1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TerenceTao

    TerenceTao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2016
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    33
    Nhận diện tàu chiến TQ tham gia tập trận hải quân lớn nhất TG
    Ly Vy | 19/06/2016 19:30

    2
    [​IMG]
    Năm nay, Trung Quốc đã mở rộng quy mô đội tàu tham gia cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới RIMPAC, trong đó tàu cứu hộ tàu ngầm lần đầu tiên được điều động.
    Đã đủ bằng chứng cho thấy J-16 Trung Quốc vượt xa Su-30MK2?
    RIMPAC (Vành đai Thái Bình Dương) là cuộc tập trận hải quân có quy mô lớn nhất thế giới do Mỹ chủ trì. Cuộc tập trận năm nay có sự tham gia của 45 tàu chiến, 5 tàu ngầm, trên 200 máy bay và 25.000 binh lính.

    RIMPAC 2016 cũng là lần thứ hai Hải quân Trung Quốc tham gia (lần đầu tiên vào năm 2014). Theo phản ánh của tạp chí Diplomat thì so với lần trước đó, lực lượng của Trung Quốc tập trận năm nay có quy mô lớn hơn với 5 tàu, trong đó lần đầu tiên có tàu cứu hộ tàu ngầm.

    Ngoài các tàu, Trung Quốc còn cử thêm 1 đội thợ lặn và 1 đội lính thủy đánh bộ.

    Số lượng sĩ quan và thủy thủ Trung Quốc tham gia tập trận RIMPAC 2016 cũng tăng lên. Cụ thể, tại RIMPAC 2016, Trung Quốc cử đến 1.200 sĩ quan và thủy thủ. Con số này tại RIMPAC 2014 là 1.100 người.

    Cuộc tập trận RIMPAC sẽ diễn ra gần quần đảo Hawaii và ngoài khơi California, kéo dài từ ngày 30/6 đến 4/8/2016.

    Ngoài Mỹ và Trung Quốc, RIMPAC 2016 còn có các phái đoàn đại diện đến từ Úc, Brazil, Brunei, Canada, Chile, Colombia, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Italy, Japan, Malaysia, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Peru, Hàn Quốc, Philippines, Singapore, Thái Lan, Tonga và Anh. Tức là có tổng cộng 27 quốc gia tham gia.

    Đặc biệt, lần đầu tiên RIMPAC năm nay tổ chức các bài tập cứu hộ tàu ngầm, bên cạnh các bài huấn luyện chỉ huy và kiểm soátDưới đây là thông tin chi tiết về đội tàu Trung Quốc tham gia RIMPAC 2016:

    1. Tàu khu trục Xian lớp Luyang II

    [​IMG]
    Tàu khu trục Xian (số hiệu 153) thuộc lớp Luyang II (Type 052C).

    Tàu khu trục Xian (số hiệu 153) là tàu chiến mạnh nhất mà Trung Quốc đưa đến diễn tập RIMPAC 2016. Đây là chiếc tàu cuối cùng thuộc Type 052C đóng cho hải quân nước này.

    Tàu có chiều dài 155,5m, rộng 17,2m, lượng giãn nước 7.000 tấn. Trên tàu được trang bị nhiều hệ thống vũ khí như pháo hạm Type 210 cỡ nòng 100mm, 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type 730 cỡ nòng 30mm, 8 tên lửa chống hạm YJ-62, 48 tên lửa phòng không tầm xa HHQ-9, 6 ống phóng ngư lôi cùng sàn đáp và nhà chứa cho trực thăng.

    2. Khinh hạm Hengshui lớp Jiangkai II

    [​IMG]
    Khinh hạm Hengshui (số hiệu 572) thuộc lớp Jiangkai II (Type 054A).

    Khinh hạm Type 054A hiện nay đóng vai trò là loại tàu chiến chủ lực của Hải quân Trung Quốc. Tàu có chiều dài 134,1m, rộng 16m, lượng giãn nước trên 4.000 tấn.

    Trang bị vũ khí trên tàu gồm: 1 pháo hạm PJ26 cỡ nòng 76mm, 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type 730, 8 tên lửa chống hạm C-803, 32 ống phóng tên lửa phòng không HQ-16, 6 ống phóng ngư lôi, sàn đáp và nhà chứa cho trực thăng.

    3. Tàu bệnh viện Daishandao (Peace Ark) lớp Anwei

    [​IMG]
    Tàu bệnh viện Peace Ark (số hiệu 866) cùng tàu bệnh viện USNS Mercy của Hải quân Mỹ trong cuộc tập trận RIMPAC 2014.

    Tàu bệnh việc Peace Ark (số hiệu 866) là tàu bệnh viện lớn nhất hiện nay của Trung Quốc. Tàu có chiều dài 178m, rộng 25m, lượng giãn nước 14.000 tấn.

    Trên tàu có 500 giường bệnh, 12 phòng mổ và có thể thực hiện được 60 ca mổ 1 ngày, tương đương với 1 bệnh viện lớn. Tàu cũng được trang bị sàn đáp và nhà chứa trực thăng.

    4. Tàu tiếp liệu Gaoyaohu lớp Qiandaohu

    [​IMG]
    Tàu tiếp liệu Gaoyaohu (số hiệu 966) thuộc lớp Qiandaohu (Type 903A).

    Tàu tiếp liệu Gaoyaohu (số hiệu 966) thuộc Type 903A là con tàu có lượng giãn nước lớn nhất (23.400 tấn) mà Trung Quốc đưa đến RIMPAC 2016. Tàu có chiều dài 178,5m, rộng 24,8m, trên tàu được trang bị 2 trụ tiếp liệu cỡ lớn cùng sàn đáp và nhà chứa cho trực thăng.

    5. Tàu cứu hộ tàu ngầm Changdao lớp Dalao

    [​IMG]
    Tàu cứu hộ tàu ngầm lớp Dalao (Type 926).

    Năm nay là lần đầu tiên Trung Quốc đưa tàu cứu hộ tàu ngầm tham gia tập trận RIMPAC.

    Các tàu cứu hộ tàu ngầm lớp Dalao (Type 926) có lượng giãn nước 9.500 tấn, mang theo tàu ngầm cứu hộ có thể lặn sâu 300m và chứa được 18 người cùng lúc.
    http://soha.vn/nhan-dien-tau-chien-tq-tham-gia-tap-tran-hai-quan-lon-nhat-tg-20160619095502303.htm
  2. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    hoác cung xử cho hỏi sao khựa lại ko kéo con Kunming (DDG-172) ra lấy oai nhỉ, con này hiện tại hình như là khá nhất trong các khu trục của khựa.
  3. TerenceTao

    TerenceTao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2016
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    33
    Ko rõ, nhưng ngộ đoán kéo ra thì lộ bí mật, vì Mỹ chưa biết Type 052D trang bị những gì ? tính năng radar ra sao. Mọi thông tin giờ còn mập mờ lắm. Dự là nó trang bị radar AESA công suất mạnh hơn, RCS của nó cũng nhỏ hơn Type 052C và đặc biệt trang bị YJ-18, HHQ-9B. Type 052C thì lâu nay đi diễn nhiều rồi nên lộ cũng ko sao
    arrow2 thích bài này.
  4. TerenceTao

    TerenceTao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2016
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    33
    Trung Quốc đưa vào biên chế tàu hộ vệ tên lửa Type 056 thứ 26
    VietnamDefence - Tại căn cứ hải quân Du Lâm, đảo Hải Nam, đã diễn ra lễ đưa vào biên chế hải quân Trung Quốc, đặt tên và thượng kỳ trên tàu hộ vệ Khúc Tĩnh (Qujing), số hiệu 508 thuộc lớp Type 056А.

    [​IMG]
    Khúc Tĩnh là tàu hộ vệ Type 056 (lớp Giang Đảo) thứ 26 và là tàu Type 056 thứ ba được tiếp nhận trong năm nay. Khúc Tĩnh được biên chế cho hạm đội Nam Hải và là tàu thứ 10 của lớp này có trong biên chế hạm đội này. Vùng trách nhiệm của tàu này sẽ là quần đảo Hoàng Sa (do Trung Quốc chiếm giữ của Việt Nam) trên Biển Đông.

    Dự kiến, trong năm 2016, sẽ có thêm 5 tàu Type 056 được chuyển giao cho hải quân Trung Quốc.

    Theo thông tin của hải quân Trung Quốc, lớp Type 056 là tàu frigate tên lửa hạng nhẹ thế hệ mới do Trung Quốc tự lực thiết kế. Trung Quốc bắt đầu đóng các tàu này từ năm 2012, nhưng hiện nay đội tàu Type 056 là một trong những loại tàu đông đảo nhất trong hải quân Trung Quốc. Type 056 sẽ thay thế mấy loại tàu tuần tra và một phần các frigate lạc hậu Type 053H lớp Giang Hồ.

    Việc đóng Type 056 được tiến hành đồng thời tại 4 nhà máy đóng tàu: Hồ Đồng Trung Hoa (Hudong-Zhonghua) ở Thượng Hải, Hoàng Phố (Huangpu Shipyard) ở Quảng Châu, Liêu Ninh (Liaonan Shipyard) ở Đại Liên, Vũ Xương (Wuchang Shipyard) ở Vũ Hán.

    Tàu đầu tiên của lớp này là Bạng Phụ (Bengbu), số 582 được đóng tại Hồ Đồng Trung Hoa và chuyển giao cho hải quân Trung Quốc ngày 25/2/2013. Tàu thứ 31 được hạ thủy ngày 25/12/2015 và theo các nguồn tin phương Tây, có nhiều dấu hiệu, loại tàu này sẽ tiếp tục được đóng. Tình báo Mỹ khi đánh giá khả năng của hải quân Trung Quốc trong năm 2015 đã dự đoán Trung Quốc sẽ đóng từ 30-60 tàu Type 056.

    Tàu hộ vệ Type 056 dùng để tuần tra hải phận, hộ tống, tác chiến chống ngầm và chống hạm, hộ ngư. Tàu có chiều dài 89 m, chiều rộng 11 m, lượng giãn nước 1.500 tấn, được trang bị các hệ thống vũ khí khác nhau, thiết bị hiện đại và có đặc tính tàng hình. Hệ thống vũ khí bao gồm 4 tên lửa chống hạm YJ-83 tầm bắn 65 hải lý, 1 ụ pháo 76 mm, hệ thống tên lửa phòng không HQ-10, 2 cụm×3 ống phóng lôi.


    Nguồn: Armstrade, 16.6.2016.
    http://vietnamdefence.com/Home/tint...ho-ve-ten-lua-Type-056-thu-26/20166/54954.vnd
  5. TerenceTao

    TerenceTao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2016
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    33
    Vì sao nhà Thanh bại trận trong hải chiến Hoàng Hải 1894?

    Hạm đội Bắc Dương của nhà Thanh được xem là lực lượng mạnh nhất châu Á, đứng thứ 8 thế giới, vượt trội hơn so với hạm đội của Nhật Bản.
    Kể từ sau Duy tân Minh Trị, Nhật Bản vươn lên từ một nhà nước phong kiến lạc hậu thành một cường quốc hùng mạnh. Tốc độ công nghiệp hóa mạnh, cùng với việc đất nước nghèo tài nguyên đã thúc đẩy Nhật Bản vươn ra đại dương, đánh chiếm thuộc địa để tranh giành ảnh hưởng với phương Tây. Mục tiêu được nhắm đến chính là Triều Tiên, vốn nằm trong sự bảo hộ của nhà Thanh – lúc này đã bước vào giai đoạn suy yếu.
    Chiếm được Triều Tiên, quân Nhật sẽ có bàn đạp tiến vào vùng Mãn Châu, tiến tới nuốt gọn cả Trung Quốc, xưng hùng xưng bá ở châu Á – Thái Bình Dương, sánh vai các cường quốc thế giới.
    Tuy nhiên, muốn đánh chiếm Triều Tiên, Hải quân Nhật phải đánh bại được Hải quân nhà Thanh, mà chủ yếu là Hạm đội Bắc Dương – lực lượng hùng mạnh nhất trên biển của nhà Thanh.

    Hạm đội hùng mạnh nhất châu Á
    Hạm đội Bắc Dương là một trong 4 hạm đội của Hải quân nhà Thanh (ngoài Hạm đội Bắc Dương còn có Hạm đội Nam Dương, Hạm đội Phúc Kiến và Hạm đội Quảng Đông), hạm đội này được đánh giá là có lực lượng mạnh nhất châu Á và là mạnh thứ 8 thế giới. Nó được sự hậu thuẫn rất lớn của quan đại thần Lí Hồng Chương.

    Hạm đội được trang bị nhiều tàu chiến lớn, hiện đại, được đóng bởi 2 cường quốc quân sự là Anh và Đức. Tổng cộng, hạm đội có 78 tàu với tổng lượng giãn nước lên tới 83.900 tấn, vượt trội hơn nhiều so với Hạm đội Nhật Bản (khoảng 60.000 tấn). Trong số đó có 2 chiến hạm Định Viễn và Trấn Viễn là những tàu mạnh nhất thuộc hạm đội.
    Tàu Định Viễn đóng vai trò kỳ hạm của Hạm đội Bắc Dương do Đức đóng năm 1881, bàn giao tháng 11/1885. Con tàu có lượng giãn nước toàn tải 7.355 tấn, dài 94,5m. Con tàu có khả năng vượt 8.300km với tốc độ trung bình 19km/h.
    Về sức mạnh hỏa lực, Định Viễn trang bị 4 pháo 305mm có tầm bắn xa 7,8km, 2 pháo 150mm, 2 pháo 57mm, 2 pháo 47mm, 8 pháo 37mm và 4 ống phóng ngư lôi 356mm. Việc vận hành tàu gồm 363 thủy thủ.

    [​IMG]

    Chiếc mạnh số 2 trong Hạm đội Bắc Dương là tàu bọc thép Trấn Viễn cũng do Đức đóng năm 1882, bàn giao tháng 3/1885. Con tàu có lượng giãn nước toàn tải tới 7.670 tấn, dài 98,89m, rộng 17,98m. Tàu được trang bị 4 pháo 305mm, 2 pháo 150mm, 6 pháo 37mm và 3 ống phóng ngư lôi.
    Trong khi đó, phía Hải quân Nhật Bản chỉ có chiếc tàu tuần dương bảo vệ Matsushima là loại lớn nhất được đóng tại Pháp năm 1886. Con tàu có lượng giãn nước khoảng 4.217 tấn, dài 91,81m, rộng 15,6m. Matsushima trang bị một pháo 320mm, 12 pháo 120mm, 16 pháo 57mm và 4 ống phóng lôi 356mm.

    [​IMG]

    Nhìn chung, Hạm đội Bắc Dương vượt trội hơn so với lưc lượng Nhật Bản về mọi mặt, trang bị hiện đại hơn, nhiều tàu hơn, hỏa lực mạnh hơn rất rất nhiều.
    Tuy nhiên, không phải lực lượng mạnh hơn là sẽ dành chiến thắng. Trước khi bắt đầu bước vào trận chiến Hoàng Hải, lực lượng Hạm đội Bắc Dương đã bị mục ruỗng, thối nát từ bên trong.

    Mục ruỗng, thối nát từ bên trong
    Tuy Hạm đội Bắc Dương có lực lượng khá mạnh, nhưng binh sĩ nhà Thanh có mức độ sẵn sàng chiến đấu rất kém. Do thiếu luyện tập thường xuyên nên thao tác pháo thủ là rất yếu kém. Nạn thuốc phiện lan tràn cũng làm suy kiệt thể chất và tinh thần của không ít binh lính và sĩ quan.
    Cùng với đó là nạn tham nhũng hoành hành, từ cấp thấp lên đến cấp cao. Từ Hi Thái Hậu “bóp chết” Hạm đội Bắc Dương bằng cách rút ngân quĩ hải quân sang xây dựng Di Hòa Viên, khiến cho hạm đội hùng hậu này mất hoàn toàn khả năng sửa chữa các chiến hạm, duy trì hoạt động huấn luyện chiến đấu.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Các quan lại tham nhũng tràn lan, đạn pháo bị nhồi xi măng hay mạt cưa thay cho thuốc súng. Về phần số đạn pháo thực sự thì được sản xuất từ nhiều năm trước, đã rất cũ kĩ do bảo dưỡng kém.
    Trên các chiến hạm, đa số cấp chỉ huy sa đà vào ăn chơi thác loạn, đã ghi nhận một trường hợp sĩ quan lấy cặp pháo 254mm đem cầm đồ. Từ sĩ quan đến binh lính đua nhau tham ô biển thủ, cấp bậc càng cao thì tham nhũng càng nhiều.
    Ngay cả những thứ nhỏ nhặt nhất như các tay đấm cửa bằng đồng, lan can cầu ********* đến những lá chắn bảo vệ ụ pháo bằng thép dày đều bị ăn cắp để đem bán. Đây là điều tất yếu, bởi do ngân sách của hạm đội bị cắt giảm, hoạt động đình trệ, thủy thủ đoàn không có tiền lương nuôi bản thân và gia đình, lại “nhàn cư vi bất thiện” mà quên đi bổn phận người lính với Tổ quốc mà sa đà vào ăn chơi.
    Có thể nói, Hạm đội Bắc Dương là lực lượng có trang bị mạnh, nhưng đang lung lay từ tận gốc rễ, tệ nạn tham nhũng đã gặm nhấm đến những phần tử nhỏ nhất của con tàu.

    Chia rẽ nội bộ sâu sắc
    Không chỉ mục ruỗng, thối nát từ bên trong, quan hệ giữa Hạm đội Bắc Dương và Nam Dương còn có những chia rẽ rất sâu sắc. Điều đó làm cho việc khi xảy ra chiến tranh, các hạm đội không ứng cứu lẫn nhau dẫn đến thất bại nặng nề.
    Điển hình, trong trường hợp khi Hạm đội Nam Dương phải đối đầu với quân Pháp trong chiến tranh Trung – Pháp, thì Hạm đội Bắc Dương vẫn nằm im trong cảng.
    Tháng 2/1885, Hạm đội Bắc Dương miễn cưỡng phái 2 tuần dương hạm Dương Uy và Siêu Dũng đi hỗ trợ Hạm đội Nam Dương, để thành lập một lực lượng xung kích nhằm phá bỏ sự phong tỏa của người Pháp ở Đài Loan.
    Hai chiếc tàu này căng buồm đến Thượng Hải – căn cứ chính của Hạm đội Nam Dương, nhưng gần như ngay lập tức chúng bị Quan đại thần Lý Hồng Chương gọi về. Kết quả là Hạm đội Nam Dương đã mất 2 tàu chiến tại trận phá vây này.
    Hành động gọi tàu về của Lý Hồng Chương đã không bị quên lãng và cũng không bao giờ được tha thứ. Và trong trận hải chiến Hoàng Hải, Hạm đội Nam Dương đã có rất ít các cố gắng để cứu viện cho Hạm đội Bắc Dương.
    Hình minh họa trận chiến Hoàng Hải, tàu chiến Nhật Bản đánh chìm tàu chiến Hạm đội Bắc Dương.

    Một trường hợp khác, liên quan đến 6 pháo hạm do Anh đóng, có trong biên chế Hạm đội Bắc Dương, lần lượt mang tên: Trấn Bắc, Trấn Nam, Trấn Đông, Trấn Tây, Trấn Trung và Trấn Biên được bàn giao năm 1879.
    Bốn chiếc đầu tiên trong số 6 pháo hạm này đáng lẽ phải bàn giao cho Hạm đội Nam Dương, nhưng đã bị Lý Hồng Chương giữ lại để trang bị cho Hạm đội Bắc Dương. Thay vào đó, Hạm đội Nam Dương chỉ nhận được 4 pháo hạm cũ kĩ, đã phục vụ trong Hạm đội Bắc Dương từ năm 1876. Điều này đã gây chia rẽ trong nội bộ Hải quân nhà Thanh.
    Rõ ràng, Hạm đội Bắc Dương chỉ là “con hổ giấy”. Tuy bề ngoài được xem là hùng mạnh nhất châu Á nhưng bên trong thì các tàu chiến chủ lực đều bị “mục ruỗng”, nội bộ thì chia rẽ trầm trọng.
    Khác với Hạm đội Bắc Dương đang suy tàn, Hạm đội Nhật Bản liên tục được nâng cấp, bổ sung thêm các tàu chiến mới. Ngoài ra, thủy thủ Nhật bản cũng được đào tạo một cách có bài bản, sẵn sàng chiến đấu cao. Rõ ràng, tuy chưa đánh nhưng “hổ giấy” Hạm đội Bắc Dương gần như đã thua.

    Chỉ huy kém cỏi, trang bị “đông nhưng không mạnh”, Hạm đội Bắc Dương thất bại đau đớn trước Hạm đội Nhật Bản trong trận chiến Hoàng Hải.
    Ngày 17/9/1894, trận hải chiến giữa 2 hạm đội hùng hậu của nhà Thanh và Nhật Bản diễn ra trên biển Hoàng Hải (thực tế là ở gần cửa sông Áp Lục, vì thế trận này còn được gọi là trận sông Áp Lục). Hầu hết các tàu chiến chủ lực của cả hai hạm đội đều được tung vào trận.
    Trước khi trận chiến xảy ra, Hạm đội Bắc Dương đã có những nỗ lực cuối cùng để sửa chữa lại các chiến hạm, đảm bảo khả năng chiến đấu cao nhất. Đô đốc Đinh Nhữ Xương được sự cố vấn của một số sĩ quan hải quân nước ngoài giàu kinh nghiệm, đang là giảng viên tại Học viên Hải quân Uy Hải Vệ. Trong khi đó, người Nhật rất tự tin vào khả năng của mình, nên không sử dụng cố vấn nước ngoài.
    Lực lượng tham chiến
    Phía Trung Quốc, Đô đốc Đinh Nhữ Xương chia hạm đội theo thế trận “nhạn bay hai cánh đơn hành” với 2 hải đội. Trong đó hải đội thứ nhất tập trung chủ yếu những tàu xương sống của Hạm đội Bắc Dương gồm 2 thiết giáp hạm Đinh Viễn và Trấn Viễn nằm ở trung tâm đội hình chiến đấu.
    Bên cạnh là sự hiện diện của các tuần dương hạm Dương Uy, Siêu Dũng (có lượng giãn nước 1.355 tấn, có 2 pháo 254mm); Bình Viễn, Tĩnh Viễn (lượng giãn nước 2.355 tấn, có 3 pháo 208mm, 2 pháo 155mm); Lai Viễn, Chí Viễn, … (lượng giãn nước 2.440 tấn, có 2 pháo 203mm và một pháo 152mm). Đây là một lực lượng rất mạnh, tổng cộng có 14 tàu chiến, trong đó có hai tàu phóng lôi cỡ nhỏ.
    Tranh vẽ trận Hoàng Hải 1894.

    Về phía Nhật Bản, hạm đội này áp dụng đội hình dòng phía sau với kỳ hạm là tàu tuần dương Matsushima (Đô đốc Sukeyuki Ito chỉ huy Hạm đội Nhật Bản ở trên tàu này). Tàu Matsushima được 2 chiến hạm cỡ nhỏ Sei-kyo do thuyền trưởng người Anh John Wilson chỉ huy và pháo hạm Akagi hộ tống. Tổng tham mưu trưởng Hải quân Nhật Bản, Đô đốc Kabayama Sukenori có mặt trên chiếc Sei-kyo. Lực lượng này tiến lên ở cánh trái đội hình.
    Lực lượng chính của Hạm đội Nhật Bản bao gồm: tuần dương hạm Chiyoda (lượng giãn nước 2.450 tấn, trang bị 10 pháo 120mm); Hashidate, Itsukushima (lượng giãn nước 4.227 tấn, trang bị một pháo 320mm và 11 pháo 120mm); Fuso (lượng giãn nước 3.718 tấn, có 4 pháo 240mm và 2 pháo 152mm) và Hiei (2.200 tấn, có 9 pháo 152mm) đi chậm hơn, lùi xuống ở trung tâm đội hình.
    Một hải đội xung kích có tốc độ cao, bao gồm các tuần dương hạm Yoshino (lượng giãn nước 4.150 tấn, trang bị 4 pháo 152mm và 8 pháo 120mm), Akitsushima (lượng giãn nước 3.150 tấn, trang bị 4 pháo 152mm và 6 pháo 120mm), Takachiho và Naniwa (lượng giãn nước 3.650 tấn, trang bị 2 pháo 260mm và 6 pháo 120mm) dẫn đầu đội hình tiến công của Nhật Bản ở cánh phải.
    Đây là những tàu có hỏa lực mạnh và sức cơ động cao, là lực lượng then chốt quyết định trận đánh. Đội hình Hạm đội Nhật Bản như một chữ U lớn, hướng về phía Hạm đội Bắc Dương.
    Hạm đội hùng mạnh nhất nhà Thanh “tan tác”
    Do không thể đấu tay đôi với các thiết giáp hạm “khủng” của nhà Thanh, nên người Nhật chọn cách sử dụng ưu thế tốc độ cao, đánh các tàu chiến nhỏ hơn của Hạm đội Bắc Dương, áp sát phát huy tối đa sức mạnh hỏa lực để giải quyết trận đánh.
    Nhờ áp dụng đội hình dòng phía sau, nên các thiết giáp hạm Đinh Viễn và Trấn Viễn của Hạm đội Bắc Dương rất khó bắn trúng các tàu chiến Nhật Bản, vì có những tàu nhỏ hơn chắn giữa họ với đối phương. Trong khi đó, từ cánh phải, hải đội xung kích của Nhật Bản đã bắt đầu khai hỏa, bắn các tàu chiến nhỏ hơn của địch thủ.
    Đội hình dòng phía sau tiếp tục phát huy tác dụng, khi mà hải đội chính tiến vào đánh vỗ mặt Hạm đội Bắc Dương, thì hải đội xung kích cơ động liên tục, đánh tạt sườn, buộc đối thủ phải chống đỡ trên cả hai mặt. Sau đó, khi đã áp sát ở cự li đủ để phát huy tối đa hỏa lực hạm tàu, các tàu chiến Nhật Bản liên tục di chuyển theo vòng tròn, quây Hạm đội Bắc Dương vào giữa để tiêu diệt. Hạm đội Bắc Dương đã rơi vào cái bẫy của người Nhật Bản.
    Tuy nhiên, theo đánh giá sau này thì chiếc bẫy này không hẳn là không có cách phá vỡ. Nếu như Hạm đội Bắc Dương có chiến thuật đứng đắn để triển khai đội hình, đưa các thiết giáp hạm Đinh Viễn và Trấn Viễn lên tuyến đầu để khai hỏa trực tiếp vào hải đội xung kích của Nhật Bản, sử dụng ưu thế tầm bắn để ra đòn phủ đầu thì họ đã có thể giành được ưu thế, không đánh mất hoàn toàn quyền chủ động vào tay người Nhật Bản.
    Nhưng không rõ vì lí do gì mà những mệnh lệnh này đã không được đưa ra, dù cho các sĩ quan nước ngoài cố vấn cho Hạm đội Bắc Dương có mặt trong trận chiến cũng đã sớm nhận ra điều này. Có những ý kiến cho rằng thuyền trưởng tàu Đinh Viễn đã hèn nhát, chống lại thượng lệnh của Đô đốc Đinh Nhữ Xương.
    Ngoài ra, nguyên nhân thất bại của Hạm đội Bắc Dương chủ yếu nằm ở trang bị quá tồi tệ, bị nạn tham nhũng “rút ruột”. Nhiều chiến hạm của Nhật đã trúng đạn, thậm chí bị bắn trúng nhiều hơn tàu Trung Quốc. Nhưng những viên đạn pháo nhồi xi măng thay cho thuốc súng hầu như chẳng gây thiệt hại gì cho quân Nhật.
    Tranh vẽ kỳ hạm Matsushima tấn công tàu chiến Hạm đội Bắc Dương.

    Theo các tài liệu lịch sử, tuần dương hạm Bình Viễn đã bắn nhiều phát trúng vào tàu Matsushima của Nhật Bản, nhưng hầu như các quả đạn đã bị “rút ruột” nên không gây thiệt hại.
    [​IMG]
    Những khẩu pháo 305mm và 208mm bất lực trước hạm đội Nhật Bản, khiến các tàu Nhật thoải mái cơ động, chờ cho các tàu Trung Quốc bắn hết đạn để tiến vào áp sát ở cự li 2.700m, khai hỏa đáp trả. Mục tiêu đầu tiên là 2 tuần dương hạm loại nhỏ Dương Uy và Siêu Dũng của Hạm đội Bắc Dương. Cả hai chiếc đều bốc cháy dữ dội ngay sau loạt đạn đầu.
    Các tàu Nhật Bản cơ động liên tục, bắn gãy cột cờ tín hiệu của chiến hạm Đinh Viễn, khiến Hạm đội Bắc Dương mất khả năng chỉ huy thống nhất. Để đối phó lại, hạm đội Trung Quốc cũng chia thành ba cặp đôi tàu, để chiến đấu độc lập, chi viện cho nhau.
    Trận chiến kéo dài suốt cả ngày, và kết thúc với phần thắng thuộc về người Nhật Bản. Hạm đội Bắc Dương bị bắn chìm 5 tàu, bị thương 3 tàu, 850 thủy thủ thiệt mạng, 500 người bị thương. Trong khi đó, Hạm đội Nhật Bản chỉ bị hỏng 4 tàu, 190 thủy thủ thiệt mạng, 200 người bị thương.
    Trận Hải chiến Hoàng Hải đã mở đường cho sự vươn lên của Hạm đội Nhật Bản, sánh vai cùng hải quân các cường quốc châu Âu cũng như khẳng định vị trí siêu cường của Nhật Bản trên trường quốc tế.
    Về phần Hạm đội Bắc Dương, sau trận Hoàng Hải, lực lượng này còn đọ sức với Nhật Bản một lần nữa trong trận Uy Hải Vệ tháng 2/1985 và một lần nữa bị diệt gọn.
    [​IMG]
    Lực lượng tàu phóng lôi của Nhật Bản đã đánh chìm kỳ hạm Đinh Viễn cùng 3 tàu lớn khác của Hạm đội Bắc Dương. Số còn lại gồm 13 tàu phóng lôi cố chạy đến Yên Đài thì 6 chiếc bị tiêu diệt và 7 chiếc bị bắt giữ.
    Ngày 12/2/1895, Đô đốc Đinh Nhữ Xương và các tàu còn lại thuộc Hạm đội Bắc Dương đã đầu hàng vô điều kiện. Sau chiến tranh, hạm đội này nỗ lực cố gắng khôi phục sức mạnh nhưng nó không còn được coi trọng như trước.

    Thay vì dùng ngân khố để mua sắm tàu chiến tốt, mua sắm đạn dược, tăng nhu yếu phẩm, quân lương lẫn tinh thần cho tướng tá binh sĩ...., nhà Thanh lại xây 1 con tàu bằng gạch để chưng cho đẹp

    [​IMG]

    Tham nhũng, ăn chơi và nghiện ngập đã góp phần phá hoại kinh tế, chính trị lẫn quốc phòng, cuối thời nhà Thanh, hầu như mọi tầng lớp đều ko màng đến thế sự, mặc kệ sự đời tới đâu thì tới do nghiện ngập thuốc phiện, 1 chiêu bài tàn ác của bọn phương tây, 1 phần nữa là do sự sự lũng đoạn của tầng lớp quan tham, trọc phú nhà Thanh (chủ yếu là người Mãn Châu) khi đó, đã khiến lụi bại cả 1 thời đại từng hùng cường nhất Châu Á và thế giới, đó cũng là bài học cảnh tình cho những chính thể sau này
    Lần cập nhật cuối: 21/06/2016
    convitbuoc thích bài này.
  6. TerenceTao

    TerenceTao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2016
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    33
    Cám ơn người bạn lớn Nga

    Trung Quốc lập ADIZ Biển Đông: Điểm yếu được Nga 'lấp đầy'

    Hiện nay, 2 điểm yếu lớn nhất của không quân hải quân Trung Quốc trong việc lập ADIZ trái phép trên Biển Đông có thể sẽ được Nga giúp đỡ khắc phục.
    [​IMG]
    Trung Quốc lùng sục mua máy bay vận tải và máy bay tiếp dầu

    Trong kỳ trước với tiêu đề “Nga giúp Trung Quốc đủ lực lập ADIZ trên Biển Đông?” chúng ta đều biết rằng, hiện nay, có nhiều dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sắp sửa đơn phương lập “Vùng nhận dạng phòng không” (ADIZ) phi pháp trên Biển Đông.

    Tuy nhiên, các đảo xa nhất ở khu vực Trường Sa cách đảo Hải Nam của Trung Quốc tới hơn 1200km (tính đường thẳng), cách đảo Phú Lâm trên quần đảo Hoàng Sa cũng vào tầm gần 1000km, các máy bay chiến đấu nước này sẽ không đủ khả năng tuần tiễu nếu xuất phát từ các sân bay ở đó.

    Do đó, để tuần tiễu trên một vùng biển rất rộng như Biển Đông, Trung Quốc phải cần đến số lượng lớn các máy bay tiếp dầu, đồng thời phải triển khai các cơ sở bảo đảm ở các đảo mà nước này chiếm đóng phi pháp, do đó cũng cần có máy bay vận tải lớn hơn so với Y-8.

    Hiện Trung Quốc đang lùng sục khắp thế giới để mua lại các máy bay vận tải hạng nặng Il-76 của Nga. Ví dụ như việc nước này lùng mua một chiếc Il-76 mang số hiệu sản xuất 1023410339, bay lần đầu vào ngày 21/5/1993, sau đó gia nhập một hãng hàng không của Uzbekistan.

    Vào tháng 4 năm 2004, chiếc máy bay này được đưa vào kho niêm phong cất giữ. Đầu năm 2015, Bắc Kinh đã mua lại nó và đến tháng 7 năm 2015, chiếc Il-76 này bắt đầu được Trung Quốc “mông má” rồi nâng cấp lại để kéo dài tuổi thọ và đưa vào sử dụng.

    Hiện nay không quân Trung Quốc (PLAAF) rất thiếu máy bay tiếp dầu, đây cũng là điểm yếu nhất của không quân nước này. PLAAF hiện chỉ có 10 máy bay tiếp dầu H-6Y (được hoán cải từ máy bay ném bom H-6).

    [​IMG]
    PLAAF hiện chỉ có 10 máy bay tiếp dầu H-6Y, có tính năng hạn chế

    Tuy nhiên, loại máy bay tiếp dầu này cũng giống như các phiên bản dòng H-6 khác, vốn được chế tạo theo nguyên mẫu máy bay ném bom Tu-16 của Liên Xô nên chỉ mang được một khối lượng nhiên liệu hạn chế.

    Ngoài ra, HY-6 cũng không thích hợp với tất cả các dòng máy bay chiến đấu của Nga mà Không quân và Hải quân Trung Quốc đang triển khai. Điều này làm hạn chế rất nhiều khả năng vươn xa của không quân nước này nên Bắc Kinh luôn tìm kiếm một mẫu máy bay tiếp dầu hạng nặng như Il-78.

    Trung Quốc đã đặt mua 3 máy bay tiếp dầu Il-78 của Ukraine vào năm 2011. Những chiếc Il-78 này vốn được biên chế cho trung đoàn tiếp dầu trên không 409 thuộc sư đoàn ném bom chiến lược 105 Liên Xô đóng tại Ukraine. Sau khi Liên Xô tan rã, nước này được sở hữu những chiếc máy bay trên.

    Đến năm 1993, Ukraine đã hoán cải các máy bay Il-78 sang mục đích dân sự (các thiết bị tiếp dầu trên không bị tháo bỏ). Kể từ năm 2001, 3 chiếc Il-78 được đưa vào diện bảo quản lâu dài tại sân bay Melitopol, sau đó Trung Quốc mua lại 3 chiếc này với giá 44,7 triệu USD.

    Tuy nhiên, hiện nay Nga mới chính là người hỗ trợ đắc lực nhất cho Trung Quốc, khi giúp nước này xây dựng năng lực vận tải và tiếp dầu trên không, nối dài phạm vi tác chiến cho máy bay chiến đấu của PLAAF, hiện thực hóa mưu đồ thiết lập ADIZ trên Biển Đông.

    [​IMG]
    Máy bay vận tải hạng nặng Il-76 (ngoài) mua của Nga và Y-20 do Trung Quốc tự sản xuất

    Nga giúp Trung Quốc có khả năng tiếp vận tầm xa trên biển

    Để đảm bảo phục vụ hậu cần-kỹ thuật cho các căn cứ quân sự phi pháp ở Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông, Trung Quốc cần có những máy bay vận tải cỡ lớn hơn Y-8, trong khi dây chuyền Y-20 vẫn chưa ra đời và sau này cũng cần rất nhiều thời gian để sản xuất đủ số máy bay.

    Do đó, từ hàng chục năm qua, Trung Quốc đã tích cực mua sắm và nhờ Nga tân trang các máy bay Il-76 để làm máy bay vận tải và hoán cải thành máy bay tiếp dầu.

    Trung Quốc định đặt mua 34 máy bay vận tải Il-76 hoàn toàn mới của Nga vào năm 2005 nhưng do một số trục trặc nên không thành công.

    Đến năm 2010, Bắc Kinh đã ký được thỏa thuận với Moscow, mua 10 máy bay vận tải cỡ lớn Il-76 đa qua sử dụng, được tân trang gần như mới hoàn toàn. Lô máy bay này sẽ được bổ sung vào phi đội máy bay vận tải chiến lược Il-76 của Không quân nước này.

    Đến năm 2012, Nga đã hoàn tất bàn giao cho Trung Quốc 10 chiếc, sau đó Moscow tiếp tục bán cho Bắc Kinh 10 chiếc Il-76 tân trang mới.

    Trong 2 năm 2014 và 2015, Công ty cổ phần tổ hợp hàng không Ilyushin trực thuộc Tập đoàn chế tạo hàng không liên hợp Nga đã tân trang 10 máy bay Il-76 cho Trung Quốc, năm 2014 đã hoàn tất 3 chiếc, năm 2015 hoàn thành nốt 7 chiếc còn lại.

    Ngoài ra, Ilyushin cũng đã hoán cải một lô máy bay vận tải cỡ lớn Il-76 thành bay tiếp dầu trên không Il-78 cho Trung Quốc. Tháng 5/2015, tại sân bay Zhukovski ở ngoại ô Moscow, 2 chiếc Il-76 đã biến thành Il-78 và tiến hành bay thử.

    Theo truyền thông Nga, căn cứ vào yêu cầu của Trung Quốc, việc cải tiến đối với lô máy bay vận tải quân sự hạng nặng Il-76 này phải làm cho tuổi thọ của những máy bay vận tải cũ này tăng thêm 5.000 giờ hoặc tương đương 2.500 lượt bay hoặc ít nhất 5 năm sử dụng với cường độ cao.

    Tuổi thọ của máy bay vận tải Il-76 là 30.000 giờ bay hoặc 10.000 lượt bay. Tuổi thọ máy bay thiết kế hoạt động với cường độ cao là 20 năm, nhưng thông qua kéo dài tuổi thọ, hạn sử dụng của lô máy bay này có thể sẽ tăng thêm tối đa là 10 năm nữa.

    Hiện nay, Nga đang phát triển phiên bản nâng cấp mới nhất, hiện đại hóa sâu của Il-76 là Ilyushin Il-476 (hay còn gọi là Il-76-MD-90A), với hệ thống kiểm soát bay kỹ thuật số, động cơ cải tiến PS-90A-76 công suất lớn, tiết kiệm nhiên liệu và hệ thống điện tử mới.

    Trung Quốc đã ngỏ ý muốn mua máy bay vận tải thế hệ mới nhất của Nga là Il-476 và phiên bản tiếp dầu của nó là Il-478, nhưng hiện nay mới chỉ có máy bay vận tải Il-476 là đã hoàn thiện, còn máy bay tiếp dầu Il-478 vẫn đang trong giai đoạn phát triển.

    Nga giúp Trung Quốc nâng cao năng lực tiếp dầu trên không

    Hiện nay, Trung Quốc chỉ có 10 chiếc máy bay tiếp dầu trên không HY-6 (hay còn gọi là H-6Y), được cải tạo từ máy bay ném bom H-6. Loại máy bay tiếp dầu này có năng lực chuyên chở dầu rất hạn chế, sức chở tối đa được 30 tấn dầu, thông thường chỉ 20 tấn.

    [​IMG]
    Chiếc Il-76 của Trung Quốc đang được Nga hoán cải thành máy bay tiếp dầu Il-78 tại sân bay Zhukovski ở ngoại ô Moscow

    Trong khi đó, chỉ tính riêng tiêm kích hạng nặng Su-30MK2 một lần tiếp nhận dầu đã hết 9,5 tấn, nên mỗi lần tiếp liệu, HY-6 chỉ đảm bảo được cho từ 2 đến 4 máy bay. Xét mặt chiến thuật, hiệu quả của nó là không cao,

    Do thiếu máy bay tiếp dầu, hiện nay đa phần các loại máy bay chiến đấu của không quân Trung Quốc bắt buộc phải sử dụng phương thức “tiếp dầu đồng đội”, nhưng hiệu quả của nó rất thấp, số lượng nhiên liệu tiếp được rất ít vì tải trọng hữu ích của các máy bay chiến đấu thường là dưới 10 tấn.

    Do nhu cầu mua sắm máy bay tiếp dầu đang ngày càng cấp bách, Bắc Kinh đã lùng sục mua thêm máy vận tải Il-76 đã qua sử dụng của Belarus, Ukraine, Uzbekistan…, nhưng trong đó chủ yếu là Nga và nhờ chính Moscow chuyển đổi thành máy bay tiếp dầu.

    Sau khi biến Il-76 thành Il-78, nó có thể chở tối đa được 60 tấn dầu, thông thường cũng mang được 50 tấn, khả năng tiếp nhiên liệu trên không đạt 900 đến 2.200 lít mỗi phút, rõ ràng về mặt chiến thuật có hiệu quả rất cao, tính về lượng hơn HY-6 tới 2,5 lần.

    Việc chuyển đổi Il-76 thành Il-78ME là điều không quá khó đối với Nga, bởi Il-78 được phát triển trên nền tảng của Il-76. Hơn nữa, Il-76MD là máy bay vận tải, việc lắp đặt các bể chứa chỉ cần cho vào các hầm hàng, sau đó đặt hàng hãng UPAZ - Nga sản xuất ống tiếp nhiên liệu.

    Tờ Nhân dân Nhật báo từng nhận định, khi thực hiện nhiệm vụ tầm xa, một máy bay Il-78 với tầm hoạt động tối đa 7.300km có thể tiếp liệu cho 8 máy bay chiến đấu.

    [​IMG]
    Có Il-76 và Il-78 Không quân Trung Quốc đủ khả năng kiểm soát ADIZ phi pháp trên Biển Đông

    Nếu Không quân Trung Quốc có loại máy bay tiếp dầu này, khả năng hành trình của các chiến đấu cơ sẽ được nâng lên khoảng 7.000km. Như vậy, khả năng cơ động và vận chuyển tầm xa của Trung Quốc sẽ được tăng cường đáng kể.

    Bên cạnh đó, Il-8 có thể tiếp nhiên liệu cho máy bay cảnh báo sớm A-50, vốn được phát triển trên nền tảng của Il-76 - cũng là khung thân của chiếc máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 của Trung Quốc. Vì vậy, Il-78 có thể tiếp liệu cho KJ-2000, nâng cao phạm vi tuần tiễu trên không của nó.

    Kết luận:

    Hiện nay, sau khi bị Mỹ và phương Tây cấm vận liên quan đến vấn đề Ukraine, Nga đang chuyển hướng về phía Đông để “tìm lối thoát”. Ngoài sự hợp tác về mặt kinh tế, Moscow và Bắc Kinh đang có quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự rất chặt chẽ.

    Có thể nhận định rằng, việc Trung Quốc mua thêm được máy bay vận tải Il-476 và máy bay tiếp dầu Il-478 là điều hoàn toàn có thể trong tương lai. Khi đó, nước này sẽ có năng lực vận tải và tiếp liệu trên không tầm xa rất mạnh.

    Tuy nhiên, ngay cả trong thời điểm hiện nay, việc Nga bán máy bay vận tải Il-76 và và hoán cải nó thành máy bay tiếp dầu Il-78 đã giúp Trung Quốc có đủ những yếu tố cần thiết để xây dựng và quản lý Vùng nhận dạng phòng không trái phép trên Biển Đông và biển Hoa Đông
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...ng-diem-yeu-duoc-nga-lap-day-3311811/?paged=2
  7. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.882
    Đã được thích:
    17.405
    bọn Tàu bẩu làm xong con vận tải Y20 rồi sao không thiết kế bản tiếp dầu luôn nhỉ? hay Y20 vẫn chưa hoàn thiện đc?
  8. TerenceTao

    TerenceTao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2016
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    33
    Y-20 chưa thiết kế tiếp dầu được, cứ thong thả rồi sẽ có phiên bản tiếp dầu
  9. macha

    macha Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2015
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    567
    chuyển từ vận tải sang tiếp dầu hay chỉ huy thì vẫn tốn kha khá thời gian chứ bác, với lại y20 vẫn lắp D30KP của Nga chưa phải muốn làm bao nhiêu cũng được. Tàu còn thiếu nhiều máy bay vận tải cở lớn, tụi il 76 toàn hàng cũ. Tầm tầm chục năm nữa không vận chiến lược trung quốc mới ổn định
  10. tinhha222

    tinhha222 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2013
    Bài viết:
    1.067
    Đã được thích:
    1.394
    Anh cả anh hai ơi em thiệt quá.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này