1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 3

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ov10, 19/12/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. maochutich

    maochutich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2008
    Bài viết:
    426
    Đã được thích:
    0
    ĐSQ nước Ngộ chỉ đặt tại Hà nội thôi, Nếu nị đi piểu tình năm ngoái thì có ngộ, Ngộ đứng trong cửa ĐSQ chụp ảnh lia lịa đó. Vô phúc thằng nào có mặt trong các tấm ảnh của ngộ thì mai mốt khỏi xin visa đi du lịch TQ hè hè
  2. Mucmotnang

    Mucmotnang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2008
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Thì ra vì chú mà anh đang ngủ cũng bị Thành đoàn dựng dậy, qua dụ mấy chú về. Lúc ấy chỉ biết chửi: "Tiên sư" cái bọn này. Giờ biết đích danh mà chửi rồi.
  3. ALPHA3

    ALPHA3 Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    26.328
    Đã được thích:
    4.538
    Viết chính tả đúng 1 xíu. Học tiếng Việt như thế là hay. Viết ko đúng thì ESC giùm,đừng để tôi ra tay
    Được Alpha3 sửa chữa / chuyển vào 11:20 ngày 10/10/2008
  4. Mucmotnang

    Mucmotnang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2008
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0

     
    -Giữa chữ "chính" và chữ "tả" phải có khoảng cách.
    -Tiếng Việt không có chữ "Víet"
     

    được Alpha3 sửa chữa / chuyển vào 11:20 ngày 10/10/2008
  5. nobita1102

    nobita1102 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    5.394
    Đã được thích:
    655
    Lại quay ra nói lung tung rồi, bắt bẻ cả Mod nữa
    Quay về chủ đề chính đi các bác ơi
  6. oldorama79

    oldorama79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    quay lại chủ đề chính nè :
    Các quan chức quốc phòng Mỹ đã chứng nhận trước quốc hội việc tăng cường quân sự và khả năng quốc phòng trong tương lai của Trung Quốc. Tại Capitol Hill, phóng viên Dan Robinson của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đã phỏng vấn các nghị sĩ thuộc Ủy ban Các đơn vị vũ trang nghị viện về khả năng quân sự hiện tại của Trung Quốc và bình luận về những kế hoạch dài hạn của Bắc Kinh.


    James Shinn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm về các vấn đề an ninh châu Á ?" Thái Bình Dương, cho biết Trung Quốc đã tăng mạnh cho chi tiêu quốc phòng, có thể cao hơn nhiều so với con số chính thức là 60 tỷ USD.
    Về các khía cạnh khác, ông cho biết, Trung Quốc tiếp tục thay đổi thế cân bằng quân sự tại eo biển Đài Loan có lợi cho Bắc Kinh, đồng thời đặt Mỹ và các lực lượng đồng minh của nước này trong khu vực vào thế nguy hiểm.
    Hiện tại, Mỹ và các nhà hoạch định chính sách quốc phòng không biết chính xác ý định thực sự của Trung Quốc, đặc biệt là khi nhiều nước cũng chưa rõ về kế hoạch tăng cường quân sự của Trung Quốc.
    ?oKhả năng tăng cường quân sự có thể làm thay đổi ý định của họ. Mặt khác, khă năng tăng cường quân sự của Quân đội giải phóng Nhân dân (PLA) Trung Quốc có thể cho thấy lãnh đạo Trung Quốc có nhiều sự lựa chọn hơn,? ông nói.
    Về vấn đề thiếu minh bạch quân sự của Trung Quốc, Shinn cho biết, Mỹ buộc phải lên kế hoạch dựa vào những gì họ biết về khả năng chi tiêu của Trung Quốc và lên kế hoạch cho trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
    Philip Breedlove - Thiếu tướng của Lực lượng Không quân, Phó Giám đốc Chương trình chính sách và kế hoạch chiến lược đã chỉ ra một số tiến bộ của Bắc Kinh, trong đó có việc tăng các các cuộc tiếp xúc quốc phòng song phương.
    Ông Breedlove khẳng định điều này có thể giúp xoa dịu các động thái không có lợi diễn ra trên eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, khi được hỏi về suy nghĩ của Mỹ trước những dự định của Trung Quốc, ông nói: ?oTôi tin rằng một trong những điều mà Trung Quốc đang làm, chẳng hạn như mua hàng không mẫu hạm, một số vũ khí thông thường và tiên tiến khác, cho thấy rõ rằng họ có tham vọng vượt xa khỏi eo biển Đài Loan.?
    Tại thời điểm này, Philip Breedlove miêu tả Trung Quốc rất thực dụng. Cụ thể là hiện nay Bắc Kinh tập trung chủ yếu vào kế hoạch ?okết thân? với các khu vực dồi dào tài nguyên dầu mỏ trên thế giới, chẳng hạn như châu Phi, để có thể sớm thâm nhập vào các khu vực này.
    Chủ tịch ủy ban Ike Skelton, đảng viên Đảng Dân chủ của bang Missouri, quả quyết rằng trọng tâm của những sáng kiến quân sự Mỹ tại Iraq trong những năm gần đây đã cho phép Trung Quốc tăng tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực châu Á và xa hơn nữa.
    Trong khi ông chỉ ra một số tiến bộ trong chiến lược cởi mở của Trung Quốc, chẳng hạn như tạo điều kiện cho các quan chức Mỹ vào các cơ sở quân sự, Skelton đã đưa ra nhận xét: ?oTrung Quốc hiện vẫn chưa tiết lộ đầy đủ và thỏa đáng về chi tiêu quốc phòng và nỗ lực hiện đại hóa quốc phòng cũng như các dự định quốc phòng chiến lược.?
    ?oNhững tham vọng quân sự của họ hiện vẫn còn mờ ám. Tôi và các quan chức khác của ủy ban này cũng như nhiều người khác trên khắp thế giới đều lo ngại về dự định của họ,? nghị sĩ John McHugh nói.
    Shinn phát biểu với các nghị sĩ rằng, Mỹ phải tiếp tục tập hợp các thông tin tình báo và các bản phân tích, huấn luyện và trang bị cho các lực lượng Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và sát cánh cùng các đồng minh để họ có thể đương đầu với khả năng quốc phòng mạnh mẽ từ phía Trung Quốc.


    Nguồn : http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quansu/THSK/46138/default.aspxt
    tuy mình ko ưa Tàu nhưng thế này cũng vô lý quá , Mỹ tăng chi tiêu quân sự tùm lum thì dek ai nói , người ta dùng tiền của người ta mua vũ khí thì nó đòi phải minh bạch , phải cho người của nó vào giám sát kiểm tra . Đúng là mạnh rồi thì muốn làm gì thì làm thật
  7. akhoa99

    akhoa99 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/10/2008
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc và cuộc khuếch trương sức mạnh mềm (Nguồn : Tuanvietnam.net )
    Trung Quốc trỗi dậy - đó là một thực tế không thể phủ nhận. Cùng với sự trỗi dậy ấy, sức mạnh mềm của Trung Quốc cũng đang được mở rộng và khuếch trương, nhất là trong bối cảnh sức mạnh cứng truyền thống không còn nhiều không gian và điều kiện sử dụng.
    Tuần Việt Nam giới thiệu bài viết của Alan Hunter, Trung tâm nghiên cứu Hoà bình và Hoà hợp, ĐH Coventry, Vương quốc Anh.
    [​IMG]
    Phần 1: Cơ sở cho cuộc khuếch trương sức mạnh mềm Trung Quốc
    Lý thuyết mới về sức mạnh mềm và suy nghĩ truyền thống của Trung Quốc
    Năm 1990, GS. Joseph Nye đưa ra khái niệm sức mạnh mềm, theo đó nhấn mạnh việc sử dụng nguồn lực văn hoá như một nguồn sức mạnh bổ sung, thậm chí quan trọng hơn sức mạnh quân sự và kinh tế. Gs. Joseph Nye viết: ?oKhái niệm cơ bản của sức mạnh là khả năng gây ảnh hưởng tới người khác khiến họ làm điều mà bạn muốn. Có 3 cách chủ đạo để làm điều đó: đe doạ họ với cây gậy; hai là trả tiền cho họ với củ cà rốt và ba là thu hút họ hoặc hợp tác với họ để họ muốn điều bạn muốn. Nếu bạn có thể hấp dẫn người khác khiến họ muốn điều bạn muốn, bạn sẽ phải trả một khoản ít hơn nhiều so với cà rốt và cây gậy?.
    Ví dụ của những điều gây hấp dẫn gồm các giá trị thông thường, truyền thông, thực hiện doanh thương, giáo dục và ngôn ngữ.
    Một ví dụ rõ ràng trong thời kỳ trước là Xô viết và Mỹ muốn giành được ?otrái tim và khối óc? của châu Âu và các nước đang phát triển. Một ví dụ điển hình của hành động của Mỹ trong chiến tranh Lạnh chương trình quảng bá cho tự do văn hoá đầy tai tiếng được CIA hỗ trợ từ 1950 đến 1967, và gợi ý hiện nay về việc đầu tư cho việc cấp học bổng cho giới trẻ Iran qua Mỹ học.
    Dù chưa biết liệu nên ủng hộ hay phản đối sáng kiến này,nhưng rõ ràng là nó tốt hơn việc sử dụng quân sự, và có vẻ không giống với việc sẽ mang lại mối đe doạ nào. Chủ đề này vẫn còn nhiều thảo luận trên internet.
    Bài viết của Gs. Nye minh chứng bằng thực tế lịch sử trước đó, không nghi ngờ về giá trị tuyên truyền của đế chế Roman, cũng như của Mỹ, có thể là một ví dụ nghiên cứu điển hình.
    Có thể có tranh luận về việc ở Trung Quốc, khái niệm sức mạnh mềm đã từ lâu là một bộ phận trong mưu lược trong hàng ngàn năm của nước này. Các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra mưu lược và kế hoạch dài hạn đã được đưa ra một cách nhẹ nhàng trong binh pháp Tôn tử, vào khoảng thế kỷ 4 trước công nguyên.
    [​IMG]
    Đạo Khổng là cơ sở nền tảng của văn hoá Trung Quốc, đã và đang lan rộng ra khu vực.
    Những mưu lược không được duy trì trong tháp ngà của lý thuyết quân sự, nhưng được hình thành như một bộ phận của tài trị nước, một chiến lược thống nhất làm xáo trộn những người được xem là kẻ thù, phá vỡ sự cân bằng của họ và hy vọng rằng một chiến thắng mà không cần phải tấn công. Do đó, nhiều chiến lược đã trở thành một phần di sản truyền thống của Trung Quốc, truyền qua các câu chuyện, tiểu thuyết, và bây giờ là các bộ phim, chương trình truyền hình phổ biến.
    Tôn Tử cho rằng hành động quân sự chỉ là một bộ phận, và không phải là bộ phận quan trọng nhất trong cách tiếp cận hài hoà về an ninh. Phần quan trọng hơn nên là liên minh ngoại giao, nhấn mạnh về mưu lược bao gồm đánh lừa kẻ thù, bào mòn trận địa của họ, chuẩn bị hậu cần bí mật, giành dân, quân đội và lãnh đạo của kẻ thù, tránh đánh nhau và tai biến; tối đa hoá chiến thắng và dự đoán về hậu quả cuộc chiến trước khi can dự.
    Trong Binh Pháp, Tôn Tử đaf đưa ra ý tươ?ng nô?i tiếng ?otốt hơn nên đánh vào tinh thần của quân địch thay vì công thành?.
    Ông cho ră?ng ?o?Trăm trận trăm thắng không pha?i la? thành công lớn nhất; chinh phục ke? địch ma? không câ?n giao chiến mới la? thành công lớn nhất".
    Bơ?i vậy, chiến lược tốt nhất la? tấn công va?o các kế hoạch cu?a quân địch, tới đến la? tấn công các đô?ng minh cu?a địch, sau đó la? tấn công va?o các đội quân va? cuối cu?ng mới la? công tha?nh.
    Nhiều cụm của Tôn Tử đã trở thành ngôn ngữ hằng ngày như tránh mạnh đánh yếu, lạt mềm buộc chặt, binh bất yếm trá (chiến tranh dựa trên sự giả dối).
    Sau những thập kỷ chiến tranh du kích, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã áp dụng hầu hết các mưu chước đó. Một tác giả viết về các vấn đề quân sự đã đối lập cách tiếp cận này với việc phương Tây nhấn mạnh về tốc độ, lực lượng chiến đấu và ưu tiên kỹ thuật.
    Một bộ phận khác của sức mạnh mềm chính là lãnh đạo về tinh thần với các hình mẫu, hoặc chí ít là tuyên truyền, giống như trong chiến tranh Lạnh, Mỹ đã giới thiệu mình như là hình mẫu của tự do và dân chủ, trong khi Xô viết là hình mẫu của bình đẳng và sở hữu công.
    Sự cộng hưởng của khái niệm này vào truyền thống Trung Quốc là rất rõ ràng. Mô hình chính của chính phủ Trung Quốc là đạo Khổng, hoạt động trên nền tảng của sự phân tầng được xác định trên cơ sở dân tộc và có sự tương hỗ.
    Người lãnh đạo được xem là hình mẫu về tinh thần, đưa ra các quyết định sáng suốt đại diện cho cộng đồng, để đưa đất nước an toàn và thịnh vượng. Cho tới khi nào người này còn làm điều đó, ông sẽ có được một "quyền lực siêu phàm" và sẽ được ủng hộ bởi tất cả mọi người. Nếu chệch hướng ra khỏi các quy chuẩn đạo đức, thì sớm hay muộn, ông sẽ mất sự quyền lực, ít nhất về mặt ý nghĩ, sẽ có một sự đối lập phổ biến và rộng rãi trong công chúng, và sẽ có sự thay đổi trong người cầm quyền.
    Thậm chí ở cấp thấp hơn trong đời sống thể chế của Trung Quốc, có một ý nghĩa mạnh mẽ về bổn phận như một phần của người cấp cao để đánh giá cao lợi ích của nhóm cấp thấp hơn, đối với những người họ kỳ vọng sẽ hành động công bằng và hào phóng, và đổi lại, họ có thể trông đợi sự trung thành và chăm chỉ.
    Lý do chiến lược cho Trung Quốc "trỗi dậy hoà bình"
    Có một đánh giá đồng thuận giữa các kinh tế gia rằng Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới trong vòng khoảng 5 năm tới. Nước này sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh nghiêm túc của Mỹ và các nền kinh tế khác trong việc giành các hợp đồng dầu lửa, tài nguyên và cơ sở hạ tầng ở Iran, Saudi, Brazil và các nơi khác. Ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc đã tăng lên nhanh chóng trong vòng 5 năm qua, đặc biệt ở châu Á và châu Phi.
    Có nhiều phân tích khác nhau về sức mạnh quân sự của nước này, nhưng không ai nghi ngờ về việc Trung Quốc dễ bị tổn thương với các cuộc tấn công quân sự, ngoài Mỹ.
    Một sự chuyển dịch quyền lực toàn cầu về mức độ tổn thương biểu hiện ở mối nguy tiềm ẩn của các cuộc xung đột quân sự toàn cầu, và sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng bên trong Trung Quốc, ở một nơi có dân số đông, đã đưa ra một xu hướng quan trọng rằng nó cũng có thể xảy ra những sự chống đối lớn. Sự chống đối này có thể đạt được kết quả tích cực, hay sẽ dẫn tới xung đột và nghèo đói tăng lên còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Chính phủ Trung Quốc sẽ phải đối mặt với áp lực từ trong nước cũng như từ quốc tế một cách nghiêm túc.
    [​IMG]
    Trong các nghiên cứu về an ninh và quan hệ quốc tế, Trung Quốc được nhìn nhận là có 2 mối quan ngại. Một là làm thế nào để xây dựng mối quan hệ với Mỹ: lý do thu hút mối quan tâm chính là Mỹ là cường quốc duy nhất trên thế giới có thể vượt qua Trung Quốc trên lĩnh vực quân sự. Trung Quốc hiểu rằng mình là một siêu cường hiếu chiến và khó có thể dự báo trước, và Trung Quốc có thể là mối đe doạ chủ yếu của kinh tế Mỹ.
    Đối thủ tiềm tàng thứ hai là Nhật Bản, một nước có thể là đối thủ trên cả sức mạnh công ngghiệp và quân sự, có một lịch sử không thân thiết, là đồng minh thân thiết của Mỹ và Đài Loan, và là đối thủ trong khai thác nhiều mỏ dầu ngoài khơi.
    Một phân tích đơn giản về chi tiêu quân sự và báo cáo về các sản phẩm quân sự công nghệ cao đã từng được tiến hành cho thấy Trung Quốc có bất lợi lớn về quân sự so với Mỹ và Nhật Bản. Ngân sách quân sự của Mỹ chỉ khoảng gấp 10 lần Trung Quốc, và Mỹ và đồng minh thân cận của mình (Anh và Nhật) chiếm tới 2/3 chi tiêu quân sự toàn cầu. Một bản báo cáo về khả năng quân sự của Trung Quốc tình cờ có trên trang web của Bộ Quốc phòng Mỹ.
    Hơn nữa, Mỹ còn vượt xa trong cuộc cạnh tranh về kỹ thuật quân sự. Chomsky đã tóm tắt những lĩnh vực mà Mỹ có thể triển khai quân sự tấn công chống lại một quốc gia không không có lựa chọn phòng thủ và phản công: vũ khí bao gồm tên lửa đạn đạo, hệ thống vũ khí trên không, tên lửa tần cao, hệ thống giám sát IT và vũ khí sinh học.
    Một mặt, điều đơn giản mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã học được là một cuộc đối đầu quân sự lớn với Mỹ và/hoặc với Nhật Bản sẽ chỉ là một tai họa đối với Trung Quốc. Mặt khác, nhiều nước cảm thấy e sợ Mỹ hoặc ít nhất là có mối quan hệ tốt đẹp với cường quốc số 2 và số 3 thế giới là Trung Quốc.
    Do đó, bỏ qua những vấn đề về ý thức hệ và nhân đạo, điều có ý nghĩa nhất là Trung Quốc theo đuổi chiến lược theo hai nhánh: tranh một cuộc xung đột quân sự, đặc biệt là với Mỹ và những đồng minh thân cận; và đẩy mạnh các mối quan hệ đồng minh song phương và đa phương với nhiều đối tác thương mại và chính trị. Nói cách khác, Trung Quốc theo đuổi chính sách "trỗi dậy hòa bình"
    Cuộc cạnh tranh quốc tế vì tài nguyên
    Tuy nhiên, một vấn đề mà tất cả các cường quốc đều đang phải đối mặt là cạnh tranh để đảm bảo nguồn lực. Là quốc gia đang phát triển có dân số đông nhất thế giới, nước này có nhu cầu khổng lồ về tài nguyên thiên nhiên. Một phân tích gần đây chỉ ra rằng trong số 10 nước có dân số hơn 100 triệu nưgời, về tài nguyên thiên nhiên, Trung Quốc đứng thứ hai trong số các nước nghèo tài nguyên nhất, chỉ trên Nhật Bản. Sự tăng dân số thậm chí sẽ tăng áp lực về tài nguyên cho nước này.
    Nếu không sự kiểm soát chính trị hiệu quả về tài nguyên nhiên thiên, sự thiếu hụt sẽ là mối đe dọa lớn cho tương lai của nước này. Do đó, việc bảo vệ sự ổn định nguồn cung tài nguyên là vấn đề quan trọng trong việc đảm bảo chiến lược phát triển của Trung Quốc thế kỷ 21.
    [​IMG]
    Sự cạnh tranh của Trung Quốc trong việc tiếp cận nguồn tài nguyên toàn cầu đang tăng lên, đặc biệt đối với dầu và khí gas. Henry Kissinger từng dự đoán rằng cuộc cạnh tranh vì nguồn tài nguyên hóa học sẽ là nguyên nhân cơ bản của các xung đột quốc tế trong những năm tới.
    Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh cũng nhận thức rõ điều đó, như ************* Hồ Cẩm Đào đã thể hiện trong HN thượng đỉnh của châu Á năm 2005. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tuyên bố ưu tiên của Trung Quốc là đạt được sự phát triển cân bằng và có trật tự bằng việc quản lý tốt vấn đề năng lượng: Trung Quốc sẽ tập trung bảo tồn năng lượng và sử dụng hiệu quả tài nguyên, cũng như khai thác mới và nhập khẩu. Do đó, Trung Quốc đã khai thác ở nhiều khu vực, lục địa để đáp ứng nhu cầu dầu lửa và các năng lượng khác.
    Năm 2002, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố chính sách mới khuyến khích ba tập đoàn dầu khí quốc gia lớn ra bên ngoài để đảm bảo nguồn cung năng lượng từ nước ngoài, bằng việc mua bán trực tiếp, các chương trình khai thác và lọc dầu, xây dựng các nhà máy lọc dầu và xây dựng đường dẫn. Nhu cầu dầu khí của Trung Quốc đã tăng lên gần 90% từ năm 1993 đến 2002 và đến nay đã đạt mức 6 triệu thùng một ngày, trong đó 40% là từ nhập khẩu. Khoảng 40% mức tăng nhu cầu dầu lửa toàn thế giới trong vòng 4 năm qua là từ Trung Quốc.
    Tháng 11/2004, ************* Hồ Cẩm Đào kí 39 thoả thuận thương mại với các nước Mỹ Latin, trong đó chỉ riêng khoản đầu tư vào Argentina đã ở mức 20 tỷ USD. Chuyến thăm này được tiếp nối bằng chuyến thăm của Phó ************* Trung Quốc vào năm 2005 trong đó ký Hiệp định quan trọng với Venezuela về khai thác dầu khí.
    Trung Quốc cũng tuyên bố khoản tài chính cho Cuba. Đến năm 2005, Trung Quốc đã cung cấp hơn 50 tỷ USD đầu tư cho các nước thuộc ?osân sau? của Mỹ. Nước này cũng áp dụng một chiến lược tương tự ở khu vực châu Phi cận Sahara.
    Các nhà DN Trung Quốc cũng rất năng động trong các dự án đầu tư phát triển hạ tầng lớn, trong khi các tập đoàn đầu tư chủ yếu vào khai thác dầu khí, đáng kể là ở Sudan và Nigeria. Một báo cáo vào tháng 12/2005 chot hấy cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ để giành ?ovàng đen? châu Phi.
    Cạnh tranh tiềm năng của Trung Quốc với Mỹ ở Tây Á và Bắc Phi thậm chí còn căng thẳng hơn. Theo Leverett/Bader ?osự hợp tác khai thác to lớn của Trung Quốc sẽ ít chấp nhận sự lãnh đạo của Mỹ và triển vọng cạnh tranh giữa Trung Quốc và các nước khác trong kiểm soát các nguồn năng lượng quan trọng sẽ tạo nên thách thức nghiêm trọng với lợi ích của Mỹ ở Trung Đông?. Quan hệ kinh tế được hậu thuẫn bởi các chuyến thăm lẫn nhau giữa Bắc Kinh và các nhà lãnh đạo Tây Á.
    *
    Phương Loan (lược dịch)
  8. akhoa99

    akhoa99 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/10/2008
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Cuộc trình diễn sức mạnh mềm Trung Quốc (nguồn:Tuanvietnam.net)
    Trên cơ sở xem xét nền tảng lịch sử và văn hoá về sức mạnh mềm và lãnh đạo tinh thần, xu hướng cạnh tranh với Mỹ và các quốc gia khác, may thay, không phải bằng quân sự, theo một cách logic dẫn tới việc dự đoán Trung Quốc sẽ tăng cường thể hiện bản thân trong cộng đồng quốc tế bằng các công cụ hoà bình, như văn hoá, giáo dục, sự hiện diện truyền thông và các công cụ khác.
    [​IMG]
    Phần đọng lại của sự trình diễn này thể hiện ở các khu vực khi mà sức mạnh mềm Trung Quốc đã được thể hiện trong 7 khía cạnh được phân tích dưới đây.
    1. Cộng đồng người Hoa
    Con số có thể không hoàn toàn đáng tin cậy, nhưng một số tính toán cho thấy cộng đồng người Hoa có khoảng 35 triệu người vào cuôố thế kỷ 20, vốn đã phát triển nhanh chóng, từ 20 triệu người trong giữa những năm 1980. Đa số họ là tầng lớp người lao động, các doanh nhân, những người nhập cư vì lí do kinh tế, ở các trình độ khác nhau.

    Ngày nay, ít hay nhiều, họ hiện diện ở mỗi quốc gia trên thế giới, kể cả những nước như Bắc Triều Tiên, nơi mà không dễ dàng thâm nhập với các dân tộc khác. Có cộng đồng đông đảo người Hoa ở hầu hết các nước Bắc Mỹ, một số nước châu Phi, nơi họ làm việc ở các nhà máy, điều hành cửa hàng, xí nghiệp sản xuất, trang trại. Các công ty người Hoa cũng sở hữu và/hoặc kiểm soát các dự án khoáng sản, hạ tầng và các ngành công nghiệp.
    Đã từng có trào lưu di cư bất hợp pháp, trong đó chỉ riêng Hàn Quốc đã có khoảng 1 triệu người nhập cư bất hợp pháp gốc Hoa. Cũng có khoảng 1 triệu nữa ở Nhật, EU, Mỹ và các nước khác. Đa số nhóm nhập cư này được trả công rẻ, làm việc ở lĩnh vực xây dựng, các cửa hàng quần áo, và ngành công nghiệp ***. Một số trong nhóm này tham gia vào các nhóm tội phạm có tổ chức. Những nhóm tội phạm người Hoa kiểm soát các đường dây ma tuý, vũ khí, buôn người quốc tế, cạnh tranh với Nga, Hàn Quốc, Pakistan, Mỹ Latin và các nơi khác.
    2. Sự hiện diện chính trị/văn hoá ở ĐNA và châu Phi
    Trong nhiều thế kỷ, người Hoa đã nhập cư vào ĐNA, và văn hoá Trung Hoa đã xác lập ảnh hưởng đối với văn hoá của nhiều quốc gia, kể cả Hàn Quốc và Việt Nam. Với Singapore, lượng người Hoa chỉ chiếm thiểu số, nhưng họ là lực lượng đáng kể ở Malaysia, Indonesia và một số quốc gia khác.
    [​IMG]
    Trong một giai đoạn dài sau khi thành lập nước Trung Hoa mới, quan hệ của Trung Quốc với hầu hết láng giềng châu Á khá thù địch và thiếu xây dựng. Trong những năm 1960 - 1970, Trung Quốc bị nhìn nhận như là "mối đe doạ cộng sản", hoặc "mối đe doạ khủng bố". Những người Hoa kiều cũng là lực lượng chống Cộng là chủ yếu. Một trong những hệ quả thảm khốc là cuộc thảm sát người Indonesia gốc Hoa với gần 5 triệu người chết.
    Nhiều học giả Trung Quốc vẽ một hình đối xứng giữa cuộc sống của Trung Quốc những năm 1960 với cuộc sống của người Do Thái trong những năm 1940 ở châu Âu. Điều may mắn là cuộc thảm sát trên diện rộng đã không xảy ra.
    Trong những năm 1990, các nước châu Á nhìn chung nhìn Trung Quốc như đối thủ về kinh tế, thu hút hầu hết FDI cho các nhà máy nhân công giá rẻ, và các trung tâm sản xuất chế biến.
    Vài năm trước, đã có một sự thay đổi trong tiếp cận châu Á của Trung Quốc. Trung Quốc đã hoàn tất việc xây dựng lý thuyết cộng sản của mình, chí ít là trong đối phó với thế giới bên ngoài, nhấn mạnh về các mục tiêu phát triển được chia sẻ.
    Trung Quốc đang đầu tư tài chính và kỹ thuật vào ngành công nghiệp dầu khí ở Indonesia và Malaysia, cung cấp lao động có kỹ năng và chưa có kỹ năng cho các DN ở khu vực.
    Quan trọng hơn, Trung Quốc được nhìn như là thị trường khổng lồ cho hàng tiêu dùng. Khi mà ảnh hưởng của Trung Quốc đã giảm nhanh chóng sau 11/9/2001 và cuộc chiến Iraq, Trung Quốc đã giới thiệu mình như là một "chú voi thân thiện" ở châu Á dưới thời Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
    Trung Quốc cũng nhận được sự đánh giá cao ở châu Phi. Trên thực tế, người Hoa đã làm các công việc hỗ trợ cho châu lục này từ những năm 1960, nhưng vì lí do chính trị và ý thức hệ. Họ thường đứng đằng sau các nhà lãnh đạo các nước này, như Savimbi ở Angola, Mugabe ở Zimbabwe.
    Hiện nay có nhiều kênh để ảnh hưởng của Trung Quốc đến với châu Phi. Một trong số đó là hỗ trợ kỹ thuật và y tế. Phương Tây không nhận thức rộng rãi rằng từ năm 1963, khoảng 15 nghìn bác sỹ Trung Quốc đã làm việc ở 47 quốc gia châu Phi, giúp điều trị cho khoảng 180 triệu ca HIV/AIDS.
    Một ví dụ khác, Trung Quốc đã cung cấp hầu hết các chuyên gia phát triển cho ngành công nghiệp dầu lửa ở Sudan. Lãnh đạo châu Phi đánh giá cao mối quan hệ lâu dài của Trung Quốc trong vấn đề quốc tế, và nước này không can thiệp vào chính sách đối nội của quốc gia khác.
    Vấn đề thứ ba liên quan đến thương mại và đầu tư, với việc Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của nhiều nước châu Phi. Đặc biệt nhu cầu của Trung Quốc về các nguyên liệu tự nhiên cho phép họ nhiều khoảng trống để đàm phán, khi đối mặt với các khách hàng Mỹ.
    3. Các trường Đại học Trung Quốc
    Các sinh viên châu Phi cũng được lợi từ số học bổng lớn, phần lớn là đến Trung Quốc học tiếng Trung trong 2 năm, sau đó là các chương trình đào tạo về kỹ thuật, dược hay kiến trúc. Số sinh viên đến từ các nước châu Á: Thái Lan, Việt Nam, Hàn Quốc và các nước khác bị bút tới Trung Quốc học các chương trình sau đại học càng tăng.
    Mặt khác, các sinh viên Trung Quốc đang chiếm một vị trí đáng kể trong các sinh viên ĐH toàn cầu, và giữ vị trí của nhóm sinh viên đông nhất hoặc đông thứ hai ở các nước Nhật Bản, Mỹ, Anh, Australia và Canada.
    [​IMG]
    Đã có sự kết nối xã hội và học thuật giữa tầng lớp tinh hoa xã hội bao gồm cả các sinh viên Trung Quốc, và tại đó tiếng Trung trở thành một ngôn ngữ doanh thương quốc tế quan trọng, đặc biệt ở châu Á.
    Sự nâng cấp về giáo dục cũng là một ưu tiên quốc gia trong tầng lớp tinh hoa của đời sống các trường đại học. Trung Quốc đã tuyên bố rằng nước này muốn các trường ĐH của mình trở thành đối thú của các trường hàng đầu thế giới trong 1 thập kỷ, và đã đầu tư hàng tỷ USD cho mục tiêu đó.
    Một phần của chiến lược là đầu tư vào phần cứng, do đó, các trường ĐH Trung Quốc đã bắt đầu có những chương trình nghiên cứu tương ứng với bất kỳ trường nào ở phương Tây và các lĩnh vực khác để thu hút được giới học giả hàng đầu đến Trung Quốc. Nhiều học giả là người gốc Hoa, đã có những công việc đáng kể ở Mỹ hoặc châu Âu và nay nhận được lời mời hấp dẫn để đưa họ trở về Trung Quốc.
    4. Phổ biến tiếng Trung phổ thông
    Cùng với bước chuyển của sinh viên và giảng viên ĐH, Trung Quốc cũng đầu tư để phát triển tiếng Trung như là ngôn ngữ hàng đầu ở châu Á. Một số Hoa kiều đã sử dụng tiếng Trung địa phương (như tiếng Quảng Đông), còn phần lớn sử dụng tiếng Trung phổ thông, tiếng Quan thoại. Do đó, rất dễ dàng để họ nâng cấp kỹ năng ngôn ngữ, từ đó sử dụng tiếng quan thoại như ngôn ngữ cho công việc.
    Trung Quốc hy vọng những người sử dụng các ngôn ngữ châu Á nhỏ hơn (như tiếng Thái, tiếng Campuchia) sẽ bắt đầu sử dụng tiếng quan thoại như là ngôn ngữ đại chúng cho hoạt động giao thươnng ở châu Á.
    Trong vài năm qua, họ đã mở trường hoặc trợ cấp cho các trường ngôn ngữ đào tạo tiếng Trung, bảo gồm hệ thống các Viện Khổng, tương đương với Hội đồng Anh hay British Council Cộng đồng Pháp ngữ Alliance Francaise.
    5. Báo chí Trung Quốc ở CA-TBD
    Trước năm 1978, báo chí quốc tế Trung Quốc giống như một trò hề: những bản dịch từ sách đỏ bỏ túi, những khẩu hiệu tuyên truyền hằng tháng bằng ngôn ngữ tiếng Anh, báo ảnh Trung Quốc...
    Ngày nay, tình hình đã hoàn toàn thay đổi. Trên các báo tiếng Trung, Trung Quốc đang bắt đầu chi phối ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với thành công của các bộ phim lớn, của ngành công nghiệp âm nhạc, và các bản tin.
    [​IMG]
    Những bộ phim như Đại chiến Xích bích đang giúp khuếch trương ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc ra thế giới.
    Thậm chí trên các báo tiếng Anh, Trung Quốc đang trở thành nhà cung cấp tin trên Internet cho bất kỳ ai quan tâm đến việc nghiên cứu các tin tức chính thức và quan sát các vấn đề của Trung Quốc.
    Đáng kinh ngạc hơn, dường như Trung Quốc đang có kế hoạch về một cuộc nâng cấp lớn chương trình truyền hình bằng tiếng Anh và mong góp phần thành người chơi quan trọng trong nội dung truyền hình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cả giải trí và tin tức.
    6. Du lịch và thể thao
    Trào lưu này được củng cố với số khách du lịch ngày càng tăng lên, cả người nước ngoài tới Trung Quốc cũng như người Trung Quốc ra nước ngoài. Năm ngoái, hơn 23 triệu người Trung Quốc đã tiến hành các chuyến đi ra ngoài lãnh thổ vì lí do cá nhân, vượt qua các nước như Thái Lan, và Singapore trong nhóm các nước đi du lịch phương Tây.

    Du lịch từ Trung Quốc tới EU cũng tăng nhanh chóng, từ khi hầu hết các nước EU bỏ hạn chế visa du lịch cho công dân Trung Quốc.
    Vấn đề thể thao cũng cần được đề cầm, khi mà Trung Quốc đã giành được rất nhiều huy chương vàng trong các kỳ thi đấu thể thao. Những vận động viên nam nữ Trung Quốc bắt đầu giữ vị trí cao trong các cuộc thi của phương Tây như bóng đá, bóng rổ.
    Năm 2008, Bắc Kinh trở thành chủ nhà của Olympic, được đánh giá là sự kiện quan trọng. Đó là dấu mốc cuối cùng của quá trình chuyển đổi quyền lực. Không chỉ Mỹ nhìn Trung Quốc và cả thế giới sẽ nhìn thấy một siêu cường khác đang định hình.
    7. Tôn giáo và văn hóa truyền thống
    Trung Quốc muốn thúc đẩy hình ảnh nước này là quê hương của văn hóa Trung Hoa truyền thống. Đương nhiên đó là sự thật. Nghệ thuật và các ngành nghề thủ công như nhạc, múa, thêu, châm cứu, thuốc thảo dược, võ thuật, phong thủy... đều bùng nổ ở Trung Quốc, và là một trong những nét văn hóa phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đơn cử, tháp Eiffel đã được trang hoàng kiểu Trung Quốc trong năm mới 2005.
    Trung Quốc cũng tự do hóa luật về tôn giáo năm 1978, sau khi đạo Phật và Công giáo ở Trung Quốc phát triển. Điều ngạc nhiên là ngày nay, Trung Quốc rất tích cực trong các cơ quan công giáo quốc tế, và hệ thống các hội hồi giáo người Hoa ở châu Á.
    [​IMG]
    Đạo Phật có nguồn gốc Trung Hoa đã thâm nhập vào các quốc gia khác, như Hàn Quốc (trong ảnh).
    Một ví dụ quan trọng diễn ra vào mùa Xuân 2006, khi Bắc Kinh là chủ nhà của Diễn đàn Phật giáo thế giới, một dạng như Olympic của người Phật giáo. Đạo Phật vừa là tôn giáo quốc gia, một tôn giao lớn, hoặc chí ít là tôn giáo của một nhóm thiểu số đáng kế trong ít nhất cả chục nước châu Á bao gồm cả Nhật Bản.
    Trên thực tế, một trong những thuận lợi của Trung Quốc ở Nhật Bản là nền trường đạo Phật của Nhật có gốc từ Trung Quốc, nơi đình chùa gốc vẫn còn tồn tại. Những người Hoa theo đạo Phật tự hào rằng bất chấp những thập kỷ bị chèn ép trong thế kỷ trước, họ vẫn phát triển mở rộng các nhà thờ lớn, quan trọng mang tính lịch sử và trở thành một quốc gia đạo Phật lớn trên thế giới trong một tương lai có thể thấy trước.
    Một ví dụ khác chính là các Viện Khổng Tử mà Chính quyền Trung Quốc đang khuyến khích phát triển ở nhiều quốc gia. Chính phủ nước này không chỉ thị về điều này, nhưng về cơ bản khuyến khích các trường ĐH và các thể chế khác của Trung Quốc mở khoa nghiên cứu ở nước ngoài, và một dạng giống như Hội đồng Anh hoặc viện Goethe hay Cộng đồng Pháp ngữ. Một lần nữa, xu hướng đang trở nên rõ ràng: ngoại giao văn hóa.
  9. vyhachit

    vyhachit Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Bài viết:
    1.173
    Đã được thích:
    62
    ôi cái ông Menu nài, khéo gớm
    Các pác kia thích vũ khí Mẽo, Gấu ... thì cũng cho người ta thích vũ khí Tàu với chứ, tranh cãi làm dề vậy hả trời.
    Người ta đã nói gì phạm húy đâu mà phủ đầu kinh thế.
    Cái câu "QDGPND anh hùng" thấy nó nhan nhản thôi, giống slogan của quân Tàu thôi mà, mình không công nhận là xong.
    Mệt quá.
  10. nobita1102

    nobita1102 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    5.394
    Đã được thích:
    655
    TQ tăng ngân sách QP thì mình cũng ngại thật nhưng mà đúng là Mỹ lúc nào chả muốn làm bố người ta, Mỹ làm gì cũng được còn người khác làm thì bù lu bù loa lên. Dù Mỹ có giám sát hay công khai ngân sách QP của TQ hay ko thì mình cũng vẫn rét.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này