1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Freesky, 06/01/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. addvy

    addvy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2007
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    2
    Cách đây vài năm người ta cũng được biết Trung quốc cũng đã cho giải ngũ hàng triệu quân nằm trong Bộ đội Nhân dân Giải phóng để có tiền mua vũ khí của Nga, loại vũ khí đã lỗi thời sau khi Liên bang Sô viết bị sụp đổ. Đồng thời Trung quốc cho xóa bỏ các sư đoàn để lập ra các lữ đoàn, các lữ đoàn này được Trung quốc gọi là tối hảo nang (Pocket of Excellence)
    Theo tờ báo NHÂN DÂN của Trung quốc loan tin, kể từ năm 2003 Trung quốc đã cho bớt đi 200 ngàn bộ đội theo như tổng kết cuối năm, hiện nay quân số của Bộ đội Nhân dân Trung quốc vẫn còn lại 2,3 triệu lính, nó là đội quân lớn nhất hiện nay, đứng hàng đầu của cả thế giới.
    ?oBộ đội chúng tôi đang có bước quân hành để tiến tới đích trở thành một quân lực ứng phó tức thời theo chiến lệnh với quân số giảm đi và có cấu trúc cân bằng,? theo như tờ báo này đã đăng tin trong tháng này.
    Chỉ để đối đáp trước các nghi vấn mà Hoa kỳ và các quốc gia Á châu xung quanh về việc Trung quốc tăng quân phí và thu mua các chiến cụ hiện đại. Nghi vấn này đặt ra như là một mối hăm dọa hạng nặng trong vùng, vì thế Bắc Kinh đã không cấm việc các báo in của nhà nước cho loan truyền việc cắt giảm rộng lớn bộ đội Trung quốc đã được đài CCTV hướng dẫn.
    Trung tướng Peng Guangqian nằm trong bộ nghiên cứu về cắt bớt quân số của Liên quân Trung quốc đã đưa ra việc giảm quân số để đạt một mục tiêu khác với mục đích chỉ cắt bớt quân số.
    ?oĐây không phải chỉ là vấn đề giảm quân số; thời đại này cũng cần có loại bộ đội sao cho phù hợp với thời đại tin học và chiến tranh cao kỹ đòi hỏi trong tương lai (?),? theo như lời của tuớng này tuyên bố.
    Quân số cắt bớt đi gần đây nhất là 170 ngàn sĩ quan từng đứng duới bóng cờ của hồng quân - tất cả đã bớt đi 80%. ?oViệc này cho thấy là cần phải lọc bớt các tầng lớp chỉ huy để có được một hệ thống ra quyết định mau lẹ và hợp lý hơn,? theo như tướng Peng cho biết.
    Trung quốc ngày nay không còn vơ bèo, gạt tép nữa, bắt chuớc quan niệm của Tây phương, một quan niệm tuyển quân của đế quốc La Mã, tuyển những người có học vấn để đào luyện và sau đó gắn cho hàm ?oaspirants? (có nghĩa là Công chứng Hậu vọng mà quân lực VNCH gọi là hàng Chuẩn Úy sau khi tốt nghiệp trường võ bị Thủ Đức)
    Teng Jianquan của Hàn viện Quân sự Trung quốc cho biết: ?oTrong sinh thái cao kỹ, công nghệ tin học giữ tầm quan trọng hơn cả, các giai tầng chỉ huy theo hệ thống quân giai không còn cần nữa, tất cả mọi quyết đoán đều dựa vào điện toán chính xác hơn nhiều.?
    Đi ngược lại chiến thuật biển người của Trung quốc xưa nay để chú trọng hẳn vào loại chiến tranh cao kỹ cũng đã cho thấy quân số bộ binh mỗi ngày mỗi cắt đi dần, theo như tờ báo Bộ đội Nhân dân Giải phóng Trung quốc đã loan tin.
    Khuynh hướng hiện đại hóa cũng cho thấy cả hàng loạt nhân vật quân sự đã được thay thế. Quân ủy Trung ương của dảng Cộng sản thường nắm mọi quyết định trong việc khống chế Bộ đội Nhân dân Giải phóng. Lần đầu tiên đảng Cộng sản Trung quốc đã chấp nhận đưa các cấp chỉ huy của Không lực, Hải lực và Hỏa Tiễn lực để điều khiển cuộc chiến tranh cao kỹ trong tương lai, thành phần của các binh chủng này đều là những bộ đôi có chút liếng văn hoá có thể bắt kịp với thời đại của chiến tranh mới.
    Binh chủng hỏa tiễn lực do Nga phát sinh để sử dụng hỏa tiễn xạ thuật liên lục địa (Intercontinental Ballistic Missiles) mang đầu đạn nguyên tử và Trung quốc đã bắt chước để tổ chức theo. Theo quan điểm của Liên sô, chiến tranh quyết định là nhờ vũ khí tiêu huỷ và hủy diệt cả loạt, cũng như trái bom nguyên tử của Hoa kỳ từng ném trên đất Nhật bản, khiến quân đội Nhật phải đầu hàng vô điều kiện.
    Bốn chục năm qua Trung quốc đã ngưng sản xuất hỏa tiễn xạ thuật nhắm vào Hoa kỳ và chuyên chú vào nghiên cứu việc phóng chính xác 20 hỏa tiễn Đông phong DF-5 vào mục tiêu được định sẵn. Hỏa tiễn DF-5 có tấm phóng 20 ngàn cây số, bay vòng cung theo của trái đất, bay ngang Bắc cực. Xin lưu ý, phóng đạo từ Hoa lục tới Los Angeles là 10.600 cây số, tới Washington là 11.700 cây số. Hiện nay 40 hỏa tiễn DF-3 loại cũ và từ 20 cho tới 25 hỏa tiễn DF-4 đã đặt hướng sẵn nhắm vào Đài Loan.
    Tư lệnh Không quân Qiao Qingchen, Tư Lệnh Hải quân Zhang Dingfa và Tư lệnh Jing Zhiyuan chỉ huy lực lượng hỏa tiễn xạ thuật (ballistic missile forces) được đưa vào trong Bộ Quân sự Tối cao hồi Tháng chin, cho thấy dấu hiệu quan trọng là Trung quốc hạ quyết tâm tiếp nhận cuộc chiến tranh trong sinh thái cao kỹ hoàn toàn mới lạ.
    Không những thế Trung tuớng Peng còn đưa ra việc giảm quân số theo tỷ lệ sứ mạng và nâng cao vai trò của hải lực và phi tiễn lực để đối đấu với Hoa kỳ tại vùng biển Thái Bình Dương.
    ?oMục đích của chúng tôi là cắt mỡ để có thêm cơ bắp,? theo lời của tuớng Peng. ?oChúng tôi cần phải cắt đuôi (có lẽ đuôi sam(?) và mài răng cho bén,? tướng này đã dẫn lời của Mao Trạch Đông, chủ tịch đảng sau cùng của đảng Cộng sản Trung quốc.
    Cả hai chuyên gia tư vấn quân sự đã khổ công cho nhấn mạnh việc hiện đại hóa từ trên xuống dưới như mũi dùi có mục đích hình thành một đội quân có tay nghề với quân số ít đi và cho rằng Trung quốc đang muốn sở hữu loại vũ khí thực tân tiến.
    Trong mấy năm qua, Bắc Kinh đã bị cáo giác là hiểm họa nhìn thấy rõ trong vùng, khi kho vũ khí của Bộ đội Nhân Giãi phóng Trung quốc tàng trữ thêm nhiều loại vũ khí tối tân. Ngân sách quốc phòng Trung quốc công bố cho thấy con số bách phân tăng lên hàng năm gấp đôi vào những năm gần đây. Ngân sách 2005 cho quốc phòng khoảng 30 tỷ Mỹ kim, tăng 12,6% so với năm trước.
    Ngũ Giác Đài cho biết, ngoài ra Trung quốc còn có các chương trình tốn kém hơn do Bộ đội Nhân dân Giải phóng điều hành như các phi vụ không gian và cuộc nghiên cứu riêng về quân sự. Chi phí cho các chương trình năm ngoài con số của ngân sách quốc phòng mà Trung quốc đã công bố. Hồi Tháng mười Bắc Kinh đã phản đối thẳng với Bộ truởng Quốc phòng Donald Rumsfeld của Hoa kỳ khi ông này đưa ra con số thực sự gấp ba lần con số Bắc Kinh đã công bố.
    Nếu đúng như sự thực, chi phí quốc phòng của Trung quốc là chi phí lớn nhất trên thế giới, nhưng vẫn còn thua Hoa kỳ với con số vô địch 420 tỷ Mỹ kim cho ngân sách quốc phòng của năm 2005.
    Mặc dầu tổng số chi của Trung quốc vẫn còn thua xa Hoa kỳ, nhưng tỷ số gia tăng lớn hơn nhiều quốc gia Tây Âu rất nhiều và đứng vào hang thứ năm trên thế giới về chi phí quốc phòng.
    Lời bình luận của ông Rumsfeld trong lúc tham quan Bắc Kinh hồi tháng mười đã cho thấy, Hoa kỳ và các đồng minh của mình vẩn phải cảnh giác về tốc độ và việc chi tiêu của Trung quốc để bành trướng sức mạnh quân sự. Các quan tâm này đã lên cao khi Trung quốc và Nga cộng tác mở ra cuộc thao dượt liên quân lớn nhất sau cả chục năm hồi tháng tám. Có khoảng chừng 10 ngàn bộ đội nhân dân giải phóng với cả một loạt chiến cụ tối tân của Nga đã đưa ra bầy binh bố trận tại tỉnh Shangdong.
    Nga vẫn còn là quốc gia đứng đầu để cung cấp các chiến cụ cho Trung quốc, trong khi đó Trung quốc ve vãn Liên Âu để bãi bỏ việc cấm bán vũ khi vào mùa xuân này.
    Việc bãi bỏ cấm vận này bị trì hoãn sau khi Hoa kỳ phản kháng và Bắc Kinh cho thông qua luật cấm Đài Loan không được tách ra khỏi Công hòa Nhân dân Trung quốc để làm căn bản pháp lý trong việc lấn chiếm đảo Đài Loan.
    Song với đạo luật này, Trung quốc mở vòng đàm phán với Việt Nam về cột mốc biên giới, cắt đất và phần ranh của vịnh Bắc bộ theo tuyên bố chung ?oHai bên đồng ý phối hợp chặt chẽ, đẩy nhanh hơn nữa tiến trình công tác, bảo đảm thực hiện đúng thời hạn mục tiêu hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới và ký văn kiện mới về qui chế quản lý biên giới chậm nhất vào năm 2008..?. Nhưng các phân tích gia cho biết, Việt Nam đã bị thất thế sau khi Trung quốc rút kinh nghiệm trận chiến tại núi Lão Sơn. Trung quốc cắt cho Việt Nam những phần đất chịu ảnh huởng nặng của Trung quốc, còn những phần đất chịu ảnh hưởng của Việt Nam thuộc về Trung quốc.
    Mục đích của Trung quốc là làm mất thế đứng nhân dân của Việt Nam trong việc chống lại việc xâm chiếm của Trung quốc nhờ vào việc cắm cột mốc biên giới mà hai nuớc đã thỏa thuận sau khi chia cắt.
    Hiện nay Bắc Kinh đang cố gắng làm mất đi cái quan niệm của cộng đồng thế giới coi Trung quốc như là một hiểm họa vì đã gia tăng việc chi tiêu để bành trướng quân sự. Hầu hết các công bố sốt dẻo gần đây của Trung quốc đều nhắm vào chuyện cắt bớt quân đội trong tháng vừa qua., chành quyền Trung quốc ra bạch thư long trọng hứa là sức mạnh Ttrung quốc đi lên sẽ không bao giờ dùng để đe dọa bất cứ quốc gia nào. Nhưng thực tế khi người ta đứng truớc một tên khổng lồ, nó chỉ hứ lên một cái cũng đủ bay vía mất rồi.
    ?oCon đường phát triển hòa bình của Trung quốc là một con đường không có thể nào tránh khỏi vì Trung quốc cần phải hiện đại hóa, cũng là sự lựa chọn nghiêm túc và lời hứa long trọng của chánh quyền và nhân dân Trung quốc,? theo bạch thư cho biết. ?oTrung quốc không tìm cách bá quyền như dĩ vãng, cũng như bây giờ và sẽ không làm như thế trong tuơng lai khi Trung quốc càng ngày càng mạnh lên.?
  2. yetkieutheky21

    yetkieutheky21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc hôm qua thông báo sẽ tăng 17,8% cho chi tiêu quốc phòng, đồng thời khẳng định theo đuổi con đường phát triển trong hòa bình.
    Phát ngôn viên Quốc hội Trung Quốc Jiang Enzhu cho biết ngân sách quốc phòng năm nay sẽ là 44,92 tỷ USD, tăng 6,84 tỷ USD so với năm ngoái. Ông đưa ra thông báo này hôm qua, một ngày trước khi Quốc hội Trung Quốc khai mạc phiên họp thường niên.
    ...............
    (Theo VN Express)
    Thật kinh, lại tăng ngân sách quốc phòng
  3. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Còn vấn đề nữa đó là bao nhiêu % của sự thật.
  4. binto

    binto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    789
    Đã được thích:
    0
    Em đồ rằng trong thời gian tới sẽ lại có chạy đua vũ trang nhu hồi những năm cuối 80 cho xem.Chán, mới yên lành được 1 thời gian lại phải lo cái thằng điên này..Các bác có cao kiến gi để đối phó với thằng này ko?Đến cả nippon con sợ sẻ trỏ thàng 1 tỉnh của tàu khựa nũa là.hix
    Kính các bác 1 cốc để lấy cảm hứng
  5. addvy

    addvy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2007
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    2
    Ông Khương Ân Trụ (Jiang Enzhu o恩Y) nói rằng chi phí quốc phòng trong năm tới sẽ lên tới 350,92 tỷ nhân dân tệ, tức là tăng 52.99 tỷ nhân dân tệ.
    Ông Khương nói khoản tiền sẽ được dùng để tăng mức lương cho các quân nhân và nâng cấp vũ khí. Tuy nhiên, ông không cho biết thêm chi tiết.
    Trung Quốc nói ngân sách quốc phòng hồi năm ngoái tăng 14,7% lên 36,6 tỷ đô la, nhưng Hoa Kỳ và các nước khác tin rằng con số thực tế có thể cao gấp hai hoặc ba lần.
    Các phóng viên nói Trung Quốc đang muốn hiện đại hoá lực lượng quân đội vốn rất to lớn nhưng được trang bị sơ sài của mình quan việc đóng mới hoặc mua thêm tàu thuỷ, tên lửa và chiến đấu cơ.
    "Các nước láng giềng ồn ào"
    Hoa Kỳ tỏ ý quan ngại về mức độ chi phí quốc phòng của Trung Quốc và kêu gọi Bắc Kinh hãy minh bạch hoá hơn nữa ngân sách của mình.
    Phó tổng thống Mỹ Dick Cheney nói rằng việc Trung Quốc xây dựng và tiến hành thử tên lửa hồi tháng Giêng, là không phù hợp với việc Bắc Kinh tuyên bố theo đuổi mục đích phát triển vì hoà bình.
    Trong vụ thử này, Trung Quốc đã phá huỷ một vệ tinh theo dõi thời tiết không còn hoạt động.

    Trung Quốc được coi là quốc gia có lực lượng quân đội lớn nhất thế giới
    Bắc Kinh phản pháo với việc phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc lên tiếng cáo buộc Hoa Kỳ đã hành động như một kẻ láng giềng ồn ào.
    Ông Tần Cương nói chính sách của Trung Quốc chỉ nhằm phòng vệ và bác bỏ các cáo buộc cho rằng Bắc Kinh chưa minh bạch trong chính sách chi tiêu quốc phòng.
    Ông Tần đặt câu hỏi: "Quý vị sẽ phản ứng ra sao nếu như hàng xóm cứ nhìn trộm qua khe cửa rồi gào lên ''Mở cửa ra để xem trong nhà có gì nào?''"
    "Quý vị sẽ gọi cảnh sát chứ?"
    Ông Tần cũng tìm cách xoa dịu những lo sợ về mục tiêu quân sự Trung Quốc.
    "Trung Quốc gắn liền với việc phát triển hoà bình, theo đuổi một xã hội hoà hợp, vì hoà bình dài lâu và vì sự thịnh vượng chung," ông nói.
    "Đó là điều đã khiến cho Trung Quốc giành được sự tin cậy, hợp tác và bằng hữu trên thế giới."
  6. Rockerfeller_III

    Rockerfeller_III Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/09/2004
    Bài viết:
    814
    Đã được thích:
    31
    Ngân sách quốc phòng của TQ năm nay là 45 tỷ. Nó chỉ cần đổ 1 tỷ cho Trường Sa và Hoàng Sa là chúng ta cũng lụt rồi.
  7. sauthamdam

    sauthamdam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.110
    Đã được thích:
    1
    Hình như bọn tàu đang muốn thay thế chiến lược biển người bằng chiến lược biển vũ khí
    không yêu để dành tiền uống rượu
  8. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    chiến lược này ai cũng muốn
  9. addvy

    addvy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2007
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    2
    - Cuối tháng 1 vừa qua, Vụ nghiên cứu của quốc hội Mỹ (CRS) đã công bố bản báo cáo chi tiết về tình hình Đông Á và khu vực Thái Bình Dương, trong đó nhấn mạnh vai trò của Trung Quốc trong việc làm suy giảm ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á.
    Bản báo cáo đã chỉ ra 3 thách thức cơ bản dành cho Mỹ trong khu vực này: 1, Trung Quốc đang nổi lên như một cường quốc về kinh tế, chính trị và quân sự; 2, Khả năng xảy ra chiến tranh giữa các lãnh thổ láng giềng; 3, Mối đe doạ ngày càng gia tăng của lực lượng Hồi giáo cực đoan.
    Về thách thức thứ nhất, khi Bắc Kinh càng cố gắng thuyết phục thế giới rằng việc xây dựng quân đội lớn mạnh chỉ nhằm mục đích phòng ngự, Washington càng lo ngại. Khuynh hướng này dường như vẫn tiếp diễn trong tương lai mà hoàn toàn có khả năng dự đoán trước: Hãy chuẩn bị cho chiến tranh nếu bạn muốn hoà bình, như cách nói của người La Mã.

    Thách thức thứ 2 đề cập tới những xung đột vũ trang giữa 2 miền Triều Tiên, cùng với những căng thẳng bấy lâu khi Trung Quốc muốn hợp nhất Đài Loan. Mâu thuẫn giữa các bên, có thể sớm hay muộn, sẽ bùng phát thành chiến tranh.

    Thách thức thứ 3 chỉ liên quan tới vùng Đông Nam Á - khu vực mà hầu hết các quốc gia đều là đồng minh lâu đời của Mỹ.

    Bản báo cáo của CRS cũng nhấn mạnh việc Mỹ dường như đang ngày càng ít quan tâm tới khu vực Viễn Đông và quá tập trung nỗ lực ngoại giao tại Trung Đông. Cũng theo số liệu mà CRS có, quân đội Mỹ tại Đông Á đã giảm đáng kể, từ 109.000 xuống còn 82.000 quân kể từ năm 2000. Lý do chủ yếu của sự cắt giảm là nhằm đổ quân cuộc chiến tại Iraq.

    Một phần của bản báo cáo cũng đề cập tới sự đối đầu giữa Mỹ - Trung thời gian gần đây cũng như trong tương lai gần và xa. Cùng với sự lớn mạnh về kinh tế, Trung Quốc đã có ảnh hưởng chính trị ngoại giao to lớn trong khu vực mà ví dụ cụ thể nhất là việc đứng ra làm chủ nhà cho vòng đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.

    Cùng thời điểm đó, người Mỹ dường như lại không cảm thấy buồn về sự lớn mạnh của Trung Quốc bởi Washington tin tưởng họ vẫn có các đồng minh trung thành ở khu vực Đông Á. 5 nước đồng minh quan trọng của Mỹ tại khu vực, theo CRS là Australia, Philippines, Thái Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc.
  10. yetkieutheky21

    yetkieutheky21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc có khả năng sản xuất tàu sân bay cho riêng mình trong ba năm tới. Đại diện quân đội nước này cho biết trong phiên họp quốc hội đang diễn ra (TTO)
    Ghê thật
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này