1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Freesky, 06/01/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    Có thể khác binh chủng hoặc hình chụp ở các giai đoạn khác nhau.
  2. khongthudao

    khongthudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    804
    Đã được thích:
    1
    Các bác hãy xem sự thâm độc của bọn khựa đây:
    http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=193911&ChannelID=3
    Bọn này khốn nạn thật.
  3. sauthamdam

    sauthamdam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.110
    Đã được thích:
    1
    cái mà khựa gọi là vùng biển nam trung hoa:
    http://www.thoidai.org/ThoiDai4/200504_Hiramatsu.htm
  4. sauthamdam

    sauthamdam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.110
    Đã được thích:
    1
    http://www.tinvietonline.com/0/0/2007/3/103584/
  5. sauthamdam

    sauthamdam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.110
    Đã được thích:
    1
    Mục tiêu xuyên suốt của Trung Quốc trong hơn năm thập kỷ qua là vươn lên trở thành một cường quốc hàng đầu trên thế giới có địa vị bình đẳng với Hoa Kỳ và các cường quốc khác. Để thực hiện mục tiêu đó, đã nhiều lần Trung Quốc tiến hành thay đổi liên minh, đảo ngược bạn thù nhưng không phải mọi tính toán của Trung Quốc đều thành công do ?olực bất tòng tâm?.
    Tuy nhiên, bước sang thập kỷ cuối của thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21, cùng với những thành tựu đạt được sau hơn 20 năm thực hiện cải cách kinh tế và sự chuyển biến thuận lợi của tình hình quốc tế, Trung Quốc đã từng bước thu hẹp khoảng cách kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật so với Hoa Kỳ và các nước công nghiệp phát triển phương Tây. Cùng với sự tăng nhanh của tiềm lực kinh tế và quốc phòng, vai trò quốc tế và tư thế đối ngoại của Trung Quốc trên thế giới tiếp tục được củng cố, Hoa Kỳ và các nước lớn ngày càng phải coi trọng vai trò của Trung Quốc trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Trung Quốc càng mạnh, tham vọng của Trung Quốc ngày càng lớn, và vì vậy, ?oTrung Quốc cường quốc? là nhân tố ổn định hoặc bất ổn định luôn là một trong những chủ đề thời sự của giới nghiên cứu chính trị quốc tế và hoạch định chính sách đối ngoại.
    Để thực hiện chiến lược trở thành cường quốc thế giới bình đẳng với Hoa Kỳ và các cường quốc khác, gần đây giới lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra thuyết ?otrỗi dậy hòa bình? [3] nhằm biện minh cho các động thái tăng cường tiềm lực cũng như tiếng nói của Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế và làm nền tảng lý luận cho hành động đối ngoại của Trung Quốc trong thời gian tới. Dù được minh họa bởi thuyết gì, chiến lược đối ngoại của Trung Quốc có thể được phân tích ở ba cấp độ:

    Ở cấp độ khu vực, Trung Quốc tập trung ổn định các vùng biên giới cận kề, tăng cường ảnh hưởng lên các nước láng giềng, khẳng định tư cách cường quốc khu vực và ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Á thông qua việc thúc đẩy quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau với các nước láng giềng [4] , chủ động đi đầu lãnh đạo các sáng kiến hợp tập hợp lực lượng và hợp tác kinh tế trong khu vực [5] .

    Ở cấp độ toàn cầu, phấn đấu trở thành cường quốc kinh tế - chính trị thế giới, tham gia tích cực vào các diễn đàn đa phương, sử dụng các diễn đàn này như là công cụ cho chính sách đối ngoại của Trung Quốc nhằm mục tiêu được cộng nhận như là cường quốc có tiếng nói quan trọng trong các vấn đề quan hệ quốc tế.

    Phấn đấu trở thành nhân tố không thể bỏ qua trong một số vấn đề quan hệ quốc tế quan trọng có liên quan trực tiếp đến lợi ích của Trung Quốc cũng như an ninh và hòa bình của thế giới. Xây dựng hình ảnh một cường quốc Trung Quốc có trách nhiệm.
    Đối với các nước khu vực và đặc biệt là Việt Nam, Trung Quốc theo đuổi ?ochính sách hai mặt? mà trọng tâm là củng cố và mở rộng vị trí của Trung Quốc với tư cách là ?ocường quốc khu vực? [6] .
  6. sauthamdam

    sauthamdam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.110
    Đã được thích:
    1
    Trước hết cần phải khẳng định Việt Nam không phải là trọng tâm chiến lược của Trung Quốc. Nhưng Việt Nam luôn một chiếm vị trí quan trọng trong chính sách khu vực cũng như toàn cầu của Trung Quốc.
    Ở cấp độ khu vực, Việt Nam là nước láng giềng có đường biên giới chung trên bộ và trên biển với Trung Quốc. Giữa Trung Quốc và Việt Nam tồn tại nhiều vấn đề mang tính lịch sử và cả những vấn đề mởi nảy sinh như tranh chấp biên giới lãnh thổ trên bộ, trong vịnh Bắc Bộ, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vấn đề người Việt gốc Hoa sinh sống ở Trung Quốc, vấn đề biên mậu? Việt Nam lại án ngữ con đường ?otiến xuống phía Nam? [7] của Trung Quốc. Trong lịch sử, Việt Nam là nước duy nhất trong số các nước Đông Nam Á đã từng có xung đột vũ trang trực tiếp với Trung Quốc, lịch sử và văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành và xây dựng chủ yếu xung quanh chủ đề chống xâm lược phương Bắc và chính sách Hán hóa của các triều đại phong kiến Trung Hoa?
    Chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam gắn liền với các yêu cầu chiến lược của Trung Quốc ở trong nước, khu vực và thế giới. Lợi ích của Trung Quốc là có một Việt Nam ?ođộc lập? với các cường quốc khác nhưng ?okhông đủ mạnh và độc lập với Trung Quốc?. Việt Nam không được đi theo một cường quốc bất kỳ chống lại Trung Quốc và lợi ích của Trung Quốc. Đồng thời, khi tình hình đòi hỏi và cho phép, Trung Quốc sẵn sang sử dụng Việt Nam như con bài mặc cả phục vụ cho chính sách khu vực và toàn cầu của Trung Quốc.
    Những năm 1950, Trung Quốc lợi dụng việc chấm dứt chiến tranh Đông Dương để dàn xếp với Pháp một giải pháp có lợi cho Trung Quốc, chia cắt Việt Nam thành hai miền với miền Bắc là khu đệm an ninh cho Trung Quốc ở phía Nam. Trong những năm 1960 và 1970, Trung Quốc sử dụng chiến tranh Việt Nam như lá bài mặc cả với Hoa Kỳ và vào cuối cuộc chiến tranh, Trung Quốc đã lợi dụng tình hình đưa quân xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa khi đó nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Nam Việt Nam. Sau năm 1975, Trung Quốc sử dụng chiêu bài chống Việt Nam ở Đông Nam Á gắn liền với chính sách chống Liên Xô, phá thế hòa hoãn Liên Xô ?" Hoa Kỳ nhằm thu hút viện trợ cũng như sự ủng hộ của Hoa Kỳ và các nước Phương Tây. Trong thời gian từ 1979 đến 1990, Trung Quốc sử dụng vấn đề Campuchia nhằm cô lập Việt Nam, tập hợp các nước ASEAN ủng hộ Trung Quốc, làm tăng thêm hiềm khích giữa Việt Nam và các nước ASEAN. Cuối những năm 1980, Trung Quốc cùng Việt Nam đi vào bình thường hóa quan hệ nhằm thúc đẩy giải quyết vấn đề Campuchia, sử dụng giải pháp cho vấn đề Campuchia nhằm thoát ra khỏi lệnh cấm vận của phương Tây đối với Trung Quốc sau sự kiện Thiên An Môn tháng 6/1989, đồng thời qua việc giải quyết vấn đề Campuchia tạo dựng bộ mặt mới cho Trung Quốc, với tư cách thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, sau những dính líu trong suốt hai thập kỷ với lực lượng Khmer Đỏ và chế độ diệt chủng Pônpốt ở Campuchia. Việc Trung Quốc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam năm 1991 cũng nhằm đưa Trung Quốc từng bước thoát khỏi cấm vận của phương Tây, triển khai chiến lược ?oNam tiến? mới nhằm vào khu vực Đông Nam Á và Biển Đông trong bối cảnh các nước lớn Hoa Kỳ và Nga giảm dần sự hiện diện trong khu vực và để lại một ?okhoảng trống quyền lực?.
    Để thực hiện mục tiêu không thay đổi với Việt Nam như trình bày ở trên, trong suốt hơn 50 năm qua, Trung Quốc đã thực hiện chính sách hai mặt, trong từng thời gian và tùy theo lợi ích khác nhau, khi tranh thủ, khi kiềm chế, khi hữu nghị, khi thù địch. Các biện pháp cụ thể của Trung Quốc gồm:

    Khi Trung Quốc cần có sự ủng hộ của Việt Nam, muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam thì tăng cường viện trợ, thậm chí với số lượng lớn [8] . Nhưng khi quan hệ không được như ý muốn, Trung Quốc sẵn sàng tạo sức ép bằng các thủ đoạn khác nhau và thậm chí tiến hành ?otrừng phạt? (cắt viện trợ, gây xung đột, dùng vũ lực lấn chiếm lãnh thổ).

    Dùng Việt Nam để dàn xếp với Hoa Kỳ, phương Tây và Liên Xô, phục vụ lợi ích nước lớn của Trung Quốc. Điển hình là các vụ việc đàm phán và ký kết Hiệp định Giơnevơ 1954, vụ Trung Quốc đón R. Nixon và ra Tuyên bố Thượng Hải năm 1972, vụ đặt điều kiện bình thường hóa quan hệ với Liên Xô trong những năm 1980?

    Khi Việt Nam có chiến tranh, Trung Quốc tìm cách biến miền Bắc Việt Nam thành ?okhu đệm an ninh? cho Trung Quốc, trong thời bình thi coi Việt Nam là thị trường cho hàng hóa Trung Quốc, chủ trương thuyết ?obiên giới mềm? [9] nhằm tăng cường ảnh hưởng về các mặt văn hóa, kinh tế lên xã hội Việt Nam.

    Sử dụng chiêu bài chống Việt Nam lập ?oLiên bang Đông Dương? để chia rẽ Viêt Nam với Lào và Campuchia nhằm gây bất ổn cho Việt Nam ở phía Tây và Tây Nam, chia rẽ và gây ngờ vực giữa Việt Nam và các nước trong khu vực.

    Dùng mọi thủ đoạn lấn chiếm lãnh thổ để gây sức ép và tạo ?oviệc đã rồi? làm cơ sở đàm phán phân định lại biên giới lãnh thổ. Các vụ Hoàng Sa năm 1974, Trường Sa năm 1988 và 1992 và mới đây là sự kiện đưa dàn khoan KANTAN 3 vào thềm lục địa Việt Nam và gây ra ?osự kiện Vịnh Bắc Bộ 2005? là những ví dụ.

    Sử dụng vấn đề người Hoa ở Việt Nam để gây sức ép đối với Việt Nam. Điển hình là việc Trung Quốc đòi Việt Nam nhận lại số người Hoa đã chạy sang Trung Quốc trong những năm 1970 [10] .

    Can thiệp sâu vào chính trị nội bộ Việt Nam nhằm chia rẽ và gây sức ép đối với giới hoạch định chính sách [11] . Sử dụng các thỏa thuận cấp cao (?o16 chữ vàng?, nguyên tắc ?obốn tốt?) để ép Việt Nam trong đàm phán biên giới lãnh thổ, trong tuyên truyền, giáo dục, văn hóa, xuất bản, báo chí? Chủ động gây ra các vụ việc căng thẳng đúng vào các dịp có đoàn thăm viếng cấp cao hoặc kỷ niệm quan trọng nhằm hạn chế phản ứng của Việt Nam và phân hóa nội bộ Việt Nam.
    Trên thực tế, kể từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay, quan hệ Việt Nam ?" Trung Quốc có thể được khái quát trong sáu chữ ?ogần không thân, xa không lạnh? hay như lời Giang Trạch Dân nói: ?ođồng chí không đồng minh? .
    Vào thời điểm hiện nay, khi mà các vấn đề tranh chấp biên giới lãnh thổ trên bộ và trong vịnh Bắc Bộ đã được giải quyết về mặt nguyên tắc, thì vấn đề Biển Đông đang và sẽ là hồ sơ khó khăn nhất trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
  7. sauthamdam

    sauthamdam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.110
    Đã được thích:
    1
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Phan-tich/2002/10/3B9C0FD0/
  8. RSX

    RSX Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    381
    Đã được thích:
    0
    xin cám ơn bác sauthamdam đã cho em rửa mắt , thề quyết chống khựa đến cùng
  9. anghenlenin

    anghenlenin Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2006
    Bài viết:
    4.161
    Đã được thích:
    0
    Mình mà choảng nhau với Khựa thì chơi kiểu Binladen là hợp lý nhất, mà đừng nhằm vào người, nhằm vào cơ sở vật chất, vũ khí phương tiện đắt tiền í. Mình nhớ Đặng Tiểu Bình hình như đã nói : TQ chỉ cần 200 triệu người là có thể phát triển được, mà bây giờ nó 1,3 tỷ ---> suy ra thừa 1,1 tỷ người
  10. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    [​IMG]
    [​IMG]
    Mấy thằng trên www.miltaryphotos.net cho là:"american army is in a lot of trouble"với mấy cái này:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này