1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Lieuninh

    Lieuninh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/01/2015
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    74

    đúng rồi nga bây giờ đang khô máu.bán động cơ máy bay cho Trung quốc còn ngon hơn bán dầu giá rẻ cho tư bẩn
    Bat_Lo_Quan thích bài này.
  2. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    TQ làm chủ vật liệu sợi thủy tinh

    Tìm hiểu tàu quét mìn mới của Trung Quốc
    Cập nhật lúc: 09:00 03/02/2016
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Không quân Trung Quốc vẫn duy trì nhiều máy bay cổ lỗ

    TQLC Trung Quốc tập trận chiếm đảo ở...sa mạc
    (Kiến Thức) - Hải quân Trung Quốc đã bàn giao tàu quét mìn Type-082 II lớp Wozang cho hạm đội Bắc Hải nhằm tăng cường khả xử lý mìn hải quân.
    Theo Jane’s Defence Weekly, buổi lễ tiếp nhận tàu quét mìn mới diễn ra vào ngày 25/1 tại căn cứ hải quân Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Tàu mang số hiệu 811 Rongcheng, đây là chiếc thứ 4 thuộc lớp tàu quét mìn Type-082 II. Chiếc đầu tiên của lớp này được đưa vào hoạt động từ năm 2005.

    Type-082 II được phát triển dựa trên cơ sở tàu quét mìn Type-082 lớp Wusao. Tàu đầu tiên và thứ 2 được giao cho hạm đội Đông Hải, tàu thứ 3 biên chế về hạm đội Nam Hải.
    Tàu quét mìn Type-082 II có chiều dài 55 m, rộng 9,3 m, mớn nước 2,6 m, lượng giãn nước toàn tải 600 tấn. Cấu trúc thượng tầng được chế tạo từ vật liệu sợi thủy tinh.
    Thân tàu được chế tạo bằng vật liệu tổng hợp nhằm giảm độ bộc lộ từ tính mà có thể gây nguy hiểm cho tàu khi làm nhiệm vụ. Một số nguồn tin cho biết, Trung Quốc đã tạo ra được bước đột phá trong việc làm chủ công nghệ vật liệu sợi thủy tinh sử dụng trong quá trình phát triển lớp tàu quét mìn mới.

    [​IMG]
    Tàu quét mìn số hiệu 811 mới được bàn giao cho Hạm đội Bắc Hải.
    Đuôi tàu được trang bị một cần cẩu để triển khai và thu hồi thiết bị xử lý mìn từ xa. Cũng theo Jane’s Defence Weekly, thiết bị này khá giống hệ thống xử lý mìn Pluto của Italy. Thiết bị này được trang bị camera quan sát dưới nước để phát hiện mìn cùng 4 chân vịt để di chuyển linh hoạt trong nước đặt mìn phá hủy mìn của đối phương.

    Ngoài việc tiếp nhân tàu mới, 3 phương tiện mặt nước điều khiển từ xa cũng được bàn giao. Các phương tiện này có chiều dài khoảng 25 m, trọng lượng khoảng 100 tấn. Chúng là những thiết bị rất hữu ích trong việc thăm dò và phát hiện mìn hải quân từ xa.


    Tàu quét mìn lớp Type-082II được trang bị động cơ diesel với tổng công suất 4.400 mã lực, truyền động cho chân vịt 2 trục, tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ, phạm vi hoạt động 900 hải lý. Thủy thủ đoàn 40 người. Vũ khí trên tàu gồm 2 tháp pháo nòng đôi 37 mm ở phía trước và phía sau.
    http://kienthuc.net.vn/vu-khi/tim-hieu-tau-quet-min-moi-cua-trung-quoc-630764.html
  3. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Máy bay TQ vào không phận Nhật, Hàn (test khả năng ứng phó của KQ 2 nước này)

    TTO - Hai chiếc máy bay quân sự Trung Quốc đã bay vào không phận của Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhật Bản đã lập tức điều máy bay ngăn chặn hành vi này.

    [​IMG]
    Hai máy bay quân sự Trung Quốc bay vào không phận của Hàn Quốc và Nhật Bản ngày 31-1 - Ảnh: UPI
    Theo UPI, sự việc xảy ra từ ngày chủ nhật, 31-1, nhưng chưa rõ sao tới ngày 2-2, thông tin này mới được công bố.

    Theo đó hãng thông tấn Yonhap dẫn nguồn tin từ Hội đồng tham mưu trưởng liên quân của Seoul cho biết, hai chiếc máy bay chiến đấu đã đi vào Vùng nhận diện phòng không Hàn Quốc (KADIZ) này 31-1.

    Theo hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản, đó là những máy bay Shaanxi Y-9, loại chiến đấu cơ tầm trung có trọng tải 25 tấn.

    Không phận của Hàn Quốc có vùng chồng lấn với không phận của Trung Quốc và theo phía Hàn Quốc, Trung Quốc đã không thông báo với Seoul về kế hoạch bay của họ.

    Phát ngôn viên của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc, ông Jeon Ha-gyu, cho biết, Hàn Quốc phát hiện hai máy bay lạ đi vào không phận của họ ở vùng phía nam bán đảo Triều Tiên.

    Sau đó họ xác định được đó là máy bay của Trung Quốc và ông Jeon Ha-gyu nói các máy bay này không có hành vi nào mang tính đe dọa quân sự.

    Cũng theo ông Jeon Ha-gyu, Seoul đã triển khai các biện pháp do thám và chiến lược cần thiết đối phó với máy bay Trung Quốc và Hàn Quốc cũng sẵn sàng phản ứng với bất cứ hành vi xâm phạm nào vào khu vực không phận đặc quyền của nước này.

    Hai máy bay Trung Quốc bay về phía tây nam đảo Jeju và sau khi rời KADIZ, chúng bay vào Vùng nhận diện phòng không của Nhật Bản (JADIZ).

    Hãng Kyodo cho biết chúng bay qua eo biển Tsushima rồi mới bay trở về.

    Báo Mainichi Shimbun đưa tin các máy bay chiến đấu của Nhật đã được điều động để ngăn cản hoạt động của các máy bay Trung Quốc.

    Phía Nhật cho rằng đây là những máy bay do thám Trung Quốc nhằm thu thập tin tức về các tàu khu trục lớp Aegis của Nhật Bản.

    Trước đó Bộ Quốc phòng Nhật Bản triển khai các tàu khu trục lớp Aegis trang bị hệ thống đánh chặn tên lửa SM-3 trên biển Nhật Bản và các vùng biển xung quanh để đối phó tình huống CHDCND Triều Tiên bắn tên lửa vào không phận Nhật Bản.
    http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/2016...ham-khong-phan-han-quoc-nhat-ban/1048963.html
  4. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Lộ thông số xe tăng hạng nhẹ bí ẩn của Trung Quốc
    Cập nhật lúc: 13:00 06/02/2016
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Không quân Trung Quốc vẫn duy trì nhiều máy bay cổ lỗ

    Mới đầu năm, tên lửa đạn đạo Trung Quốc ồ ạt tập trận
    (Kiến Thức) - Mẫu xe tăng hạng nhẹ mới của Trung Quốc được trang bị pháo 105 mm cùng hệ thống cảm biến lấy từ xe tăng Type-99A2.
    Jane’s Defence Weekly, Anh dẫn một nguồn tin ở Trung Quốc tiết lộ về mẫu xe tăng hạng nhẹ mới do công nghiệp quốc phòng nước này sản xuất. Hình ảnh mới do trang mạng Sina đăng tải cung cấp thêm một cái nhìn cụ thể hơn về mẫu xe từng được tiết lộ trong năm 2011.

    Mẫu xe tăng hạng nhẹ mới nặng khoảng 35 tấn, hai bên tháp pháo và phía trước mũi được bổ sung thêm giáp phản ứng nổ. Nguồn tin nhận định, ê kíp vận hành xe gồm 4 người, trước đó có thông tin cho rằng, pháo chính sử dụng hệ thống nạp đạn tự động có thể giảm ê kíp xuống còn 3 người.

    Xe tặng hạng nhẹ mới được trang bị pháo chính 105 mm có thể bắn đạn xuyên giáp hợp kim vonfram với khả năng xuyên giáp tới 500 mm. Ngoài ra, pháo chính còn có khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng.

    [​IMG]
    Hình ảnh về mẫu xe tăng hạng nhẹ mới của Trung Quốc với các tấm giáp phản ứng nổ bổ sung thêm ở phía trước.
    Hệ thống cảm biến trên xe được lấy từ xe tăng chiến đấu chủ lực Type-99A2. Nóc tháp pháo được bổ sung thêm một radar tìm kiếm mục tiêu. Xung quanh tháp pháo được trang bị lựu đạn khói cùng thiết bị dò tia laser nhằm đối phó với vũ khí chống tăng dẫn đường bằng laser.


    Xe được trang bị hệ thống treo đặc biệt có khả năng điều chỉnh độ cao gầm xe nhằm tương thích với nhiều kiểu địa hình khác nhau. Hệ thống động lực trên xe vẫn chưa được tiết lộ.

    Theo trang mạng Sina, mẫu xe mới tiếp tục cho thấy mối quan tâm của Trung Quốc đối với xe tăng hạng nhẹ được xúc tiến từ những năm 1950.

    Ở thời điểm đó, Trung Quốc rất cần xe tăng hạng nhẹ để hoạt động ở khu vực phía nam với địa hình nhiều đồng ruộng và cầu, cống nhỏ. Điều đó dẫn đến sự ra đời của mẫu xe tăng hạng nhẹ Type-62 vào năm 1962.

    Đến những năm 1990, quân đội Trung Quốc lại có nhu cầu cao về xe tăng lội nước dẫn đến sự gián đoạn trong phát triển xe tăng hạng nhẹ. Đến những năm 2000, nhu cầu về xe tăng hạng nhẹ lại nổi lên để hoạt động ở các khu vực vùng núi và ở phía nam, cũng như yêu cầu trong tương lai về khả năng triển khai sức mạnh bằng đường không.
    http://kienthuc.net.vn/vu-khi/lo-thong-so-xe-tang-hang-nhe-bi-an-cua-trung-quoc-632847.html
    Lieuninh thích bài này.
  5. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Chuyên gia Mỹ cảnh giác với UAV Trung Quốc ở Biển Đông
    (Vũ khí) - Trung Quốc đang nhanh chóng trở thành một đối thủ hàng đầu trong cuộc đua quốc tế về sản xuất máy bay không người lái.
    Sản phẩm của họ hiện đang đóng vai trò chủ chốt ở những khu vực có tranh chấp là Iraq, Syria, Pakistan và Triều Tiên. Theo các nhà quan sát quân sự, máy bay không người lái, còn gọi là UAV của Trung Quốc đã được các đơn vị an ninh Iraq dùng để chống lại các lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, gây ra nhiều thương vong hồi giữa tháng 12/2015.

    Ông Michael Boyle, một chuyên gia về UAV và học giả cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại ở Mỹ, bình luận: “Nhiều nhà sản xuất UAV Trung Quốc đang bán những chiếc UAV nhỏ có khả năng trinh sát chiến trường và một số giờ đây có thể mang hỏa tiễn”.

    [​IMG]
    Trung Quốc phát triển mạnh mẽ máy bay không người lái trên mọi lĩnh vực, nhưng tập trung sâu vào ứng dụng quân sự.
    Ông Boyle cho rằng tiềm năng xuất khẩu UAV Trung Quốc rất lớn vì Quốc hội Mỹ đặt ra quy định kiểm soát xuất khẩu ngặt nghèo đối với UAV Mỹ. Hiện Trung Quốc có thể chỉ đứng sau quy mô sản xuất của Mỹ.

    Theo ông, UAV Trung Quốc sẽ có một thị trường tấp nập người mua là các nước ở châu Á, Trung Đông, Nam Mỹ và châu Phi, những nơi không được mua công nghệ Mỹ.

    Các chuyên gia còn nhận định UAV sẽ ảnh hưởng đến sự giằng co chính trị và giữa các nước ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, với khả năng Nhật Bản sẽ triển khai các UAV Hawk do Mỹ sản xuất.

    Trung Quốc cũng có thể triển khai UAV để bảo vệ các dự án đầu tư của họ ở các vùng gặp rắc rối hoặc bị khủng bố tấn công ở châu Á và châu Phi.

    Ông Boyle nêu rõ: “Khu vực bên trên các đảo có tranh chấp ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đang ngày càng trở thành một khu vực chính yếu đối với cuộc cạnh tranh về UAV. Chúng có nhiều lợi thế: UAV có thể xác định các thay đổi trên bề mặt các đảo và cung cấp các bằng chứng hình ảnh về sự củng cố quân sự".

    Cũng theo ông Boyle, công nghệ UAV đang thay đổi cơ bản các định nghĩa về cạnh tranh toàn cầu và âm thầm thay đôi luật chơi đối với nhiều cuộc xung đội và đối đầu kéo dài.

    Đây không phải là lần đầu người Mỹ tỏ ra cảnh giác với UAV Trung Quốc. Năm ngoái, truyền thông dẫn bản báo cáo của Viên nghiên cứu khu vực châu Á Thái Bình dương “Dự án 2049” có trụ sở tại Washington cũng chỉ rõ, trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ gây tổn thất nặng nề mang tính hủy diệt cho Hải quân Mỹ, đặc biệt là tàu sân bay và các căn cứ hải quân. Khi xảy ra chiến tranh, hàng loạt UAV Trung Quốc sẽ tấn công hết đợt này đến đợt khác, vô hiệu hóa hệ thống phòng không chiến trường và giáng những đòn mang tính hủy diệt bằng bom điều khiển và tên lửa xuống đầu quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương.

    Theo ý kiến của tác giả bản báo cáo, Trung Quốc đang thực thi những chương trình phát triển các UAV lớn và toàn diện nhất trên thế giới, thực tế đã và đang đe dọa sức mạnh quân sự, vị thế chính trị nước Mỹ. Bản báo cáo cũng đề cập đến các trường đại học, các viện và các cơ sở nghiên cứu, các tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ, những nhà lãnh đạo và toàn bộ tiềm lực công nghiệp Trung Quốc hoàn toàn có thể tạo ra một bước đại nhảy vọt trong quá trình nghiên cứu, thiết kế, phát triển sản xuất và khai thác sử dụng UAV trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là quân sự.

    Các UAV Trung Quốc trong tương lai sẽ xuất kích trong một không đoàn thống nhất, có thể tiếp dầu trên không, tự cất hạ cánh trên các căn cứ và tàu sân bay, tác chiến điện tử, dẫn đường tên lửa hành trình đồng thời chủ động tấn công bằng bom, tên lửa. Một trong những nguy cơ đối với người Mỹ là tiến trình nghiên cứu, thiết kế và phát triển các UAV có tầm bay xa và thời gian hoạt động dài của Bắc Kinh, những UAV này có thể giáng những đòn tấn công bất ngờ vào các căn cứ chiến lược của Mỹ ở Okinawa, Philipphines hoặc trên đảo Guam cũng như các căn cứ quân sự các nước láng giềng.

    Báo cáo cũng đề xuất các biện pháp nhằm ngăn chặn các nguy cơ đe dọa của UAV Trung Quốc như tăng cường hệ thống phòng không, phòng thủ tên lửa của Mỹ và đồng minh trong khu vực, tăng cường năng lực tác chiến, hiện đại hóa các đơn vị tác chiến điện tử và chiến tranh mạng, trên các căn cứ quân sự Mỹ các máy bay chiến đấu phải có hầm chứa ngầm, lực lương công binh phải có khả năng phục hồi nhanh các đường băng, phân tán lực lượng trên các đảo thuộc quyền ở Thái Bình Dương

    Rõ ràng Washington đang thật sự bất an trước sự phát triển mạnh mẽ công nghiệp chế tạo và sản xuất máy bay không người lái của Bắc Kinh.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...-giac-voi-uav-trung-quoc-o-bien-dong-3299877/
    Lieuninh thích bài này.
  6. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Quyết tâm trở thành siêu cường công nghệ, Trung Quốc đầu tư tới 150 tỷ USD cho mảng bán dẫn
    Quote:
    Từ năm 1970 tới nay chính phủ Trung Quốc luôn nỗ lực để xây dựng một ngành công nghiệp bán dẫn bản địa. Tuy nhiên, chưa bao giờ tham vọng và ngân sách đầu tư vào ngành công nghiệp này lớn như bây giờ.

    https://genknews.vcmedia.vn/k:2016/print-e***ion-9-1454388533916/quyet-tam-tro-thanh-sieu-cuong-cong-nghe-trung-quoc-dau-tu-toi-150-ty-usd-cho-mang-ban-dan.jpg

    Trong lần đầu tư lớn trước đó, nửa cuối những năm 1990, chính phủ đất nước tỷ dân đã chi hơn 1 tỷ USD cho ngành công nghiệp bán dẫn. Lần này, theo một kế hoạch lớn được công bố Trung Quốc muốn tập hợp khoảng 100 tới 150 tỷ USD từ các quỹ đầu tư công cộng và tư nhân cho ngành công nghiệp trên.

    Mục đích cuối cùng của Trung Quốc là tới năm 2030 có thể bắt kịp các hãng hàng đầu thế giới về thiết kế, chế tạo và đóng gói tất cả các loại chip, chấm dứt sự lệ thuộc vào nguồn cung nước ngoài. Năm 2015, các lãnh đạo Trung Quốc đã bổ sung thêm một mục tiêu xa hơn: tự sản xuất 70% số lượng chip ngành công nghiệp Trung Quốc tiêu thụ trong vòng 10 năm tới.

    Trung Quốc có một quãng đường dài cần chinh phục. Năm ngoái, các hãng sản xuất cả trong nước và nước ngoài tại đất nước đông dân nhất thế giới tiêu thụ số lượng chip (tất cả các loại) trị giá tới 145 tỷ USD. Tuy nhiên, sản lượng của ngành công nghiệp chip nội địa Trung Quốc chỉ đáp ứng được 1/10 giá trị đó. Và hầu như tất cả các loại chip đắt giá mà các hãng sản xuất Trung Quốc tiêu thụ như vi xử lý máy tính hoặc chip nhúng vào xe hơi đều được nhập khẩu.

    Mua sắm, thâu tóm, sáp nhập

    Để nhanh chóng hiện thực hóa các kế hoạch, nhà chức trách Trung Quốc nhận rằng họ phải mua càng nhiều chuyên gia nước ngoài càng tốt. Trong những tháng gần đây, các doanh nghiệp nhà nước và những cơ quan chính phủ liên tiếp thực hiện những thương vụ mua bán, đầu tư hoặc giao dịch với các công ty bán dẫn nước ngoài.

    Ngày 17/1, tỉnh Quý Châu đã công bố một hợp đồng liên doanh với Qualcomm, nhà thiết kế chip của Mỹ. Lãnh đạo tỉnh và Qualcomm sẽ cùng nhau đầu tư 280 triệu USD để thành lập một hãng sản xuất chip mới chuyên sản xuất chip cho máy chủ. Quỹ đầu tư của tỉnh sẽ sở hữu 55% doanh nghiệp trên. Hai ngày trước, các cổ đông của hãng đóng gói và kiểm tra chip Powertech Technology, Đài Loan, đã đồng ý cho Thanh Hoa Unigroup, một công ty nhà nước đại lục, mua 25% cổ phần với giá 600 triệu USD.

    Các quan chức cho rằng việc phát triển một ngành công nghiệp bán dẫn "cây nhà lá vườn" là một mệnh lệnh mang tính chiến lược giúp quốc gia này thoát khỏi tình trạng lệ thuộc quá mức vào các hãng công nghệ nước ngoài. Họ có thể dành về phía mình khoản tiền thuế khổng lồ mà các nhà chính trị Mỹ, châu Âu và các vùng khác của châu Á chi tiêu không tiếc cho ngành công nghiệp bán dẫn trong nước của họ trong những năm qua.

    Theo một số ước tính, khoảng trống của ngành công nghiệp chip Trung Quốc so với nhu cầu chỉ bằng khoảng một nửa so với các con số thống kê. Lý do là rất nhiều chip nhập khẩu mà các nhà máy Trung Quốc tiêu thụ được dùng để lắp ráp ngay trên các thiết bị như iPhone của Apple và máy tính xách tay của Lenovo tại các nhà máy ở đất nước này sau đó được xuất khẩu. Mặc dù vậy, chính sách thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn phù hợp với chính sách lớn hơn của chính phủ Trung Quốc về việc chuyển từ nền kinh tế sử dụng nhiều lao động tới một mô hình mới có giá trị kinh tế cao, bảo vệ môi trường.

    Morgan Stanley, một ngân hàng Mỹ, ước tính lợi nhuận của các công ty bán dẫn trưởng thành ở mức 40% hoặc lớn hơn trong khi các công ty máy tính và phần cứng khác thường chỉ có mức lợi nhuận 20% hoặc ít hơn. Do vậy, nếu các doanh nghiệp Trung Quốc có thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường chip và nắm giữ một số tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản như Intel trên thị trường chip dành cho máy tính cá nhân và máy chủ thì Trung Quốc sẽ được thụ hưởng mức lợi nhuận lớn hơn trong ngành công nghiệp điện tử toàn cầu.

    Tập trung cho những đứa con cưng

    Trước đó, trong nỗ lực nhằm thúc đẩy sản xuất tấm pin mặt trời và đèn LED, chính phủ Trung Quốc đã đầu tư vào quá nhiều doanh nghiệp trong nước khiến dư thừa công suất và giá thành tụt dốc không phanh. Lần này, rút kinh nghiệm, các nhà chức trách tập trung đầu tư vào một nhóm hạn chế các doanh nghiệp hàng đầu. Ví dụ, hãng SMIC của Thượng Hải được coi là doanh nghiệp đúc chip hàng đầu Trung Quốc, hãng này chuyên sản xuất chip theo số lượng lớn theo bản thiết kế của các hãng khác. Ngoài ra còn có HiSlicon của Thâm Quyến, một công ty con của Huawei, một trong những hãng thiết kế chip vô địch tại Trung Quốc.

    https://genknews.vcmedia.vn/k:2016/print-e***ion-11-1454388533909/quyet-tam-tro-thanh-sieu-cuong-cong-nghe-trung-quoc-dau-tu-toi-150-ty-usd-cho-mang-ban-dan.jpg

    Zhao Weigo, ông chủ Thanh Hoa Unigroup

    Hãng chip nổi bật nhất phải kể tới đó là Thanh Hoa Unigroup, một công ty được tách ra từ Đại học Thanh hoa Bắc Kinh. Đây là hãng sản xuất chip vô địch trong số các nhà vô địch của Trung Quốc. Hãng này đủ sức thách thức cả đế chế Intel hùng mạnh. Zhao Weigo, ông chủ Thanh Hoa Unigroup, lớn lên trong nghèo khó tại Tân Cương bởi cha và mẹ anh bị trục xuất vào năm 1950 vì bất đồng chính kiến với giới cầm quyền. Từ nhỏ anh phải chăn dê và lợn phụ giúp gia đình. Sau khi chuyển tới Bắc Kinh để theo học đại học, Zhao đã làm giàu từ linh kiện điện tử, bất động sản và tài nguyên thiên nhiên trước khi trở thành Chủ tịch và cổng đông lớn thứ hai của Thanh Hoa Unigroup.

    Thanh Hoa Unigroup nổi lên từ con số không từ năm 2013 khi chi 2,6 tỷ USD để mua hai công ty thiết kế vi mạch của Trung Quốc là Spreadtrum và RDA Microelectronics. Trong năm 2014, Intel đã phải bỏ 1,5 tỷ USD để mua 20% cổ phần của Thanh Hoa Unigroup, một đối thủ tiềm năng trong tương lai. Hai công ty đã hợp tác với nhau để phát triển chip cho thiết bị di động, một lĩnh vực mà Intel đang tụt hậu. Tháng 5 năm ngoái, Thanh Hoa đã dành 2,3 tỷ USD để mua 51% cổ phần của H3C, một công ty con chuyên sản xuất thiết bị mạng dữ liệu của HP. Vào tháng 11, Thanh Hoa tuyên bố chi 13 tỷ USD để xây dựng một nhà máy sản xuất chip nhớ khổng lồ.

    Dùng tiền để mua công nghệ chip

    Các hãng chip Trung Quốc khác cũng đang chi tiền rất mạnh tay để thâu tóm các hãng khác nhằm tăng cường sức mạnh cũng như công nghệ. Giang Tô Trường Giang, một công ty đóng gói chip, đã chi một 1,8 tỷ USD trong năm 2014 để dành quyền kiểm soát STATS ChipPac, một hãng Singapore cùng ngành. Năm 2015, công ty nhà nước Jianguang Asset Management đã chi một khoản tiền tương tự để sở hữu một phần công ty NPX, Hà Lan, chuyên sản xuất chip đặc biệt cho trạm điện thoại di động.

    Một nhóm dẫn đầu bởi công ty nhà nước China Resources Holdings đã chào giá 2,5 tỷ USD cho Fairchild Semiconductor International, một công ty Mỹ. Dẫu vậy, Thanh Hoa vẫn là hãng dẫn đầu trong việc thâu tóm các hãng chip nước ngoài.

    "Nhiều người nghĩ rằng tôi là tay sai của chính phủ", Zhao chia sẻ, "nhưng thực sự chúng tôi chỉ là một công ty có định hướng thị trường tốt". Tuy vậy, ông Zhao không thể phủ nhận sự hỗ trợ của nhà nước Trung Quốc cho công ty của ông. Nếu không có sự hỗ trợ trên, Thanh Hoa chẳng thể nào có 45 tỷ USD để tiếp tục các giao dịch khác trong 5 năm tiếp theo như kế hoạch mà ông Zhao chia sẻ.

    Phương pháp tiếp cận các hãng bán dẫn nước ngoài của Trung Quốc, khác với hoạt động thâu tóm các thương hiệu tiêu dùng nước ngoài của các hãng, đôi khi không được đón nhận nồng nhiệt. Năm ngoái, đề nghị mua lại với giá 23 tỷ USD của Thanh Hoa dành cho Micron, hãng sản xuất chip nhớ DRAM cho máy tính và máy chủ lớn nhất tại Mỹ, đã bị từ chối do vấn đề chính trị. Đề nghị mua lại hãng sản xuất chip DRAM của Hàn Quốc là SK Hynix cũng bị từ chối trong tháng 11.

    Trong tháng 12, Thanh Hoa đã mua lại 25% cổ phần của Siliconware Precision Industries (SPIL), một hãng đóng gói và kiểm tra chip của Đài Loan. Cùng trong tháng đó, do lo ngại các vấn đề chính trị, Advanced Semiconductor Engineering (ASE), một hãng đóng gói chip lớn khác tại Đài Loan, đã tiến hành những nỗ lực nhằm thâu tóm SPIL. Tsai Ing-wen, một ứng cử viên của đảng đối lập trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan, đã tuyên bố khoản đầu tư của Trung Quốc vào các hãng chip trên hòn đảo này là một mối đe dọa rất lớn. Nhờ tuyên bố này, trong ngày bỏ phiếu tổng thống 16/1, bà Tsai Ing-wen đã dành chiến thắng.

    Bài học từ Đài Loan

    Chúng ta có thể nhìn vào Đài Loan để đánh giá xem liệu Trung Quốc sẽ thực hiện được tham vọng của mình hay tiếp tục phụ thuộc vào công nghệ chip nước ngoài. Từ những năm 1980, Đài Loan đã rất thành công trong việc phát triển các xưởng đúc chip đẳng cấp thế giới chẳng hạn như TSMC và việc đi đầu trong thiết kế chip như MediaTek.

    Nhưng một phần thành công của Đài Loan có được nhờ phát triển đúng thời điểm mà ngành công nghiệp chip chuyển hướng sang mô hình tách biệt thiết kế và chế tạo chip. Đài Loan đi đầu xu hướng này. Nhưng những nỗ lực trong thời gian gần đây của quốc đảo này trong lĩnh vực chip nhớ thực sự là thảm họa. Tính toán của nhà phân tích Mark Li, mặc dù đã nhận được tới 50 tỷ USD - chủ yếu là tài trợ từ chính phủ - trong những năm 1990 và 2000 nhưng các công ty Đài Loan đã thất bại hàng loạt trong lĩnh vực bộ nhớ chip.

    Các doanh nghiệp này tiếp tục thua lỗ khi theo đuổi thị phần. Từ năm 2001 tới năm 2010, ngành kinh doanh bộ nhớ chip toàn cầu đạt tổng mức lợi nhuận 8 tỷ USD. Tuy nhiên, chỉ có hai hãng sản xuất Hàn Quốc là Samsung và SK Hynix làm ăn có lãi. Các hãng khác lỗ gần 13 tỷ USD. Mặc dù chi tiêu quá rộng lớn nhưng theo ông Li, các công ty Đài Loan chi quá ít nên không thể tiếp cận ranh giới thay đổi và họ kỳ vọng lợi nhuận quá sớm.

    Douglas Fuller, Đại học Chiết Giang - Hàng Châu, cho rằng sự tăng trưởng của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu trong những năm gần đây sẽ khiến Trung Quốc khó thực hiện tham vọng hơn. Những hãng dẫn đầu trong ngành công nghiệp chip bộ nhớ đã trở thành cố hữu nhất là sau những vụ sáp nhập gần đây. Và các con chip cùng các phần mềm liên quan cũng trở nên phức tạp hơn nhiều khiến các công ty Trung Quốc khó nắm vững quy trình sản xuất hơn. CEO của ASE, Tien Wu, cho biết thêm rằng các công ty Đài Loan thành công khi xâm nhập vào thị trường tại thời điểm nền kinh tế phát triển bùng nổ nên sẽ khó khăn hơn cho các doanh nghiệp Trung Quốc nếu muốn thành công trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng chậm như hiện tại.

    Ba thách thức cần giải quyết

    Lee Wai Keong, giám đốc ASM Pacific Technology, chia sẻ rằng nếu muốn thành công, các hãng chip hàng đầu Trung Quốc phải giải quyết được ba thách thức. Thứ nhất, các doanh nghiệp Trung Quốc phải chuyển từ một nền văn hóa quan tâm tới mức giá sang nền văn hóa của sự đổi mới. Anh cho rằng không có đường tắt trong công nghệ bán dẫn, những hãng như Thanh Hoa không thể làm chủ những công nghệ tiên tiến bằng các thâu tóm các công ty khác. Rào cản chính sách xuất khẩu và chính trị tại Đài Loan, Hàn Quốc và Mỹ sẽ ngăn cản việc chuyển giao các công nghệ mới nhất cho các hãng Trung Quốc.

    Đa số các hãng chip đại lục tụt hậu khá xa so với các hãng trên thế giới về sáng chế ngoại trừ một trường hợp duy nhất là HiSilicon. Chỉ riêng Intel đã dành cho nghiên cứu và phát triển số tiền nhiều gấp bốn lần so với toàn bộ ngành công nghiệp chip Trung Quốc. Bên cạnh đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu, các công ty Trung Quốc cũng cần phải thu hút nhiều nhà khoa học và kỹ sư có kinh nghiệm. Đây không phải là điều không thể bởi Silicon Valley có rất nhiều nhân tài cho Trung Quốc khai thác. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Trung Quốc như Thanh Hoa sẽ phải học các đổi mới toàn cầu nếu muốn thu hút họ. Ví dụ như triển khai nhiều trung tâm R&D trên khắp thế giới.

    Điều này dẫn chúng ta tới thách thức thứ hai: cần phải có suy nghĩ toàn cầu. Cho tới nay, các công ty Trung Quốc chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng đang bùng nổ trong nước. Nhưng họ phải chuẩn bị cho nhu cầu của cả thị trường toàn cầu. Họ phải làm hài lòng người dùng, đập tan định kiến "Made in China" đồng nghĩa với hàng kém chất lượng trong lòng người dùng.

    Thách thức cuối cùng có thể là khó khăn nhất. Các nhà đầu tư vào các công ty chip tại Trung Quốc cần phải chuẩn bị tinh thần cho một chặng đường dài vất vả, khó khăn. Phân tích của McKinsey cho thấy trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu, trong chip bộ nhớ hoặc chip xử lý và trong thiết kế, chế tạo hoặc đóng gói chip, một hoặc hai công ty hàng đầu nắm giữ toàn bộ lợi nhuận trong khi các công ty còn lại làm ăn thua lỗ.

    Đầu tư dài hơi

    Để tránh lãng phí 150 triệu USD, các hãng chip Trung Quốc có thể nhìn vào Samsung. Gã khổng lồ Hàn Quốc đã trở thành ông lớn trong ngành bán dẫn bằng cách đầu tư mạnh vào R&D, tích lũy một loạt tài năng kỹ thuật và chấp nhận lợi nhuận thấp trong nhiều năm. Thực tế, các công ty Trung Quốc có thể tận dụng điều này khi coi chính phủ là nhà đầu tư và ưu tiên phát triển chiến lược chứ không phải vì lợi nhuận.

    Các nhà phân tích của Morgan Stanley cho rằng các công ty Trung Quốc vẫn có cơ hội dẫn đầu thế giới trong một số phần của ngành công nghiệp bán dẫn. Các công ty chip địa phương sẽ có ưu thế mạnh mẽ trong các sản phẩm tiêu dùng như TV, điện thoại di động và máy tính, những sản phẩm mà Trung Quốc chiếm ưu thế về cả sản xuất và tiêu thụ. Các quan chức quản lý có thể tung ra các bộ luật có lợi cho các hãng quê nhà. Mặc dù những chính sách đó có thể khiến các doanh nghiệp mạnh lên tại Trung Quốc nhưng sức cạnh tranh quốc tế của họ sẽ bị suy yếu.

    Trong lĩnh vực chip nhớ, cả DRAM và flash, các hãng Trung Quốc sẽ được tăng sức mạnh nếu họ thuyết phục được các hãng lớn ở nước ngoài hình thành các liên minh chia sẻ công nghệ. Tranh thủ sự giúp đỡ của hãng này để vượt qua các chính sách tránh chuyển giao công nghệ mà các nước khác áp đặt lên chính phủ Trung Quốc. Để thực hiện tốt quá trình này, các hãng Trung Quốc cần có những chiếc túi sâu và luôn đầy ắp tiền. Trong tháng Chín, Thanh Hoa đã đồng ý bớm 3,8 tỷ USD cho Western Digital, một hãng sản xuất ổ cứng của Mỹ. Ngay sau đó, Western Digital đã mua lại đối thủ SanDisk với giá 19 tỷ USD. SanDisk cũng là một công ty Mỹ và là một trong số công ty hàng đầu thế giới về bộ nhớ flash.

    Trong quá khứ, Trung Quốc chẳng thành công lắm trong việc cố gắng tạo ra những hãng hàng đầu quốc gia. Trong ngành công nghiệp xe hơi, nỗ lực của chính phủ nhằm giúp các công ty trong nước học hỏi kinh nghiệm từ các công ty nước ngoài thông qua các liên doanh chỉ khiến các công ty trong nước ngày càng phụ thuộc vào các công ty nước ngoài. Trong lĩnh vực sản xuất máy bay thương mại, tập đoàn hàng không vũ trụ nhà nước, COMAC, đã phát triển máy bay trong nhiều năm, tiêu tốn rất nhiều tiền mà vẫn chưa thể tung sản phẩm ra thị trường. Thậm chí, sản phẩm của hãng này khi ra mắt còn có nguy cơ bị lỗi thời.

    Trong một vài phần khác của ngành vi mạch, các công ty Trung Quốc có thể sẽ bắt kịp thế giới nhưng họ sẽ làm suy yếu ngành công nghiệp toàn cầu như đã từng làm với tấm năng lượng mặt trời thông qua việc sản xuất quá nhiều sản phẩm. Ông Li nhận định: "Trung Quốc sẽ không dừng lại cho tới khi nó chiếm ưu thế trên thị trường khhi mà giá trị và nền kinh tế bị phá hủy". Chủ tịch Zhao không hề nao núng. "Ngành chip đang bước vào kỷ nguyên của những gã khổng lồ, đẩy mạnh sự hội nhập". Rõ ràng, với tuyên bố này, Zhao muốn công ty của ông là một trong số ít những gã khổng lồ còn sống sót.
    http://baomoiso.com/quyet-tam-tro-t...-u-tu-toi-150-ty-usd-cho-ma-ng-ba-n-da-n.html
  7. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Tên lửa mạnh nhất Trung Quốc hoàn thành thử nghiệm
    (Vũ khí) - Trung Quốc đã hoàn thành các đợt thử nghiệm loại tên lửa đẩy lớn nhất và mạnh nhất Trường Chinh 5 tại Trung tâm phóng vệ tinh Wenchang ở tỉnh Hải Nam.
    Đây là thông tin được một quan chức cao cấp thuộc Viện công nghệ phóng tên lửa Trung Quốc cho biết trên China Daily.

    Theo kế hoạch, chuyến bay đầu tiên của loại tên lửa này sẽ được tiến hành vào tháng 9-2016. Trường Chinh 5 (Long March 5) là dòng tên lửa đẩy có công nghệ hiện đại nhất của Trung Quốc.

    [​IMG]
    Tên lửa Trường Chinh 5
    Các cuộc thử nghiệm đã bắt đầu được tiến hành từ tháng 9/2015 với tổng số hơn 130 ngày. Các cuộc thử nghiệm đã chứng minh rằng, tên lửa Trường Chinh 5 đã vận hành tốt tại các cơ sở dưới mặt đất tại Trung tâm phóng vệ tinh Wenchang, ông Li Dong, một nhà thiết kế cao cấp và giám đốc dự án Trường Chinh 5, cho biết.

    Theo ông Li Dong, Hằng Nga 5 (Chang'e 5), tàu thăm dò mặt trăng sẽ hạ cánh trên mặt trăng và lấy các mẫu vật trước khi trở về trái đất, cũng đã tham gia vào các cuộc thử nghiệm này.

    Ông cho biết, các cuộc thử nghiệm này rủi ro và phức tạp nhất mà Trung Quốc từng tiến hành đối với các tên lửa đẩy và có sự tham gia của khoảng 300 kỹ sư. Kết quả thử nghiệm sẽ được sử dụng để cải thiện hiệu suất của quả tên lửa sản xuất hàng loạt đầu tiên. Đây là quả tên lửa đẩy sẽ được phóng vào tháng 9-2016.

    Tên lửa đẩy Trường Chinh dài gần 57m, đường kính 5m, trọng lượng phóng khoảng 800 tấn, tải trọng mang tối đa 25 tấn lên quỹ đạo trái đất tầm thấp và 14 tấn lên quỹ đạo chuyển tiếp địa tĩnh, tương đương với trọng lượng của các tên lửa đẩy Delta IV và Atlas V của Mỹ.

    Sau khi Trường Chinh 5 được đưa vào hoạt động, nó sẽ được sử dụng để phóng các tàu thăm dò mặt trăng cỡ lớn và trạm vũ trụ có người lái mà Trung Quốc dự kiến sẽ đưa lên quỹ đạo vào khoảng năm 2020.

    Các chuyên gia cho rằng việc phóng tên lửa Trường Chinh 5 là một bước tiến mới của Trung Quốc có khả năng cạnh tranh với các quốc gia khác trên thị trường tên lửa không gian.

    Kết quả của các cuộc kiểm tra sẽ được sử dụng để tiến hành các hoạt động sản xuất tên lửa lần đầu tiên trên lãnh thổ Trung Quốc.

    Tới nay, các thế hệ tên lửa đẩy Trường Chinh của Trung Quốc đã thực hiện 200 nhiệm vụ kể từ năm 1970 khi tên lửa Trường Chinh 1 đưa thành công vệ tinh đầu tiên của Trung Quốc là Đông Phương Hồng 1 vào quỹ đạo.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/ten-lua-manh-nhat-trung-quoc-hoan-thanh-thu-nghiem-3299931/
    Lieuninh thích bài này.
  8. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Việt Nam giải bài toán đạn súng bộ binh Mỹ thế nào?
    Cập nhật lúc: 07:00 12/02/2016
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    TIN LIÊN QUAN
    [​IMG]
    Tự hào dàn vũ khí Việt Nam tự sản xuất

    CNQP Việt Nam nỗ lực hiện đại hóa vũ khí lục quân
    (Kiến Thức) - Các kỹ sư của nhà máy Z113 đã làm chủ thành công công nghệ chế tạo đạn 7,62x51 mm để sử dụng cho các súng bộ binh của Mỹ có trong biên chế.
    Sau ngày 30/4/1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã thu được rất nhiều súng bộ binh Mỹ viện trợ cho VNCH như súng trường M14, trung liên M60. Đến nay, những loại súng này vẫn còn hiệu năng sử dụng rất tốt. Để đảm bảo duy trì trang bị các loại súng này, việc chủ động sản xuất đạn 7,62x51 mm trong nước là rất quan trọng.

    Chương trình Tạp chí quân sự, kênh truyền hình QPVN đã giới thiệu đề tài nghiên cứu sản xuất đạn 7,62x51 mm của nhóm nghiên cứu nhà máy quốc phòng Z113, nhằm đảm bảo chủ động nguồn cung đạn trong nước.

    Đội ngũ kỹ sư đã tiến hành nghiên cứu đạn mẫu M80 do Mỹ sản xuất và các tài liệu liên quan về đạn mẫu. Ngoài ra, nhóm còn khảo sát năng lực hiện có trong nước về vật tư, trang bị, công nhân lành nghề và các điều kiện liên quan khác.

    Yêu cầu quan trọng là phải nghiên cứu công nghệ chế tạo phù hợp với điều kiện trong nước và đảm bảo được tính năng tương đương đạn của nước ngoài. Đạn mẫu của Mỹ sử dụng đồng làm vật liệu chế tạo vỏ liều nên có chi phí cao. Nhóm nghiên cứu đã chuyển sang sử dụng vật liệu khác sẵn có trong nước và có chi phí thấp hơn.


    [​IMG]
    Đạn 7,62x51mm do nhà máy Z113 chế tạo. Ảnh: QPVN
    Một khó khăn khác mà nhóm phải đối mặt đó là vật liệu chế tạo lõi đầu đạn. Đạn M80 của Mỹ sử dụng chì antimon, nhưng công nghệ trong nước chưa chế tạo được. Các kỹ sư đã chọn giải pháp sử dụng loại chì đã chế tạo cho các loại súng bộ binh trước đó.

    Một vấn đề khác mà nhóm nghiên cứu phải đối mặt là việc sản xuất đạn 7,62x51 mm phải thực hiện trên dây chuyền hiện có tại nhà máy. Đại úy QNCN Mai Thanh Uyên, phó trưởng phòng kỹ thuật nhà máy Z113 chia sẻ: “Giải pháp mà chúng tôi đưa ra là sử dụng chung vật liệu đang chế tạo các loại đạn bộ khác nhằm giảm chủng loại vật tư. Cải tiến hệ thống cung cấp phôi và đồ gá để sản xuất ngay trên giây chuyền hiện có tại nhà máy”.

    Với các giải pháp cải tiến được nhóm đưa ra, chỉ cần thay hệ thống đồ gá và hệ thống cung cấp phôi là có thể sản xuất đạn 7,62x51 mm mà không cần phải nhập khẩu giây chuyền sản xuất mới, giúp tiết kiệm ngân sách.

    Đạn M80 kiểu NATO là loại đạn nhọn, lắp liền, kết cấu đầu đạn làm bằng đồng bên trong chứa lõi chì, thuốc phóng bên trong vỏ liều là loại cháy nhanh, mối ghép giữa đầu đạn, võ liều và hạt lửa là mối ghép chặt. Đạn đạt vận tốc từ 820-835 m/s.

    [​IMG]
    Kết quả bắn thử nghiệm đạn 7,62x51mm cho kết quả tương đương với đạn nhập khẩu. Ảnh: QPVN
    Đại úy QNCN Nguyễn Việt Thắng chia sẻ: “Để sản xuất được vỏ đạn cần trải qua 43 công đoạn như dập vuốt tạo ống, dập hình, xử lý nhiệt..”. Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu gặp không ít khó khăn, đặc biệt là về vật liệu chế tạo.

    Với tình thần sáng tạo và quyết tâm làm chủ công nghệ, nhóm nghiên cứu đã sản xuất thử nghiệm thành công đạn 7,62x51 mm với chất lượng tương đương đạn nhập khẩu. Thượng úy Nguyễn Tuấn Nghĩa, Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm, nhà máy Z113, người trực tiếp bắn thử đạn cho biết: “Đạn 7,62 do nhà máy Z113 chế tạo đạt tốc độ khi bắn khoảng 820-835 m/s, các chỉ tiêu về đặc tính kỹ thuật tương đương với đạn của Mỹ”.

    Việc chế tạo thành công đạn 7,62x51 mm kiểu NATO tại nhà máy Z113 đã chứng minh năng lực của công nghiệp quốc phòng trong nước trong việc làm chủ công nghệ chế tạo đạn súng bộ binh, đảm bảo đủ nguồn cung đạn cho huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu.

    Từ thành công của đề tài đã góp phần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, đồng thời tạo thêm chủng loại mặt hàng quốc phòng mới, khai thác và nâng cao hiệu quả các dây chuyền công nghệ đã được đầu tư.
    http://kienthuc.net.vn/quan-su-viet...-toan-dan-sung-bo-binh-my-the-nao-624975.html
  9. depquadang

    depquadang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2015
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    159
    Trích:
    Một câu hỏi khác là liệu họ có làm được điều đó với động cơ 117S hay không? Cần lưu ý là người Mỹ cũng gặp khó khăn tương tự khi mua động cơ tên lửa RD-180 của Nga.

    Hơn nữa, câu chuyện này diễn ra không phải là chỉ trong một thập kỷ và có thể tin chắc rằng, Mỹ cũng đã từng mưu toan sao chép RD-180 của hãng Energomash.

    Tại một diễn đàn uy tín của NASA, người ta đã thảo luận “sự phụ thuộc vào động cơ Nga”.

    Cụ thể là vấn đề sao chép kỹ thuật với ý cho rằng, “nói cho cùng, tại sao lại không đo đạc tất cả các chi tiết, rồi dùng các quang phổ kế bức xạ quang nguyên tử để xác định thành phần của chúng để làm ra được một động cơ như thế”.

    “Câu hỏi này có lần cụ ông McCain cũng đã đặt ra cho tôi. Lúc đó, đáp lại, tôi hỏi ông ấy, ông có thích ô tô Trung Quốc không? Đó là cách của những kẻ trộm cắp tài sản trí tuệ.

    Tôi cũng nhắc lại câu chuyện đánh cắp các bản vẽ vỏ máy bay F-22 của chúng ta. Nhưng tất cả chỉ là chuyện vặt!

    Nếu như anh có hàng trăm dữ liệu ban đầu và kết quả cuối cùng ở dạng các tham số của động cơ, thì vẫn còn phải xây dựng hàng triệu công thức trung gian mà nhờ chúng người ta mới tính toán riêng ra từng chi tiết của nó và tất cả chúng cùng với nhau.

    Các kỹ sư trẻ của chúng ra đã xây dựng hàng chục mô hình toán học của RD-180, nhưng luôn luôn nhận được kết quả kém hơn của người Nga.

    Kết luận là dựa vào mẫu nguyên bản chỉ có thể làm ra đồ giả, có quá nhiều yếu tố không nắm rõ được. Có lẽ, người Trung Quốc hài lòng với tình trạng đó, nhưng chúng ta thì không.

    Dễ hiểu 1 chút giống động cơ Honda hàng Nhật và hàng trong nước, cùng 1 thiết kế, cùng 1 chất liệu, ai cũng hiểu nhưng chất lượng thì khó mà đạt đến như bản gốc.
    beta22 thích bài này.
  10. Lieuninh

    Lieuninh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/01/2015
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    74


    Giờ phút nầy Việt Nam còn cậm cụi với đạn súng trường bộ binh thật là đáng khen huhu.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này