1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Freesky, 06/01/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Buratinos

    Buratinos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    Ờ thế thì cậu muốn gì nào, xiền thì không có, ô dù cũng không, bạn bè xa thì ít, hàng xóm gần thì chửi. Nếu cậu giỏi thì cậu thử đưa ra một cái giải pháp nào có lý một tẹo chứ đừng bảo là tao vay tiền WB đi mua tàu sân bay với lại 300 con Su-37 về tao đập chết hết chúng mày nhé.
  2. vnhn

    vnhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2004
    Bài viết:
    840
    Đã được thích:
    0
    Bản thân Nhật không cần có Mỹ cũng chẳng thằng nào dám động vào nó,nó chỉ sợ mỗi thăng triều tiên cho nó mấy quả tên lửa sang đất nó còn đâu nó cóc sợ, Nhật Bản là một trong những nước quân sự phát triển hiện đại loại bậc nhất trên thế giới rồi. Tq luôn kêu TS là của nó rồi nên không bao giờ có chuyện ta cho nó mượn mấy cái đảo được. Mà nói thật chứ bây giờ nó đánh ta thì chẳng biết ta giữ được mấy cái đảo ngoài biển mấy tiếng?
  3. tungshev

    tungshev Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2007
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Cháu mua vé số ủng hộ cho chú bộ đội đóng tàu to đánh Khựa.
    Gần đây trường em dẹp loại vé ủng hộ cho công trình thanh niên rồi, thay bằng cái này đấy! Kinh chưa?
  4. ttkh2006

    ttkh2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    1.367
    Đã được thích:
    0

    xem choi nhe.
    Thang nao day?
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. ttkh2006

    ttkh2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    1.367
    Đã được thích:
    0

    xem nua nhe....
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. sauthamdam

    sauthamdam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.110
    Đã được thích:
    1
    vậy theo các bác chúng ta chẳng cần giữ trường sa làm gì cho mệt
    NHật bản hoà bình phát triển từ năm 45 đến giờ nó với mạnh vậy
  7. thieuhoacon

    thieuhoacon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2006
    Bài viết:
    460
    Đã được thích:
    0
    đồ nhái đẹp nhể, tớ cũng thèm đây !
    bác nào gửi mấy con chiến lược của khựa coi nhé ! tk
    Được thieuhoacon sửa chữa / chuyển vào 14:34 ngày 06/04/2007
  8. ImVNese

    ImVNese Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    2
    Kính các bác đọc bài này, ngẫm nghĩ thêm mưu đồ của bọn Khựa.
    Chiến lược hải quân của Trung Quốc
    và hàm ý của nó đối với khu vực Biển Đông​
    Tác giả: Ngô Vĩnh Long.
    Trong suốt thế kỷ vừa qua chủ nghĩa dân tộc là chủ nghĩa quan trọng bậc nhất của hầu hết các nhà lãnh đạo ở Trung Quốc. Chủ nghĩa nầy dẫn đầu học thuyết « tam dân chủ nghĩa « -- dân tộc, dân sinh, và dân quyền -- của Sun Yat--sen (Tôn Dật Tiên) và là hệ tư tưởng chủ đạo của Quốc Dân Đảng (Guomindang, Kuomintang). Chủ nghĩa dân tộc, mà Mao Trạch Đông định nghĩa là Hán tộc, cũng đóng vai trò chính trong tư tưởng của ông ta. Trong một bài xã luận với tựa đề Vì vinh quang của dân tộc Hán đăng trong một tờ báo tỉnh Hồ Nam năm 1919, Mao Trạch Đông kêu gọi dân tộc Hán cùng nhau hành động. Ông ta nói nếu cả dân tộc Hán đoàn kết thì không những không còn sợ gì bọn quân phiệt, bọn quan liêu và bọn tư bản nữa mà còn có thể thay đổi cuộc diện thế giới(1). Nguồn gốc chính của chủ nghĩa dân tộc nầy là mặc cảm vì nghèo yếu mà bị các nước tư bản xâm chiếm, chia cắt và coi thường.
    Sau khi thống nhất, Trung Quốc muốn được coi là một đại cường quốc xứng đáng với địa vị nước lớn của mình. Vì thế, một trong những quốc sách hiện nay của Trung Quốc là khẩu hiệu Fuqiang (phú cường). Đây không phải là quan niệm « dân giàu nước mạnh « như người Việt Nam thường nói lúc xưa. Theo Yoichi Funabashi, giám đốc văn phòng báo Ashahi Shimbun ở Hoa Thịnh Đốn, Hán từ dùng ở đây y hệt như trong khẩu hiệu Fukoku Kyohei (phú quốc cường binh) của Nhật trước đây. Khẩu hiệu nầy đã đưa Nhật đến chủ nghĩa bành trướng và đế quốc và đã gây ra chiến tranh Thái Bình Dương từ năm 1931--1945. Ông Kunabashi cho rằng, với kinh tế ngày càng phát triển, lãnh đạo Trung Quốc sẽ có thể ngày càng từ bỏ chủ nghĩa cộng sản vì nó không còn có sức mạnh vận động quần chúng như xưa nữa và sẽ tiến dần đến chủ nghĩa quốc gia. Chính sách « phú cường « như thế sẽ được dùng trong nhiều năm trước mắt để vận động quần chúng và giữ đoàn kết trong giới lãnh đạo. Chủ nghĩa quốc gia nầy có thể ngày càng năng động, lấn ép các nước láng giềng yếu và gây căng thẳng trong khu vực cũng như với Mỹ và Nhật (2).
    Tại Mỹ trong những năm vừa qua có rất nhiều tranh luận giữa các học giả và những người làm chính sách về sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong tương lai. Một số tác giả cho là Trung Quốc sẽ trở thành bá chủ ở Châu Á và là đối thủ chính của Mỹ. Arthur Waldron viết rằng Trung Quốc hiện nay đang tìm mọi cách để hất cẳng Mỹ ra khỏi Đông Á, và « nếu xu hướng hiện tại tiếp diễn thì trước sau gì cũng có chiến tranh ở Châu Á (3). Richard Bernstein và Ross Munro cho rằng sẽ có xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc (4). Michael Ledeen tin rằng Trung Quốc sẽ là nước độc nhất có đủ khả năng để thách thức đến chết (mortally challenge) Mỹ trong 10 hay 20 năm tới (5). Người ta dựa vào sức mạnh quân sự hiện có của Trung Quốc rồi phóng đại nó ra cho tương lai dựa trên tăng trưởng của GDP mà họ nghĩ TQ có thể duy trì (từ 6--8 % mỗi năm). Đến cuối năm 1995 sức mạnh quân sự của Trung Quốc gồm có 3 triệu quân nhân (lớn thứ 3 trên thế giới), 8 000 xe tăng, 5 700 máy bay tác chiến và máy bay thả bom, 50 chiếc tàu ngầm, 55 tàu chiến cỡ lớn, 14 hoả tiễn xuyên lục địa (inter--continental ballistic missiles, ICBMs), và 60 hoả tiễn cỡ vừa (intermediate--range ballistic missles, IRBMs). Ngoài ra Trung Quốc có một kho vũ khí hạt nhân lớn thứ 3 trên thế giới. Chi phí quân sự Trung Quốc được người ta ước đoán là từ 38 tỷ đô la đến 50 tỷ đô la vào năm 1993, tức là bằng 9 % GDP. Lý do có khoảng cách lớn giữa những phỏng đoán nầy là vì Trung Quốc giấu chi phí quân sự dưới nhiều hình thức. Ví dụ như chi phí cho vũ khí hạt nhân và hoả tiễn xuyên lục địa cũng như cho 600 ngàn cảnh sát dã chiến, v.v., không được Trung Quốc ghi vào chi phí quốc phòng (6).
    Trong khi đó thì Robert S. Ross cho rằng Trung Quốc sẽ là một cường quốc bảo thủ và trong tương lai gần không có khả năng để thành một bá chủ khu vực chứ đừng nói đến trở thành một siêu cường quân sự. Ross nói rằng Trung Quốc không có khả năng chiếm đóng khu vực Biển Đông, mặc dầu Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn áp các nước xung quanh nếu có cơ hội (7). Gerald Segal cho rằng trên lãnh vực quân sự Trung Quốc chỉ là một cường quốc hàng thứ (second--rank power), chỉ có thể đe doạ những láng giềng nhỏ nhưng không có đủ sức mạnh để đánh qua Đài Loan chứ đừng nói gì đến chuyện đương đầu với Nhật hay Mỹ (8).
    Samuel S. Kim cho rằng mặc dầu không ai biết đích xác là quân đội của Trung Quốc hiện nay hùng cường như thế nào, điều chắc chắn là sức mạnh quân sự của Trung Quốc ngày càng tăng về lượng cũng như về chất. Nhưng để hiểu đích xác hơn về sức mạnh quân sự của Trung Quốc người ta phải để ý đến các nhân tố khác. Một trong những nhân tố đó là quan niệm sức mạnh quân sự là nền tảng chủ yếu của « quốc lực tổng hợp « (zonghe guoli). Nghĩa là sức mạnh quân sự là vấn đề tiên quyết cho việc Trung Quốc trở thành một siêu cường có thể bảo vệ chủ quyền quốc gia và sức mạnh chính trị của mình và thu về một mối những gì Trung Quốc nghĩ rằng bị mất đi trong quá khứ. Các lãnh đạo Trung Quốc thường nói rằng nếu không có đủ sức mạnh quân sự thì Trung Quốc sẽ không có thể biểu hiện đặc tính quốc gia của một cường quốc hay có thể đóng vai trò tiên quyết trên chính trường thế giới.
    Samuel S. Kim cho biết tiếp là một trong những sự việc diễn biến rất nguy hiểm trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh là quan niệm « hải dương quốc thổ quan « (haiyang guotu guan) của Trung Quốc. Lãnh đạo Trung Quốc thường kêu gọi nhân dân phải ghi nhớ và phát triển quan niệm nầy không những để thúc đẩy họ bảo vệ quyền lợi trên biển cả mà còn để chiếm lại những vùng biển mà Trung Quốc cho là đã bị xâm phạm. Các nhà chiến lược của Trung Quốc thường bàn đến vấn đề tối cần của Trung Quốc là « không gian sinh tồn « (shengcun kong--jian) và việc biên giới chiến lược của Trung Quốc là bao gồm hết vùng biển đông của Trung Quốc đến vùng biển đông của Đông Nam Á qua đến Ấn Độ Dương và thẳng ra ngoài vũ trụ nữa. Năm 1992 Trung Quốc để lộ ra một tài liệu mật nói rằng tất cả các quần đảo từ Hải Nam đến Trường Sa và Hoàng Sa sẽ tạo cho Trung Quốc cái « không gian sinh tồn « cần thiết đó. Đi đôi với những quan niệm trên là chiến lược hải quân của Trung Quốc đã chuyển từ việc bảo vệ vùng duyên hải của địa lục đến việc chủ động bảo vệ các quyền lợi kinh tế và chiến lược trên biển cả. Trong những năm của thập kỷ 90 Trung Quốc đã tập trận nhiều lần trên biển cả, dùng sức mạnh hải quân để đe doạ một số nước láng giềng, và từ từ lấn chiếm những địa điểm xa cách thềm lục địa của Trung Quốc (9).
    Vừa qua, trong tháng giêng và tháng hai năm 2000, Trung Quốc gây chú ý của các nhà bình luận chiến lược trên thế giới qua các sự kiện sau đây : sự kiện thứ nhất là vào ngày 17 tháng giêng Trung Quốc công bố qua tờ báo Jiefangjun rằng Quân Đội và Thuỷ Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc đã tập trận liên hợp, với nhiều tàu chiến đủ loại, cách hải phận của họ trên 250 hải lý. QĐTQGPNDTQ có hơn 1100 tàu chiến, nhiều hơn 3 lần số tàu chiến của hải quân Hoa Kỳ. Nhưng chỉ có 54 chiếc là tàu chiến lớn và tàu ngầm đi xa trên biển cả (gọi là « blue water «, nước xanh dương). Phần lớn là các chiếc tàu chiến « nước xanh lá cây « (green water), nghĩa là các tàu chiến dùng ven biển hay ven các vùng hải đảo từ quần đảo Senkaku của Nhật kéo xuống đến miền tây Borneo. Theo các nhà bình luận, cuộc diễn tập vừa qua là để xem khả năng của các tàu chiến « nước xanh dương « có khả năng bảo vệ và tác chiến cùng với các tàu chiến « nước xanh lá cây « đến mức nào. Việc nầy có ít nhất là 3 lý do chính. Lý do thứ nhất là cảm giác thiếu an ninh trong khu vực vì kinh tế khó khăn, vì cam kết của Mỹ không rõ ràng, và vì thiếu tin tưởng vào vai trò Nhật trong tương lai. Lý do thứ hai là việc bảo vệ nguồn năng lượng cho Trung Quốc. Trung Quốc là nước dùng dầu mỏ nhiều nhất trên thế giới sau Mỹ, và Trung Quốc cần nhập thêm nhiều dầu hơn nữa để có thể duy trì phát triển kinh tế của mình. Phần lớn số lượng dầu nầy được chuyên chở bằng đường biển. Vì thế, Trung Quốc cho rằng việc bảo vệ giao thông đường biển càng ngày càng quan trọng. Lý do thứ ba là Trung Quốc muốn trở thành một bá chủ quân sự trong vùng và khẳng định uy lực của mình đối với các nước láng giềng, trong đó có Đài Loan và quần đảo Trường Sa (10). Đối với Trung Quốc quần đảo Trường Sa quan trọng không những vì lý do kinh tế (ở đây có khả năng tìm được nhiều dầu khí có thể giúp Trung Quốc tiếp tục phát triển) và cả vì lý do chiến lược (ai làm chủ được vùng nầy sẽ làm chủ tất cả khu vực Biển Đông). Vì thế Trung Quốc đã gây nhiều căng thẳng ở đây và dùng dà dùng dằng trong việc giải quyết các tranh chấp (11).
    Sự kiện thứ hai : Trung Quốc đưa một trong hai chiến tàu chiến mua của Nga (Sovremenny--class destroyers) qua khu biển Đài Loan vào ngày 11 tháng hai. Tàu chiến nầy được trang bị với các hệ thống tên lửa hiện đại được chế tạo đặc biệt để xâm nhập phòng thủ của các hạm đội Mỹ và để phá huỷ các chiến hạm ấy. Những tên lửa siêu âm nầy bay lướt trên mặt nước và có thể mang đầu đạn nguyên tử hay đầu đạn thường. Qua hành động khiêu khích nầy, Trung Quốc có thể vừa muốn doạ các ứng cử viên và cử tri trong cuộc vận động bầu cử tổng thống Đài Loan vừa muốn cho nghị sĩ Mỹ không hài lòng việc Hạ viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu (ngày 2 tháng 2) đòi chính phủ Mỹ củng cố quan hệ quân sự với Đài Loan. Nhưng nó đã gây thêm nhiều căng thẳng trong khu vực (12).
  9. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Bác nói đúng, TQ hiện nay là nước lớn, thế đang lên, chống nó cũng giống như là ta chống lũ ấy mà. Tốt nhất là né tránh và tìm cáh sống chung với lũ thì hơn.
  10. vnhn

    vnhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2004
    Bài viết:
    840
    Đã được thích:
    0
    vậy theo các bác chúng ta chẳng cần giữ trường sa làm gì cho mệt
    NHật bản hoà bình phát triển từ năm 45 đến giờ nó với mạnh vậy
    [/quote]
    Lãnh thổ quốc gia thì phải cố sống cố chết mà giữ lấy,ý của tôi là so với TQ thì mình quá là yếu nên không biết bảo vệ kiểu gì đây..Nhật Bản trước chiến tranh thế giới nó đã có rất phát triển rồi,Khoa học,quân sự không nói làm gì..Cho nên tốt nhất là không đưa Nhật vào đây.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này