1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 3

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ov10, 19/12/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. QDNDVN2010

    QDNDVN2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2008
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    1
    Kô những giày dép mà dây buộc bụng cũng rất " phong phú " !
    Nhìn vài kon thuyền chiến này cũng chả có gì ghê goém ngoài 2 khẩu PK ! Có lẽ chúng ta nên loại vài cái tàu chiến là " chiến lợi phẩm " thu đc từ hồi VNW "viện trợ " khẩn cấp cho chú Kam
    Hạnh phúc là đấu tranh !
  2. Orbiter

    Orbiter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2008
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    0
    chắc cái này là chiến lược mua "râm" bọn Campuchia của bọn Chệt, lại giống như ngày xưa
  3. cuongcalo

    cuongcalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    22
    McCain và Obama ?ogật đầu? với thỏa thuận vũ khí 6,5 tỷ USD

    VIT - John McCain và Barack Obama đã nhất trí kế hoạch của Bộ Quốc phòng Mỹ bán 6,46 tỷ USD vũ khí cho Đài Loan trong khi Trung Quốc phản đối gay gắt thương vụ này.

    Tuần trước, Bộ Quốc phòng Mỹ đã thông báo với Quốc hội về thỏa thuận đề xuất trên, trong đó có trực thăng Apache và hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến nhất Patriot. John McCain, ứng viên tổng thống Đảng Cộng hòa, cho biết chính quyền Mỹ cũng nên nhất trí với đề xuất mua tàu ngầm và máy bay chiến đấu F-16 của Đài Loan.
    ?oChính quyền đang đi đúng hướng. Chúng ta nên hiểu rằng, triển vọng về mối quan hệ tốt đẹp với Đài Loan và Trung Quốc đang được đẩy mạnh, không hề giảm bớt,? ông McCain hôm 07/10 khẳng định.
    Các loại vũ khí trên sẽ giúp Đài Loan hiện đại hóa lực lượng vũ trang và tăng cường sức mạnh quốc phòng chống lại cuộc tấn công quân sự có thể từ phía Trung Quốc.
    Trung Quốc đã đáp trả thương vụ vũ khí giữa Mỹ và Đài Loan bằng cách tuyên bố hủy các cuộc tiếp xúc chung và các sự kiện dự kiến diễn ra trong thời gian tới với Mỹ, và nói rằng hành động đó can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, đồng thời gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.
    Mỹ phản đối bất kì động thái nào của Đài Loan trong việc tuyên bố độc lập tách khỏi Trung Quốc, trong khi đó hỗ trợ bảo vệ hòn đảo này chống lại mọi khả năng sử dụng vũ lực từ phía đại lục.
    Theo thống kê của Mỹ, Đài Loan đã chi 18,3 tỷ USD để mua vũ khí Mỹ thông qua chương trình mua bán vũ khí nước ngoài từ năm 1950 đến năm 2006.

    NM (Theo Bloomberg)
  4. giacaymamtom

    giacaymamtom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2008
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    Không nhẽ VN rệu rã đến mức TQ nó phải viện trợ cho Tàu chiến hả? Petrya, Tarantul, Molnhia, Ghẻ bị hỏng hết rồi à?
  5. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Vịt vẫn viện trợ cho K tầu chiến đấy thôi, năm ngoái hay 2006 vừa chuyển giao mấy cái tầu phóng lôi (sau khi đã tháo ống phóng ra - chắc cả thiết bị điểu khiển bắn ngư lôi luôn).
  6. con_ech_gia

    con_ech_gia Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    1.773
    Đã được thích:
    65
    Mà dù có rệu sắp rã thì nó cũng chẳng viện trợ tàu chiến cho đâu. Nhưng nếu nó viện trợ thì ta cũng No, thanks cho nó lịch sự.
    Được con_ech_gia sửa chữa / chuyển vào 12:39 ngày 09/10/2008
  7. akhoa99

    akhoa99 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/10/2008
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Mình và khựa vẫn gầm ghè nhau suốt . Nó viện trợ cho mình chẳng qua như là thiên tử ban phát cho chư hầu thôi .
    Mặc dù nhà nước K được do mình dựng lên.Chính phủ nó mấy năm nay do bác Hun Sen đứng đầu.K là nước đa đảng.Không biết lớp trẻ chúng nó lên thì ra sao đây.Em nghe nói là không chỉ K,mà còn Laos cho cán bộ đi Beijing học nhiều lắm.Khựa lại là nhà đầu tư No.1 ở Laos.Các bác cho em hỏi là liệu K,Laos còn chịu ảnh hưởng từ VN nhiều nữa không ,hay bị Tàu vươn vòi nắm tay chân hết rồi
    Được akhoa99 sửa chữa / chuyển vào 13:03 ngày 09/10/2008
  8. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    Còn, không thì BG loạn lâu rồi!
  9. nobita1102

    nobita1102 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    5.394
    Đã được thích:
    655
    Em tưởng chỉ còn Lào là chịu ảnh hưởng của mình chứ K theo khựa lâu rùi mà
  10. maochutich

    maochutich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2008
    Bài viết:
    426
    Đã được thích:
    0
    Hây dà nị lầm dồi, quan hệ Trung Việt chưa bao giờ tốt hơn lúc này
    Trung quốc bao giờ cũng nhân nhượng với Việt Nam...theo kiểu Trung quốc. Mấy nị đọc bài này sẽ rõ
    31 Tháng 7 2008 - Cập nhật 12h09 GMT
    Cách ''nhượng bộ'' của TQ ở Biển Đông


    Sáu nước tuyên bố chủ quyền tại quần đảo Trường Sa
    Trong mấy năm gần đây, tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông giữa các nước tương đối im ắng, sau khi ASEAN và Trung Quốc ký tuyên bố về ứng xử Biển Đông năm 2002.
    Nhưng việc Bắc Kinh mới đây cảnh cáo công ty Mỹ Exxon Mobil không được thăm dò chung với PetroVietnam là dấu hiệu cho thấy vấn đề ngày càng phức tạp.
    Một nguyên nhân là nhu cầu năng lượng gia tăng trong vùng, và tiến bộ công nghệ giúp tìm các mỏ dầu khí dưới đáy biển.
    Nói chuyện với BBC ngày 31 tháng Bảy, Tiến sĩ Sujit Dutta, nghiên cứu viên cao cấp ở Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng ở New Delhi, cho rằng Trung Quốc có thể nhượng bộ về Biển Đông ?" nhưng là theo cách riêng của họ.
    Sujit Dutta: Trung Quốc có thể nhượng bộ, nhưng vấn đề là họ đòi chủ quyền rất rộng lớn trên Biển Nam Trung Hoa. Họ đã chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, lấy đảo của Philippines năm 1995, nghĩa là hiện họ ở trong tư thế thuận lợi để mặc cả. Đòi hỏi chủ quyền của anh đã rất lớn rồi, và bây giờ anh ?onhượng bộ? chỉ là để nhả bớt mà thôi.
    Đây là chiến thuật tiêu biểu của Trung Quốc trong thương lượng lãnh thổ. Nó buộc một số nước phải có quan hệ tốt hơn với Trung Quốc, ví dụ như Philippines. Hay gần đây, báo chí đưa tin Nhật Bản và Trung Quốc đã có một thỏa thuận nhất định về Biển Đông Trung Hoa. Chúng ta thấy các nước đang phải điều chỉnh trước một thực tế cơ bản là Trung Quốc là thế lực đang lên.
    BBC:Theo ông, Biển Đông có quan trọng với Trung Quốc đến mức họ sẵn sàng dùng vũ lực?
    Họ đã dùng vũ lực rồi đấy chứ. Năm 1974, 1988 và 1995. Quả thực trong mắt Trung Quốc, Biển Đông rất quan trọng, trước tiên vì Trung Quốc, cũng như nhiều nước liên quan, tin rằng ở đó có dầu mỏ và khí gas. Họ tin có tài nguyên ở đó, Trung Quốc thì cần năng lượng vì thế vùng này có giá trị. Trung Quốc cũng tin rằng Biển Đông quan trọng về an ninh biển. Vì thế họ muốn đặt vùng biển này trong sự kiểm soát.

    " Trung Quốc sẽ không đưa vấn đề ra tòa án giải quyết. Cái gì mà Trung Quốc đã chiếm thì họ sẽ không từ bỏ"Tiến sĩ Sujit Dutta
    Cuộc tranh chấp dĩ nhiên không nên dẫn tới vũ lực. Nó cần được giải quyết bằng công cụ pháp lý. Nhượng bộ có thể có được, và cần có dựa trên căn bản lịch sử, luật pháp, dựa trên nền tảng ?~ai kiểm soát cái gì?T. Đa số các hòn đảo đều chìm dưới mặt nước, không có người ở. Vì không có người ở trên nhiều đảo, rất khó xác định đảo nào thuộc về ai. Các đảo ở rất xa không chỉ Trung Quốc mà cả nhiều nước liên quan cuộc tranh chấp. Tôi hy vọng các bên sẽ có thể xây dựng được cơ chế để ngăn chặn xung đột xảy ra.
    BBC:Quay lại vụ Exxon Mobil, đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc đe dọa một công ty nước ngoài. Theo ông, các công ty có thể làm gì?
    Còn phụ thuộc vào mức độ đầu tư và quan hệ của Exxon với chính phủ Trung Quốc. Nếu họ muốn, họ có thể giữ nguyên quan điểm của mình. Nhưng thường thì họ sẽ phải cân nhắc quyền lợi của họ ở một nước cụ thể và so sánh với Trung Quốc.
    Các công ty quốc tế, tôi nghĩ, họ đã quen với chuyện như thế này. Trung Quốc dùng thị trường khổng lồ làm công cụ ngoại giao với các công ty.
    BBC:Người Việt Nam muốn Trung Quốc phải trả lại quần đảo Hoàng Sa. Nhưng ông không thấy kịch bản đó sẽ xảy ra?
    Rất khó. Trung Quốc sẽ không đưa vấn đề ra tòa án giải quyết. Cái gì mà Trung Quốc đã chiếm thì họ sẽ không từ bỏ.
    BBC:Vậy nhìn rộng ra toàn bộ vấn đề Biển Đông, làm thế nào Việt Nam có thể hợp tác với Trung Quốc đồng thời không tạo cảm giác là nhượng bộ quá nhiều?
    Nếu Việt Nam tin rằng chủ quyền thuộc về mình, và họ có thể bảo vệ Exxon hay bất kỳ công ty nào khác trong vùng, thì họ có thể làm điều gì đó. Nhưng nếu không làm được, lựa chọn còn lại là đạt thỏa thuận chia sẻ tài nguyên với Trung Quốc.

    Xem ra mấy nị chỉ còn một lựa chọn thôi
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này