1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. kimdungs

    kimdungs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/07/2016
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    396
    Người thì chỉ cần xem , nghe là hiểu biết , chỉ có mấy con chó lai sủa gâu gâu éo hiểu tiếng người nó mới nhờ google ;)) bọn QĐ tung cẩu nó nó dùng súng đồ chơi à các bác :>;))

    [​IMG]
  2. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Ha hah hóa ra thất bại =)) các cháu thủ dâm cái tàu vũ trụ thất bại à

    During one of these attempts the spacecraft unexpectedly lost communication with Earth and crash-landed on the asteroid surface, damaging the spacecraft.

    https://curator.jsc.nasa.gov/hayabusa/
    meo-u thích bài này.
  3. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Trong tuần qua, Lục quân, Hải quân và lực lượng Đổ bộ đường không Trung Quốc đã tiến hành những cuộc diễn tập, bắn đạn thật rất đáng chú ý.
    Tiêm kích hạng nhẹ tiên tiến nhất Trung Quốc khoe vũ khí "khủng"
    Hôm 12/7, một đơn vị Lính thủy đánh bộ Trung Quốc đã tổ chức cuộc tập trận đổ bộ ở phía Nam tỉnh Phúc Kiến, phương tiện thiết giáp mũi nhọn được huy động tham gia là xe tăng lội nước Type 63A.

    [​IMG]
    Xe tăng lội nước Type 63A của Trung Quốc

    Type 63A là bản nâng cấp dựa trên xe tăng bơi Type 63 (Việt Nam gọi là K-63-85), về cơ bản thì thân xe vẫn tương tự như người tiền nhiệm, đó là được thiết kế với hình dáng như một chiếc thuyền.

    Hệ thống treo của Type 63A gồm 6 bánh xích chịu lực mỗi bên, tháp pháo hàn được thiết kế lại gắn chính giữa thân, hai bên hông bổ sung khoang nổi có vai trò như chiếc phao để tăng độ ổn định khi bơi. Ngoài ra mỗi bên thân có 3 cửa hút nước để cung cấp cho 2 động cơ đẩy phản lực bố trí phía sau đuôi khi xe trong chế độ bơi.

    [​IMG]
    Xe tăng lội nước Type 63 áp sát bờ biển

    So với Type 63 thì Type 63A có 5 nâng cấp lớn gồm: tăng cường hiệu suất đi biển, tăng tốc độ bơi, cải thiện hệ thống kiểm soát hỏa lực, có khả năng bắn tên lửa chống tăng có điều khiển, pháo chính lớn hơn được ổn định 2 mặt phẳng.

    Pháo chính của Type 63A là loại 105 mm nòng xoắn với cơ số đạn 45 viên, bắn được tất cả các loại đạn gồm đạn nổ phá mảnh (HE), đạn xuyên lõm (HEAT), đạn xuyên động năng dưới cỡ (APFSDS)...

    Hệ thống điều khiển hỏa lực gồm máy tính đạn đạo, thiết bị đo xa laser, kính ngắm hồng ngoại, kết hợp với thiết bị ổn định tầm hướng giúp Type 63A có thể khai hỏa chính xác từ trên đất liền cũng như trên biển, bất kể ngày hay đêm.

    Thủy quân lục chiến Trung Quốc hiện đã lên kế hoạch thay thể toàn bộ 300 chiếc Type 63A bằng loại ZTD-05 tiên tiến hơn.

    [​IMG]
    Pháo phản lực PHL-03 của Trung Quốc

    Hôm 13/7, một lữ đoàn pháo binh của Quân đội Trung Quốc đóng tại Tân Cương đã tiến hành cuộc diễn tập bắn đạn thật với pháo phản lực phóng loạt PHL-03, đây được coi là sản phẩm mà Tập đoàn NORINCO "nhái" lại từ BM-30 Smerch của Nga

    PHL-03 chính thức vào biên chế từ năm 2004, tương tự BM-30, nó cũng bố trí 12 ống phóng cỡ 300 mm với chiều dài 12 m, rộng 3 m, chúng được đặt trên khung gầm xe tải Wanshan 8x8.

    [​IMG]
    Khẩu đội pháo phản lực PHL-03 phóng đạn tiêu diệt mục tiêu

    Hệ thống pháo phản lực PHL-03 có thể phóng đạn với tầm bắn 20 - 150 km. Nếu phóng hết 12 quả đạn thì mất khoảng 30 giây và cần tới 30 phút để nạp lại toàn bộ.

    Các loại đạn mà PHL-03 bắn được khá đa dạng, bao gồm đạn nổ phá mảnh có sức công phá lớn, đạn chùm chống bộ binh, đạn chùm chống tăng, đạn dẫn đường...

    [​IMG]
    Xe thiết giáp nhảy dù ZBD-03 của Trung Quốc

    Cũng trong hôm 13/7, lực lượng lính dù Trung Quốc đóng tại tỉnh Hồ Bắc đã công bố những hình ảnh huấn luyện với xe chiến đấu đổ bộ đường không ZBD-03. Thiết kế của chiếc thiết giáp này được cho là dựa trên khung thân BMD-3 của Nga.

    Pháo tự động cỡ 30 mm của ZBD-03 có thể bắn 300 viên đạn mỗi phút, tầm bắn hiệu quả 4.000 m với mục tiêu mặt đất hoặc 2.500 m với mục tiêu đường không như trực thăng. Tháp pháo có sức chứa 350 viên đạn 30x165 mm, gồm 125 đạn xuyên giáp (AP) và 225 đạn nổ mảnh (HE). Cơ số đạn dự trữ trong khoang xe gồm 200 viên (80 viên AP và 120 viên HE).

    [​IMG]
    Xe thiết giáp ZBD-03 vượt địa hình phức tạp

    Hệ thống treo của ZBD-03 khá đặc biệt, giúp xe có thể "quỳ bắn". ZBD-03 đạt tốc độ tối đa 68 km/h trên đường nhựa, hoặc 6 km/h khi bơi nhờ 2 cơ cấu dẫn tiến bơi nước lắp ở đuôi xe, tầm hoạt động đạt 500 km.

    Trọng lượng chiến đấu của ZBD-03 khoảng 8 tấn, thân xe được bọc giáp nhẹ, giúp chống chịu sức công phá của các loại súng bộ binh.

    Giống như dòng BMD của Nga, ZBD-03 cũng có thể đổ bộ xuống một địa điểm bất kỳ bằng dù hoặc khi máy bay đã hạ cánh, khi trong xe có hoặc không có lính đổ bộ. Sau khi tiếp đất, chỉ cần cắt dù là có thể bước vào chiến đấu được ngay.
    http://soha.vn/trung-quoc-dieu-vo-g...nhai-va-xe-tang-lac-hau-20170718113514481.htm
    --- Gộp bài viết: 18/07/2017, Bài cũ từ: 18/07/2017 ---
    Kết hợp định vị vệ tinh (Bắc Đẩu) và UAV, pháo tự hành và pháo phản lực TQ hiện nay đã có thể tấn công mục tiêu tank thiết giáp chính xác





    Tên lửa HJ10 với khả năng top-attack được chứng minh thực tế

  4. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Lý do Trung Quốc cắt giảm quá nửa quân số thường trực
    Bắc Kinh cắt giảm phần lớn quân số thường trực nhằm xây dựng lực lượng chiến đấu nhỏ gọn, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

    Đây là lần cắt giảm quân số lớn nhất lịch sử của Trung Quốc.

    Hôm 12/7, Trung Quốc tuyên bố cắt giảm quân số thường trực xuống dưới mức một triệu người, nhằm tập trung nguồn lực cho lực lượng tên lửa chiến lược và hải quân, đồng thời thu nhỏ quy mô lục quân. Đây là lần cắt giảm quân số lớn nhất lịch sử quân đội Trung Quốc, theo Diplomat.

    Nhà nghiên cứu Adam Ni thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược Australia cho rằng động thái này phù hợp với xu hướng tái cấu trúc quân đội Trung Quốc từ thập niên 1980. Bắc Kinh từng thu gọn quy mô quân thường trực nhiều lần, điển hình như đợt giảm một triệu quân năm 1985, 500.000 quân vào năm 1997, 200.000 quân năm 2003 và 300.000 người trong năm 2015.

    Đợt cắt giảm này được đánh giá là không quá bất ngờ. Tháng 1/2016, Quân ủy Trung ương Trung Quốc từng công bố danh mục ưu tiên cải cách quân đội đến năm 2020, trong đó kêu gọi tiếp tục chuyển đổi quân đội từ "lượng" sang "chất", cân đối giữa các quân binh chủng, cắt giảm các cơ quan và nhân sự không tham gia chiến đấu.

    Theo ông Ni, do nằm trong chương trình cải cách quy mô lớn, đợt cắt giảm này không làm suy yếu khả năng chiến đấu của quân đội Trung Quốc. Thay vào đó, nó sẽ biến quân đội Trung Quốc thành lực lượng chiến đấu tinh gọn và hiệu quả hơn nhiều.

    Việc chuyển nguồn lực từ lục quân sang hải quân, lực lượng tên lửa và lực lượng hỗ trợ chiến lược sẽ giúp Bắc Kinh đối phó tốt hơn với những thách thức an ninh mới, bao gồm cả lĩnh vực hàng hải và không gian mạng. Tư duy chiến lược truyền thống tập trung vào bộ binh không còn phù hợp với nhu cầu mới. Trung Quốc cần đáp ứng các yêu cầu hiện đại như bảo vệ tuyến hàng hải, tiến hành các hoạt động quân sự ở nước ngoài và bảo mật thông tin.

    [​IMG]
    Bắc Kinh nhắm tới mô hình quân đội nhỏ gọn và chuyên nghiệp. Ảnh: PLA Daily.

    Quá trình cắt giảm nhân sự không quan trọng, không trực tiếp tham gia chiến đấu sẽ khiến lục quân bớt cồng kềnh, tiết kiệm nguồn lực để đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên. Bắc Kinh có thể tập trung hiện đại hóa quân đội, tăng cường chất lượng huấn luyện, nghiên cứu và phát triển những vũ khí mới và tăng cường khả năng hiệp đồng giữa các lực lượng.

    Cắt giảm cấu trúc chỉ huy cồng kềnh có thể giúp quân đội Trung Quốc trở nên linh hoạt, gắn kết và hiệu quả hơn. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Bắc Kinh phải đối mặt với môi trường an ninh phát triển nhanh chóng, cùng với ảnh hưởng kinh tế và chính trị ngày càng gia tăng trên thế giới.

    Đợt cắt giảm này là một bước đi có chủ đích trong chiến lược dài hạn, nhằm biến quân đội Trung Quốc trở thành lực lượng chiến đấu nhỏ gọn, đáp ứng yêu cầu tác chiến trong thế kỷ 21 và giành chiến thắng trong chiến tranh hiện đại, chuyên gia Ni nhấn mạnh.
    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gi...giam-qua-nua-quan-so-thuong-truc-3614460.html
  5. Bia000

    Bia000 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Bài viết:
    500
    Đã được thích:
    220
    Mỹ cứ bơm ngoại tệ cho tàu. Có tiền dola, nó không mua được công nghệ và tài nguyên của thằng này thì nó mua của thằng khác. Có tiền thì mua được tất. Mỹ dùng cái này và Đài loan ra mặc cả với tàu là hay nhất.
  6. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    Nghĩ cũng lạ tụi khựa cho đến 25 ngàn điệp viên qua đất nước Mỹ làm gì (vnexpress)?Cái xứ Hoa kỳ nghèo khó và chìm đắm trong lạc hậu này là điểm chọn định cư số 1 của tư bản đỏ đại lục. Khựa làm gì cho du học sinh qua đây nhiều khủng khiếp khi đã thừa biết nền giáo dục Mỹ rất yếu kém?
    Văn hoá cổ Trung hoa đã một thời rực rỡ thật sự- đã dăm bẩy thế kỷ Tq chìm trong đói nghèo lạc hậu rồi , nay chỉ còn một chút hào quang !Đã rất lâu rồi dân TQ không còn biết phát minh mà chỉ biết ăn cắp.
    "có 30 phát minh của TQ đều là xuất hiện từ trước năm 1500, chiếm 18,4% trong 163 phát minh lớn trên toàn thế giới trước năm 1500. Trong đó, phát minh cuối cùng là bàn chải đánh răng được phát minh năm 1498, đây cũng là phát minh to lớn duy nhất trong triều đại nhà Minh. Từ sau năm 1500, hơn 500 năm toàn thế giới có 838 phát minh, trong số đó không có phát minh nào đến từ Trung Quốc."
  7. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34

    Nhật thân VN lắm, sao ko chuyển giao công nghệ F-2 cho VN ?
    Trung Quốc bất ngờ chuyển giao công nghệ MiG-21 cho đối tác


    Trung Quốc vừa tiến hành chuyển giao công nghệ dòng tiêm kích F-7 được chế tạo theo mẫu MiG-21 cho Không quân Bangladesh.
    [​IMG]

    Theo mạng Sina, mới đây trong một buổi lễ ký kết tại nhà máy của Tập đoàn chế tạo máy bay Thành Đô (AVIC), Trung Quốc đã chấp thuận chuyển giao công nghệ dòng chiến đấu cơ F-7 – AVIC chế tạo theo mẫutiêm kích MiG-21Liên Xô cho Sri Lanka. Nguồn ảnh: Sina

    [​IMG]

    Việc chuyển giao công nghệ sẽ cho phép Sri Lanka tự mình làm chủ việc sửa chữa, đại tu dòng tiêm kích F-7 trong tương lai. Nguồn ảnh: Sina

    [​IMG]

    Bên cạnh đó, theo một số nguồn tin, Trung Quốc cũng sẽ hỗ trợ Sri Lanka nhà máy sửa chữa hàng không, mà mục tiêu là đại tu cho cácmáy bay chiến đấu F-7. Nguồn ảnh: Sina

    [​IMG]

    F-7 là định danh của dòng máy bay chiến đấu hạng nhẹ, tốc độ siêu âm, 1-2 chỗ ngồi J-7 do AVIC nghiên cứu sản xuất trên cơ sở tham khảo dòng tiêm kích MiG-21 huyền thoại của Liên Xô. Vì Moscow khi đó chỉ trao cho Trung Quốc phiên bản MiG-21F-13, cho nên các máy bay J-7/F-7 đều “nhại” theo dòng tiêm kích này. Có thể thấy phần mũi của J-7 khác hẳn với các tiêm kích MiG-21MF hay MiG-21bis của Việt Nam. Nguồn ảnh: Sina

    [​IMG]

    Phần mũi nhỏ thụt sâu vào trong là đặc trưng của phiên bản MiG-21F-13 đời đầu. Nó cũng là nhược điểm lớn của MiG-21 thế hệ đầu, mũi nhỏ khiến không gian chứa anten radar hạn chế. Nguồn ảnh: Sina

    [​IMG]

    Tuy nhiên, sau khi sao chép nguyên bản, Trung Quốc liên tục cải tiến, tích hợp thêm các công nghệ hiện đại theo thời gian đã cho tiêm kích J-7/F-7 khả năng tác chiến cao hơn hẳn các thế hệ MiG-21F-13 và thậm chí cả phiên bản hiện đại sản xuất hàng loạt cuối cùng MiG-21bis. Nguồn ảnh: Sina

    [​IMG]

    Tính đến tháng 2/2012, Không quân Sri Lanka có trong tay tay 10 chiếctiêm kích F-7- phiên bản xuất khẩu của J-7 gồm 3 phiên bản: F-7GS, F-7BS (9 chiếc) và FT-7 (một chiếc). Trong ảnh là phiên bản tiêm kích F-7GS thiết kế cho nhiệm vụ đánh chặn, bảo vệ không phận. Nguồn ảnh: Airlines.net

    [​IMG]

    Còn đây là phiên bản F-7BS – nó đang được Sri Lanka sử dụng cho các nhiệm vụ tấn công quân khủng bố LTTE. Nguồn ảnh: Airlines.net

    [​IMG]

    F-7GS là phiên bản giá rẻ được phát triển trên cơ sở mẫu J-7G nội địa theo yêu cầu của Không quân Sri Lanka. Dù là bản giá rẻ, tuy nhiên chúng được tích hợp hệ thống điện tử khá hiện đại như màn hình HUD, radar tầm ngắn KLJ-6E (tầm hoạt động 30km), hệ thống định vị vệ tinh, mũ bay tích hợp hệ thống khóa mục tiêu. Nguồn ảnh: Airlines.net

    [​IMG]

    Vì là bản giá rẻ nên kho vũ khí của F-7GS “nghèo nàn” – nó chỉ mang được tên lửa không đối không PL-9 có tầm phóng 8-22km và một số loại vũ khí không đối đất có điều khiển gồm rocket và bom. Nguồn ảnh: Airlines.net

    [​IMG]

    FT-7 là phiên bản huấn luyện 2 chỗ ngồi của dòng F-7 xuất khẩu cho Sri Lanka, phiên bản này cũng có khả năng tham chiến khi cần. Nguồn ảnh: Airlines.net

    [​IMG]

    http://www.baomoi.com/trung-quoc-bat-ngo-chuyen-giao-cong-nghe-mig-21-cho-doi-tac/c/22788604.epi
    Lần cập nhật cuối: 19/07/2017
  8. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Nghe nói hải quân Nhật giỏi hơn TQ 1000 lần, mà sao toàn loanh quanh ao nhà tập với bố Mỹ vậy, giỏi tới Âu Châu tập như TQ nè, à quên Nhật làm gì có khả năng triển khai quân đội toàn cầu :))

    Nga xác nhận tập trận với Trung Quốc trên 'biển NATO'

    (Lực lượng vũ trang) - Hãng RT dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga xác nhận thông tin về cuộc tập trận chung giữa Nga và Trung Quốc trên biển Baltic mang tên Joint Sea 2017.
    Nguồn tin cho biết, theo kế hoạch, biên đội tàu chiến Trung Quốc tham gia tập trận sẽ cập cảng tại Baltiysk ở khu vực Kaliningrad (Nga) vào ngày 21/7. Từ ngày 24 đến ngày 27/7, Hải quân hai nước sẽ tham gia giai đoạn đầu của cuộc tập trận chung có tên Joint Sea 2017.

    Để tham gia cuộc tập trận Joint Sea 2017, Hải quân Trung Quốc đã điều biên đội tàu gồm những chiến hạm ưu tú nhất của mình gồm khu trục hạm CNS Hefei loại 052D, tàu hộ vệ CNS Yuncheng Type 054A và tàu hỗ trợ CNS Luomahu Type 903A. Tất cả những tàu chiến này đều thuộc Hạm đội Nam Hải.

    [​IMG]
    Chiến hạm Trung Quốc.
    Theo tuyên bố chung của Nga và Trung Quốc, mục tiêu chính của cuộc tập trận là tăng cường hiệu quả hợp tác giữa quân đội hai nước trong việc chống lại các mối đe dọa an ninh trên biển, tăng cường tình hữu nghị và hợp tác giữa hải quân 2 nước.

    Theo kế hoạch được công bố, sau khi kết thúc giai đoạn đầu của cuộc tập trận tại biển Baltic, Hải quân Trung Quốc sẽ tham gia tập trận giai đoạn hai cùng các tàu chiến Nga ở khu vực biển Nhật Bản và biển Okhotsk vào tháng 9/2017.

    Lý do của cuộc tập trận Joint Sea 2017 được Nga và Trung Quốc đưa ra là khá rõ ràng và khẳng định không nhằm vào một quốc gia thứ 3 nhưng đại bộ phận các chuyên gia quân sự phương Tây đều cho rằng, cuộc diễn tập quân sự liên hợp này không ngoài mục đích gửi tín hiệu cảnh cáo đến Mỹ và NATO.

    Trước cuộc tập trận này, Tạp chí The Diplomat cho rằng, mục đích đầu tiên của Nga và Trung Quốc là giương oai thực lực của 2 trong 3 cường quốc hải quân hàng đầu thế giới, nhằm "làm nguội" những cái đầu nóng muốn gây sự với 2 nước này.

    Mục đích thứ 2 là Moscow và Bắc Kinh muốn nhắn nhủ với phương Tây rằng, Baltic không còn là ao nhà của NATO.

    The Diplomat dẫn phân tích của Học giả Jim Holmes thuộc Học viện Hải quân Hoa Kỳ trên Tạp chí Chính sách đối ngoại cho rằng, Nga-Trung cũng cần phải thắt chặt quan hệ giữa hải quân 2 nước, trong bối cảnh bị Mỹ bao vây, cô lập, đồng thời tăng cường khả năng phối hợp các trang bị hải quân.

    Một nguyên nhân nữa là hiện nay Bắc Kinh đang ngày càng quan tâm đến mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở Trung Đông, châu Phi và đến tận Baltic. Vì vậy, có thể khẳng định, đây sẽ không phải là cuộc tập trận chung cuối cùng của Hải quân Trung Quốc trên vùng biển này.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/luc...p-tran-voi-trung-quoc-tren-bien-nato-3339427/
    Lần cập nhật cuối: 19/07/2017
  9. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Hải Quân Nhật đâu rồi, nghe nói thứ nhì thế giới kia mà, ngon 1 lần đi tới tận Âu Châu như Hải Quân Trung Quốc xem nào !
    Hải quân Anh theo dõi sát đội tàu chiến Trung Quốc đi qua eo biển Manche

    Hải Yến|19/07/2017 03:15 PM

    1
    [​IMG]
    Hải quân Hoàng gia Anh đã theo dõi sát một đội tàu chiến Trung Quốc đi qua eo biển Manche trên hành trình đến biển Baltic tham dự cuộc tập trận chung với các lực lượng quân đội Nga vào cuối tuần này.
    Tàu khu trục HMS Richmond của Hải quân Anh đã được điều đến theo dõi 3 tàu Trung Quốc khi đi qua eo biển Manche. Hồi cuối tuần qua, những chiếc tàu khu trục của Trung Quốc đã đi qua eo biển Dover sau khi thực hiện bài tập huấn luyện ở Địa Trung Hải và được cho là đang trên đường đến biển Baltic để thực hiện cuộc tập trận chung với Nga.

    [​IMG]
    Tàu khu trục HMS Richmond của Hải quân Anh hộ tống đội tàu Trung Quốc qua eo biển Manche

    Việc này tương tự như màn phô trương sức mạnh hồi tháng 10 năm ngoái khi một độitàu chiếnNga đi dọc theo bờ biển của Anh trên đường tới Syria. Khi đó, siêu tàu sân bay Kuznetsov cùng 7 tàu chiến khác của Nga đã đi qua vùng biển của nước Anh trên hành trình đến Syria tham dự vào cuộc chiến chống các lực lượng nổi dậy ở Aleppo.

    Đội tàu này còn thực hành ném bom ở Scotland trước khi đi vào eo biển Manche - chỉ cách bờ biển Anh chừng 1 dặm. Sự việc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa phương Tây và Nga, có lẽ vậy nên Nga muốn thể hiện sức mạnh ngay trước ngưỡng cửa của Vương quốc Anh.

    Được biết, Nga và Trung Quốc sẽ thực hiện giai đoạn 1 cuộc tập trận hải quân chung năm 2017 tại ngoài khơi bờ biển Baltic bắt đầu từ ngày 21-7. Bắc Kinh đã cử một trong những tàu khu trục tên lửa tối tân nhất cho cuộc tập trận với các hoạt động chính diễn ra từ ngày 24 đến 27-7.

    [​IMG]
    Đội tàu chiến Trung Quốc đi qua Biển Bắc hôm 17-7

    Theo RT, cuộc tập trận sẽ bao gồm khoảng một chục tàu chiến, cùng với máy bay quân sự và máy bay trực thăng của cả hai bên. Bộ Quốc phòng Nga cho biết, mục tiêu chính của cuộc tập trận là để nâng cao hiệu quả phối hợp giữa hai bên trong việc chống lại các mối đe dọa an ninh trên biển, cũng như huấn luyện khả năng thích ứng của các thủy thủ đoàn trên tàu chiến của Nga và Trung Quốc.

    Sau khi kết thúc giai đoạn 1 tại biển Baltic, Hải quân Trung Quốc sẽ cùng với tàu Nga có mặt ở vùng biển Nhật Bản và biển Okhotsk vào tháng 9 để tham gia cuộc tập trận chung giai đoạn 2. Hoạt động tập trận chung của hải quân 2 nước đã được thực hiện kể từ năm 2012.


    http://soha.vn/hai-quan-anh-theo-do...oc-di-qua-eo-bien-manche-2017071915093839.htm
    --- Gộp bài viết: 19/07/2017, Bài cũ từ: 19/07/2017 ---
    Hải Quân Trung Hoa từ thời xưa đã đi tới tận Châu Mỹ (Đô Đốc Trịnh Hòa) đánh tan đế quốc hàng hải 1 thời Hà lan, Trung Hoa từ thời xa xưa tới nay chưa bao giờ thua kém bất kì quốc gia nào về hàng hải, Nhật chỉ được mỗi 1 lúc ở 1930-1940 mà thôi, chỉ là 1 giai đoạn nhất định, có câu "mạnh yếu đời nào cũng có" thì dĩ nhiên lúc thịnh, lúc suy là hiển nhiên, chúng ta đang sống trong thời đại nào thì phải chấp nhận, ko nên lấy quá khứ ra thủ dâm
    --- Gộp bài viết: 19/07/2017 ---
    Lo chiến tranh bùng nổ, Nhật hướng dẫn công dân né tên lửa Triều Tiên
    Nỗi sợ hãi của người Nhật khi nghe còi báo động chiến tranh
    Nhật Bản: biểu tình phản đối dự luật cho quân đội tham chiến
    Nhật Bản: Người dân biểu tình phản đối dự luật Quốc phòng mới
  10. kachiusa07

    kachiusa07 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2015
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    104
    Việt Nam có mua F2 quái đâu mà chuyển giao hả thang khựa con
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này