1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.373
    Đã được thích:
    26.723
    Ê chú, không có tớ lấy ai chỉ ra cái dốt của chú với nick depair hả?
  2. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Pháo hạm PJ26 TQ cơ động nhất thế giới

    --- Gộp bài viết: 15/03/2017, Bài cũ từ: 15/03/2017 ---
    So sánh với các pháo hạm #





  3. tinhha222

    tinhha222 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2013
    Bài viết:
    1.068
    Đã được thích:
    1.395
    Con PJ26 bắn khói lửa tung toé. Con MK46 bắn êm dịu ít khói không lửa nhất.
  4. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Tung tóe là mắt chú có vấn đề, vấn đề chính là PJ26 cực kì nhanh nhẹn cơ động, MK46 bắn như rùa bò chậm nhất đám lại còn bị động 1 góc duy nhất
  5. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Dè chừng hệ thống điện tử của trực thăng WZ-10 Trung Quốc

    Trực thăng tấn công WZ-10 của Trung Quốc được ra đời vào năm 2012 và trang bị những hệ thống điều khiển điện tử hiện đại nhất.
    [​IMG]

    Với lợi thế "sinh sau đẻ muộn" của mình, trực thăng tấn công WZ-10 được trang bị nhiều công nghệ tiên tiến nhất và có thể "thừa sức" sánh ngang với các anh lớn khác như trực thăng Apache của Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.

    [​IMG]

    Đầu tiên là hệ thống chỉ thị bay được hiển thị ngay trước mắt phi công lái chính của chiếc trực thăng chiến đấu này, những thông số quan trọng nhất như góc bay, tốc độ, độ cao và chỉ thị đường chân trời đều được hiển thị ngắn gọn trên một tấm kính đặt trước mắt phi công, cho phép phi công vừa điều khiển được máy bay vừa theo dõi được các thông số chính mà không phải "liếc ngang liếc dọc" nhiều. Nguồn ảnh: Sina.

    [​IMG]

    Hệ thống camera hiện đại kèm theo một súng máy cỡ 23 mm được kết nối với nhau, mỗi khi phi công nhìn vào hướng nào ngay lập tức nòng súng này sẽ quay sang đúng hướng phi công đang nhìn, giúp phi công có thể điều khiển khẩu súng máy này "bằng mắt" một cách cực kỳ đơn giản. Nguồn ảnh: Sina.

    [​IMG]

    Trong buồng lái phi công có một màn hình hiển thị cỡ lớn, ngoài khả năng hiển thị các thông số kỹ thuật, màn hình này còn hiển thị hình ảnh nhìn đêm hồng ngoại trực tiếp cho phi công trong những phi vụ bay đêm. Nguồn ảnh: Sina.

    [​IMG]

    Trực thăng tấn công WZ-10 của Trung Quốc có hai phi công trong đó phi công chính (ngồi phía trước) đảm nhận nhiệm vụ lái máy bay còn phi công phụ (ngồi phía sau) sẽ đảm nhận điều khiển hỏa lực. Nguồn ảnh: Sina.

    [​IMG]

    Điều này đòi hỏi cả hai phi công phải kết hợp thật ăn ý để có thể sử trí tốt trong các tình huống tác chiến phức tạp, đặc biệt là các tình huống không chiến hoặc đang bị... đuổi bắt. Nguồn ảnh: Sina.

    [​IMG]

    Cận cảnh hệ thống camera hiện đại phía trước mũi máy bay, bao gồm một camera lấy phần tử bắn điều khiển hỏa lực, một camera hồng ngoại nhìn đêm và một camera điều khiển súng chính. Nguồn ảnh: CCTV7.

    [​IMG]

    Để tăng cường khả năng phối hợp giữa hai phi công, hệ thống cảnh báo trên trực thăng WZ-10 còn hiển thị rõ góc nhắm bắn đang được "khóa" bởi phi công điều khiển hỏa lực để phi công lái chính không bay quá đà khiến phi công điều khiển hỏa lực bị "khuất góc bắn" do mục tiêu nằm ngoài tầm theo dõi của hệ thống camera và các cảm biến phía trước máy bay. Nguồn ảnh: CCTV7.

    http://www.baomoi.com/de-chung-he-thong-dien-tu-cua-truc-thang-wz-10-trung-quoc/c/21772869.epi
    Lieuninh thích bài này.
  6. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Campuchia muốn mua chiến hạm mạnh nhất Trung Quốc
    (Vũ khí) - Theo tờ The Phnom Penh Post, Hải quân Hoàng gia Campuachia muốn mua 2 chiến hạm dài 140m do Trung Quốc sản xuất.
    Chiến hạm tối tân

    Thông tin về kế hoạch mua chiến hạm Trung Quốc đã được đích thân Tư lệnh Hải quân Campuchia, Đô đốc Tea Vinh. Vậy lực lượng hải quân được coi là khiêm tốt nhất khu vực này muốn mua loại chiến hạm nào của Trung Quốc với chiều dài 140m?

    Theo nhận định của nhiều chuyên gia quân sự, với chiều dài như vậy, ứng viên số 1 có thể là chiến hạm Type 054A (Jiangkai II - Giang Khải II). Đây là lớp tàu hộ vệ mới nhất của hải quân nước này, được trang bị toàn diện từ tên lửa phòng không cho đến ngư lôi chống ngầm, có khả năng đảm nhận nhiệm vụ hộ tống tàu sân bay.

    Tàu có chiều dài 134,1m, rộng 16m, lượng giãn nước thông thường 3.600 tấn, tối đa 4.053 tấn, tốc độ cao nhất là 29 hải lý/h, hành trình liên tục 15 ngày trong phạm vi 4.000 hải lý với tốc độ tuần tra 18 hải lý/h, thủy thủ đoàn 190 người. Nó có thể mang theo 1 trực thăng Z-9 hoặc Ka-28.

    Theo thiết kế, tàu hộ vệ Type 054A có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên biển, trên không và dưới mặt nước bằng hệ thống tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không và hệ thống ngư lôi chống ngầm và hệ thống pháo tự động, đánh chặn tên lửa chống hạm tầm gần.

    [​IMG]
    Chiến hạm Type 054A.
    Hệ thống trang bị, vũ khí chính trên tàu bao gồm: 1 bệ pháo 100 mm, 4 hệ thống pháo bắn nhanh tầm gần AK-630, 2 hệ thống tên lửa chống hạm YJ-83 (C-802), 1 máy bay trực thăng chống ngầm Z-9C, 1 hệ thống sonar MGK-335…

    Khả năng chống hạm của Type 054A không quá mạnh với hệ thống tên lửa hạm đối hạm YJ-83 (Ưng Kích-83), được chế tạo trên cơ sở công nghệ thập niên 70, thế kỷ trước của Nga. Loại tên lửa này có chiều dài 6,392m, đường kính 0,36m, trọng lượng 715 kg, tầm bắn tối đa chỉ đạt 120km.

    Mặc dù YJ-83 có trọng lượng không phải là nhẹ nhưng riêng tầng đẩy đã nặng tới 530kg, đầu nổ vẻn vẹn 165kg, sức công phá rất thấp, trong khi các loại tên lửa chống hạm hiện đại có đầu nổ thông thường ít nhất là 200kg, thậm chí có loại đầu nổ tới 450kg.

    Hơn nữa, tên lửa chỉ có khả năng bay với vận tốc hành trình hạ âm, 30 km cuối bay với vận tốc siêu âm 1,3 - 1,5Mach. Kích thước lớn, tốc độ chậm, khả năng điều khiển, dẫn đường kém khiến YJ-83 rất dễ bị các hệ thống phòng thủ tên lửa trên hạm bắn hạ.

    Điểm đặc biệt nhất là thiết kế hệ thống phóng tên lửa phòng không thẳng đứng với 32 ống phóng loại HHQ-16, là phiên bản của hệ thống tên lửa đất đối không tầm thấp, cận trung HQ-16, có tầm phóng 45km, độ cao tối đa 25km.

    Trước kế hoạch mua sắm chiến hạm của Campuchia, Đô đốc Tea Vinh khẳng định: "Hải quân Hoàng gia Campuchia cần 2 tàu chiến, việc này vẫn đang trong quá trình đàm phán giữa Bộ Quốc phòng 2 nước.

    Chúng tôi sẽ không sử dụng chúng cho chiến tranh, chúng tôi sẽ chỉ sử dụng chúng để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của chúng tôi. Campuchia không nên để các nước láng giềng xem thường".

    Máy bay hiện đại

    Trước khi công khai kế hoạch mua sắm chiến hạm, Campuchia cũng không ngần ngại công khai ý định muốn mua chiến đấu cơ cũng do Trung Quốc sản xuất. Thông tin về việc mua máy bay cũng được đích thân ông Tea Vinh cho biết.

    Dù lãnh đạo quân đội Campuchia không cho biết loại máy bay nào nằm trong kế hoạch mua sắm của nước này, tuy nhiên theo nhận định của truyền thông phương Tây, gần như chắc JF-17 sẽ là lựa chọn của Campuchia.

    Nói về ứng viên JF-17, nhiều chuyên gia cho rằng, với tiềm lực kinh tế và kỹ thuật, Không quân Campuchia khó có thể mua và vận hành tốt những chiến đấu cơ hạng nặng, và thay vào đó, tiêm kích hạng nhẹ được coi là tối ưu hơn cả.

    Theo nhà sản xuất, tiêm kích JF-17 là máy bay chiến đấu đa năng hạng nhẹ, một động cơ đã được phát triển bởi lực lượng Không quân Pakistan, Khu liên hợp hàng không Pakistan (PAC) và Tập đoàn công nghiệp máy bay Thành Đô (CAC) của Trung Quốc.

    JF-17 được trang bị radar có thể theo dõi 10 mục tiêu cùng lúc và tiêu diệt đồng thời 2 mục tiêu. Tầm phát hiện mục tiêu phía trước máy bay là trên 75km và phía sau là 35km, phát hiện mục tiêu trên biển cách 135km.

    Sức mạnh của JF-17 được thiết kế với 7 giá treo vũ khí có thể mang 3,6 tấn vũ khí chính xác cao làm nhiệm vụ tấn công diệt mục tiêu trên không, trên đất liền và mặt biển.

    Dù được rất nhiều nước quan tâm hiện nay, tuy nhiên máy bay JF-17 được cho là có giá khá thấp, khoảng 20-25 triệu USD/chiếc. Trong khi đó, giá bán của tiêm kích Su-30MK2 năm 2013 khoảng 40 triệu USD/chiếc (chưa bao gồm vũ khí).
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/campuchia-muon-mua-chien-ham-manh-nhat-trung-quoc-3331116/
  7. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Trung Quốc dễ dàng vô hiệu radar của THAAD tại Hàn Quốc
    (Vũ khí) - Trước nguy cơ bị lộ mật trước tầm giám sát của hệ thống THAAD tại Hàn Quốc, Trung Quốc tuyên bố vô hiệu radar của hệ thống này chỉ là chuyện nhỏ.
    Trang South China Morning Post hôm 14/3 dẫn lời cựu Phó tư lệnh Quân khu Nam Kinh, tướng Vương Hồng Quang cho biết, không quân nước này đã có cách vô hiệu radar AN/TPY-2 của hệ thống THAAD Mỹ triển khai tại Hàn Quốc.

    "Không quân chúng tôi sẽ hoàn tất việc triển khai máy bay trước khi THAAD bắt đầu được kích hoạt. Không cần phải đợi 2 tháng (bầu cử tổng thống Hàn Quốc). Chúng tôi đã có sẵn thiết bị cần thiết và chỉ cần di chuyển chúng đến đúng địa điểm", tướng Vương tuyên bố.

    [​IMG]
    Hệ thống radar AN/TPY-2.
    Dù chưa biết Trung Quốc dùng loại máy bay nào và khả năng của chúng đến đâu khi thực hiện nhiệm vụ vô hiệu khả năng giám sát của THAAD nhưng tuyên bố này cho thấy rằng, Bắc Kinh đang thực sự lo lắng cho những mục tiêu bí mật trong nội địa nước này có thể bị radar AN/TPY-2 nhìn rõ.

    Theo những thông tin được Mỹ công bố, radar AN/TPY-2 có phạm vi phát hiện mục tiêu khoảng 1.000 km hoặc xa hơn nữa. Đây là một radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA) với khả năng nhận dạng mục tiêu rất cao.

    Mỗi hệ thống THAAD gồm 2 radar AN/TPY-2 kết nối với nhau thông qua một trung tâm chỉ huy. Radar đầu tiên sẽ đặt ở vị trí khá xa so với radar còn lại. Radar này có nhiệm vụ phát hiện, theo dõi và tính toán quỹ đạo bay của tên lửa mục tiêu. Radar AN/TPY-2 thứ 2 sẽ làm nhiệm vụ điều khiển hỏa lực dẫn đường cho tên lửa đánh chặn mục tiêu.

    Theo thông số từ nhà sản xuất Lockheed Martin, radar AN/TPY-2 có tầm trinh sát hơn 1.000 km, có thể mở rộng lên đến 4.000 km. Như vậy, nếu Mỹ triển khai THAAD ở Hàn Quốc, toàn bộ căn cứ quân sự dọc theo Hoàng Hải và Đông Hải đều nằm trong tầm trinh sát của hệ thống radar này.

    Nhà phân tích Sungtae Jacky Park – thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại có trụ sở tại New York, Mỹ từng nhận xét, radar của hệ thống THAAD có thể “xoi mói” các hoạt động quân sự từ sâu bên trong lãnh thổ Trung Quốc. Mọi hoạt động triển khai lực lượng có thể bị Mỹ phát hiện từ sớm gây bất lợi cho Trung Quốc.

    [​IMG]
    Mỹ đưa hệ thống THAAD đến Hàn Quốc.
    Trước đó, Frank A. Rose, quan chức cấp cao về Kiểm soát vũ khí từng cảnh báo, Mỹ gặp nhiều khó khăn trong việc theo dõi hoạt động của lực lượng tên lửa hạt nhân Trung Quốc. Về mặt lý thuyết, radar của hệ thống THAAD có thể giúp Mỹ tăng cường khả năng giám sát hoạt động của quân đội Trung Quốc, trong đó có lực lượng tên lửa chiến lược.

    Xu Guangyu – nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí và Giải trừ quân bị Trung Quốc nhận xét, radar di động của hệ thống THAAD với phạm vi tìm kiếm tăng lên tới 3.000 km. Như vậy, các cuộc diễn tập quân sự trên đất liền, trên không đều bị phơi bày, tần suất xuất kích, số lượng, vị trí sân bay cũng bị lộ.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...vo-hieu-radar-cua-thaad-tai-han-quoc-3331137/
    --- Gộp bài viết: 16/03/2017, Bài cũ từ: 16/03/2017 ---
    Hihi dàn THAAD tầm tấn công chỉ có 200km thì đeo dọa cái mề gì đến TQ ? chỉ có tụi lều báo VN với bọn rồ Mỹ ko não mới cho rằng TQ sợ dàn THAAD này

    [​IMG]

    Cò về dàn radar AN/TPY-2 thì nó nằm gọn trong tầm bắn của DF-11/15/16 chứ chưa cần DF-21C/26

    [​IMG][​IMG][​IMG]

    Radar AN/TPY-2 cũng chỉ là radar nhìn vòng, dùng để phát hiện mục tiêu tầm cao (độ cao >100m->30km) , nó hoàn toàn ko phải loại radar OTH nên ko thể trinh sát các căn cứ trên mặt đất ở TQ hay TT, Radar có điểm yếu là ko thể ngụy trang bằng lá cây hoặc đem nấp trong rừng, vì như vậy nhiễu động vật thể trước nó, nên nó buộc phải lộ thiên, hơn nữa các đài radar của Mỹ rất cồng kềnh, bị động và chiếm diện tích rất lớn

    [​IMG]

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 16/03/2017
  8. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Thêm video pháo Mk45 bấn chậm như rùa, kém cơ động

  9. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Sau sự kiện Crimea, ai đắc lợi?
    (Bình luận quân sự) - Cuộc khủng hoảng ở Ukraina vô tình giúp Trung Quốc tăng cường khả năng quân sự và khả năng phát triển và hoàn thiện những nghiên cứu mới nhất của họ.
    Năm 2014 Nga đã sát nhập Crimea. Gần ba năm qua, liên quan đến cuộc đối đầu quân sự giữa Nga và Ukraina đã phá vỡ mối quan hệ hợp tác giữa hai nước này trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng. Cũng từ sự kiện này tình hình kinh tế, tài chính của cả hai nước đều trở nên tồi tệ.

    Và để giải quyết khó khăn này Nga đã tăng cường hợp tác với Trung Quốc với nhiều hợp đồng vũ khí có giá trị kinh tế rất lớn, còn Ukraian để giải quyết tình trạng khó khăn về kinh tế, họ đã bán đi rất nhiều công nghệ vũ khí cho các nước ngoài trong đó có Trung Quốc.

    Nhờ kinh tế tăng trưởng nhanh và mạnh trong những năm gần đây cho phép Trung Quốc mua và trang bị rất nhiều loại vũ khí và công nghệ tiên tiến.

    [​IMG]
    Su-35 được bàn giao cho Trung Quốc nhiều trong thời gian qua
    Vì sự kiện khủng hoảng ở Crimea, Nga đã phải chịu lệnh trừng phạt về kinh tế của phương Tây, Hoa Kỳ và một số nước khác. Vì vậy họ tìm cách đi tới thị trường mới – Trung Quốc.

    Nên nhớ rằng, trước khi xảy ra cuộc xung đột này Nga hạn chế xuất khẩu các loại vũ khí, công nghệ hiện đại cho Trung Quốc vì sợ họ sao chép hoặc sử dụng làm mục đích quân sự, tuy nhiên sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraina buộc Nga phải xem xét và Trung Quốc trở thành một thị trường, đối tác tiềm năng, người đứng đầu chương trình Nga trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Alexander Gabuev cho biết.

    Đối với Ukraina cũng phải chịu cảnh tương tự, tình hình kinh tế khó khăn và cuộc nội chiến kéo dài, họ mất thị trường xuất khẩu sang Nga và buộc họ phải tìm đối tác khác, trong đó Trung Quốc cũng được ưu tiên hàng đầu, chuyên gia quân sự Ukraina, Igor Fedik cho biết.

    Sau năm 2014, Nga và Trung Quốc đã ký kết các hợp đồng lớn về việc cung cấp số lượng lớn máy bay chiến đấu mới Su-35 và hệ thống phòng thủ tên lửa mới nhất S-400. Những hợp đồng này đã được ký vào năm 2015.

    Theo nguồn tin từ tờ báo Mainichi của Nhật, giá trị của các hợp động này lên tới hơn 2 tỷ USD.

    Theo nguồn tin từ phương tiện truyền thông Nga, việc chuyển giao các máy bay chiến đấu Su-35 đã bắt đầu vào tháng 12/2016. Trung Quốc đã nhận được 4 chiếc và trong thời hạn ba năm Nga sẽ bàn giao thêm 24 máy bay chiến đấu Su-35.

    Cũng theo nguồn tin này, hiện nay Nga đã bắt đầu sản xuất hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 cho Trung Quốc. Các chuyên gia tin rằng, hai hợp đồng này sẽ góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật quân sự và khả năng chiến đấu của quân đội Trung Quốc.

    Kèm theo các hợp đồng cung cấp Su-35 cho Trung Quốc cũng có một số lượng lớn các động cơ phụ tùng sẽ được thông qua, có một khả năng rằng họ sẽ sử dụng chúng để sản xuất máy bay chiến đấu của họ như là cơ hội cho Trung Quốc làm công cải tiến các máy bay chiến đấu có công nghệ còn hạn chế.

    Ngoài ra, cuộc khủng hoảng ở Ukraina còn mang đến cho Trung Quốc nhiều hợp đồng cung cấp các trang thiết bị quân sự, đặc biệt là số lượng lớn các động cơ máy bay. Những động cơ này sẽ được sử dụng để phục vụ sản xuất các loại máy bay trong nước.

    Nên nhớ rằng, Trung Quốc đang là một trong những nước có nhiều thiết kế mới kể các máy bay chiến đấu thê hệ thứ 5 nhưng về động cơ máy bay thi họ chưa đáp ứng được yêu cầu của chúng.

    Ngoài những hợp đồng với Nga, Trung Quốc tăng cường hợp tác với Ukraina. Công ty Motor Sich của Ukraina hợp tác chặt chẽ với các công ty của Trung Quốc.

    Theo phương tiện truyền thông Trung Quốc, chuyên gia quân sự đại diện tiếp xúc với Ukraina đã tuyên bố rằng, Trung Quốc đã đạt được bước tiến đáng kể nhờ hợp tác với Ukraina trong lĩnh vực công nghệ liên quan đến việc sản xuất động cơ máy bay. Điều này cho phép Trung Quốc hoàn toàn có khả năng sản xuất động cơ trong nước.

    Ngoài ra, năm 2016 các doanh nghiệp Ukraina “Antonov” và một công ty khác của Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về việc cùng hợp tác sản xuất máy bay vận tải lớn nhất thế giới An-225.

    Các chuyên gia tin rằng, Trung Quốc sẽ sử dụng những công nghệ này để thực hiện các chương trình không gian phục vụ nhân dân và trong lĩnh vực quân sự.

    Như vậy có thể thấy, cuộc khủng hoảng ở Ukraina đã mang đến cho Trung Quốc rất nhiều lợi ích. Họ trở thành đối tác lớn nhất của Nga với hàng loạt hợp đồng rất lớn, được phép mua nhiều thiết bị quân sự hiện đại của Nga và được thừa hưởng nhiều công nghệ từ phía Ukraina.

    Lưu ý rằng, đây không phải là lần đầu tiên Ukraina bán công nghệ cho Trung Quốc. Năm 1998 Trung quốc đã mua được tàu sân bay từ Ukraina và sau đó họ đã hiện đại hóa đưa vào sử dụng từ năm 2012 với tên gọi là “Liêu Ninh”. Đây là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.

    Sau khi Liên Xô sụp đổ, Ukraina là một trong những nước cộng hòa đứng đầu với nhiều loại vũ khí, trang bị và được coi là Liên Xô thu nhỏ. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại họ gần như đã “bán” hết những gì họ có và số vũ khí được thừa hưởng đang dần trở thành sắt vụn vì không thể bảo quản, bảo dưỡng.

    Trung Quốc hấp thụ tất cả các công nghệ quân sự từ Ukraina và hiện tại họ đang tích cực phát triển và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/sau-su-kien-crimea-ai-dac-loi-3331222/
  10. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    "Cướp cò" khi máy bay chưa cất cánh, quả tên lửa chống hạm Trung Quốc này sẽ bay đi đâu?
    Nam Đồng|16/03/2017 01:15 PM

    5
    [​IMG]
    Kênh truyền hình CCTV7 của Trung Quốc vừa phát sóng một đoạn phim, trong đó quả tên lửa chống hạm trang bị cho trực thăng đã phóng đi khi máy bay chưa cất cánh.
    Điều gì đang xảy ra đối với khẩu pháo hạm này của Trung Quốc?
    Tuy nhiên đây không phải sai sót kỹ thuật mà chỉ đơn giản là một vụ thử nghiệm mặt đất dành cho tên lửa hành trình chống hạm thế hệ mới YJ-9, trang bị cho trực thăng Z-9D của Hải quân Trung Quốc (PLAN).

    PLAN không đi theo xu hướng của Nga đó là cố gắng tích hợp vào trực thăng hạm tàu tên lửa đối hải tầm bắn trên 100 km, họ lựa chọn cách làm tương tự như Mỹ và các quốc gia châu Âu khi chỉ sử dụng tên lửa tầm ngắn để phù hợp hơn với máy bay lên thẳng hạng nhẹ của mình.

    [​IMG]
    Tên lửa hành trình chống hạm hạng nhẹ YJ-9E được trưng bày trong một cuộc triển lãm

    YJ-9 (Ying Ji 9 - Ưng kích 9) là loạitên lửa chống hạmhạng nhẹ được chính thức giới thiệu trong năm 2013. Về cơ bản, đây là một biến thể nâng cấp của YJ-7 (phiên bản xuất khẩu được định danh là C-701), cần lưu ý rằng YJ-9 không phải được phát triển từ TL-10 (biến thể giản lược dựa trên C-701 dùng cho hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển).

    Tên lửa YJ-9 có trọng lượng vào khoảng trên 100 kg, tầm bắn tối đa 25 km, tốc độ hành trình Mach 0,85 và mang theo đầu đạn xuyên giáp nặng 30 kg. Vũ khí này rất thích hợp để chống lại tàu, xuồng cao tốc cỡ nhỏ.

    Một số báo cáo cho rằng YJ-91 có khả năng lựa chọn mục tiêu ưu tiên, tương tự như biến thể mới nhất thuộc dòng RBS-15 do Thụy Điển sản xuất. Nhưng khác với RBS-15, tên lửa Trung Quốc không tự xác định đối tượng thông qua bộ vi xử lý của mình mà phải nhờ vào radar của máy bay mang phóng để dẫn hướng.

    Lý do khiến Ưng Kích 9 không có tính năng trên là bởi các nhà thiết kế nhận thấy điều này sẽ làm tăng vọt giá thành sản xuất, còn tầm bắn của YJ-9 lại "trong tầm nhìn".

    Nhà phát triển đã quyết định áp dụng phương thức dẫn như trên tên lửa AS 15 TT của Pháp, đó là bổ sung chế độ "chuyển hướng" cho radar, đi kèm với bộ liên kết dữ liệu lắp trên tên lửa.Nếu có nhu cầu thay đổi mục tiêu sau khi bắn, thông tin sẽ được máy bay mang phóng cập nhật lại rồi gửi tới đạn để điều chỉnh đường bay.

    [​IMG]
    Tên lửa chống hạm YJ-9 lắp trên trực thăng hải quân Z-9D

    Nền tảng chính để mang YJ-9 được xác định là trực thăng đa năng Harbin Z-9 (phiên bản Trung Quốc sản xuất theo giấy phép dựa trên nguyên mẫu Eurocopter AS365 Dauphin), tuy nhiên loại đạn này cũng có thể đưa lên nhiều loại máy bay cánh cố định cũng như lên thẳng khác.

    Ngoài nhiệm vụ chống ngầm, thông qua radar KLC-1 hoạt động trên băng tần X có thể phát hiện những mục tiêu bề mặt cỡ nhỏ nằm ngoài tầm radar cảnh giới của chúng, mà Z-9 thực sự là một phương tiện đáng sợ, chúng chính là cánh tay nối dài của các tàu chiến thuộc biên chế Hải quân Trung Quốc.

    Vụ thử nghiệm vừa diễn ra được cho là một lời cảnh báo gửi tới đảo Đài Loan, khi mà các tàu tên lửa tấn công nhanh tàng hình kiểu Kuang Hua VI sẽ gần như không có cơ hội sống sót nếu phải hứng chịu đòn tấn công của bộ đôi Z-9D và YJ-9.

    http://soha.vn/cuop-co-khi-may-bay-...-quoc-nay-se-bay-di-dau-20170316093734643.htm
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này