1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Hồi kết thương vụ HQ-9 giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc - Trò bẩn của Phương Tây
    Ngọc Hòa | 16/11/2015 14:30

    0
    [​IMG]
    Chia sẻ:

    [​IMG]
    Việt Nam trang bị súng phóng lựu tự động AGS-17 cho giang thuyền

    Hôm 15/11, Thổ Nhĩ Kỳ vừa có câu trả lời cuối cùng, chấm dứt hy vọng mong manh của Trung Quốc trong thương vụ tên lửa HQ-9.
    Thương vụ HQ-9: Trung Quốc tung hỏa mù hay bị Thổ Nhĩ Kỳ chơi xỏ?
    Hãng Reuters dẫn nguồn tin quân sự Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, nước này đã đưa ra quyết định cuối cùng cho số phận của thỏa thuận trị giá 3,4 tỷ USD với Trung Quốc để mua hệ thống phòng không HQ-9.

    “Thỏa thuận này đã bị hủy bỏ. Một trong những lý do đó là chúng tôi sẽ tự triển khai dự án tên lửa của chính chúng tôi", Reuters dẫn lời quan chức cấp cao thuộc Văn phòng Thủ tướng Ahmet Davutoglu cho biết.

    Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đã đạt được thỏa thuận với Trung Quốc hồi năm 2013 về việc cung cấp cho Ankara các tổ hợp tên lửa phòng không HQ-9 theo bản hợp đồng có trị giá trên 3 tỷ USD.

    Hệ thống phòng không FD-2000 - phiên bản xuất khẩu của HQ-9.

    Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra lý do cho quyết định cuối cùng của mình về thương vụ HQ-9 với Trung Quốc rằng Ankara gặp khó trong quá trình đàm phán với phía Trung Quốc, đặc biệt là việc chuyển giao công nghệ và các vấn đề hợp tác sản xuất.

    Tuy nhiên, khi theo sát thương vụ HQ-9 này có thể thấy, lý do trên không phải là nguyên nhân chính khiến Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ thương vụ này.

    Cụ thể, ngay sau khi Ankara đưa ra tuyên bố mua tên lửa HQ-9, Quốc hội Mỹ đã tuyên bố thông qua luật cấm Thổ Nhĩ Kỳ dùng tiền Mỹ mua tên lửa Trung Quốc.

    Quốc hội Mỹ đã thông qua luật cấm Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng tiền của Mỹ để mua hệ thống tên lửa trị giá trên 3 tỉ USD từ một công ty Trung Quốc bị Washington liệt vào danh sách đen.

    Dự luật cấp phép quốc phòng thường niên của Mỹ, được Hạ viện thông qua, bao gồm một điều khoản cấm sử dụng “kinh phí để tích hợp các hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc vào các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ”.


    Không chỉ được Mỹ cấp kinh phí trong việc mua sắm quốc phòng, hiện nay khoảng 40% số tiền Thổ Nhĩ Kỳ dùng để xây dựng hệ thống phòng không là kinh phí do NATO cấp.


    Ngoài những sức ép về kinh phí, NATO còn có thừa khả năng cô lập hệ thống phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ nếu nước này mua hệ thống HQ-9.


    “NATO có đủ khả năng kỹ thuật để cô lập kiến trúc hệ thống phòng không/phòng thủ của Thổ Nhĩ Kỳ, tước quyền hội nhập những thông tin có liên quan của Ankara”, một quan chức NATO nói.


    Để chống lại các mối đe dọa bằng tên lửa, Thổ Nhĩ Kỳ rất cần những thông tin từ các hệ thống vệ tinh và trên mặt đất để phát hiện tên lửa đạn đạo, bao gồm cả radar của NATO, mà năm 2014 đã được bố trí ở Kuresike (đông nam đất nước này).


    Trước sức ép từ nhiều phía, thì việc Ankara quyết định từ bỏ thương vụ HQ-9 với Trung Quốc để tìm mua hệ thống phòng không từ một nguồn khác do Mỹ hoặc châu Âu sản xuất không phải vấn đề gây bất ngờ.


    http://soha.vn/quan-su/hoi-ket-thuong-vu-hq-9-giua-tho-nhi-ky-va-trung-quoc-20151116141249386.htm
    --- Gộp bài viết: 17/11/2015, Bài cũ từ: 17/11/2015 ---
    Phương Tây và Mỹ thông qua lần đấu thầu này, đã cho thấy rõ ràng KTQS của chúng thua xa TQ. Bằng mọi giá làm trò bẩn thỉu để loại TQ, quá nhục, còn Thổ thân phận Đồng Minh NATO chỉ trên giấy tờ, thực sự vẫn chỉ là chư hầu của phương tây
  2. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Trung Quốc vẫn là người thắng thầu

    Thổ Nhĩ Kỳ "lách luật" mua tên lửa HQ-9 Trung Quốc?

    Cập nhật lúc: 15:00 16/11/2015
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Trung Quốc cho Turkmenistan mượn tiền mua tên lửa HQ-9

    Tên lửa HQ-9 Trung Quốc có thể đối phó Su-30MKI?
    (Kiến Thức) - Thay vì mua nguyên bộ tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc, có thể Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tự chế tạo tổ hợp vũ khí mới trên cơ sở HQ-9.
    Tờ Defense News của Mỹ dẫn nguồn tin từ quan chức cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, tại hội nghị đầu tháng 11/2015 Tổng thống nước này đã đưa ra quyết định hủy đơn hàng mua tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc trị giá 3,44 tỷ USD.
    Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Thổ Nhĩ Kỳ chuyển sang mua tên lửa phòng không của Nga, châu Âu hay của Mỹ. Mà công ty Roketsan của nước này sẽ bắt đầu nghiên cứu chế tạo hệ thống tên lửa phòng không/chống tên lửa tầm xa đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ.
    Theo quan chức này, tuy Thổ Nhĩ Kỳ quyết định không trực tiếp mua tên lửa của nước ngoài, nhưng nước này sẽ tìm sự hỗ trợ công nghệ của đối tác hợp tác quốc tế và mua một số hệ thống quan trọng của tên lửa để bổ sung lỗ hổng về công nghệ của nước này. Tuy nhiên ông không nói rõ việc tìm và mua công nghệ và thiết bị liên quan của đối tác hợp tác quốc tế nào.
    Cũng theo Defense News, đơn hàng mua tên lửa này nhằm thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không tầm xa của Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đó văn phòng mua sắm của Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đang có công ty của Trung Quốc, châu Âu và Mỹ tham gia đấu thầu.

    Khi đó Thổ Nhĩ Kỳ cũng tuyên bố tên lửa HQ-9 của Trung Quốc đã trúng thầu, nhưng Mỹ và NATO không hài lòng đối với việc mua sắm này và cho biết ngay cả khi Thổ Nhĩ Kỳ mua tên lửa Trung Quốc, cũng không cho phép Thổ Nhĩ Kỳ cho tên lửa này truy cập vào mạng lưới phòng không NATO hiện có của nước này.
    [​IMG]
    Tên lửa phòng không HQ-9 bắn thử.
    Một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nói, quyết định sẽ chính thức được đưa ra tại hội nghị tiếp theo của ủy ban thực hiện công nghiệp quốc phòng do Thủ tướng nước này chủ trì.
    Sau khi hủy hiệp định, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bắt đầu nghiên cứu hệ thống tên lửa phòng không nội địa, công việc nghiên cứu chế tạo sẽ do công ty chế tạo điện tử quân sự Aselsan và công ty chế tạo tên lửa Roketsan của nước này thực hiện.
    Nhà bình luận quân sự trên mạng Guancha cho biết, công ty Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ sớm đã hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực tên lửa. Ví dụ, đạn rocket T-300 mà công ty này sản xuất là dựa trên giấy phép sản xuất đạn rocket WS-1 của Trung Quốc, trong khi tên lửa J-600T sao chép mẫu tên lửa đạn đạo B-611.
    Có thể nói, Thổ Nhĩ Kỳ dựa vào tiêu chuẩn NATO để sản xuất một loại tên lửa chủ yếu sử dụng một phần tên lửa HQ-9 của Trung Quốc và không tồn tại khó khăn không thể khắc phục. Mà tên lửa phòng không HISAR của công ty Roketsan nghiên cứu trước đó là một loại tên lửa đất đối không tầm trung và ngắn dẫn đường hồng ngoại.

    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/tho-nhi-ky-lach-luat-mua-ten-lua-hq-9-trung-quoc-589479.html
  3. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Những con số khiến Mỹ giật mình nếu phải đối đầu Không quân TQ
    Hải Vy | 18/11/2015 08:30

    1
    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu Trung Quốc
    Chia sẻ:

    [​IMG]
    Tàu ngầm Sōryū Nhật Bản - song kiếm cùng Kilo Việt Nam?

    Trong quá khứ, Không quân TQ không tạo ra nhiều mối đe dọa với các quốc gia láng giềng. Tuy nhiên, trong vòng 2 thập kỷ qua, nước này đã nhanh chóng hiện đại hóa không quân.
    Trong bài viết trên tạp chí National Interest (Mỹ), nhà phân tích Michael Peck đặt vấn đề: Sức mạnh trên không của Trung Quốc đang tăng lên. Nếu xung đột xảy ra trên bầu trời Đài Loan, liệu Washington có thể ngăn chặn Bắc Kinh?

    Theo ông Peck, trong tương lai, nếu Trung Quốc dùng vũ lực với Đài Loan, Mỹ có thể cần tới số máy bay nhiều gấp 15 lần số máy bay mà họ cần vào năm 1996 nếu muốn bảo vệ hòn đảo này.

    Ông Peck cho biết, đó là ước tính do tập đoàn tư vấn RAND đưa ra khi phân tích các xu hướng có liên quan đến năng lực không quân của Trung Quốc.

    Các nhà nghiên cứu đã khảo sát 2 tình huống: Trung Quốc dùng vũ lực với Đài Loan và xung đột Trung-Mỹ ở Biển Đông, với các mốc năm 1996, 2003, 2010 và 2017.

    Nhóm nghiên cứu đã tính toán xem Mỹ cần triển khai bao nhiêu không đoàn (72 máy bay/không đoàn) để giành quyển kiểm soát trên không 24/7 ở Đài Loan và Biển Đông khi phải đối mặt với sự đột biến lớn về lực lượng máy bay của Trung Quốc.

    Mỹ cần tới hơn 2.000 máy bay mới có thể ngăn được Trung Quốc "dứt điểm" Đài Loan.

    Họ cũng khảo sát thêm một số trường hợp khác để ước tính xem Mỹ cần tới bao nhiêu không đoàn mới có thể tiêu diệt 50% số máy bay Trung Quốc trong vòng 7 ngày và 21 ngày, buộc Trung Quốc phải thoái lui.

    Kết quả thật bất ngờ. Năm 1996, Mỹ chỉ cần 2,1 không đoàn để giành quyền kiểm soát trên không ở Đài Loan. Tới năm 2003, con số này tăng lên 10,6 không đoàn và tới năm 2010 là 19,6 không đoàn.

    Theo ước tính, vào năm 2017, Mỹ cần tới 29,9 không đoàn, tương đương hơn 2.000 máy bay để đối phó Trung Quốc ở Đài Loan.

    Trong khi vào năm 1996, Mỹ chỉ cần 0,8 không đoàn là có thể tiêu diệt 50% lực lượng trên không mà Trung Quốc triển khai để tấn công Đài Loan thì vào năm 2017, Mỹ cần tới 7 không đoàn (gấp 9 lần) mới thực hiện được điều này.

    Bản phân tích viết:

    “Trong quá khứ, Không quân Trung Quốc không tạo ra nhiều mối đe dọa đối với các quốc gia láng giềng. Tuy nhiên, trong vòng 2 thập kỷ, Trung Quốc đã nhanh chóng hiện đại hóa không quân.

    Năm 1996, Trung Quốc mới tiếp nhận lô máy bay chiến đấu thế hệ 4 đầu tiên với 24 chiếc thì giờ đây, họ đã vận hành hơn 700 máy bay loại này.

    Trong khi đó, Mỹ đã bổ sung vào kho vũ khí các tiêm kích thế hệ 5, nhìn chung, lực lượng máy bay chiến đấu của họ vẫn tiên tiến hơn và lớn hơn Trung Quốc”.

    Trung Quốc đang tăng cường nhanh chóng sức mạnh không quân.

    Nhà phân tích Eric Heginbotham của RAND lưu ý rằng, nghiên cứu này không dựa trên cơ sở phân tích toàn diện tác chiến trên không và dữ liệu sử dụng đều được lấy từ các nguồn mở.

    Nghiên cứu nhằm mục đích mô tả các xu hướng và khảo sát tác động từ những thay đổi trong sức mạnh không quân của Mỹ và Trung Quốc.

    “Cả 2 phía đều tăng cường năng lực. Trong đó, điều gây tác động lớn hơn cả là việc (Trung Quốc) sẽ đưa vào trang bị 200-300 máy bay chiến đấu thế hệ 5 và thay thế 800 máy chiến đấu cơ thế hệ 2 bằng các tiêm kích thế hệ 4” - Heginbotham nói.

    Nghiên cứu đã chỉ rõ một điều rằng: Mỹ không thể chiếm ưu thế trên không ở Đài Loan theo cái cách mà nước này đạt được vào những năm 1950 hay 1980.

    Theo Heginbotham, điều mà các nhà hoạch định chính sách Mỹ có thể rút ra từ nghiên cứu này là Trung Quốc đã có những bước tiến rất nhanh trong năng lực quân sự.

    Điều đó có thể thách thức sự thống trị không quân và hải quân của Mỹ trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột tại những khu vực ngày càng cách xa lục địa và có thể gây ra thiệt hại đáng kể đối với các lực lượng Mỹ.

    Nghiên cứu cho rằng Mỹ sẽ dễ dàng chiếm ưu thế trên không ở Biển Đông hơn, nước này chỉ cần 10,1 không đoàn để duy trì ưu thế trên không ở quần đảo Trường Sa, do khu vực này cách xa lục địa Trung Quốc hơn Đài Loan.

    http://soha.vn/quan-su/nhung-con-so...i-doi-dau-khong-quan-tq-20151118081739211.htm
  4. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Máy bay JF-17 Trung Quốc: "bạn thân" của những quốc gia "ít tiền"
    Anh Tuấn | 17/11/2015 14:30

    0
    [​IMG]
    Chia sẻ:

    [​IMG]
    Đòn đánh phủ đầu kinh hoàng nhấn chìm Iraq

    Mới đây, Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) và đối tác là Công ty Hàng không Pakistan (PAC) đã ký kết một thương vụ bán máy bay JF-17 Thunder cho một quốc gia giấu tên.
    Thực hư chuyện "quốc gia châu Á giấu tên" mua JF-17 Trung Quốc
    Pakistan và Trung Quốc trước đó đã đưa ra công bố tương tự tại Triển lãm Hàng không Paris vào đầu năm nay. Trung Quốc hướng loại phi cơ chiến đấu này cho những quốc gia đang cần một loại máy bay có chi phí thấp.

    Máy bay JF-17 Thunder do Trung Quốc và Pakistan phối hợp sản xuất.

    “Sau nhiều năm hợp tác phát triển và quảng bá, Trung Quốc và Pakistan đã ký hợp đồng với một khách hàng nhằm cung cấp máy bay JF-17 Thunder”, hãng AVIC thông báo.

    “Trung Quốc và Pakistan đang ngày càng nâng cao kỹ năng trong việc chế tạo JF-17 Thunder, và máy bay đã trở thành một sự thay thế lý tưởng đối với các phi cơ thế hệ thứ hai của không quân nhiều nước trên thế giới”.

    Mặc dù được coi là đối tác phát triển, Pakistan cũng là khách đầu tiên và duy nhất của máy bay JF-17, hiện không được sử dụng trong Không quân Trung Quốc.

    JF-17 thay thế một loạt các loại phi cơ đã có tuổi của Islamabad, bao gồm Chengdu F-7, Mirage III, Mirage V và A-5 Fatan, đồng thời phối hợp hoạt động với các máy bay Lockheed Martin F-16 hiện có.

    Theo AVIC, Phó Chỉ huy Không quân Pakistan Arshad Malik cho biết nước này hiện có 60 chiếc JF-17 và trong tương lai họ sẽ mua thêm 40 chiếc nữa. Ông Malik nói rằng các mẫu JF-17 mới sẽ được nâng cấp để có thể được tiếp liệu trên không.

    Ngoài ra máy bay cũng được trang bị hệ thống thu thập dữ liệu, hệ thống chiến tranh điện tử và nhiều loại vũ khí chính xác mới. Ông Malik nói rằng một phiên bản huấn luyện 2 chỗ ngồi của JF-17 dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng vào năm tới.

    Máy bay JF-17, là một mẫu phi cơ chiến đấu có giá rẻ đơn thuần. Nó được trang bị động cơ Klimov RD-93, giúp máy bay có thể đạt tốc độ tối đa là Mach 1,6.

    Máy bay sử dụng tên lửa PL-9C, khiến khả năng chiến đấu của nó trong các tình huống không chiến là khá tốt. Bên cạnh đó, trên máy bay có radar KLJ-7 cho phép phi công có thể dễ dàng quan sát tình hình.

    Các phiên bản sau này của máy bay cho phép nó có thể được tiếp liệu trên không và hệ thống điện tử buồng lái được nâng cấp.

    Mới đây Trung Quốc tiếp tục phát triển một mẫu JF-17 mới được lắp đặt hệ thống rađa điện tử quét mạng pha hiện đại, thiết bị định hướng gắn trên mũ đội đầu, thiết bị tìm kiếm bằng tia hồng ngoại cùng một loạt vũ khí mới.

    Loại máy bay này cũng sẽ thay thế động cơ RD-93 của Nga bằng động cơ Guizhou WS-13 do Trung Quốc sản xuất.

    Mặc dù Trung Quốc liên tục cải tiến JF-17, nó sẽ không bao giờ là máy bay lợi hại nhất. Nó vốn được thiết kế dành cho các nước đang phát triển, và khả năng chiến đấu của nó vừa đủ mà lại không tốn quá nhiều chi phí.

    Tuy nhiên, JF-17 được chế tạo với số lượng lớn và có thể cạnh tranh với tất cả các loại máy bay thế hệ thứ hai. Có thể coi loại máy bay chiến đấu này của Trung Quốc là một thành công, nếu trong tương lai sẽ có nhiều nước hỏi mua chúng.
    http://soha.vn/quan-su/ma-y-bay-jf-...-nhung-quoc-gia-it-tien-20151117140916124.htm
  5. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Chạy đua hải quân: Trung Quốc đã hóa voi, Mỹ thành châu chấu
    Nhật Minh | 18/11/2015 20:22

    15
    [​IMG]
    Tàu khu trục tên lửa của Trung Quốc khai hỏa trong một cuộc tập trận chung với Nga.
    Chia sẻ:

    [​IMG]
    Danh tính bộ 3 máy bay ném bom chiến lược Nga vừa tấn công IS

    Mỹ đang thua trong cuộc đua hải quân với Trung Quốc. Theo nhà sử học Richard Miles, tình thế này ngày càng giống với cuộc đua giữa Hải quân Đức và Anh 100 năm về trước.
    Theo Richard Miles, Hải quân Trung Quốc đang ngày càng mạnh, giống như hình bóng của lực lượng hải quân Đức 100 năm trước.

    Trong bài viết trên tạp chí Foreign Policy, Miles cho biết: Thuở thiếu thời, sau khi nhìn thấy những con tàu của hạm đội Anh tại Portsmouth and Plymouth, Hoàng đế Đức Wilhelm II đã quyết tâm rằng ông muốn xây dựng một hạm đội tương tự cho nước Đức.

    Wilhelm II đã bắt tay vào thực hiện một chương trình tham vọng, đưa Đức từ lực lượng hải quân lớn thứ 6 thế giới vươn lên vị trí số 2.

    “100 năm sau đó, Trung Quốc cũng đang nhanh chóng và vững vàng xây dựng hạm đội hải quân viễn dương” – Miles viết.

    Mặc dù thời thế đã thay đổi nhưng vẫn có một số điểm tương đồng giữa 2 phía, đặc biệt là tốc độ phát triển nhanh chóng.

    Hải quân Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng...

    [​IMG]
    Dẫn một bản báo cáo của Trung tâm phân tích hải quân, Foreign Policy nhấn mạnh rằng, vào năm 2020, Trung Quốc “sẽ trở thành lực lượng Hải quân “biển xa” mạnh thứ 2 thế giới”.

    Theo Miles, củng cố sức mạnh quân sự sẽ giúp Trung Quốc ngăn chặn nguy cơ xung đột ở Đài Loan, cũng như cho phép nước này tham gia vào các cuộc tập trận hải quân quốc tế và công tác an ninh trên toàn cầu.

    Trong khi Hải quân Trung Quốc ngày một lớn mạnh thì Hải quân Mỹ lại đang suy yếu. Vào năm 1989, Hải quân Mỹ có gần 600 tàu, dưới thời Tổng thống George W. Bush, lực lượng này còn 316 tàu.

    Hiện nay, dưới thời Tổng thống Obama, Hải quân Mỹ chỉ còn 270 tàu - quy mô nhỏ nhất kể từ năm 1916.

    ... trong khi Hải quân Mỹ từ một lực lượng vô cùng hùng hậu đang ngày càng co hẹp.

    Bản báo cáo công bố đầu năm nay của tổ chức tư vấn RAND cho biết, chương trình hiện đại hóa của Trung Quốc kể từ năm 1996 đã chú trọng vào nâng cao chất lượng đào tạo và hiện đại hóa trang thiết bị quân sự.

    Trong số này có thế hệ tàu ngầm hạt nhân mới Type 094 (lớp Jin), trang bị tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2, mang lại cho Trung Quốc năng lực răn đe đáng tin cậy đầu tiên trên biển.

    Ngoài ra, Trung Quốc đã đưa vào biên chế 2 tàu ngầm hạt nhân tấn công hiện đại lớp Shang và dự kiến sẽ tiếp nhận thêm 4 tàu lớp Shang cải tiến.

    Trong giai đoạn 2004-2005, Trung Quốc còn biên chế 8 khu trục hạm tiên tiến, trang bị các tên lửa đất-đối-không với tầm bắn 100km hoặc xa hơn.

    “Cuối năm 2003, chỉ 14% số tàu khu trục và 24% số khinh hạm của Trung Quốc được đánh giá là hiện đại (đủ khả năng phòng thủ và tấn công trước một đối thủ mạnh). Nhưng đến năm 2015, những con số đó đã tăng lên 65% và 69%” – Bản báo cáo viết.

    Bản báo cáo cho rằng, sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc đặt ra nhiều thách thức cho Mỹ, thậm chí, nếu xảy ra xung đột, Trung Quốc có khả năng sẽ giành phần thắng mà chưa cần bắt kịp Mỹ về số lượng, chất lượng hay mức độ tinh vi của các hệ thống chiến đấu.

    http://soha.vn/quan-su/chay-dua-hai...-voi-my-thanh-chau-chau-20151118151051147.htm
    --- Gộp bài viết: 19/11/2015, Bài cũ từ: 19/11/2015 ---
    [​IMG]
  6. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    2.372
    Đã được thích:
    1.592
  7. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Trung Quốc ngừng sử dụng hàng loạt pháo chống tăng tự hành
    Anh Tuấn | 19/11/2015 20:15

    0
    [​IMG]
    Chia sẻ:

    [​IMG]
    Việt Nam đã nên mua máy bay tiếp dầu trên không? - Công bố trao giải

    Theo thông tin từ báo PLA Daily, cơ quan ngôn luận của Quân đội Trung Quốc, lực lượng này sẽ ngừng sử dụng hàng loạt pháo tự hành chống tăng Type 89 (có tên gọi khác là PTZ89).
    [INFOGRAPHIC] Pháo tự hành chống tăng nguy hiểm của Trung Quốc
    Báo PLA Daily đã đăng tải ảnh chụp 18 khẩu pháo tự hành có hình dáng giống xe Type 89 đang rời khỏi căn cứ quân sự của Quân đoàn số 39 trực thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự Thẩm Dương. Báo này cũng cho biết lễ bãi bỏ loại vũ khí này được tổ chức vào ngày 3/11.

    [​IMG]
    Pháo tự hành Type 89 của Trung Quốc đã bị ngừng sử dụng chỉ sau 26 năm hoạt động.
    Pháo tự hành Type 89 được đưa vào sử dụng trong quân đội Trung Quốc vào năm 1989. Từ năm 1989 đến năm 1995, khoảng 100 xe đã được sản xuất. Xe có một khẩu pháo 120 mm/L50, cùng với thiết bị nạp đạn pháo bán tự động.

    “Với tính cơ động cao và được trang bị các thiết bị hiện đại, pháo tự hành Type 89 có thể dễ dàng xuyên phá xe tăng địch với khẩu pháo 120 mm”, Đại tá Wang Kai, một chuyên gia lục quân thuộc Học viện Kỹ thuật Tăng Thiết giáp Trung Quốc ở Bắc Kinh.

    Tuy nhiên, một trong những nhược điểm của Type 89 là tầm bắn của pháo khá ngắn.

    Thêm nữa, pháo tự hành có lớp thiết giáp mỏng (chưa đến 50 mm), và do đó nó chỉ có thể bảo vệ được mình trước các loại vũ khí hạng nhẹ cũng như các mảnh pháo, chứ không thể sống sót khi bị bắn trực diện.

    Ngoài ra, chi phí bảo dưỡng của Type 89 khá cao và ứng dụng của loại khí tài này khá hạn hẹp.

    Theo ông Wang, xe Type 89 được “đưa vào sử dụng trong quân đội vào đầu thập niên 1990 để bù đắp những thiếu sót trong khả năng chống tăng của Trung Quốc tồn tại từ những năm 1970 và 1980”.

    “Nhờ có 20 năm đổi mới, lực lượng tăng thiết giáp của Trung Quốc đã có nhiều loại xe tăng hiện đại được trang bị các loại pháo cỡ nòng lớn, và khiến cho các loại pháo tự hành chuyên biệt như Type 89 sẽ không còn được sử dụng nữa”, ông Wang nói thêm.

    Vào cuối thập niên 1970, quân đội Trung Quốc tin rằng các loại trực thăng chiến đấu được trang bị tên lửa chống tăng là vũ khí tốt nhất chống lại xe tăng, và đây cũng là điều mà Mỹ rút ra được trong Chiến tranh Vùng vịnh lần thứ nhất.

    Ông Wang thừa nhận rằng “tên lửa chống tăng và trực thăng thể hiện xu hướng mới trong các chiến dịch chống tăng. Chúng có thể trở thành một tổ hợp tiêu diệt xe tăng rất hiệu quả”.

    Quân đội Trung Quốc vẫn đang tiếp tục chế tạo tên lửa chống tăng HJ-10, có thể sử dụng với các trực thăng chiến đấu WZ-10 và WZ-19 và được coi là một trong những loại vũ khí chống tăng hiệu quả nhất của thế kỷ 21.

    Tên lửa HJ-10 được cho là tương đương với tên lửa không đối đất AGM-114 Hellfire do Mỹ sản xuất.

    Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

    http://soha.vn/quan-su/trung-quo-c-...-o-cho-ng-tang-tu-ha-nh-20151119142844726.htm
    --- Gộp bài viết: 20/11/2015, Bài cũ từ: 20/11/2015 ---
    Rafale, Su-34 bay đêm, nhưng chưa thấy B1B, Tu-160 bay đêm, nay TQ đem H-6 bay đêm

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 20/11/2015 ---
    J-15 đã sẵn sàng hoạt động chính thức

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 20/11/2015 ---
    JH-7 bay lượn trên Tây Sa

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 20/11/2015 ---
    Lễ tiễn biệt PTZ 89

    [​IMG]

    [​IMG]
  8. onelove114

    onelove114 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/11/2010
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    810
    Khủng bố Mali: Lý do "lực lượng tinh nhuệ" TQ không cứu công dân
    Hải Võ | 22/11/2015 19:50

    3
    [​IMG]


    Lực lượng gìn giữ hòa bình của Trung Quốc tại Mali diễn tập chống khủng bố, 1 ngày sau vụ tấn công bắt con tin ở Bamako. Ảnh: CNR


    Chia sẻ:

    Vụ khủng bố xảy ra ở khách sạn Radisson Blu thuộc thủ phủ Bamako, Mali hôm 20/11 khiến báo giới Trung Quốc xôn xao bởi có 3 công dân nước này thiệt mạng.
    Theo Thời báo Hoàn Cầu, không lâu sau khi vụ khủng bố Mali phát sinh, trang Caixin của Trung Quốc đã đăng tải bài viết "Trung Quốc có lực lượng gìn giữ hòa bình tinh nhuệ đóng tại Mali".

    Bài báo đã khiến dư luận Trung Quốc xôn xao chất vấn lý do "lực lượng tinh nhuệ" của quân đội nước này không được điều động để giải cứu con tin, dẫn đến hậu quả công dân Trung Quốc thiệt mạng.

    Làn sóng bức xúc trong dư luận Trung Quốc lên cao hơn bởi cùng lúc, Pháp đã điều động lực lượng đặc nhiệm và phát động giải cứu các con tin trong khách sạn Radisson Blu.

    Hàng loạt ý kiến chỉ trích lực lượng gìn giữ hòa bình của Trung Quốc "thấy chết không cứu". Thậm chí lực lượng này được cho là "làm màu" khi... tổ chức huấn luyện "nâng cao năng lực chống khủng bố" tại Mali ngay ngày 21/11.

    [​IMG]
    CHỦ TỊCH TRUNG QUỐC
    TẬP CẬN BÌNH
    Yêu cầu cơ quan hữu quan tăng cường bảo đảm công tác bảo vệ an ninh ở nước ngoài, bảo đảm an toàn đối với cơ quan và công dân Trung Quốc. Trung Quốc sẽ tăng cường hợp tác với cộng đồng quốc tế, kiên quyết đả kích những hành động khủng bố sát hại tính mạng người vô tội, bảo vệ an ninh và hòa bình thế giới.
    Vì sao là Mali?

    Hoàn Cầu cho biết, Mali là quốc gia nằm ở Tây Phi với đại bộ phận người dân theo đạo Hồi, đặc biệt là ở miền Bắc.

    Tại khu vực này tồn tại hàng trăm lực lượng vũ trang khác nhau, trong đó có các tổ chức địa phương, lực lượng tàn dư của nhà độc tài Lybia Muammar Gaddafi, các "chi nhánh" của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS)... khiến tình hình rất phức tạp.

    Bên cạnh đó, trong lịch sử quốc gia này là thuộc địa của Pháp. Người Pháp từng đầu tư ở đây trong hơn nửa thế kỷ.

    Sau thời kỳ thực dân, Mali trải qua giai đoạn "cộng đồng bán tự trị Pháp" và "tự trị Pháp", cuối cùng mới tiến tới độc lập.

    Nói cách khác, tầm ảnh hưởng của Pháp đối với cả nền chính trị, kinh tế, tôn giáo... của Mali là hết sức sâu rộng. Tiếng Pháp cũng là ngôn ngữ chính thức của quốc gia này.

    Cho đến nay, Mali vẫn được xem là "phạm vi thế lực truyền thống" của Pháp. Vì vậy, theo Hoàn Cầu phân tích, việc thế lực khủng bố nhằm vào Mali chỉ 1 tuần sau vụ khủng bố ở Pháp là một động thái "tuyến tính".

    Đây là nguyên nhân chủ yếu giải thích các cuộc khủng bố nhằm vào thế giới phương Tây lại phát sinh ở lục địa đen.

    Dù có lực lượng ngay tại Mali nhưng Trung Quốc không được điều động vì phụ thuộc vào LHQ? (Ảnh: CNR)

    Vì sao lực lượng gìn giữ hòa bình của Trung Quốc không cứu công dân?

    Hoàn Cầu cho hay, việc Trung Quốc điều động lực lượng gìn giữ hòa bình tại Mali tham gia cuộc giải cứu con tin hôm 20/11 là "không thể".

    Lý do quan trọng nhất mà tờ này nêu ra là không phù hợp về mặt pháp lý.

    Theo đó, lực lượng gìn giữ hòa bình mà Trung Quốc cử tới Mali về pháp lý là quân đội của Liên Hợp Quốc, do đó mọi hành động đều phải xuất phát từ mệnh lệnh và nằm dưới quyền chỉ huy của Liên Hợp Quốc.

    Theo Hoàn Cầu, trong sự kiện tại Mali vừa qua, Liên Hợp Quốc không phải là lực lượng chủ đạo trong việc giải cứu con tin, đồng thời cũng không nhận được yêu cầu hay sự chấp thuận từ chính phủ Mali.

    Trong khi đó, khả năng Hội đồng bảo an LHQ ủy quyền cho phép lực lượng của Trung Quốc tham gia giải cứu không lớn. Nói cách khác, không được Hội đồng bảo an thông qua, Bắc Kinh không được phép huy động lực lượng của mình.

    Thời báo Hoàn Cầu giải thích, tiến hành hành động quân sự tại nước ngoài luôn đi cùng sự hạn chế về chính trị, ngoại giao. Điều này lý giải việc lực lượng LHQ, bao gồm các quân nhân Trung Quốc, không hành động khi chưa được Mali yêu cầu.

    Tuy nhiên, tình huống ngoại lệ cho phép các quốc gia điều động lực lượng gìn giữ hòa bình của mình là trường hợp quan chức của LHQ là công dân quốc gia đó nằm trong số các con tin. Nhưng theo một thông báo nội bộ của LHQ thì trong sự kiện Mali vừa qua "không có quan chức LHQ liên quan".

    Trong vụ bắt giữ con tin này, LHQ chủ yếu có hai hành động: Thứ nhất là cảnh báo các nhân viên của mình "khóa chặt cửa phòng" đợi cứu viện; thứ hai là cử cảnh sát gìn giữ hòa bình "phối hợp với quân đội chính phủ Mali".

    Hoàn Cầu chỉ ra, LHQ chỉ là "vai phụ" trong sự kiện này.

    Theo kênh France 24, quân đội Mali "dưới sự hỗ trợ của lực lượng đặc biệt Pháp và Mỹ" đã đột kích vào khách sạn ở Bamako, nơi những tên khủng bố giết hại ít nhất 27 người và bắt giữ nhiều con tin hôm thứ Sáu (20/11). Ảnh: AFP

    Vì sao Pháp nhanh chóng điều động đặc nhiệm cứu người?

    Bên cạnh thực tế quân đội Pháp có 3.500 bộ binh cùng lực lượng trực thăng chiến đấu tinh nhuệ, giúp nước này có đầy đủ khả năng tấn công trên không và dưới mặt đất, Hoàn Cầu cho rằng vấn đề pháp lý vẫn là nguyên nhân quan trọng nhất khiến Pháp có thể điều động lực lượng.

    Theo Hoàn Cầu, quân đội Pháp đóng tại Mali cũng là lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ, nhưng đây là lực lượng gìn giữ hòa bình đơn phương đã được LHQ ủy quyền, không trực thuộc Nhóm đặc phái Mali mà Trung Quốc là một thành viên.

    Điều này cho phép quân đội Pháp "hoàn toàn tự chủ trong việc triển khai các hành động quân sự".

    Hoàn Cầu bình luận, so với Nhóm đặc phái Mali gồm Trung Quốc, Bangladesh..., quân đội Pháp có nhiều "đặc quyền đặc lợi" hơn.

    Ví dụ, quân Pháp được quyền trực tiếp tham gia chiến đấu ở Mali, hỗ trợ quân đội chính phủ chống lại các nhóm vũ trang đối lập. Tất cả các khâu từ tiếp viện, hậu cần cho đến hành động quân sự của Pháp đều độc lập, không liên quan tới Nhóm đặc phái. Pháp chỉ cần thỏa thuận với Mali.

    Quan trọng hơn, Pháp không sử dụng chi phí của LHQ, thậm chí quân nhân của họ không sử dụng mũ màu xanh mang biểu tượng LHQ.

    Hoàn Cầu "nói thẳng", Pháp cử quân đội tới Mali là động thái nhằm "duy trì vinh quang trong quá khứ và bảo vệ lợi ích hiện tại", đồng thời tờ này nhận định hành động khủng bố Mali vừa qua "nhằm thẳng vào nước Pháp".

    "Do đó, sau khi sự vụ phát sinh, Mali chắc chắn sẽ 'cầu viện' Pháp trước tiên, và Pháp hiển nhiên không thể từ chối," tờ báo Trung Quốc kết luận.
    ----------------------------
    Thật là khó hiểu với cách giải thích của TQ
  9. souri

    souri Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    7
  10. macha1

    macha1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/11/2015
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    128
    beta22Hac_Cong_Tu thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này