1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 3

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ov10, 19/12/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. akhoa99

    akhoa99 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/10/2008
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Phối cảnh sức mạnh mềm Trung Quốc
    Sức mạnh mềm Trung Quốc trong mối so sánh với các cường quốc hàng đầu khác: Liên Xô - siêu cường quá khứ, EU với tư cách một thể thống nhất và Mỹ - siêu cường hiện tại, để định vị đặc trưng sức mạnh mềm Trung Quốc là gì.
    Phối cảnh sức mạnh mềm Trung Quốc
    [​IMG]
    Bìa một cuốn sách về Sức mạnh mềm Trung Quốc: "Làm thế nào Trung Quốc mang sức mạnh mềm ra với thế giới.
    Để so sánh, chúng ta xem xét ba ví dụ về sức mạnh mềm. Từ 1917 đến 1989, trừ giai đoạn 1941 đến 1945, Liên Xô được xem là mối đe doạ chính với cấu trúc quyền lực phương Tây. Cùng với sự đối đầu về quân sự, chính trị và kinh tế, hai bên cùng đối đầu trong cuộc chiến văn hoá, để giành "trái tim và khối óc" của các khu vực: công nhân và các tổ chức chính trị của nhóm này ở phương Tây, các phong trào đòi độc lập ở thuộc địa...
    Sự so sánh giữa Trung Quốc và Liên xô là rất quan trọng bởi vì các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã học rất nhiều công nghệ chính trị từ nước Nga của Stalin.
    Trong lĩnh vực sức mạnh văn hoá hay sức mạnh mềm, sự khác biệt có vẻ lớn hơn là sự giống nhau. Ảnh hưởng ra bên ngoài của Nga đối với khối Xô viết hầu như định hình các hoạt động chính trị chủ đạo, hợp pháp hoặc bất hợp pháp, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và mục tiêu kỳ vọng.
    Đơn cử như báo chí ủng hộ CN cộng sản và ảnh hưởng liên minh thương mại ở Pháp và Tây Ban Nha trong những năm 1930, đồng nghĩa với việc các nhà lãnh đạo Liên Xô có ảnh hưởng đáng kể lên chính trị quốc gia của các nước này.
    Ở hầu hết, nếu không nói là tất cả các mặt, Liên Xô thiếu những lợi thế của Trung Quốc. Hoạt động kinh tế và đầu tư rất yếu bên ngoài khối Đông Âu. Liên Xô có rất ít ảnh hưởng thức tế đối với truyền thông quốc tế hoặc du lịch. Nước này có cộng đồng Nga kiều hạn chế, và tiếng Nga không bao giờ trở thành ngôn ngữ quốc tế.
    Đúng là Nga đã cung cấp tài trợ một số chương trình giáo dục, mang lại lợi ích cho các nước đang phát triển, nhưng có vẻ như đó không phải là những lợi ích lâu dài. Mỉa mai thay, Trung Quốc cũng thất bại trong một số lĩnh vực với mục tiêu kì vọng là mang lợi ích cho bên ngoài ở một vài nước.
    Trong trường hợp châu Á thì ngược lại, các nước láng giềng của Trung Quốc đang trở nên "hợp tác và bị hấp dẫn" bởi lý thuyết về cách mạng không còn tồn tại trong chương trình nghị sự.
    Có thể trường hợp châu Âu là một so sánh hấp dẫn hơn: không cần thiết dựa trên nền tảng của từng quốc gia, mà ở tầm khái quát. Người dân châu Âu đứng trên thế giới, và nhiều nước xây dựng các DN, tổ chức Chính phủ cho nhiều thế hệ.
    [​IMG]
    Màn trình diễn của một nữ sinh trong một chương trình biểu diễn tại Học viện nghệ thuật sân khấu quốc gia Trung Quốc.
    Có thể đánh bạo dự đoán rằng một vài hoặc hầu hết người châu Âu, dù họ sống ở đâu, cùng có cảm nhận về cơ bản là tích cực về lục địa quê hương, hoặc chí ít không hề có thù hận, có lẽ chỉ trừ nhóm ủng hộ IRA hoặc ETA. Ít nhất, tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ toàn cầu. Châu Âu thu hút một lượng khổng lồ du khách, sinh viên và các nhóm người khác. Nhạc, phim và nghệ thuật châu Âu được đánh giá cao một cách rộng rãi trên thế giới. Và có thể, trừ Anh, các nước châu Âu được đánh giá là một nhân tố ngăn chặn chủ nghĩa đơn phương Mỹ.
    Châu Âu được biết đến với tư cách lục địa cung cấp các tài trợ và hỗ trợ thiên tai, bất chấp vấn đề chủ nghĩa đơn phương cấu trúc hoặc dịch vụ cho vay và những nước như Na Uy có thể được đánh giá như người môi giới hoà bình cho các tình huống khác nhau.
    Và một sự khác biệt cơ bản là sự ổn định và cách tiếp cận dài hạn. Tây Âu ngày nay có lịch sử ổn định hơn 60 năm, trong khoảng thời gian đó, các thể chế và người chơi vẫn được duy trì rộng rãi nhu cũ.
    Trong cùng khoảng thời gian này, Trung Quốc đã dịch chuyển từ một nước ủng hộ Liên Xô đến CN Mao Trạch Đông, rồi đến cải cách của Đặng Tiều Bình và bây giờ là CN cộng sản mang màu sắc Trung Quốc.
    Các thông số thể chế và luật pháp đã được điều chỉnh hầu như mỗi năm và không ai tự tin rằng liệu tất cả điều này sẽ dẫn tới đâu.
    Nhưng có lẽ điểm so sánh sâu sắc nhất và có thể ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động trên thế giới, chính là với Mỹ. Có một điểm chung trong lịch sử là sự chuyển đổi quyền lực lớn rất ít khi đạt được một cách hoà bình.
    Chúng ta đang chứng kiến có vẻ như cuộc chuyển đổi từ hệ thống thế giới một cực do Mỹ chỉ đạo sang thế giới đa cực, nơi Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng. Chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng sự thay đổi này sẽ được kiểm soát tốt hơn là bước chuyển trước đó. Và có thể, một nhân tố cấu thành quan trọng sẽ là, Mỹ nhìn nhận về sự trỗi dậy hoà bình của Trung Quốc như thế nào, cả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm?
    Mô tả nét lớn về sự hiện diện trên thế giới của Mỹ như thế nào? Cần phải bắt đầu bằng việc đề cập đến 2 hay 3 điểm: ưu thế vượt trội lấn át của kỹ thuật quân sự, sự đi đầu trong hầu hết các ngành công nghệ cao và sức mạnh tài chính và công nghệ khổng lồ. Về khía cạnh văn hoá, mọi thứ có vẻ phức tạp hơn.
    Hàng triệu người trên thế giới không nghi ngờ về việc mang "giấc mơ Mỹ": sự giàu có, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tự do cá nhân và chủ nghĩa cá nhân và ở những lĩnh vực khác. Trong "nồi thịt hầm nhừ" này, các thế hệ nhập cư từ khắp các nơi trên thế giới đã trở thành công dân Mỹ: một số phát triển mạnh và một số rơi vào tuyệt vọng, nhưng với hầu hết mọi người, tất cả có vẻ đủ hạnh phúc với những nguyên lý cơ bản của đời sống Mỹ.
    Hơn cả thế, liệu có phải là sự thổi phồng khi nói rằng đời sống kinh doanh trên toàn cầu đã bị Mỹ hoá lâu dài trong nhiều thập kỷ qua? Phong cách quản lý, công nghệ bán hàng, các chiến dịch marketing, quảng cáo và xây dựng thương hiệu... ở hầu hết các lĩnh vực đều có nguồn gốc từ Mỹ và nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt và sự bắt chước trên toàn cầu.
    Nếu những biểu tượng văn hoá cổ điển như Mozart hay Leonardo da Vinci là người châu Âu, thì hầu hết các biểu tượng văn hoá đương đại: chuột Mickey, Mc Donalds chắc chắn đến từ Bắc Mỹ.
    Trong khía cạnh về ngôn ngữ tiếng Anh, du lịch, giáo dục, báo chí, Mỹ có toàn bộ nguồn lực tuyệt vời của sức mạnh mềm.
    Rõ ràng Mỹ có một sức mạnh mềm to lớn là kết quả của nhiều nguồn: sự ngưỡng mộ về sự lãnh đạo kinh tế và công nghệ, tài năng phi thường trong marketing những thương hiệu toàn cầu, sự thống lĩnh về báo chí, ngôn ngữ tiếng Anh và sự ủng hộ cho dân chủ và nhân quyền.

    Châu Âu có thể xác lập chỗ đứng sức mạnh mềm ở sự giàu có văn hoá, sự quản trị tốt, nền ngoại giao ôn hoà.
    Trung Quốc đang đưa ra một tuyên bố về lãnh địa sức mạnh mềm, bao gồm: một siêu cường mang lại sự hỗ trợ, khôn ngoan và cân bằng hơn Mỹ, như là lãnh đạo tự nhiên của Đông Á, là người cung cấp giáo dục và tài trợ cho nhóm nước này, là người cung cấp thông tin và giải trí, đặc biệt ở châu Á - Thái Bình Dương, là điểm đến cho du khách và là nơi "xuất khẩu" du khách, là quê hương của truyền thông văn hoá và tôn giáo quan trọng.
    Kết luận
    Có thể kết luận với một số quan sát về tính toán của Trung Quốc liên quan đến hoà bình và xung đột trong điều kiện "sức mạnh mềm". Không phải là Công giáo, Đạo Hồi, thị trường tự do hay giá trị tự do có ảnh hưởng như ở phương Tây và Tây Á, di sản ý thức hệ của Trung Quốc bao gồm đạo Khổng, đạo Phật và CN Mác.
    Về mặt dài hạn, phần đa sự tồn vong kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc vào nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa ở miền Nam và kê ở miền Bắc. Với cả hai miền cũng như để ngăn ngừa nguy cơ lũ lụt, các kỹ sư thủy lợi từng giữ vai trò quan trọng và sẽ tiếp tục giữ vai trò này.
    Điều không thể chối cãi là suy nghĩ của Trung Quốc về chiến tranh và hoà bình khác với suy nghĩ của văn hoá phương Tây.
    Nhiều từ ngữ thể hiện cho mối quan tâm của Trung Quốc mang tính đặc trưng. Hai chữ thường được sử dụng cho hoà bình là "hoà" (he) và "bình" (ping), một chữ thể hiện sự hài hoà và chữ kia thể hiện mặt hồ phẳng lặng. Tái thiết hoà bình được gọi là "chuhai", thoát khỏi rắc rối: khiến cho trái đất tốt đẹp trở lại để trồng trọt bằng diệt trừ sâu bọ, hay tạo dòng chảy êm ả bằng việc bỏ những đập chắn trên kênh.
    Mặt khác, một trong những mối quan tâm lớn của Trung Quốc theo cách nói truyền thống là "loạn" (luan) - mất trật tự, hay "tranh" (zheng), xung đột bên trong.
    Ngoài khoảng thời gian chiến tranh chống Nhật hay cách mạng văn hoá, lực lượng vũ trang thường không được ca ngợi trong văn hoá Trung Quốc. Nhưng Chính phủ Trung Quốc cảm thấy hài lòng với việc gọi quân đội (binh - bing) trong tình huống bất ổn dân sự lớn vượt ngoài tầm tay.
    Nhìn chung, vị trí của Trung Quốc có thể so sánh với một số quốc gia khác (đáng lưu ý là Singapore và Malaysia trong những năm đầu thập kỷ 90), những nước bắt đầu thúc đẩy khái niệm "giá trị châu Á", tranh luận về giá trị phương Tây là đáng tự hào (như dân chủ và tự do phát biểu không cần xin phép) nhưng không thực sự cần thiết với tất cả các quốc gia, đặc biệt là đối với châu Á.
    "Giá trị châu Á" sau đó thường được gắn với ổn định, hài hoà, thịnh vượng và gia đình hơn là các khái niệm của phương Tây về tự do, dân chủ và quyền được phản kháng.
    Trong bối cảnh đó, cuộc trình diễn sức mạnh mềm Trung Quốc có thể đóng góp vào duy trì "giá trị châu Á" đáng kể trong chương trình truyền thông, trong khi hoàn toàn không chống lại tự do ngôn luận hay biểu đạt.
    * Phương Loan (lược dịch)
  2. DVuongHung

    DVuongHung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2008
    Bài viết:
    427
    Đã được thích:
    1
    Thằng béo này không biết Khựa thật khựa giả nhưng nói lái bậy bạ nhá. Mõ xử lý đi
  3. akhoa99

    akhoa99 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/10/2008
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Tại sao Mỹ, châu Âu và Trung Quốc cần một G-3?08:44'' 10/10/2008 (GMT+7) (nguồn :Vietnamnet)
    Thế giới đa cực hiện nay tựa như một chiếc ghế 3 chân với Mỹ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc là những siêu "đế chế" đang vượt trội. Tuy nhiên, chỉ khi có một cán cân quyền lực vững chắc thì chiếc ghế ấy mới vững bền - và một trật tự thế giới mới nổi lên.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa
    Sẽ là không hợp thời khi nói về các đế chế vào thời điểm hiện nay bởi chúng thường bị xem là rất hiếu chiến.
    Nhiều người dự đoán rằng, việc mỗi dân tộc tự quyết định có thể sẽ đưa thế giới vào một kỷ nguyên mới của sự tan vỡ chính trị khi số quốc gia trên toàn cầu tăng vọt từ 50 vào cuối Thế chiến II tới con số hàng trăm trong thế kỷ 21, với mỗi thành phần thiểu số có quốc gia riêng, đồng tiền riêng và vị trí riêng tại Liên hợp quốc (LHQ).
    Tuy nhiên, trong suốt nhiều nghìn năm, các cường quốc đã trở thành những thực thể chính trị quyền lực nhất thế giới, thực hiện khát vọng đời đời của người dân về trật tự - một điều kiện tiên quyết cho sự bình ổn và dân chủ có ý nghĩa.
    Rome, Istanbul, Venice và London đã cai trị hàng nghìn cộng đồng chính trị khác nhau cho đến khi nhà nước ra đời hồi thế kỷ 17. Vào Thế chiến II, sức mạnh toàn cầu chỉ tập trung vào chưa đầy chục nước lớn, và hầu hết là ở châu Âu.
    Sự phi thực dân hóa đã chấm dứt tình cảnh một số dân tộc nhỏ bị nước ngoài cai trị bằng vũ lực. Thế nhưng, nó không đặt dấu chấm hết đối với bản thân những cường quốc.
    Tuy nhiên, cường quốc có thể chưa phải là mô hình cai quản "tuyệt" nhất, bởi vì giữa họ thường xuyên xảy ra những cuộc chiến tàn khốc. Tuy nhiên, chúng ta không thể làm tốt hơn thế do các giới hạn trong tâm lý loài người.
    Vậy trong thế kỷ 21, liệu chúng ta sẽ làm tốt hơn?
    Sẽ là các mối quan hệ liên siêu cường - chứ không phải quốc tế - sẽ chi phối thế giới này.
    Mỹ, châu Âu và Trung Quốc không phải là những siêu cường đơn nhất và họ rất khác biệt trong cách mở rộng quyền lực của riêng mình. Cùng với nhau, ba siêu cường này đang ngày càng làm chủ nền kinh tế toàn thế giới, hình thành nên khối thương mại lớn nhất, và định ra luật lệ cho phần còn lại của thế giới tuân theo.
    Và mỗi nước có kiểu ngoại giao riêng: Với Mỹ, đó là liên minh; Châu Âu thì huy động sự đồng tâm nhất trí; kiểu của Trung Quốc lại mang tính cố vấn.
    Trong khi Mỹ cung cấp sự bảo vệ chế độ, quốc phòng và viện trợ, châu Âu đề nghị cải tổ sâu rộng và liên kết kinh tế liên minh, còn Trung Quốc sẵn sàng phục vụ toàn diện, các mối quan hệ tự do có điều kiện.
    Tuy nhiên, cũng khó mà đánh giá quá mức sự lưu động của quang cảnh đầu thế kỷ 21: Mỹ dao động giữa lảng tránh và chào đón cộng đồng quốc tế; Trung Quốc vẫn còn đầy bí ẩn trong khi Liên minh châu Âu sử dụng đòn bẩy chiến lược một cách thận trọng.
    Nhưng chúng ta cũng phải tính đến việc Mỹ có lẽ không đủ điều kiện trước mức tiêu dùng quá nhiều của nước này. Châu Âu thì không đủ sức mở rộng còn Trung Quốc không đủ khả năng trước những gánh nặng về xã hội và môi trường.
    Cả ba siêu cường có thể hạn chế chi tiêu nếu họ không thể tiếp tục những cam kết hiện tại, còn nếu họ hợp lại thì lại quá cồng kềnh.
    Trong lúc đó, có rất nhiều nước thuộc "thế giới thứ 2". Những quốc gia này làm đa dạng thêm toàn cảnh bức tranh vốn đã rất phức tạp - một Nga giàu năng lượng, một Ấn Độ đang khao khát vươn lên, một Nhật Bản giàu công nghệ. Ngoài ra, còn có rất nhiều nước theo đuổi quan điểm chống siêu cường mạnh mẽ.
    Trong một thế giới của sự liên kết, chứ không phải liên minh, các hệ thống nước lớn hay các phạm vi ảnh hưởng của họ ngày càng đè lên nhau, với sự đa liên kết của các nước khác: Cân bằng và tham gia vào trật tự nhằm nhận được hỗ trợ kinh tế từ một cường quốc; viện trợ quân sự từ nước khác, và các mối quan hệ với một nước thứ ba.
    Không chỉ có vậy, các nước như Venezuela, Iran, Kazakhstan, Libya và Malaysia sẽ tiếp tục tập trung xây dựng các quan hệ giữa họ với nhau cũng như với Washington, Brussels hoặc Bắc Kinh.
    Để đạt được thành công riêng, các nước không chỉ nhận những gì tốt nhất mà mỗi siêu cường cho đi, họ còn hợp tác trực tiếp với nhau để mang về các nguồn dự trữ dầu, chia sẻ thông tin tình báo, chiến đấu chống khủng bố, xóa đói giảm nghèo, thực thi kiểm soát tư bản và xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại.
    Họ dùng sự giàu có của mình để mua các ngân hàng phương Tây, các cảng biển cùng nhiều tài sản chiến lược khác. Các nhóm khu vực sẽ tiếp tục xây dựng các vùng kinh tế, các ngân hàng phát triển, các lực lượng gìn giữ hòa bình và các tòa án hình sự của riêng mình. Sự kết nối đường không được mở ra, liên kết người Ảrập, người Nam Mỹ và dân chúng vùng Đông Á.
    Vậy quang cảnh địa chính trị phức tạp và chưa từng có tiền lệ nói trên sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với sự quản lý toàn cầu? Khi các tuyên bố của Mỹ về chủ nghĩa ngoại lệ trở nên mờ nhạt, các cường quốc khác muốn chỗ của họ trong ánh sáng mặt trời, trở thành một Ordnungsmacht (lực lượng gìn giữ hòa bình - PV) của thế giới.
    Lần đầu tiên trong lịch sử tồn tại một thế giới đa cực và đa văn minh của ba siêu cường riêng biệt cạnh tranh nhau trên một hành tinh mà các nguồn lực đang ngày càng cạn kiệt.
    Mỗi nước, theo cách riêng của mình, đang làm suy yếu kiến trúc quốc tế của quản lý toàn cầu, làm xói mòn viễn tưởng rằng luật pháp và các thể chế không thôi cũng có thể kiềm chế sự cạnh tranh giữa những siêu cường.
    Một cấu trúc an ninh bị tổn hại
    Các thể chế quản lý toàn cầu phải phản ánh được nền tảng địa chính trị cơ bản nhằm duy trì sự tín nhiệm và sự hợp pháp. Các nước khác phải tiếp tục ủng hộ một Liên Hợp Quốc chưa hoàn chỉnh là một diễn đàn chung để đối thoại.
    Mỹ có trách nhiệm nhiều hơn bất cứ một nước nào vì đã tạo ra kiến trúc quốc tế thời hậu Thế chiến II. Tuy nhiên, nước này hiện cũng chẳng kém gì các nước khác trong những hành động nhằm phá hoại nó.
    Tiêu chuẩn kép và chủ nghĩa biệt lập đã phá hủy hồ sơ thúc đẩy nhân quyền vốn rất mẫu mực của Mỹ, và cuộc chiến không được phép đã làm xói mòn quyền lực của Hội đồng Bảo an LHQ.
    Khi các lợi ích của siêu cường va đụng nhau, LHQ phải chứng minh mình không liên quan giống như liên đoàn của các nước.
    LHQ chỉ có sức mạnh được các quốc gia lớn gán cho và ở điểm này quyền ấy cũng rất ít ỏi. LHQ không được bất kỳ ai trong ba siêu cường xem như một bộ máy quản lý tổng thể mà chỉ là một diễn đàn để tỏ thái độ, và quan trọng hơn cả, là phản đối các nước khác.
    Chưa bao giờ LHQ đóng vai trò trung tâm trong các vấn đề địa chính trị. Thay vào đó, tổ chức này luôn chỉ là một sân khấu, là chỗ để bàn bạc và ra tuyên bố chung chứ trên thực tế chưa bao giờ là nơi để đưa ra các quyết định.
    LHQ hoạt động nhờ "lòng tốt" của các cường quốc và ngân sách của họ. Càng ít điểm chung trong cách tiếp cận thế giới, họ càng ít dùng đến LHQ.
    LHQ đã đạt được rất nhiều thành công lớn về nhân đạo, từ gìn giữ hòa bình tới phân phát viện trợ thuốc men và thực phẩm ở khắp thế giới. Tổ chức này cũng tạo ra một quỹ dân chủ, tăng cường lực lượng gìn giữ hòa bình và thiết lập một hội đồng nhân quyền. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn của LHQ trong các lĩnh vực này chỉ có ý nghĩa khi các siêu cường không can thiệp.
    Vì giữa các nước lớn tiếp tục có những bước leo thang mang tính toàn cầu hóa nên tiềm năng xảy ra xung đột ngày càng cao: cạnh tranh nguồn lực ở các vùng biển Caspia và Nam Trung Quốc; khủng bố bằng vũ khí hạt nhân, một cuộc tấn công ở Vịnh Aden hoặc Eo biển Malacca.
    Những liên kết của các nước dù ít quan trọng nhưng chắc chắn như Nga, Nhật Bản và Ấn Độ cũng gây ra sự leo thang này. Hơn nữa, những người cho vay nước ngoài của Mỹ có thể kéo chốt để làm suy yếu chiến lược lớn của nước này, tạo ra bất ổn về chính trị, khủng hoảng về kinh tế và căng thẳng về quân sự.
    Hiện nay, mỗi siêu cường đang cố gắng giành lợi thế cho mình nhưng không một siêu cường nào đủ sức mạnh để điều khiển toàn bộ hệ thống.
    Về phương diện lịch sử, sự lặp lại thành công của cán cân quyền lực và các học thuyết an ninh chung được rút ra từ lập luận chiến tranh là một lợi thế chiến lược trong việc xây dựng các hệ thống để tránh chiến tranh. Điển hình đầu tiên của kỷ nguyên hiện đại là Nhóm Hòa hợp châu Âu thời hậu Napoleon.
    Bởi tuân theo các nguyên tắc, bản thân nhóm này là một kiểu hệ thống xã hội. Thậm chí, khi những nỗ lực nhằm tạo ra một trật tự thế giới ổn định thất bại, việc thẩm thấu hệ thống diễn ra, trong đó các nước tiếp thu các bài học quá khứ vào các tổ chức của mình để ngăn lịch sử lặp lại.
    Nhà sử học kinh tế Anh Arnold Toynbee xem lịch sử là một bánh xe tiến bộ không chỉ quay tròn mà còn tiến lên phía trước. Tuy nhiên, các đế chế và siêu cường thường hứa hẹn hòa bình chứ không mang lại chiến tranh.
    Thế giới đa cực hiện nay tựa như một chiếc ghế 3 chân với Mỹ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc là những siêu "đế chế" đang vượt trội. Tuy nhiên, chỉ khi có một cán cân quyền lực vững chắc thì chiếc ghế ấy mới vững bền - và một trật tự thế giới mới đang dần dần hiện lên.
    * Thanh Hảo (Theo Spiegel)
  4. con_ech_gia

    con_ech_gia Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    1.773
    Đã được thích:
    65
    Thích vũ khí Tàu chẳng sao, nhưng diễn đàn tiếng Việt mà cứ ngộ với nị nghe chướng tai quá! Nếu đùa thì một hai lần thôi. Hay là lại cái tư tưởng trí thức là cục ... ? Kể ra mod cũng nhân nhượng quá.
    Đề nghị treo Mao chủ tịch lên cột điện để bắt hắn ta ... học tiếng Việt
    P/S: Treo cổ người chết thì e đã man quá nhỉ
    Được con_ech_gia sửa chữa / chuyển vào 18:04 ngày 10/10/2008
  5. nobita1102

    nobita1102 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    5.394
    Đã được thích:
    655
    Hị hị bác kia và ng dịch cái bài đó tương câu " Đạo Phật bắt nguồn từ Trung Hoa " làm em buồn cười quá
    TÌnh trạng chung của 1 số dịch giả người Việt và ng post kể cả các bác ở forum này là cứ dịch và post mà ko kiểm chứng xem đúng sai thế nào, hoặc dùng những nguồn lá cải.
  6. akhoa99

    akhoa99 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/10/2008
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Chính xác ! Phải là đạo Phật biến thể từ Trung Hoa .Phật giáo ở Ấn và Trung khác hẳn nhau.Mình cũng để ý ra câu bạn phát hiện.Xét cho cùng câu đó cũng đâu có sai,thành ra không e***,cứ để vậy
    Xem mấy bộ phim Tàu,cái món kungfu của Thiếu lâm được truyền bá rộng rãi thật.Nếu mình nhớ không nhầm thì vua đầu nhà Minh xuất thân là hòa thượng Thiếu lâm.Xem ra bên Tàu ,tôn giáo nó cũng bon chen vào chính trị.chả giống gì với bên mình thời cụ Lê Hoàn,mấy đời vua Lí,Trần

    Được akhoa99 sửa chữa / chuyển vào 09:35 ngày 11/10/2008
  7. maochutich

    maochutich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2008
    Bài viết:
    426
    Đã được thích:
    0
    Chèng léc ơi ngộ có cảm giác nị ngủ một giấc dài từ năm 79 giờ mới dậy.
    Tôn Tử nói "piết người piết ta trăm trận trăm thắng" hè hè dân Việt nam ai cũng như nị ngộ mừng quá xá
    Bây giờ người Trung quốc đã đi bộ trong không gian dzồi!
  8. maochutich

    maochutich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2008
    Bài viết:
    426
    Đã được thích:
    0

     

    Quân đội giải phóng nhân dân Trung Hoa
    Toàn đồ tự trồng, giá rẻ như cho, chất lượng tốt hơn sữa Tam Lộc

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     

    được Alpha3 sửa chữa / chuyển vào 15:50 ngày 11/10/2008
  9. maochutich

    maochutich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2008
    Bài viết:
    426
    Đã được thích:
    0

     

    Quân đội giải phóng nhân dân Trung Hoa
    [​IMG]
    Lính thủy đánh bộ đây
    [​IMG]
    [​IMG]
     

    được Alpha3 sửa chữa / chuyển vào 15:51 ngày 11/10/2008
  10. maochutich

    maochutich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2008
    Bài viết:
    426
    Đã được thích:
    0

     

    Quân đội giải phóng nhân dân Trung Hoa
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     

    được Alpha3 sửa chữa / chuyển vào 15:52 ngày 11/10/2008
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này