếc F-16, và đã hoạt động khá tốt trong các chuyến bay thử nhưng Israel đã hủy dự án này vào cuối thập niên 80 sau khi Mỹ ngừng hỗ trợ tài chính.

  7. Walk_man

    Walk_man Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2007
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Sứ quán Mỹ - ''pháo đài'' ở Baghdad
    Trên bờ tây dòng Tigris, bên rìa Vùng Xanh được bảo vệ nghiêm ngặt tại thủ đô Baghdad của Iraq, một khu liên hợp không khác gì một pháo đài đang được xây dựng để làm trụ sở đại sứ quán Mỹ.
    Đó sẽ là đại sứ quán lớn nhất của Mỹ trên thế giới với diện tích bằng Vatican, dân số tương đương dân số của một thành phố nhỏ, có lực lượng phòng thủ riêng, các hệ thống cung cấp điện và nước riêng.
    An ninh trong an ninh
    Hãng Ap cho biết dự án trên ngốn hết 592 triệu USD. Tập đoàn First Kuwaiti Trading & Contracting (FKTC) của Kuwait được chọn thi công hầu hết các hạng mục, trừ phần bí mật nhất - các phòng làm việc thực sự của sứ quán - là do nhà thầu Mỹ đảm trách. Tòa đại sứ mới của Mỹ tọa lạc ở phía đông Dinh al-Samoud, là nơi từng được Saddam Hussein sử dụng trong thời gian cầm quyền, và đối diện với tòa nhà nơi ông này bị xét xử. Báo cáo của Ủy ban quan hệ đối ngoại Thượng viện Mỹ cho biết khu liên hợp có diện tích 42 ha, bao gồm 21 tòa nhà được xây dựng kiên cố ở mức cao hơn 2,5 lần so với tiêu chuẩn thông thường. Những bức tường bao quanh khu liên hợp có nơi dày đến 5 mét.
    Khởi công xây dựng vào giữa năm 2005 và dự kiến hoàn thành vào giữa năm nay, Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad lớn gấp 10 lần các sứ quán Mỹ khác và gấp 6 lần so với khu trụ sở LHQ ở New York. Ngoài 2 tòa nhà văn phòng ngoại giao chính, nhà của đại sứ, trợ lý và 6 tòa nhà căn hộ dành cho nhân viên, khu liên hợp còn bao gồm một hồ bơi, một thẩm mỹ viện, một phòng tập thể dục, một khu ăn uống, một trường học... An ninh cho khu liên hợp do lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ đảm trách. Toàn bộ khu liên hợp được gắn các thiết bị công nghệ thông tin và giám sát tối tân nhất. Nhà máy điện, nước và xử lý nước thải trong khu liên hợp cũng hoàn toàn độc lập với các cơ sở tương tự của Baghdad.
    Nhìn thấy từ không gian
    Đại sứ quán hiện thời của Mỹ ở Iraq tọa lạc tại Dinh Cộng hòa cách khu liên hợp khoảng 1 km. Con số 5.500 người Mỹ và Iraq làm việc tại sứ quán hiện nay lớn hơn bất kỳ phái đoàn ngoại giao Mỹ nào khác trên thế giới. Họ hiếm khi ra khỏi Vùng Xanh để vào Vùng Đỏ vốn đầy bạo lực. Theo báo Telegraph, tình hình bất ổn tại Iraq khiến Bộ Ngoại giao Mỹ ngày càng khó thuyết phục nhân viên đến đây làm việc. Đó cũng chính là lý do để Mỹ quyết định xây một cơ sở ngoại giao "hoành tráng" như trên.
    Đội ngũ đông đảo của đoàn ngoại giao Mỹ (dự kiến sẽ tăng lên thành 8.000 người khi về trụ sở mới) tại trung tâm quyền lực Iraq đã gây ra làn sóng chỉ trích. Tổ chức Khủng hoảng quốc tế (ISG) đóng tại châu Âu đã đặt vấn đề: "Sự hiện diện của một đại sứ quán đồ sộ cùng trong khu Vùng Xanh với Chính phủ Iraq được người Iraq nhìn nhận như một dấu hiệu cho thấy ai thực sự nắm quyền ở nước họ". Theo báo The Times, người dân Iraq cho rằng khu liên hợp lớn hơn bất kỳ công trình xây dựng nào dưới thời Saddam Hussein. Họ không mấy ấn tượng với tuyên bố của các kiến trúc sư rằng khu liên hợp sẽ có thể được nhìn thấy từ không gian (giống như Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc) mà chỉ thắc mắc về việc Bộ Ngoại giao Mỹ có trả đồng nào để có miếng "đất vàng" nói trên.
    Nhà báo David Phinney thuộc tổ chức CorpWatch, người từng viết cho New York Times, Los Angeles Times, ABC, cho rằng toàn bộ dự án là một câu chuyện bí mật. Bí mật từ chuyện Tổng thống George Bush ban đầu đề nghị Quốc hội Mỹ chi hơn 1 tỷ USD cho dự án đến chuyện Bộ Ngoại giao Mỹ âm thầm tổ chức đấu thầu và rồi quyết định chọn một công ty ít tên tuổi, kinh nghiệm và có tiền sử bóc lột nhân công. Theo The Times, người Mỹ đang chuẩn bị cho ngày mở cửa lại Vùng Xanh, vốn đang bị "phong tỏa" để làm nơi Chính phủ Iraq và các cơ quan ngoại giao nước ngoài làm việc, cho cư dân Baghdad. Họ tin khu liên hợp sẽ là một nơi an toàn cho họ ở Baghdad, nhưng liệu nó có thực sự "miễn nhiễm" với bạo lực hay không thì chưa thể trả lời.
  8. conag

    conag Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2006
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    20
    Cái này nhầm chuồng rồi bạn .
  9. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0

    [​IMG]
    [​IMG]
  10. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0

    [​IMG]
    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này