1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Hoàn Cầu: TQ không "ngán" Triều Tiên lẫn Mỹ-Hàn, sẵn sàng tấn công tất cả các phe
    Hải Võ | 29/04/2017 13:27

    [​IMG]
    [​IMG]
    Tờ Thời báo Hoàn Cầu cho hay, Bắc Kinh buộc phải ủng hộ các nghị quyết trừng phạt mạnh tay hơn nếu Triều Tiên tiếp tục thử hạt nhân và tên lửa.
    Sự kiện CHDCND Triều Tiên tiến hành phóng thử tên lửa vào rạng sáng nay, 29/4, cho thấy Bình Nhưỡng không hề chùn bước trước những cảnh báo liên tiếp trong tuần qua của chính phủ lẫn truyền thông Trung Quốc.

    Quan hệ Trung-Triều đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Không một hội nghị thượng đỉnh nào giữa nguyên thủ hai nước được tổ chức trong suốt 6 năm qua, kể từ khi nhà lãnh đạo Kim Jong Un lên nắm quyền. Dù hai bên duy trì trao đổi ngoại giao đều đặn, niềm tin chiến lược giữa song phương đã trở thành điều xa xỉ.

    Tình hình bán đảo Triều Tiên diễn biến tồi tệ sẽ khiến liên hệ Bắc Kinh-Bình Nhưỡng thêm rạn nứt, và Trung Quốc cần sẵn sàng đón nhận "những hành động không thiện chí" từ Triều Tiên - Hoàn Cầu nói.

    Tình hữu nghị trong quá khứ giữa hai nước là kết quả của diễn biến địa chính trị ở Đông Bắc Á từ thế kỷ trước. Nó cũng phù hợp với lợi ích quốc gia của Trung-Triều trong những thời điểm đó.

    Nhưng hiện nay, Bắc Kinh đang công khai tuyên bố đây là mối quan hệ đối ngoại thông thường giữa hai quốc gia, và hai nước nên "xây dựng tình hữu nghị" trên cơ sở đó, với điều kiện tiên quyết là lợi ích của Trung Quốc không bị xâm phạm và Bắc Kinh không phải trả giá cho các chính sách cực đoan của Bình Nhưỡng.

    Tờ Hoàn Cầu trong 2 tuần trở lại đây đã chỉ trích việc Bình Nhưỡng thử hạt nhân chỉ cách biên giới hai nước 100 km đã đe dọa nghiêm trọng tình trạng an ninh ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, trong khi "nhìn chung vấn đề trên bán đảo là căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên".

    Một lo ngại khác của Trung Quốc là diễn biến trên bán đảo sẽ cho Mỹ cái cớ hợp lý để tăng cường quân lực đến khu vực. Hoàn Cầu ngày 28/4 chỉ trích Mỹ "đâm sau lưng Trung Quốc" khi một mặt đánh giá cao hành động của Bắc Kinh về vấn đề Triều Tiên, một mặt đã đẩy nhanh tiến độ triển khai lá chắn tên lửa THAAD ở Hàn Quốc - điều mà Trung Quốc phản đối gay gắt.

    "Điều đó có nghĩa là Trung Quốc không thể làm kẻ ngoài cuộc," Hoàn Cầu nhận định.

    [​IMG]
    Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình "làm tất cả những gì có thể" để giúp Mỹ trong vấn đề Triều Tiên (Ảnh: AP)

    Bất chấp có lợi ích chung với Mỹ về phi hạt nhân hóa bán đảo, Bắc Kinh gây sức ép lên Bình Nhưỡng để bảo đảm lợi ích quốc gia của mình nhiều hơn là thiện chí hợp tác với Washington.

    Dư luận Trung Quốc lo ngại nước này không có quân bài nào tương xứng để chống lại Mỹ-Hàn và có thể mất "vùng đệm chiến lược" - cụm từ thường được đùng để nói về ý nghĩa của Triều Tiên đối với Trung Quốc.

    Ngay lúc này, những gì Triều Tiên đang thực hiện đã đi ngược lợi ích chiến lược của Bắc Kinh. Điều kiện Trung Quốc đưa ra để nối lại quan hệ bình thường là Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân.

    Giới quan sát Trung Quốc lo ngại chiến tranh là kết cục không tránh khỏi nếu căng thẳng tiếp diễn. Khi đó Trung Quốc sẽ đứng trước nhiều lựa chọn khó khăn hơn là chỉ chấp hành các lệnh cấm vận nghiêm ngặt của Hội đồng bảo an LHQ, mà Bắc Kinh vốn đã chần chừ.

    Theo Hoàn Cầu, nếu "phá vỡ ảo tưởng" của Bình Nhưỡng rằng họ có thể lại xoa dịu Bắc Kinh bằng ngoại giao, Trung Quốc sẽ thiết lập được "tiếng nói" của mình đối với Triều Tiên.

    Mục tiêu trước mắt của Trung Quốc là đình chỉ hoạt động hạt nhân của Triều Tiên, lẫn các cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc, đồng thời khẳng định với Washington rằng Bắc Kinh "không phải là chìa khóa giải quyết vấn đề".

    "Bắc Kinh hy vọng tất cả các bên liên quan thu được lợi ích tối đa. Nhưng nếu nỗ lực thất bại thì Trung Quốc không sợ cả Triều Tiên lẫn Mỹ-Hàn. Chúng ta có đủ sức mạnh để tấn công bất kỳ phe nào dẫm đạp lên 'ranh giới đỏ' về lợi ích của Trung Quốc," tờ Hoàn Cầu cảnh báo.
    http://ttvn.vn/doi-song/hoan-cau-tq...-tan-cong-tat-ca-cac-phe-8201729413427513.htm
  2. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Máy bay tác chiến điện tử Trung Quốc - "cơn ác mộng" của Mỹ?
    QS|30/04/2017 07:30 PM

    1
    [​IMG]
    Một bài báo TQ từng tuyên bố rằng máy bay JH-7, kết hợp với tên lửa chống radar YJ-91 và thiết bị tác chiến điện tử, sẽ trở thành "ác mộng" với tàu chiến trang bị hệ thống Aegis.
    Trung Quốc tăng cường máy bay tác chiến điện tử

    Trong bài viết trên tạp chíNational Interest, nhà phân tích Sébastien Roblin cho biết máy baytác chiến điện tửEA-18G Growler của Hải quân Mỹ là một trong số ít các loại máy bay quân sự được giao nhiệm vụ gây nhiễu, và thậm chí phá hủy các hệ thống radar của đối phương làm nhiệm vụ dẫn đường cho tên lửa đất-đối-không tiêu diệt máy bay của Mỹ hoặc đồng minh.

    Nhiệm vụ này còn được gọi là Áp chế hệ thống phòng không đối phương (SEAD). Về cơ bản, nếu một lực lượng không quân hiện đại muốn tấn công một đối thủ có mạng lưới phòng không tương đối mạnh thì họ cần tới phương tiện SEAD hiệu quả để tránh những tổn thất nặng nề.

    Growler là một biến thể của máy bay chiến đấu F-18 Super Hornet. Nó nhanh hơn, cơ động hơn, cũng như vũ trang mạnh hơn so với các máy bay gây nhiễu được phát triển dựa trên phi cơ vận tải và tấn công trước đó.

    Điều này cho phép Growler hỗ trợ hỏa lực trong các nhiệm vụ tấn công, bắt kịp với những máy bay mà chúng đang hộ tống, cũng như có khả năng tiếp cận gần hơn đến các hệ thống phòng không của đối phương.

    Trung Quốc có truyền thống sao chép ý tưởng từ nước ngoài và sau đó cải biên với "một số tính năng của Trung Quốc". Vì vậy, không mấy ngạc nhiên khi họ "phát minh" ra một phiên bản Growler riêng.Đó là J-16D, biến thể của máy bay chiến đấu 2 chỗ ngồi J-16 Red Eagle.

    Ngay bản thân J-16 cũng là một sản phẩm sao chép từ mẫu Sukhoi Su-30MKK Flanker nhưng gần như có thể so sánh với phiên bản F-15E của Mỹ và so với mẫu gốc của Nga, nó được cải tiến với hệ thống điện tử hàng không mới, trong đó có radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) - công nghệ radar hàng không tiên tiến nhất hiện nay.

    Mặc dù gặp phải nhiều vấn đề lớn trong lĩnh vực phát triển động cơ máy bay có độ tin cậy cao nhưng Trung Quốc lại gặt hái được nhiều thành công hơn trong lĩnh vực sản xuất các hệ thống điện tử tiên tiến.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Hình ảnh được cho là của phiên bản J-16D.

    Phiên bản J-16D có chữ "D" xuất phát từ từ "diànzǐ" trong tiếng Trung nghĩa là "điện tử". Nó thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 18/12/2015.

    Các bức ảnh về cuộc thử nghiệm được công bố 3 ngày sau đó. Chúng cho thấy J-16D trang bị pháo 30mm và tháo bỏ hệ thống cảm biến hồng ngoại bởi nó không hướng tới nhiệm vụ không chiến tầm ngắn. Thay vào đó, J-16D được lắp đặt một số ăng-ten mới và các mạng ăng-ten tác chiến điện tử dọc theo thân máy bay.

    Phần nắp che radar ở mũi máy bay được định hình lại, có lẽ là để lắp đặt một loại radar AESA tiên tiến hơn. Quan trọng nhất là các pod tác chiến điện tử mới gắn ở các mấu trên cánh J-16D trông giống như pod tác chiến điện tử ALQ-218 của Mỹ trên máy bay EA-18G Growler.

    Những cảm biến điện từ đó có thể phân tích tần số radar và giúp xác định vị trí của thiết bị truyền dữ liệu radar, đây là những dữ liệu có ích để gây nhiễu các radar này hoặc phá hủy chúng.

    Đó là tất cả những thông tin hiện có về J-16D bởi Không quân Trung Quốc (PLAAF) không có thói quen công khai nhiều thông tin chi tiết về các mẫu máy bay mới của họ.

    Nếu như khung thân của J-16D được tích hợp thiết bị chuyên dụng để mang lại hiệu quả cao hơn khi gây nhiễu và sử dụng tên lửa chống radar thì chứng tỏ nó sẽ được trang bị 2 hệ thống vũ khí này.

    Nhiều khả năng, J-16D sẽ mang theo 2-3 pod gây nhiễu dưới cánh và thân, mỗi pod lại được tối ưu hóa theo các tần số radar khác nhau. Một số nguồn tin cho biết, các pod gây nhiễu này cũng sử dụng công nghệ AESA.

    Thậm chí khi mang số lượng tối đa các thiết bị tác chiến điện tử thì J-16D vẫn có 6/12 mấu cứng để treo vũ khí. Trung Quốc hiện có 3 loại tên lửa chống bức xạ, được thiết kế để có thể tấn công radar của đối phương từ khoảng cách xa.

    Tên lửa CM-103 có tầm bắn gần 10.000m và có đủ độ chính xác để tấn công các mục tiêu trên bộ/biển với đầu đạn nặng 80kg.

    Trung Quốc còn có phiên bản nội địa copy từ tên lửa Kh-31P của Nga. Nó được gọi là YJ-91, với tầm bắn xa hơn một chút so với mẫu của Nga và có khả năng chống tàu.

    Cuối cùng phải kể đến là tên lửa LD-10 ARM của Trung Quốc, phát triển từ tên lửa không-đối-không PL-12.

    Tất nhiên, J-16D còn có thể mang theo cả các loại vũ khí khác như phiên bản gốc Red Eagle.

    Ngoài J-16D, Trung Quốc đã triển khai một loại máy bay ném bom khác có khả năng tác chiến điện tử, đó là tiêm kích 2 chỗ ngồi JH-7 Flying Leopard. Hiện có khoảng 240 chiếc JH-7 trong biên chế Không quân và Không quân Hải quân Trung Quốc.

    [​IMG]
    Tiêm kích JH-7.

    Với khả năng thực hiện nhiệm vụ tầm xa và có tốc độ tối đa lên tới Mach 1,75, Flying Leopard có thể mang theo khoảng 9 tấn đạn dược, trong đó có tên lửa chống radar.

    Các bức ảnh chụp được cho thấy cả phiên bản gốc JH-7 và phiên bản nâng cấp JH-7A đều được trang bị pod gây nhiễu. Thế nhưng, Flying Leopard không được tích hợp thiết bị tác chiến điện tử vào khung thân nên khả năng tác chiến điện tử của nó bị giới hạn hơn so với máy bay chuyên dụng.

    Trung Quốc còn có một phi đội khiêm tốn gồm các máy bay có kích cỡ lớn hơn, di chuyển chậm chạp hơn nhưng có khả năng hỗ trợ gây nhiễu. Đó là các phi cơ vận tải Y-8GX , Y-9GX với thiết bị gây nhiễu chiến thuật cùng một số thiết bị tác chiến điện tử khác, và máy bay tác chiến điện tử HD-6 (dựa trên máy bay ném bom H-6).

    Bên cạnh đó, các máy bay không người lái mới Xianglong "Soaring Dragon" cũng có thể được sử dụng như phương tiện gây nhiễu chiến thuật.

    Nếu muốn, Bắc Kinh còn có thể phát triển một phiên bản trên hạm tương đương với J-16D từ mẫu tiêm kích hạm J-15 trên 2 tàu sân bay của nước này.

    "Cơn ác mộng" đối với các tàu chiến Mỹ?

    Theo nhà phân tích Sébastien Roblin, các máy bay SEAD của Trung Quốc sẽ phát huy tác dụng trong cuộc xung đột với Đài Loan hoặc Nhật Bản.

    Tuy nhiên, có thể chúng phần lớn được định hướng để đối phó với tàu chiến mặt nước của Hải quân Mỹ, nhất là những tàu trang bị tên lửa phòng không SM-2, SM-6 và Sea Sparrow để bắn hạ cả máy bay và tên lửa chống tàu của đối phương.

    Chúng trở nên đặc biệt mạnh mẽ khi hệ thống hỏa lực và cảm biến của chúng được điều khiển bởi hệ thống chiến đấu Aegis. Hiện Hải quân Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc (và trong tương lai cả Hải quân Australia) đều trang bị các chiến hạm loại này.

    Từng có một bài báo Trung Quốc tuyên bố rằng các máy bay JH-7, kết hợp với tên lửa chống radar YJ-91 và thiết bị tác chiến điện tử, sẽ trở thành "cơn ác mộng" đối với các tàu chiến trang bị hệ thống Aegis.

    Tất nhiên, chỉ sử dụng thiết bị gây nhiễu radar sẽ không thể vô hiệu hóa hoàn toàn hệ thống phòng không đối phương. Song, theo ông Roblin, việc gây nhiễu sẽ làm suy yếu tầm phát hiện mục tiêu hiệu quả của radar, khiến cuộc tấn công dồn dập bằng tên lửa và máy bay có thể áp đảo hệ thống phòng không đối phương.

    Bắc Kinh hiện không quan tâm tới chiến tranh nước ngoài vào thời điểm này. Song, họ đang tìm cách thay đổi cán cân quân sự ở Thái Bình Dương. Việc chế tạo các máy bay như J-16D cho thấy quân đội Trung Quốc đang muốn phát triển các loại máy bay chuyên dụng để mang lại cho nước này khả năng tác chiến điện tử giống như quân đội Mỹ.

    http://soha.vn/may-bay-tac-chien-dien-tu-trung-quoc-con-ac-mong-cua-my-20170430124305079.htm
  3. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Toàn bộ tên lửa chống hạm siêu âm Moskit của Trung Quốc đối diện nguy cơ thành "sắt vụn"
    Nam Đồng|01/05/2017 07:15 AM

    0
    [​IMG]
    Việc các tàu khu trục lớp Sovremenny của Hải quân Trung Quốc được nâng cấp năng lực chống hạm bằng tên lửa siêu âm YJ-12 đã khiến cho Moskit đứng trước nguy cơ bị loại biên sớm.
    Nhật Bản tự tin thừa khả năng bắn hạ "tên lửa chống hạm tốt nhất thế giới" của Trung Quốc
    Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm - SIPRI, vào đầu những năm 2000, bên cạnh việc mua sắm 4 khu trục hạm 8.000 tấn lớp Sovremenny từ Nga, Hải quân Trung Quốc (PLAN) còn tiếp nhận tổng cộng 78 tên lửa hành trình chống hạm siêu âm 3M80/ 3M80MBEMoskit (SS-N-22 Sunburn).

    Trong một thời gian dài, đây chính là vũ khí diệt tàu mặt nước mạnh nhất của Hải quân Trung Quốc. Tên lửa 3M80 Moskit sở hữu tầm bắn 120 km (lên tới 200 km ở biến thể 3M80MBE), vận tốc tối đa Mach 3, mang theo đầu đạn bán xuyên giáp trọng lượng 320 kg với cơ cấu nổ giữ chậm, nó đủ sức đánh chìm tàu chiến cỡ lớn với chỉ một phát bắn duy nhất.

    [​IMG]
    Tên lửa 3M80 Moskit được phóng đi từ khu trục hạm Phúc Châu số hiệu 137 thuộc lớp Sovremenny của Hải quân Trung Quốc

    Tuy vậy theo đà phát triển của khoa học kỹ thuật, Hải quân Trung Quốc đã liên tục cho ra đời các loại tên lửa chống hạm nội địa có tính năng chiến đấu cao, một trong những thiết kế đáng chú ý nhất của họ chính là YJ-12.

    So sánh với Moskit, YJ-12 tỏ ra vượt trội ở mọi phương diện, nó có tầm bắn lên tới 400 km, mang theo đầu đạn nặng trên 200 kg, tốc độ tối đa Mach 4, trong khi kích thước và trọng lượng lại gọn nhẹ hơn nhiều. Ngoài ra YJ-12 còn được đánh giá cao ở khả năng thao diễn cùng với khả năng chống nhiễu điện tử rất mạnh.

    Hải quân Trung Quốc đã lên kế hoạch trang bị YJ-12 cho toàn bộ 4 khu trục hạm Sovremenny nâng cấp cũng như thế hệ tàu chiến tương lai Type 055.

    [​IMG]
    Đồ họa khu trục hạm Sovremenny nâng cấp của Hải quân Trung Quốc, có thể nhận thấy ống phóng tên lửa Moskit đã bị thay thế bằng loại YJ-12A

    Như vậy nếu theo đúng dự định trên, toàn bộ số tên lửa 3M80/ 3M80MBE Moskit của Hải quân Trung Quốc sẽ trở nên dư thừa, liệu PLAN có muốn tận dụng chúng để hiện đại hóa một lớp chiến hạm khác?

    Điều này xem chừng cũng khó trở thành hiện thực, Hải quân Trung Quốc vẫn tín nhiệm thế hệ YJ-82 và YJ-83 để trang bị cho các lớp tàu cỡ nhỏ hoặc trung bình; đối với lớp khu trục hạm cỡ lớn như Type 052C/D, vũ khí diệt hạm của chúng lại là loại YJ-62 có tầm bắn rất xa.

    Quan trọng hơn cả, Trung Quốc cho thấy họ muốn những chiến hạm của mình đều sử dụng vũ khí nội địa, hay chí ít cũng là được sản xuất tại chỗ theo giấy phép chứ không phải loại mua nguyên chiếc từ nước ngoài.

    Bởi vậy, nếu không tìm được phương án tận dụng (ví dụ như bán lại cho một đồng minh nước ngoài với giá rẻ), thì toàn bộ số tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Moskit trị giá hàng trăm triệu USD của Trung Quốc sẽ đứng trước nguy cơ bị loại biên rồi trở thành sắt vụn.

    http://soha.vn/toan-bo-ten-lua-chon...n-nguy-co-thanh-sat-vun-20170429231023642.htm
    --- Gộp bài viết: 01/05/2017, Bài cũ từ: 01/05/2017 ---
    @despair bình luận gì đi chứ ? mày bảo TQ chỉ dùng P270 thôi mà đâu có dùng Ashm do TQ tự sản xuất
  4. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    bữa tôi thấy khưa có cái clip khựa dùng tên lửa đối hạm gì phóng nguôi cơ chế giống P-800 Yakhont, là loại gì chú khựa

  5. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Chắc là YJ18
  6. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Trung Quốc thử Giao Long AG-600: Nguy hiểm cận kề Biển Đông
    (Bình luận quân sự) - Theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc vừa tiến hành thử nghiệm mặt đất thành công loại thủy phi cơ AG-600, được coi là lớn nhất thế giới.
    Trung Quốc thử nguyên mẫu mặt đất của AG-600

    Thủy phi cơ AG600 mà Trung Quốc gọi là máy bay lớn nhất thế giới, đã có cuộc thử nghiệm đầu tiên thành công trên đường băng vào hôm 30/4, trong cuộc thử nghiệm khả năng di chuyển không tải trên mặt đất, được tổ chức tại một khu vực của thành phố Chu Hải (Quảng Đông).

    Trong quá trình chạy thử nghiệm tốc độ thấp, các kỹ sư Trung Quốc đã kiểm tra khả năng chạy đường thẳng và điều chỉnh hướng đi và hệ thống phanh máy bay. Trong quá trình di chuyển, máy bay có khả năng quay 180 độ trên đường băng, đồng thời, các hệ thống đều hoạt động tốt.

    Dự án phát triển thủy phi cơ AG-600 đã được Trung Quốc khởi động từ tháng 9/2009. Nguyên mẫu đầu tiên của chiếc thủy phi cơ AG-600 được Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC) bắt đầu lắp ráp tại thành phố Chu Hải, tỉnh Quảng Đông vao hồi tháng 7/2015.

    Trước đó, Trung Quốc đã công bố kế hoạch vào giữa tháng 5 tới sẽ tiến hành các chuyến bay thử nghiệm đầu tiên từ mặt đất cho AG600 nhưng không nêu ngày cụ thể. Cần lưu ý rằng, chuyến bay thử nghiệm đầu tiên từ mặt nước cũng được dự kiến tổ chức vào cuối năm 2017.

    Ông Hoàng Lĩnh Tài, thiết kế trưởng của dòng thủy phi cơ cỡ lớn này cho biết, Giao Long AG-600 của Trung Quốc là loại phi cơ lưỡng dụng thủy - lục (thủy phi cơ) lớn nhất thế giới, vượt qua cả các loại máy bay cùng thế hệ như ShinMaywa US-2 của Nhật Bản hay Beriev Be-200 của Nga.

    [​IMG]
    Giao Long AG-600 được coi là thủy phi cơ lớn nhất thế giới

    Chiếc máy bay được trang bị bốn động cơ phản lực cánh quạt WJ6. Ngoài ra, có nguồn tin cho rằng, Trung Quốc có thể sử dụng động cơ cải tiến D-30KP-2 trước đây đã mua với số lượng lớn của Nga, để lắp đặt trên các máy bay ném bom H6, máy bay vận tải Nga Il-76 và máy bay vận tải quốc nội Y-20.

    Trọng lượng cất cánh tối đa của AG600 là 53,5 tấn, chiều dài thân máy bay là 39,m; sải cánh 38,8m, phạm vi hành trình tối đa 4500 km, vận tốc tối đa có thể đạt vào khoảng trên 600km/h. Nó có thể cất hạ cánh ở điều kiện sóng cao 2m.

    Kích thước của đoạn đầu loại máy bay rất lớn và dài 9,5m, phần nửa trên của nó áp dụng kết cấu khoang máy bay chở khách thông thường, còn phần nửa sau là kết cấu thân máy bay, loại kết cấu nay là hình thức kết cấu riêng được thiết kế để đáp ứng thủy phi cơ cất hạ cánh trên mặt nước.

    Theo thiết kế, AG-600 có thể chở 50 người khi thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm và cứu nạn. Trong nhiệm vụ cứu hỏa, AG-600 có khả năng hút 12 tấn nước từ mặt hồ hoặc biển trong vòng chưa đến 20 giây, đựng trong 4 khoang chứa trên máy bay để dập tắt các cháy trên diện rộng.

    Mặc dù thủy phi cơ này chưa cất cánh lần nào từ mặt đất cũng như mặt biển, nhưng ngày từ buổi lễ lắp ráp AG-600, các quan chức Trung Quốc đã tuyên bố rằng, tập đoàn chế tạo máy bay này đã nhận được 17 đơn đặt hàng từ các công ty trong nước.

    Ngoài ra, một số quốc gia có nhiều đảo, như Malaysia hay New Zealand, đã bày tỏ sự quan tâm tới thủy phi cơ AG-600 và đã triển khai đàm phán với Trung Quốc.

    Trung Quốc sẽ triển khai AG-600 xuống Biển Đông

    Việc Trung Quốc tuyên bố nghiên cứu, phát triển thủy phi cơ AG-600 cho “những mục đích dân sự” khiến nhiều chuyên gia nghi ngờ về mục đích này.

    Với một máy bay tuần tra thông thường cũng có thể hoàn thành nhiệm vụ trinh sát phát hiện tàu ngầm, mà với nhiệm vụ cứu hỏa thì các máy bay vận tải đời cũ được cải tiến và tái trang bị có thể đảm nhiệm, thì lý do phát triển thủy phi cơ khiến người ta khó có thể chấp nhận.

    Hồi cuối năm 2015, Tạp chí quân sự Kanwa Defence Review của Canada đã từng nhận định rằng, nếu công năng của AG600 như giới thiệu, gần như chắc chắn Trung Quốc sẽ không đơn thuần sử dụng thủy phi cơ này vào mục đích dân sự.

    Thay vào đó, Bắc Kinh sẽ sử dụng chúng vào mục đích quân sự như một phương tiện vận chuyển và đổ bộ quân tại vùng Biển Đông và biển Hoa Đông mà nước này đang đòi hỏi chủ quyền phi pháp đối với các đảo của Nhật Bản và các nước Đông Nam Á.

    Cùng chung nhận định với tạp chí Kanwa, ông Gennady Zagonov - Tư lệnh lực lượng hàng không hạm đội Biển Đen, hải quân Nga cho rằng, với thủy phi cơ AG-600, Trung Quốc có thể trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều trên Biển Đông.

    Các nhận định này càng trở nên đáng chú ý hơn khi trong một cuộc phỏng vấn, Hoàng Lĩnh Tài từng nhấn mạnh rằng, AG600 có thể thực hiện nhiệm vụ trong 75 - 80% điều kiện thời tiết của Biển Đông, hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động cứu hộ các sự cố đột xuất của các giàn khoan, tàu chở dầu, tàu cá.

    [​IMG]
    Cận cảnh dây chuyền lắp ráp và chân vịt của Giao Long 600 là JL-4A-1

    Với các sự cố này, do cách bờ biển khá xa, nếu dùng tàu để cứu hộ thì tốn rất nhiều thời gian, trong khi đó, hiệu suất thực hiện nhiệm vụ ở biển gần của máy bay trực thăng rất cao, nhưng một khi vượt khoảng cách 500 km thì bán kính nhiệm vụ của nó lại không đủ.

    Với bán kính nhiệm vụ 1000 km, 2 tiếng đồng hồ sẽ có thể đến hiện trường xảy ra sự cố, với khả năng cất-hạ cánh trong điều kiện sóng cao 2m, nên máy bay có thể kịp thời đến nơi, tiến hành cứu hộ đối với nhân viên, một chuyến nhiều nhất có thể cứu hộ 50 người.

    Tuy nhiên, theo các chuyên gia Nga, hải quân Trung Quốc mới là lực lượng chủ chốt cần tới thủy phi cơ Giao Long AG-600, bởi nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của lực lượng hải quân nước này là chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột ở Biển Đông.

    Ở khu vực này, lợi thế là ở số lượng các đảo mà Bắc Kinh nắm quyền kiểm soát, nhưng các đảo ở khu vực Biển Đông tương đối nhỏ, khó bố trí quân, dùng máy bay trực thăng để vận chuyển thì quá xa, dùng máy bay vận tải cánh cố định sẽ không có đường băng đủ lớn để cất, hạ cánh.

    Giới chuyên gia nhận định, nếu có thủy phi cơ, Trung Quốc sẽ nắm được ưu thế rất lớn, bởi loại máy bay này có thể hạ cánh ở vùng nước gần bờ và rìa các đảo, sử dụng nó để điều chuyển binh lực và cung cấp vật tư trang bị cho các đảo sẽ rất thuận tiện cho hoạt động tác chiến trên Biển Đông.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...0-nguy-hiem-can-ke-bien-dong-3334470/?paged=2
  7. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Y-8 lắp thêm kit phao. Cũng tự biết thân biết phận khi nổ ra cái gì thì mấy sân bay không chìm không còn cơ hội nào.
  8. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.882
    Đã được thích:
    17.405
    Al-Qaeda thích bài này.
  9. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    J-16D mang tên lửa bí ẩn, có thể là 1 loại chống radar

    [​IMG]
  10. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.363
    Đã được thích:
    26.707
    Sức mạnh đại cao thủ của nền học thuật đánh nhau TQ đem đọ với giang hồ đây này.



    Thất bại trong một nốt nhạc
    Electoker thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này