1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Freesky, 06/01/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. songhongvnde

    songhongvnde Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    579
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. ttkh2006

    ttkh2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    1.367
    Đã được thích:
    0
    đây đây đây...
    xem ti ảnh thôi... nha
    KORLA, China, July 19 --
    A group of Chinese soldiers departed the country Thursday
    for an anti-terrorism drill in Russia.
    The Chinese soldiers are joining armed forces from
    the five other members of the Shanghai Cooperation
    Organization -- Kazakhstan, Kyrgyzstan, Russia, Tajikistan
    and Uzbekistan -- for a drill dubbed "Peace Mission 2007"
    in Chelyabinsk, Russia
    The exercise is scheduled for Aug. 9-17.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. ttkh2006

    ttkh2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    1.367
    Đã được thích:
    0

    xem ti ảnh thôi... nha
    Some soldiers of China''s People''s Liberation Army (PLA)
    run to their carriage in a railway station during their journey
    to Russia for the joint anti-terrorism drill, "Peace Mission 2007.
    A total of 1,600 soldiers from China''s army and air force -- including airborne and logistic
    units -- will take part in the joint anti-terrorism drill
    [​IMG]
  4. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Bọn Tung Cửa này kinh thật!Bắt lính phải rửa tay bằng xà phòng mới cho chạm vào mấy con bánh lốp ghẻ nhà nó!
    Hoá ra mấy con bánh lốp này bơi được,thế thì gặp bộ binh cũng tiêu như thường chưa nói gì đến Tank nhà mình,có mà bắn cho xuyên từ đầu đến đuôi luôn
  5. ttkh2006

    ttkh2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    1.367
    Đã được thích:
    0
    Bọn Tung Cửa này kinh thật
    Armed police take position during an anti-terrorism
    drill in Yinchuan, capital of northwest China''s Ningxia Hui Autonomous Region
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Hề hề, 2 ông Kien Huy cứ như Tom Jerry, nhìn thấy là phải kê nhau. Báo cáo 2 ông nếu các ông là dân Mẽo dân Nga hẵng mất thì giờ sửng cồ với nhau về JDAM chứ nếu các ông cùng là Vịt cả thì nhìn dàn pháo Khựa ấy thì nên nhớ ngay đến Vị Xuyên, Lão Sơn ... nó dàn pháo đúng như thế đấy ợ, giã giò như Cuốc - xì - cơ hết ngày dài đến đêm thâu mà chả có quả JDAM nào bay tới cả. Tương lai cỡ 1 - 20 năm nữa nếu lại có 01 màn dàn pháo như thế nữa thì chắc cũng vẫn ko có quả GMRLS nào bay tới, hic.
    Nhìn các bác Tàu tập trận nhà em chả thấy buồn cười tí nào mà rất lấy làm ban căng. Pháo phiếc nó dàn ra toé loe toàn Made in China mà bắn đến mục tiêu hẳn hoi chứ ko hề toè nòng cái nào. Giá kể có quả JDAM cho đám ấy truy điệu tập thể thì vẫn còn cả dãy bọc thép bánh hơi lắp pháo, tuy công nghệ ko có gì ghê gớm nhưng để ngần ấy thằng nó giã thì chắc ko dễ chịu gì, giải quyết hết đám đó cần thêm bao nhiêu JDAM? giá JDAM so với đám đó như nào? bắn phải lò vi sóng thì khỏi nói nhưng kể cả bắn trúng thì lõm hay lồi?
    Nhồi sọ hay lạc quan tếu thì ko rõ ai hơn ai, hic.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  7. cubidaihiep

    cubidaihiep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/09/2006
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    246
    Cách đây đúng 80 năm, vào ngày 1.8.1927, cuộc khởi nghĩa Nam Xương do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo đã bùng nổ. Hơn 2 vạn nghĩa quân do các lãnh tụ Cộng sản Trung Quốc chỉ huy đã tấn công vào thành phố Nam Xương do quân Quốc Dân Đảng chiếm giữ. Nghĩa quân đã loại khỏi vòng chiến đấu gần 1 nghìn quân Quốc dân đảng, làm chủ hoàn toàn thành phố Nam Xương. Tuy nhiên do không kết hợp chặt chẽ với phong trào nông dân và không xác định mục tiêu tiếp theo, trước sự phản công điên cuồng của Quốc Dân Đảng, nghĩa quân không giữ được Nam Xương. Sau 3 ngày chiến đấu dũng cảm, hồng quân phải mở đừơng máu rút lui khỏi thành phố. Trên đường về Quảng Đông, đội quân Cách mạng đã phải hứng chịu những tổn thất vô cùng nặng nề, rất nhiều nghĩa quân đã hy sinh.
    Khởi nghĩa Nam Xương tuy thất bại nhưng đã đánh dấu thành tích đầu tiên của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, là thước đo cho tinh thần dũng cảm và lòng trung dũng kiên cường của giai cấp công nông.
    Kể từ năm 1933, ngày 01/08 hàng năm được lấy làm ngày thành lập Hồng quân Công nông Trung Quốc (nay là Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc).
    [​IMG]
    Biểu tượng của quân GPNDTQ: chữ Bát Nhất ***g trong hình ngôi sao đỏ.
  8. doctorhuy

    doctorhuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    So Trung+ với Vịt+ thì thời nào, lúc nào mà chả căng. Dù sao theo em nghĩ cái địa hình ở đường biên ngang khán đài bắc sẽ rất khó cho bọn Trung+ tận dụng ưu thế lực lượng.
    Em nghĩ lo nhất là khi mà nó lực lượng hải quân, TQLC của nó đủ lông đủ cánh. Gì chứ đường biên dọc nhà mình thì hơi bị trống trải, ở khu vực gần cầu môn là đồng bằng. Ở khu trung tuyến thì hẹp te, nguy cơ bị cắt đôi đội hình.
    Được doctorhuy sửa chữa / chuyển vào 17:07 ngày 01/08/2007
  9. phuongak

    phuongak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
    Tối hôm qua, em xem trên cctv4 của Khựa, nó kỷ niệm 80 năm thành lập quân bát nhất, hoành tráng lắm. Bác nào có ảnh hay clip post lên cho bà con xem đi.
  10. ALEX82

    ALEX82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2004
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc nguy hiểm hơn cả Bin Laden
    (Maseo e***)
    Steven Mosher
    --------------------------------------------------------------------------------

    Nhật báo Ba Lan: Hiện nay có sự so sánh phổ biến tình hình địa chính trị tại châu Á với thời kỳ ngự trị ở châu Âu trước năm 1914. Trung Quốc đang nắm vai trò của nước Đức, vừa xuất phát từ việc không hài lòng với trật tự thế giới, vừa muốn tìm cho mình một vị thế tốt hơn. Ông nghĩ sao?
    Steven Mosher: Trung Quốc không phải là nước Đức tiếp nối. Nước Đức bấy giờ là tiềm lực của mức trung bình. Còn Trung Quốc là quốc gia khổng lồ, lớn tương tự Hoa Kỳ, với 1 tỷ 200 triệu dân. Không đơn giản là một tay chơi tiếp theo, mới xuất hiện trên sân khấu. Đây là một tiềm lực lớn nhất của lịch sử loài người. Sự so sánh kể trên chỉ đúng trong một mức độ nào đó. Đức quốc đã gây ra chiến tranh ở châu Âu và tham vọng của nó tập trung ở lục địa này. Trong khi đó của Trung Quốc mang tính toàn cầu. Cho nên vấn đề nghiêm trọng hơn điều mà châu Âu trải qua 100 trước đây.
    Nhật báo Ba Lan: Nhà bảo thủ mới (neoconservative) Robert Kagan trong cuốn sách ?oParadise and Power? viết rằng, đối với các nhà chính trị Hoa Kỳ thì trước ngày 11/09 vấn đề không phải là câu hỏi chúng ta có xung đột với Trung Quốc hay không, mà là bao giờ. Từ lúc bấy giờ đến nay có gì thay đổi không?
    Steven Mosher: Cuộc chiến chống khủng bố đau thương nhưng trong thực tế không thật hẳn quan trọng. Quân khủng bố không có khả năng làm đảo lộn trật tự thế giới. Tham vọng từ phía Trung Quốc nghiêm trọng và huỷ diệt trật tự thế giới. Chúng ta bắt tay với Trung Quốc khi và chỉ khi Trung Quốc tôn trọng nhân quyền và trở thành nhà nước dân chủ. Chúng ta sẽ giữ trật tự hiện có trên thế giới, trật tự hoà bình của các quốc gia dân chủ.
    Nếu như Trung Quốc là nhà nước độc đảng, độc tài thì không thể nào trở thành một phần của trật tự hiện nay mà lại không có những thay đổi nền tảng. Trung Quốc đang giành ưu thế trước các quốc gia không lớn trong khu vực, khuyến khích các chế độ độc tài. Các nền dân chủ nhỏ châu Á bị làm suy yếu bởi chính phủ Trung Quốc. Trung Quốc không là bạn của dân chủ mà là kẻ thù của nó.
    Nhật báo Ba Lan: Điểm chính yếu nào của sự đối kháng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc? Có lẽ không riêng vấn đề Đài Loan?
    Steven Mosher: Không chỉ riêng như thế, sự can thiệp ngày nay của Trung Quốc tại Trung Đông rất rõ ràng. Nếu như chúng ta nhìn Iraq trước chiến tranh, hay Iran, Syria hôm nay, thì thấy ngay rằng, đồng minh gần gũi nhất bên kia đại dương của họ nằm ở Bắc Kinh. Trung Quốc hiện đang bán tên lửa cho Syria, công nghệ nguyên tử cho Iran. Nếu như Iran có bom nguyên tử, thì từ cùng một lý do mà Pakistan có ?" là nhờ Trung Quốc. Trung Quốc là một trong những nguyên nhân của sự hỗn loạn tại Trung Đông.
    Tham vọng của Trung Quốc gây nên bất ổn định trật tự quốc tế. Thoạt nhìn bên ngoài thì có vẻ như Trung Quốc hợp tác, nhưng trong những khu vực khác nhau trên thế giới, Trung Quốc đưa đến hỗn loạn, đặc biệt là vùng Trung Đông.
    Việc tiếp theo là vấn đề nhân quyền. Khi tôi nói đến Trung Quốc, người Trung Quốc là ý tôi chỉ nói về nhà cầm quyền mà thôi. Tại Trung Quốc có rất nhiều người tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ, nhiều người bị tù đày tại những nơi mà họ bị tra tấn, thậm chí bị giết. Cách đây không lâu một chánh án Trung Quốc bị cảnh sát hành hạ. Khi gia đình nhìn thấy thì thân thể bị đánh đập kinh khủng. Được hỏi nạn nhân có bị tra tấn hay không, câu trả lời từ phía chính quyền là không và ông ta đột tử.
    Các mối quan hệ thân mật - trước đây - với Saddam Hussein, Iran, Syria hay Bắc Hàn càng khuyến khích các chế độ này chống lại những giá trị dân chủ. Tôi không muốn chỉ nói về các giá trị của riêng Hoa Kỳ, mà là về những giá trị chung cho cả Hoa Kỳ và châu Âu: tôn trọng quyền tư hữu, tôn trọng luật pháp và bầu cử tự do. Những điều này Trung Quốc không hề có dưới mọi hình thức.
    Nhật báo Ba Lan: Trung Quốc không phải là duy nhất ở châu Á. Những quốc gia khác trong khu vực như Ấn Độ hay Nhật Bản nhìn nhận thế nào về sự tăng tiềm lực của Trung Quốc? Hàn Quốc có chính sách như thế nào với Bắc Kinh? Việc thống nhất bán đảo Triều Tiên không phụ thuộc vào Bắc Kinh?
    Steven Mosher: Nếu như không có Bắc Kinh thì Bắc Hàn đã sụp đổ từ lâu, còn bán đảo Triều Tiên đã được thống nhất và dân chủ. Chế độ Kim Jong Il tồn tại hoàn toàn từ giúp đỡ của Bắc Kinh. Nam Hàn giữ quan hệ với Trung Quốc cũng giống như các nước láng giềng khác, cố gắng không va chạm với Bắc Kinh. Tuy nhiên, trong thâm tâm tất cả đều quan ngại tiềm lực tăng lên của Trung Quốc.
    Điều này cũng với cả Nhật Bản. Nhật Bản hiện nay đang làm việc nỗ lực với Hoa Kỳ về chiến lược xây dựng hệ thống lá chắn chống tên lửa. Tại sao? Bởi vì người ta lo ngại số tên lửa tầm xa và trung bình của Trung Quốc tăng lên. Về mặt chính thức họ nói rằng đây là biện pháp ngăn ngừa Bắc Hàn. Nhưng Bắc Hàn thì hiện mới chỉ có vài cái. Thực tế là người Nhật muốn phòng vệ trước sự xâm lăng của Bắc Kinh. Nhật Bản hợp tác với Hoa Kỳ và cũng cam kết bảo vệ Đài Loan, bởi vì, sự thất thủ của Đài Loan đe doạ chính Nhật Bản.
    Ấn Độ cũng không yên tâm chút nào trước sự gia tăng tiềm lực của Trung Quốc. Cần nhớ lại rằng, Ấn Độ đã có cuộc chiến tranh biên giới với Bắc Kinh 1960-1961, còn Trung Quốc đang chiếm đóng hàng chục ngàn cây số vuông lãnh thổ Ấn Độ. Người Ấn cảm thấy đang bị đặt mặt đối mặt trước những đồng minh Trung Quốc: Pakistan và Myanmar (những nơi Trung Quốc có các cơ sở hải quân lớn).
    Sẽ không một ai bất an trước tiềm lực kinh tế mạnh đang tăng lên của Trung Quốc, nếu như Trung Quốc là một quốc gia dân chủ. Vấn đề lại nằm ở chỗ Trung Quốc không phải dân chủ mà là độc tài, trong khi những chế độ độc tài luôn có khuynh hướng tiến hành chiến tranh.
    Nhật báo Ba Lan: Nhà chính trị-xã hội cấp tiến Pháp Guy Sorman (2) trong cuốn sách ?oNăm Con Gà? nói về Trung Quốc, đưa ra một luận đề rằng, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là ảo. Theo Guy Sorman, những con số thống kê đưa ra bởi đảng cộng sản không đáng tin cậy.
    Steven Mosher: Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc không ảo. Thế nhưng rất mất cân đối. Cho nên đây không phải là sự tăng trưởng kinh tế bình thường, lành mạnh. Sự tăng tưởng tập trung chủ yếu ở hai khu vực. Thứ nhất, dựa trên xuất khẩu - tất cả chúng ta đều biết rằng, Trung Quốc là trung tâm sản xuất cho phần lớn các nước thế giới, kể cả Hoa Kỳ. Khu vực thứ nhì là mua hoặc ăn cắp các công nghệ để ứng dụng vào mục đích dân sự cũng như quân sự. Ở đây không nói đến vấn đề mua vũ khí của Nga mà là nói về sự phát triển sản xuất vũ khí tại ngay Trung Quốc. Lợi nhuận thu được từ xuất cảng chảy vào lĩnh vực quân sự và dùng để trợ cấp cho các công ty quốc doanh bị bội chi. Kinh tế khu vực quốc doanh đi xuống, trong khi xuất khẩu và khu vực quân sự phát triển.
    Tại sao Trung Quốc không thực hiện phát triển nền kinh tế bền vững? Tại sao họ không tái cấu trúc các công ty quốc doanh đang trên đà phá sản? Tại sao Trung Quốc chi phí nhiều như thế cho quân sự và ngân sách quốc phòng tăng đều đặn? Nếu như Trung Quốc có thiên hướng nhắm tới hoà bình, thì lợi nhuận từ xuất khẩu sẽ được dành cho việc nâng cao mức sống của nhân dân. Nhưng điều này không xảy ra.
    Nhật báo Ba Lan: Ông đánh giá sự hiểu biết về Trung Quốc tại phương Tây như thế nào?
    Steven Mosher: Đây là vấn đề rất nghiêm trọng. Các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ, ví dụ như General Motors hay Boeing đã đầu tư nhiều tỷ đô la vào Trung Quốc vì cho rằng đây là thị trường của tương lai. Với cách này, các hãng trở thành con tin của chính quyền Trung Quốc và Trung Quốc tin rằng, các hãng này sẽ hỗ trợ Trung Quốc tại Hoa Kỳ. Cho nên, một khi Pentagon chỉ trích Bắc Kinh hay CIA khuyến cáo sự xâm nhập gia tăng của các điệp viên Trung Quốc tại Hoa Kỳ, các hãng lớn của Hoa Kỳ lại nói: Trung Quốc đang thay đổi, Trung Quốc đang phát triển kinh tế và không lâu sẽ trở thành quốc gia dân chủ. Chúng ta đừng lo ngại gì về Trung Quốc ?" sự biện minh của họ như vậy. Cũng như trên các giảng đường đại học: vô số các chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc bị mua đứt. Họ là những nhà tham vấn về các vấn đề Trung Quốc, làm việc tại Trung Quốc theo lời mời của nhà nước Trung Quốc, do nhà nước tổ chức và được đãi ngộ những chuyến đi đặc biệt.
    Ngoài ra, người Trung Quốc dễ mến. Những chuyên viên Hoa Kỳ về các vấn đề Liên Xô không thích chủ nghĩa cộng sản, còn rất nhiều chuyên gia Hoa Kỳ chỉ đơn giản là yêu thích đất nước này. Họ không tách biệt rõ ràng cảm tính của mình giữa văn hoá, lịch sử và sự đánh giá về chính sách của chính quyền Trung Quốc. Vô số các nhà quan sát Hoa Kỳ thực sự đang phục vụ cho quyền lợi của Trung Quốc chứ không phải của Hoa Kỳ
    được maseo sửa chữa / chuyển vào 16:06 ngày 02/08/2007
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này