1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    Chú cứ nói điêu tại phi công Miến điện yếu chứ máy bay khựa nó tốt nhất thế giới đấy với lại mới khai thác chưa hết rô đa mà.
  2. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
  3. kimdungs

    kimdungs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/07/2016
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    396
    =)) tưởng gì , hóa ra màn chạy trên mặt nước là bắt chước của VN =))

    Đây là màn chạy trên mặt nước, dưới chân võ sĩ được trải một lớp cót hoặc chiếu rất mỏng.

    Đáng nói, trong làng võ thế giới, chính Thiên Môn Đạo là môn phái biểu diễn màn này đầu tiên, sau đó phái Thiếu Lâm bên Trung Quốc mới làm theo.

    Thậm chí, màn “Lão nhân quá giang” còn khó hơn cả màn chạy trên nước của Thiếu Lâm (gọi là “Thủy thượng phiêu”), bởi võ sĩ Trung Quốc trải lớp ván ép mỏng bên dưới thì Thiên Môn Đạo lại trải chiếu, cót vốn mỏng và mềm hơn.

    [​IMG]

    đặc nhiệm tung cẩu mà xem các em VN biểu diễn thế này chắc khóc ròng mà bỏ nghềđặc nhiệm :))
    http://soha.vn/the-thao/ven-man-mon...uoc-dong-dinh-len-nguoi-20160304130016589.htm
    beta22meo-u thích bài này.
  4. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Y-8 hàng chục năm rơi 2 chiếc, chủ yếu là do con người, quả tốt cho 1 máy bay vận tải, so với C130 rơi lia lịa thì ko có gì là ghê
  5. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    In general, the Lockheed C-130 Hercules is a highly reliable aircraft: the Royal Air Force (RAF) recorded an accident rate of about one aircraft loss per 250,000 flying hours over the last forty years, making it one of the safest aircraft they operate.

    250,000 giờ bay mất 1 máy bay. Chất lượng Mỹ quá kém

    ==========
    Hàng này mới tiêu biểu cho chất lượng Trung Hoa. Hàng xuất khẩu, hoạt động ở nơi anh không thể giấu nhẹm đi mọi sự cố thì nó vậy. 57 chiếc xuất khẩu hiện chỉ còn 26 chiếc hoạt động.

    A Wall Street Journal examination of the MA60, the first Chinese-built airliner with sizeable overseas sales, found a pattern of safety problems involving landing-gear malfunctions, braking failures and steering loss, and a track record of multiple other mishaps. Some caused injuries; one killed 25.

    Fewer than half the MA60s exported since 2005 appear to be still flying abroad, according to the Journal examination of accident reports and databases, airline and government statements, media accounts, and interviews with regulators and operators.

    Of the 57 MA60s the manufacturer said it had exported as of January, at least 26 were put in storage after safety concerns, maintenance problems or other performance issues, the Journal calculated. Six others were deemed damaged beyond repair, or 11 per cent of the foreign MA60 fleet.

    A comparable plane, the European-made ATR-72 — Myanmar and Tonga switched to it from their MA60s — has seen 3 per cent of its fleet of 835 damaged beyond repair in its 26 years in service, the Journal calculated.
    --- Gộp bài viết: 13/06/2017, Bài cũ từ: 13/06/2017 ---
    Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có tỉ lệ trẻ em béo phì cao nhất thế giới, lần lượt là 15,3% và 14,4%.

    Mỹ và Trung Quốc là hai nước dẫn đầu về tỉ lệ người trưởng thành béo phì, lần lượt là 79,4% và 57,3%.
    Lần cập nhật cuối: 13/06/2017
  6. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
  7. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Tin vui

    Myanmar bay thử tiêm kích 'Sấm sét' do Trung Quốc sản xuất
    Không quân Myanmar nhận bàn giao và bay thử tiêm kích FC-1 đầu tiên do nước này đặt mua từ Trung Quốc và Pakistan.
    [​IMG]
    Chiếc FC-1 kiểm tra kỹ thuật trước khi bay thử. Ảnh: FYJS.

    Myanmar hôm 13/6 nhận bàn giao tiêm kích FC-1 đầu tiên cho không quân nước này. Đây là phiên bản xuất khẩu của mẫu tiêm kích đa năng do Trung Quốc và Pakistan hợp tác sản xuất, Livejournal đưa tin.

    Trung tâm Phân tích và Nghiên cứu công nghệ Nga (CAST) cho biết không quân Myanmar đặt mua 6 tiêm kích FC-1 hồi năm 2015 với tổng trị giá khoảng 144 triệu USD. Chúng dự kiến bổ sung và thay thế cho phi đội tiêm kích lạc hậu của Myanmar, bao gồm 24 chiếc F-7M được Trung Quốc sao chép và cải tiến từ MiG-21 Liên Xô, 30 máy bay MiG-29 mua từ Nga và 21 cường kích A-5 của Trung Quốc.

    FC-1/JF-17 "Thunder" (Sấm sét) là mẫu tiêm kích đa năng hạng nhẹ, một động cơ được phát triển bởi liên doanh giữa Tổ hợp hàng không Pakistan (PAC) và Tập đoàn máy bay Thành Đô (CAC) của Trung Quốc. Nó có thể thực hiện nhiệm vụ trinh sát đường không, tấn công mặt đất và đánh chặn. Phiên bản Trung Quốc sản xuất mang định danh FC-1, trong khi JF-17 là sản phẩm của PAC.




    Tiêm kích FC-1/JF-17 bay thử nghiệm

    FC-1 được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau trên 7 giá treo với tổng khối lượng 3,6 tấn, cùng một pháo nòng đôi GSh-23-2 cỡ 23 mm. Phiên bản của Myanmar sử dụng động cơ Klimov RD-93 do Nga sản xuất, được phát triển từ mẫu RD-33 trên tiêm kích MiG-29 của nước này. Máy bay có tốc độ tối đa 1.960 km/h, bán kính chiến đấu 1.350 km và trần bay 17 km.

    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gi...h-sam-set-do-trung-quoc-san-xuat-3599302.html
  8. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Bí mật quân sự bên trong hầm gió lớn nhất Trung Quốc


    Hầm gió là một công cụ cực kỳ quan trọng trong việc phát triển ngành hàng không, tuy nhiên để xây dựng được hầm gió lại là điều không hề đơn giản.
    [​IMG]

    Gần đây, kênh truyền hình CCTV 7 của Trung Quốc đã cho đăng tải một đoạn phim tài liệu về hầm gió lớn nhất Trung Quốc đang được sử dụng làm nơi thử nghiệm cho các mô hình máy bay chiến đấu, máy bay chở khách cùng nhiều loại thiết bị hàng không khác do nước này chế tạo. Nguồn ảnh: CCTV7.

    [​IMG]

    Được sử dụng để kiểm tra kiểu dáng khí động học của những thiết bị hàng không, hầm gió được coi là một công cụ cực kỳ quan trọng trong việc thiết kế, chế tạo các loại máy bay. Nguồn ảnh: CCTV7.

    [​IMG]

    Để có thể thực hiện được việc kiểm tra, một thiết bị có kiểu dáng giống hệt với kiểu dáng thiết kế ban đầu nhưng có tỷ lệ nhỏ hơn sẽ được đưa vào hầm gió. Nguồn ảnh: CCTV7.

    [​IMG]

    Xung quanh hầm gió sẽ có một loạt các cảm biến, camera tốc độ cao được dùng để ghi lại từng khoảnh khắc không khí trượt trên bề mặt khí động học của thiết bị bay. Nguồn ảnh: CCTV7.

    [​IMG]

    Thông qua những chỉ số thu thập được, người ta sẽ tìm ra được điểm yếu trong thiết kế khí động học của thiết bị để khắc phục. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng việc chế tạo và xây dựng được một hầm gió hiện đại như của Trung Quốc lại là điều không hề dễ dàng. Nguồn ảnh: CCTV7.

    [​IMG]

    Đầu tiên là hệ thống các cảm biến đòi hỏi có độ chính xác cao, không phải một mà là một loạt các cảm biến sẽ phải đặt xung quanh vật thể thử nghiệm. Nguồn ảnh: CCTV7.

    [​IMG]

    Hệ thống quạt gió trong hầm gió cũng phải được thiết kế đặc biệt, có thể quạt được ra những luồng khí nóng-lạnh chênh lệnh để từ đó các cảm biến ghi lại được nhiều thông số tham chiếu khác nhau, giúp các kỹ sư hình dung được chiếc máy bay tương lai của họ sẽ hoạt động ra sao trong nhiều kiểu địa hình, thời tiết, nhiệt độ vào độ ẩm khác nhau. Nguồn ảnh: CCTV7.

    [​IMG]

    Không chỉ được sử dụng để kiểm tra thiết kế của các thiết bị bay, những hầm gió còn có thể được sử dụng để kiểm tra thiết kế cánh quạt của những cánh quạt gió, đảm bảo độ ma sát với không khí là nhỏ nhất, sinh ra được nhiều điện năng nhất. Nguồn ảnh: CCTV7.

    [​IMG]

    Bên trong hầm gió lớn nhất Trung Quốc cũng là nơi đặt hệ thống siêu máy tính đã từng được coi là chiếc máy tính mạnh nhất thế giới hồi năm 2014. Chiếc siêu máy tính này sẽ được sử dụng để tính toán các thông số mô phỏng trong hầm gió, đưa ra các kết quả tham chiếu, đối chứng theo thời gian thực. Nguồn ảnh: CCTV7.

    [​IMG]

    Vị trí đặt hầm gió của Trung Quốc không được kênh truyền hình CCTV 7 tiết lộ vì đây là một công trình được xếp vào hàng bí mật quốc gia, nơi lưu trữ rất nhiều tham số thử nghiệm cực kỳ quý giá. Với căn hầm này, quá trình phát triển ngành công nghiệp hàng không quân sự và dân sự của Trung Quốc sẽ được hỗ trợ rất nhiều so với việc phải xây dựng mô hình thử nghiệm và gửi đi thuê nước ngoài kiểm tra hộ như trước kia. Nguồn ảnh: CCTV7.
    http://www.baomoi.com/bi-mat-quan-su-ben-trong-ham-gio-lon-nhat-trung-quoc/c/22545486.epi
  9. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    C802 lại tiếp tục lập công, hóng tên lửa Nhật cũng lập công tương tự

    Tên lửa bí ẩn biến tàu Saudi Arabia thành ngọn đuốc
    (Vũ khí) - Trang Almasdar News vừa đăng tải đoạn video ghi lại cảnh lực lượng Houthi dùng tên lửa chống hạm tấn công tàu quân sự của Saudi Arabia trên Biển Đỏ.
    Theo hình ảnh được công bố cho thấy, các tay súng của lực lượng Houthi đã phóng tên lửa từ chiếc tàu chiến cỡ nhỏ. Sau vài giây tên lửa được phóng đi, chớp lửa bùng lên, chiếc tàu ở phía xa phát nổ và bốc cháy dữ dội.

    Với hình ảnh được công bố, gần như chắc chắn chiếc tàu bị trúng tên lửa đã bị phá hủy. Trước thông tin về vụ tấn công, hiện phía Saudi Arabia vẫn chưa có bất cứ phát ngôn chính thức nào. Mặc dù thông tin được công khai nhưng vũ khí thực hiện vụ tấn công này vẫn là điều bí ẩn.

    [​IMG]
    Khoảnh khắc tên lửa Houthi biến tàu quân sự Saudi Arabia thành ngọn đuốc.
    Được biết, hồi đầu năm 2017, hãng Sputnik đăng tải đoạn video ghi lại cảnh lực lượng Houthi ở Yemen dùng tên lửa bắn trúng tàu tuần tra của Saudi Arabia tại Biển Đỏ.

    Theo nguồn tin này, chiếc tàu khu trục của Hải quân Saudi Arabia đang tuần tra ở vùng biển phía Tây của Hodeida bất ngờ bị tấn công bởi các vũ khí chống hạm của phiến quân Houthi. Vụ tấn công này đã khiến chiếc tàu bị hỏng nặng, hai nhân viên hải quân thiệt mạng và 3 người khác bị thương.

    Nguồn tin quân sự địa phương tiết lộ, vũ khí thực hiện vụ tấn công này chính là tên lửa chống hạm C-802 do Trung Quốc sản xuất - loại vũ khí đã trở thành nỗi ám ảnh với Hải quân UAE trong thời gian gần đây.

    Vụ tấn công trước đó diễn ra vào ngày 1/10/2016, lực lượng nổi dậy Houthi vừa công bố một đoạn video khoe khoảnh khắc quả tên lửa bắn trúng một chiếc tàu chiến của Hải quân UAE đang tham gia chiến dịch quân sự do Arap Saudi đứng đầu tấn công lực lượng Houthi ở Yemen.

    Các tay súng Houthi khẳng định rằng, họ đã phối hợp với các đơn vị Vệ binh Cộng hòa Yemen phá hủy chiếc tàu Swift HSV-2 của UAE gần thành phố cảng Mokha bằng tên lửa hành trình chống hạm C-802.

    "Tên lửa đã bắn trúng một chiếc tàu chiến của UAE khi nó đang đi vào bờ biển Mokha", lực lượng nổi dậy Houthi cho biết trong một tuyên bố đăng tải trên trang website của họ. "Chiếc tàu đã hoàn toàn bị phá hủy".

    Ngay sau vụ việc, quân đội UAE đã xác nhận rằng một chiếc tàu do họ chỉ huy có liên quan đến một "sự kiện" ở eo biển Bab al-Mandeb gần Yemen, nhưng khẳng định rằng, không có thương vong gì trong vụ việc này.

    Vụ việc này đánh dấu lần thứ 2, tên lửa C 802 đã đánh chìm chiến hạm trong lực lượng Hải quân UAE. Hồi cuối năm 2015 khi nhóm phiến quân Yemen Ansar Allah tuyên bố đã đánh chìm tàu chiến Hải quân UAE bằng tên lửa chống hạm C 802.

    Kênh truyền hình Al-Masiral vốn ủng hộ nhóm Ansar Allah đã phát sóng những thước phim đầu tiên của vụ tấn công này. Đoạn video đó cho thấy một trong những tàu hộ vệ lớp Baynunah của UAE.

    Hình ảnh tiếp theo trong video đó cho thấy một tàu khu trục hạm lớp Oliver Haazard Perry mang tên Taba (916) của Hải quân Ai Cập. Cả hai tàu này trông không hề giống như bị tấn công.

    Điều đáng nói, đoạn băng trên được quay vào ban đêm nên rất khó để xác định được hệ thống mà nhóm phiến quân Ansar Allah sử dụng để phóng tên lửa tấn công tàu. Tuy nhiên, dựa trên một động cơ tăng áp rơi khi phóng, một số chuyên gia cho rằng, tên lửa chống hạm mà nhóm nổi dậy Yemen sử dụng là C 802 do Trung Quốc sản xuất.

    C 802 được Viện Công nghệ điện cơ Haiying Trung Quốc phát triển và đưa vào trang bị từ cuối những năm 1980. Tên lửa nặng khoảng 715kg, dài 6,39m, mang đầu nổ xuyên giáp có định giờ nặng 165kg, tầm bắn khoảng 120km, độ cao bay tấn công 3-5m.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/ten-lua-bi-an-bien-tau-saudi-arabia-thanh-ngon-duoc-3337427/
  10. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Hải quân Trung Quốc diễn tập chung với Iran ở vùng Vịnh
    Khu trục hạm của Trung Quốc bắt đầu diễn tập trên biển với hải quân Iran ở phía đông eo biển Hormuz.
    [​IMG]
    Hải quân Iran trong một cuộc diễn tập ở eo biển Hormuz. Ảnh: Sputnik.

    Hai tàu khu trục của Trung Quốc ngày 18/6 bắt đầu cuộc diễn tập chung với hải quân Iran tại khu vực phía đông của eo biển Hormuz và biển Oman, theo Sputnik.

    Hải quân Iran cho biết cuộc diễn tập nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị và thúc đẩy hoạt động hợp tác hàng hải giữa hai nước. Các tàu chiến Trung Quốc cập cảng Bandar Abbas của Iran từ ngày 15/5 để chuẩn bị cho cuộc diễn tập.

    Đây là lần đầu tiên hai tàu chiến của Trung Quốc tham gia diễn tập chung ở vùng Vịnh kể từ năm 2014.

    Cuộc diễn tập diễn ra trong bối cảnh khủng hoảng ngoại giao tại vùng Vịnh chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, sau khi một loạt quốc gia Arab tuyên bố cắt quan hệ với Qatar vào ngày 5/6 với cáo buộc Doha tài trợ chủ nghĩa khủng bố và có quan hệ mật thiết với Iran.

    [​IMG]
    Vị trí eo biển Hormuz. Đồ họa: Mirror.

    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gi...n-tap-chung-voi-iran-o-vung-vinh-3601400.html
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này