1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Nhật có mấy lớp tàu chiến aegis gì gì đó đâu rồi, mang tới Âu Châu tập trận đi kìa ?
    Trung Quốc mang chiến hạm “khủng” tới biển Baltic để tập trận cùng Nga

    Anh Tuấn|19/07/2017 08:15 AM

    3
    [​IMG]
    Theo hãng tin RT, Nga và Trung Quốc sẽ tiến hành giai đoạn đầu tiên trong quá trình diễn tập Joint Sea 2017 trên biển Baltic. Đáng chú ý hơn cả, Trung Quốc sẽ cho triển khai tàu chiến tối tân bậc nhất của nước này.
    Trung Quốc diễu võ giương oai bằng pháo phản lực "nhái" và xe tăng lạc hậu
    Cuộc diễn tập trên biển Baltic sẽ bắt đầu vào ngày 21/7 tới và sẽ có sự tham gia của hàng chục tàu chiến cùng nhiều máy bay quân sự và trực thăng của cả hai nước.

    [​IMG]
    Nga và Trung Quốc đã cùng nhau diễn tập trên biển kể từ năm 2012 tới nay

    “Mục tiêu chính của cuộc diễn tập này là nhằm nâng cao khả năng phối hợp chiến đấu của hạm đội hai nước nhằm đối mặt với những hiểm họa trên biển, huấn luyện kỹ năng của các thủy thủ trên tàu Nga và Trung Quốc, củng cố quan hệ hợp tác giữa Hải quân Nga và Hải quân Trung Quốc”, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

    Dự kiến đội tàu của Trung Quốc sẽ có mặt tại căn cứ Hải quân Baltiysk tại vùng Kaliningrad (Nga) vào ngày 21/7, và sẽ có một buổi lễ chào đón được tổ chức. Cuộc diễn tập sẽ chính thức được tiến hành từ ngày 24 đến 27/7.

    Trước đó, truyền thông Trung Quốc cho biết Bắc Kinh đã triển khai tàu Changsha, tàu chiến được trang bị tên lửa định hướng hiện đại Type 052D thứ hai của nước này. Tuần trước, trên đường đến biển Baltic, đội tàu Trung Quốc đã có một diễn tập bằng đạn thật trên biển Địa Trung Hải.

    Sau khi cuộc diễn tập trên biển Baltic kết thúc, hải quân Trung Quốc sẽ cùng các tàu chiến của Nga tập trận trên Biển Nhật Bản và Biển Okhotsk vào tháng 9 tới.

    Hải quân Trung Quốc và Nga đã cùng nhau tiến hành diễn tập quân sự Joint Sea kể từ năm 2012 đến nay. Năm ngoái, một cuộc tập trận của Trung Quốc được cho là đã được thực hiện trên Biển Đông.

    http://soha.vn/trung-quoc-mang-chie...ic-de-tap-tran-cung-nga-20170718225743247.htm

    Việt Nam mua máy bay F-2 của Nhật Bản
  2. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Ông Tập Cận Bình đại cải tổ quân đội, Trung Quốc được gì?
    Trung Phạm|19/07/2017 07:30 AM

    3
    [​IMG]
    Ánh minh họa: Lính TQ diễu binh dưới trời nắng gắt trong dịp kỷ niệm 20 năm thu hồi Hong Kong. Ảnh: Reuters
    Hạ thủy tàu sân bay nội địa đầu tiên, thay đổi phiên hiệu các quân đoàn hay đưa vào biên chế các tàu chiến, tên lửa mới được xem là những dấu ấn đậm nét của ông Tập.
    Năm 2015, Chủ tịch Trung QuốcTập Cận Bìnhcông bố kế hoạch cải tổ toàn diện quân đội với mục đích chuyển đổi đội quân lớn nhất thế giới này trở này lực lượng chiến đấu hiện đại, nhỏ gọn hơn.

    Dưới đây là những dấu ấn được coi là đáng chú ý nhất trong chương trình này của ông Tập, theo bình chọn của tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng.

    1. Hạ thủy tàu sân bay nội địa đầu tiên

    [​IMG]
    Tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc trong lễ hạ thủy tại cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Ảnh: AP

    Tháng 4/2017, Trung Quốc cho hạ thủy chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên với tên gọi Type 001A. Sự kiện được xem là động thái phô diễn sức mạnh hải quân mới nhất của Bắc Kinh.

    Type 001A là tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc sau tàu Liêu Ninh - được cải tiến từ tàu sân bay cũ mua lại của Nga và đã biên chế cho Hải quân nước này năm 2012.

    Type 001A có chiều dài 315m, chiều rộng 75m, vận tốc hành trình 31 hải lý/giờ và có lượng giãn nước 70.000 tấn.

    2. Đạt bước tiến lớn về công nghệ đẩy cho tàu ngầm

    [​IMG]
    Một tàu ngầm của Trung Quốc trong cuộc tập trận hải quân chung với Nga trên biển Hoàng Hải tháng 4/2012. Ảnh Reuters

    Trung Quốc dường nhưng đang lọt vào danh sách các nước đi tiên phong về công nghệ đẩy tàu ngầm. Trong cuộc phỏng vấn gần đây với kênh truyền hình CCTV, Ma Weiming – Chuẩn Đô đốc Hải quân Trung Quốc cho biết, các kỹ sư nước này đã làm chủ được hệ thống đẩy chạy điện tích hợp (IEPS).

    IEPS là hệ thống đẩy dựa vào phản lực dòng nước (pump-jet). Tuy vẫn còn nhiều hoài nghi nhưng nếu hệ thống này được hoàn thiện và vận hành đầy đủ sẽ giúp các tàu ngầm Trung Quốc phát ra ít tiếng ồn hơn, khả năng tàng hình tốt hơn.

    Dù không chính thức xác nhận nhưng nhiều khả năng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ trang bị hệ thống này cho các tàu ngầm hạt nhân thế hệ kế tiếp là Type 095 và Type 096.

    3. Hạ thủy tàu khu trục Type 055

    [​IMG]
    Tàu khu trục Type 055 của Trung Quốc trong lễ hạ thủy. Ảnh: Defense News

    Tháng 6/2017, Trung Quốc đã hạ thủy tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường Type 055 mà nước này tự cho là tàu chiến lớn nhất và tiên tiến nhất châu Á.

    Theo nhận xét của các chuyên gia, với lượng giãn nước trên 12.000 tấn, Type 055 được thiết kế để hộ vệ nhóm tàu sân bay tác chiến của Hải quân Trung Quốc trong tương lai.

    Type 055 được đóng tại xưởng đóng tàu Jiangnan ở Thượng Hải và được trang bị các vũ khí phòng không, chống tên lửa, chống tàu mặt nước và chống tàu ngầm.

    Giới quân sự nhận định, về lý thuyết Type 055 có thể được xem là tàu khu trục mạnh thứ 2 thế giới, sau tàu khu trục DDG-1000 lớp Zumwalt của Hải quân Mỹ.

    4. Trang bị chiến đấu cơ tàng hình J-20

    [​IMG]
    Chiến đấu cơ tàng hình J-20 tham gia Triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế của Trung Quốc tại Chu Hải tháng 11/2016. Ảnh AP

    Trung Quốc chính thức biên chế cho Không quân nước này chiến đấu cơ tàng hình J-20 vào tháng 3/2017.

    Các nhà thiết kế của J-20 tuyên bố, chiếc máy bay này là “một bước tiến lớn về khả năng của PLA” và thậm còn có tầm bay xa hơn, sức chứa nhiên liệu nhiều hơn và mang được nhiều vũ khí hơn cả F-22 và F-35 của Mỹ.

    5. Tham vọng phát triển thêm nhiều tàu sân bay

    [​IMG]
    Liêu Ninh – tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Ảnh: AP

    Có thể trong tương lai, Trung Quốc sẽ là cường quốc tàu sân bay lớn thứ hai, sau Mỹ. Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên gia quân sự, các phi đội không quân của nhóm tàu sân bay hiện nay của Trung Quốc vẫn còn kém xa so với chuẩn quốc tế.

    “Chỉ có một tàu sân bay duy nhất không thể trở thành lực lượng chiến đấu vì nó cần phải có thêm nhiều tàu chiến khác để tạo thành một nhóm tác chiến cũng như để được bảo vệ”, chuyên gia hải quân Li Jie ở Bắc Kinh nhận xét.

    6. Tập trận với tên lửa tầm trung DF-16

    [​IMG]
    Tên lửa tầm trung DF-16 của Trung Quốc. Ảnh Wikipedia

    Tháng 2/2017, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đăng tải trên website của mình đoạn video tên lửa tầm trung Đông Phong 16 (DF-16) bố trí trên các bệ phóng di động trong cuộc tập trận diễn ra tại một khu rừng ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán.

    Với tầm bắn 1.000 km, DF-16 có thể bắn tới các căn cứ quân sự của Mỹ ở Okinawa, các đảo của Nhật Bản, Đài Loan và Philippines.

    Lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc duyệt binh ở thủ đô Bắc Kinh năm 2015, DF-16 có thể mang theo ba đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân, có khả năng bắn trúng mục tiêu với độ chính xác cao.

    7. Thử nghiệm nguyên mẫu chiến đấu cơ tàng hình "tiên tiến nhất"

    [​IMG]
    Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 J-31. Ảnh: NDTV

    Thánh 12/2016, Trung Quốc thử nghiệm phiên bản mới nhất của chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 J-31 (hiện đổi tên thành FC-31 Gyrfalcon) mà Bắc Kinh cho là để chấm dứt thế độc quyền của Phương Tây về sở hữu những máy bay tiên tiến nhất thế giới.

    Theo đánh giá của chuyên gia hàng không Wu Peixin, FC-31 có các khả năng tàng hình tốt hơn, thiết bị điện tử được cải tiến và có tải trọng lớn hơn phiên bản mà Trung Quốc cho ra mắt tháng 10/2012.

    8. Thay đổi phiên hiệu các quân đoàn

    [​IMG]
    PLA hiện chỉ còn 13 quân đoàn sau quyết định cải tổ của ông Tập. Ảnh: SCMP

    Năm 1949, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) có tới 70 quân đoàn, mang số hiệu từ 1 đến 70. Sau nhiều lần cải cách, con số trên được rút xuống còn 18, nhưng sau quyết định giải thể của ông Tập vào tháng 4/2017, hiện Trung Quốc chỉ còn 13 quân đoàn.

    13 quân đoàn mới này sẽ sử dụng hệ thống phiên hiệu mới, bắt đầu từ 71 và kết thúc ở 83. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, các quân đoàn bị đổi phiên hiệu, kể cả Quân đoàn 1 mà trước đây ông Tập Trọng Huân, cha của ông Tập Cận Bình, từng giữ chức chính ủy.

    9. Đóng mới tàu tấn công đổ bộ Type 075

    [​IMG]
    Mô hình tàu đổ bộ Type 075 của Trung Quốc. Ảnh: SCMP

    Tháng 3/2017, Trung Quốc đã bắt đầu đóng một thế hệ mới các tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn Type 075. Đây là loại tàu đổ bộ có kích thước lớn hơn nhiều so với các tàu cùng chủng loại từng trang bị cho Hải quân PLA.

    Type 075 có thể được sử dụng dưới dạng tàu sân bay, cho phép Hải quân Trung Quốc hạ/cất cánh nhiều mẫu trực thăng tấn công mặt đất, tàu chiến hoặc tàu ngầm đối phương.

    http://soha.vn/ong-tap-can-binh-dai-cai-to-quan-doi-trung-quoc-duoc-gi-20170717105436715.htm
  3. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Ũa Nhật Bản giỏi hơn TQ 1000 lần như dân an nam hay nói, vậy mà sao ko làm nổi UAV dùng trong nước lẫn xuất khẩu nhĩ ? chắc ko thèm làm chăng =))

    Trung Quốc cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ bằng UAV siêu rẻ

    (Vũ khí) - Tại Triển lãm hàng không MAKS 2017, Trung Quốc tiếp tục khẳng định vị thế là nhà cung cấp UAV lớn nhất toàn cầu khi giới thiệu Wing Loong.
    Sau khi máy bay không người lái (UAV) Dực Long II (Yilong II, phiên bản xuất khẩu còn gọi là Wing Loong) của Trung Quốc do Tập đoàn Chengtu Aviation Industry Corporation (CAIG) sản xuất thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên, dòng máy bay này đã được đưa đến giới thiệu tại MAKS 2017.

    Chuyến bay của phiên bản nâng cấp thứ 2 của Yi Long làm cho giới chức lãnh đạo quốc phòng Trung Quốc hy vọng sẽ tăng cường hơn nữa vị thế của mình trong thị trường xuất khẩu vũ khí, đặc biệt là máy bay không người lái ở Trung Đông, Trung Á và tại những thị trường vốn được coi là của Mỹ.

    [​IMG]
    UAV Wing Loong tại Triển lãm hàng không MAKS 2017.
    Theo nhận định của một số chuyên gia, Bắc Kinh hiện đang là nhà cung ứng máy bay không người lái lớn nhất toàn cầu. Mặc dù công nghệ máy bay không người lái lạc hậu hơn nhiều so với Mỹ và Israel, nhưng Trung Quốc vẫn thu hút ngày càng nhiều khách hàng nước ngoài.

    Trung Quốc đã bán nhiều loại máy bay không người lái quân sự khác nhau cho 9 quốc gia, trong đó có không ít đồng minh của Mỹ như Saudi Arabia, UAE, Pakistan, Ai Cập và Nigeria. Chỉ trong năm 2014, Trung Quốc đã xuất khẩu 5 máy bay không người lái cho Nigeria.

    Công ty nghiên cứu thị trường (Forecast International) cho biết, giá trị sản xuất máy bay quân dụng không người lái toàn cầu năm 2014 là 942 triệu USD (5,84 tỷ nhân dân tệ), và dự đoán, đến năm 2023 con số này sẽ tăng lên tới 2,3 tỷ USD (14,268 tỷ nhân dân tệ).

    Công ty này dự đoán, đây sẽ là mảnh đất màu mỡ đối với nhà chế tạo máy bay không người lái lớn nhất Trung Quốc là Công ty công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC), công ty này sẽ trở thành nhà chế tạo máy bay quân dụng không người lái lớn nhất thế giới vào năm 2023.

    Các chuyên gia quân sự đánh giá, máy bay không người lái của Mỹ thuộc loại MALE hiện tại bỏ xa đáng kể trước sản phẩm tương ứng của Trung Quốc về đặc điểm chiến thuật và tính năng kỹ thuật, lại đã từng chứng tỏ khả năng qua rất nhiều phi vụ tấn công khủng bố ở Yemen hay Pakisstan, Afghnistan…

    Tuy nhiên, Mỹ hiện vẫn có một số điều kiện hạn chế trong việc xuất khẩu những phương tiện chiến đấu này. Nước mua vũ khí của Mỹ phải luôn luôn đáp ứng được một loạt yêu cầu chính trị và một số điều kiện khắt khe quá, đôi khi khiến họ không hài lòng.

    Ngoài ra, máy bay không người lái Yi Long I do AVIC nghiên cứu chế tạo chỉ bán với giá 1 triệu USD, trong khi đó, máy bay không người lái MQ-9 Reaper do Mỹ nghiên cứu chế tạo bán với giá khoảng 30 triệu USD.

    Vì vậy, ngày càng nhiều các nước Trung Đông, châu Phi và Trung Á bày tỏ mong muốn mua thiết bị bay không người lái quân sự của Bắc Kinh bởi mặc dù chưa rõ về chất lượng nhưng các UCAV của Trung Quốc như Yi long I và Rainbow (Cầu Vồng) CH-4 có giá rất rẻ.

    Nhờ các loại vũ khí giá rẻ, cung cấp vô điều kiện, lại có thể cho vay tiền không lãi để mua, Trung Quốc đã củng cố vị trí của mình trong thị trường Uzbekistan, Kazakhstan, Turkmenistan, Iraq, Ai Cập, Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Nigeria và có thể là cả Algeria.

    Chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin bình luận rằng, các thiết bị bay trinh sát và tấn công không người lái này đóng vai trò trọng tâm trong chiến thuật hiện đại chống khủng bố và phong trào nổi dậy, vì vậy việc xuất khẩu chúng có ý nghĩa chính trị to lớn.

    Ngoài ra, việc đẩy mạnh xuất khẩu UAV còn mang lại nhiều lợi ích lớn hơn cho Trung Quốc. Thông qua chiến lược "ngoại giao UAV" này, Bắc Kinh cũng đã mở rộng được phạm vi ảnh hưởng của mình ra khắp nơi trên thế giới, trong đó đã "mua chuộc" được không ít đồng minh của Washington như Saudi Arabia, Pakistan…

    Chính vì vậy, nhiều chuyên gia Mỹ cho rằng, nếu không kịp thời điều chỉnh lại các nguyên tắc xuất khẩu vũ khí thì Mỹ không chỉ bị Trung Quốc cướp mất thị phần vũ khí trên thế giới, mà có thể còn bị suy giảm ảnh hưởng ở các khu vực châu Á và châu Phi, thậm chí là mất cả đồng minh.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...nh-anh-huong-voi-my-bang-uav-sieu-re-3339497/
  4. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Copy 100% chiếc tàu tuần dương chở máy bay chế tạo thời LX đã cực kỳ lạc hậu ... sau khi nghiền ngẫm mấy chục năm từ khi mua được 1 mẫu ...
    là niềm tự hào của Trung Hoa anh hùng ư?
  5. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    còn đỡ hơn Nhật bẩn chả có TSB nào
    --- Gộp bài viết: 21/07/2017, Bài cũ từ: 21/07/2017 ---
    J16 tiếp tục với PL-10/15, trong khi đó Nhật vẫn cặm cụi bám đít với AAM cũ rích

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 21/07/2017 ---
    Tàu chiến TQ tại Thổ trong khuôn khổ tập trận với Nga, tàu chiến Nhật bẩn đã bao giờ đi xa thế chưa nhĩ !

    [​IMG]

    Z18A mới

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 21/07/2017 ---
    ZBD05, ZTD05 diễn tập vừa bơi vừa bắn, Nhật có loại nào tương đương ko nhĩ !

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 21/07/2017 ---
    Khu trục thẩm dương tại Nga, bên cạnh là tàu Varyag. Nhật đã bao giờ đi xa như vậy chưa nhĩ ? hay chỉ thủ dâm trong nhà

    [​IMG][​IMG]
    --- Gộp bài viết: 21/07/2017 ---
    KJ500 trên tây tạng, liệu Ấn có đưa được A50 lên đây ko ?
    [​IMG][​IMG]
  6. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Ko rõ độ tin cậy của tsb, xe lội nước, tên lửa TQ ntn , nhưng việc ko dám ra tay lấy lại Đài Loan đặt ra dấu hỏi to đùng ...
  7. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    Chất lượng wave và dream tàu nổi tiếng thế giới.
  8. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    CH5 bắn tên lửa AR1, Nhật có nhục ko =))

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 21/07/2017, Bài cũ từ: 21/07/2017 ---
    ĐL đâu có tuyên bố độc lập thì lấy ai lấy cái gì vậy thằng ngu ! tao nói bao nhiêu lần rồi, ĐL nó vẫn là người Hán, còn Nhật mới nhục kìa, Kuril là lãnh thổ của nó, vậy mà ko đánh đuổi Nga để lấy lại được, để người Nga ăn ỉa trên đó nhục quá ta ơi :))

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 21/07/2017 ---
    Dàn máy bay AWACS và ELINT TQ chuẩn bị cất cánh

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 21/07/2017 ---
    H6K mang theo Pod Trinh sát hoặc gây nhiễu, Nhật có con nào ko nhĩ !

    [​IMG]
  9. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Viễn cảnh chiến tranh 2,6 tỷ người giữa Trung Quốc-Ấn Độ

    Một cuộc chiến tranh giả định giữa Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là cuộc chiến lớn nhất và tàn khốc nhất ở châu Á, khiến cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương rung chuyển và tác động lớn đến nền kinh tế thế giới.

    Chuyên gia quân sự Kyle Mizokami trên tờ National Interest đưa ra nhận định về một chiến tranh giả định nổ ra giữa Trung Quốc và Ấn Độ và những hệ quả tiêu cực.

    Trung Quốc và Ấn Độ chia sẻ biên giới với nhau tại hai địa điểm, phía bắc Ấn Độ/tây Trung Quốc và đông Ấn Độ/nam Trung Quốc. Hai nước rơi vào cuộc chiến tranh biên giới tháng 10.1962 kéo dài một tháng. Kết quả là Bắc Kinh giành được thắng lợi nhỏ, kiểm soát cao nguyên Aksai Chin.

    Ngày nay, cả hai nước đều duy trì chiến lược “không tấn công hạt nhân phủ đầu” nên khả năng nổ ra chiến tranh hạt nhân là điều khó xảy ra. Hai nước cũng có số dân đứng hàng đầu thê giới, xấp xỉ 1,3 tỷ người mỗi nước, nên khả năng nước này xâm lược nước kia là không thể.

    Tác giả Mizokami nhận định, không chiến sẽ là điểm nóng lớn nhất và gây thiệt hại nặng nề nhất cho hai nước. Ấn Độ cũng nắm trong tay quân bài kiểm soát hàng hải chiến lược, tác động tiêu cực đến nền kinh tế Trung Quốc.

    [​IMG]

    Chiến đấu cơ J-20 được kỳ vọng sẽ tạo nên bước đột phá trong đơn vị không quân Trung Quốc.

    Cả Trung Quốc và Ấn Độ hiện tại đều duy trì lực lượng không quân hùng hậu. Không quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAF) dựa vào các chiến đấu cơ cất cánh từ căn cứ tại thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc để tấn công khu vực tranh chấp ở Himchal Pradesh còn quân khu Thành Đô đảm nhận trọng trách tấn công địa điểm tranh chấp ở Arunachal Pradesh.

    Trung Quốc tập trung nhiều phi đội chiến đấu cơ J-11, J-10, phi cơ lỗi thời hơn như J-7, J-8 và hai trung đoàn máy bay ném bom chiến lược H-6. Nhưng việc thiếu các căn cứ không quân giáp biên giới Ấn Độ là một cản trở lớn trong chiến dịch đường không.

    Xét về tác chiến đường không, không quân Ấn Độ rõ ràng có lợi thế hơn vì New Delhi chỉ cách mặt trận Tây Tạng khoảng 342km.

    Ấn Độ sở hữu phi đội chiến đấu cơ hùng hậu bao gồm 230 chiếc Su-30Mk1 Flankers, 69 chiếc MiG-29 và ngay cả các máy bay Mirage 2000 vẫn vượt trội hơn hầu hết các phi cơ Trung Quốc, trừ mẫu J-20 hiện đại nhất.

    [​IMG]

    Chiến đấu cơ Sukhoi Su-30MK Flanker phóng tên lửa Kh-29.

    Số lượng máy bay hùng hậu cũng đảm bảo Ấn Độ duy trì khả năng bảo vệ các khu vực khác của lãnh thổ, trong khi vẫn tập trung vào cuộc so tài với Trung Quốc.

    Bù đắp cho nhược điểm về tác chiến bằng không quân là khả năng Trung Quốc sử dụng các tên lửa đạn đạo tầm xa hiện đại thuộc lực lượng tên lửa chiến lược. Lực lượng này nắm trong tay cả vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường với các tên lửa từ tầm ngắn đến tầm trung như DF-11, DF-15 và DF-21.

    Các tên lửa này một khi được khai hỏa hoàn toàn có thể san phẳng các mục tiêu chiến lược ở Ấn Độ mà New Delhi không có cách nào có thể chống đỡ. Ấn Độ cũng không có tên lửa đạn đạo đối đất và phải dựa vào không quân để tiến sâu, phá hủy hệ thống tên lửa Trung Quốc.

    Phiên bản tên lửa đạn đạo duy nhất của Ấn Độ hiện nay chỉ phục vụ chiến tranh hạt nhân mà không thể tấn công bằng đầu đạn thông thường.

    Giao tranh trên mặt đất giữa lực lượng bộ binh hai nước dường như là dấu hiệu bước sang giai đoạn quan trọng trong cuộc chiến. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn ngược lại, theo chuyên gia Mikozami.

    [​IMG]

    Tên lửa đạn đạo chống hạm hiện đại DF-21D của Trung Quốc.

    Hai khu vực biên giới tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc đều là vùng hẻo lánh, địa hình phức tạp. Các xe bọc thép, xe tăng không thể tiếp cận khu vực này nếu không có sự hỗ trợ của các máy bay vận tải.

    Theo tác giả Mikozami, bất kỳ một cuộc đổ bộ bằng bộ binh nào cũng sẽ gặp tổn thất nặng nề từ lực lượng pháo binh đối phương. Do đó, dù Ấn Độ có 1,2 triệu quân và Trung Quốc duy trì 2,2 triệu quân chính quy, hai bên sẽ rất hạn chế tung bộ binh vào chiến đấu.

    Hải quân mới chính là mặt trận quyết định nếu xung đột nổ ra giữa Trung Quốc và Ấn Độ, tác giả Mikozami nhận định.

    Địa hình chiến lược kiểm soát Ấn Độ Dương giúp New Delhi sẽ dễ dàng tung lực lượng tàu nổi, tàu ngầm hạt nhân và tàu sân bay INS Vikrama***ya phong tỏa tuyến đường giao thương huyết mạch của Trung Quốc với châu Âu, Trung Đông và châu Phi.

    Hải quân Trung Quốc sẽ phải mất cả tuần mới đến được khu vực giao tranh với Ấn Độ. Đó sẽ là nhiệm vụ không hề dễ dàng chút nào bởi Ấn Độ dễ dàng chi viện và sửa chữa tàu chiến tại hải cảng ở khoảng cách gần hơn.

    [​IMG]

    Tàu sân bay INS Vikrama***ya giúp hải quân Ấn Độ chiếm ưu thế lớn.

    Chuyên gia Mikozami cho rằng, Trung Quốc có khoảng 77 ngày để tìm kiếm thắng lợi quyết định trước khi nguồn dự trữ nhiên liệu chiến lược cạn kiệt. Nếu không, hoạt động giao thương đến và đi từ Trung Quốc sẽ phải vòng sang tây Thái Bình Dương, nơi có hạm đội Mỹ và đồng minh đóng quân.

    Có thể nói, trong một cuộc chiến tranh giả định giữa Trung Quốc-Ấn Độ, Bắc Kinh chiếm lợi thế hơn về vũ khí tầm xa chiến lược nhưng tác chiến trên biển và khả năng kiểm soát tác động đối với nền kinh tế toàn cầu lại thuộc về New Delhi.

    Tác giả Mikozami kết luận, chiến tranh nổ ra giữa hai quốc gia có số dân đông nhất thế giới sẽ rất tàn khốc, tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu mà không bên nào có thể giành chiến thắng quyết định.

    Đó cũng là lý do vì sao Trung Quốc-Ấn Độ đã tránh khả năng bùng phát xung đột trong hơn 50 năm qua.
    http://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-...-nguoi-giua-trung-quoc-an-do-c415a883782.html
  10. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Trung Quốc mạnh cỡ nào nếu chiến tranh tổng lực với Ấn Độ?

    Số lượng chiến đấu cơ đông đảo cùng năng lực tên lửa chiến lược vượt trội là hai loại vũ khí hàng đầu Trung Quốc có thể dùng để tung vào một cuộc chiến tranh tổng lực với Ấn Độ.

    Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) thành lập năm 1972, bao gồm lục quân, hải quân, không quân, pháo binh và cảnh sát vũ trang là lực lượng nòng cốt bảo vệ Trung Quốc.

    Trung Quốc quy định công dân từ 18-49 tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự. Do số lượng người tình nguyện gia nhập PLA mỗi năm đều cao nên Bắc Kinh không bắt buộc mọi công dân phải nhập ngũ.

    Mặc dù là lực lượng có quân số đông đảo nhất thế giới nhưng quân đội Trung Quốc chỉ mới đang trong quá trình hiện đại hóa, với ngân sách quốc phòng 152 tỷ USD.

    Dưới đây là đánh giá của Global Fire Power về năng lực quân sự Trung Quốc.

    Không quân

    [​IMG]

    Trung Quốc giới thiệu chiến đấu cơ thế hệ 5 J-20 hồi đầu năm nay.

    Không quân Trung Quốc (PLAAF) thành lập năm 1949 với 400.000 người, là lực lượng đông đảo nhất ở châu Á. PLAAF hiện vẫn đang trong giai đoạn loại bỏ các máy bay cũ từ thế kỷ trước để biên chế các chiến đấu cơ mới hiện đại và không chiến tốt hơn.

    PLAAF có tổng cộng 2.955 máy bay, bao gồm 1.271 chiến đấu cơ, 782 máy bay vận tải và 912 trực thăng. Trung Quốc tự chế tạo các loại chiến đấu cơ nội địa như Shenyang J-11, J-31 và Chengdu J-10, J-20.

    Nhưng các mẫu chiến đấu cơ hiện đại nhất của nước này đều mua từ Nga như Sukhoi Su-30MKK, Su-35. Trung Quốc cũng sở hữu phi đội ném bom chiến lược tầm xa Xian H-6K, H-8 và H-20. Đây là các máy bay ném bom Trung Quốc tự sản xuất dựa trên bản quyền thiết kế của Nga.

    Giới chuyên gia đánh giá, Trung Quốc không chỉ có số lượng chiến đấu cơ gấp đôi Ấn Độ mà các phi đội máy bay này còn dễ dàng chiếm ưu thế ở khu vực biên giới phía tây với Ấn Độ nhờ các sân bay quân sự ở Tây Tạng, Tân Cương.

    Nhưng các máy bay này cũng không thể tiến sâu vào lãnh thổ Ấn Độ vì phạm vi hoạt động hiệu quả hạn chế. Các chiến đấu cơ thế hệ 5 của Trung Quốc như J-20, J-31 đều là mẫu máy bay mới nhất mà Ấn Độ không có phiên bản đối trọng tương ứng.

    Hải quân

    [​IMG]

    Tàu ngầm hạt nhân Type 094 của Trung Quốc.

    Hải quân Trung Quốc (PLAN) là lực lượng yếu nhất bởi Bắc Kinh chỉ mới tập trung phát triển hải quân được hơn một thập kỷ qua.

    Lực lượng tàu chiến Trung Quốc đông đảo với 714 tàu nhưng hầu hết đều đã lỗi thời. Bắc Kinh hiện chỉ có 5 tàu ngầm hạt nhân nhưng chỉ 4 tàu Type 094 lớp Jin, lượng giãn nước 11.000 tấn là đủ khả năng tung đòn tấn công hạt nhân.

    Tàu sân bay Liêu Ninh nằm trong nhóm tác chiến tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Theo các chuyên gia, nếu chiến tranh với Ấn Độ nổ ra, khả năng tàu sân bay này trải qua hành trình dài đến Ấn Độ Dương là điều bất khả thi.

    Trung Quốc vẫn phải chờ đợi vào tàu sân bay nội địa hiện đại và các tàu khu trục lớn nhất châu Á Type 055.

    Lục quân

    [​IMG]

    Trung Quốc có kế hoạch cắt giảm số binh sĩ thường trực xuống còn 1 triệu người.

    Lục quân Trung Quốc hiện vẫn là lực lượng đông đảo nhất trên thế giới với 2,3 triệu quân chính quy. Bắc Kinh trong tương lai có kế hoạch cắt giảm con số này xuống 1 triệu người.

    Quân đội Trung Quốc dày dạn kinh nghiệm chiến trường, từng trải qua nội chiến, Thế chiến 2, chiến tranh Triều Tiên và các cuộc chiến tranh biên giới.

    Phương tiện chiến đấu của lục quân cũng hết sức đông đảo với 6.457 xe tăng chiến đấu chủ lực, đáng chú ý nhất là hơn 1.000 chiếc Type 99 hiện đại nhất.

    Trung Quốc cũng sở hữu 4.788 xe chiến đấu bộ binh, 1.710 pháo tự hành, 6.246 lựu pháo và 1.770 ống phóng rocket.

    Giống như trong chiến tranh biên giới Ấn Độ năm 1962, Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ không tận dụng ưu thế bộ binh trước quân đội Ấn Độ vì địa hình núi cao hiểm trở và các tuyến đường nối liền biên giới vẫn còn khá sơ sài.

    Vũ khí hạt nhân

    [​IMG]

    Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31A của Trung Quốc.

    Theo thống kê của tổ chức kiểm soát vũ khí, Trung Quốc hiện có 270 vũ khí hạt nhân.

    Loại tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 của Trung Quốc có tầm bắn tới 15.000km, đạt tốc độ tối đa 30.000 km/giờ và mang theo 10 đầu đạn hạt nhân.

    Trung Quốc cũng vượt trội hơn Ấn Độ khi sở hữu các hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo, ngăn các mối đe dọa tầm xa bay đến lãnh thổ Trung Quốc.

    Các chuyên gia nhận định, đòn tấn công hạt nhân của Trung Quốc chắc chắn sẽ mạnh mẽ và gây thiệt hại nhiều hơn so với vũ khí hạt nhân Ấn Độ.

    Cuối cùng, các tàu ngầm Trung Quốc cũng có thể phóng 90 quả tên lửa đạo đạo từ dưới mặt nước (SLBM), khiến Ấn Độ không kịp có thời gian để phản ứng.
    http://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-...ien-tranh-tong-luc-voi-an-do-c415a889976.html
    --- Gộp bài viết: 22/07/2017, Bài cũ từ: 22/07/2017 ---
    Tên lửa hành trình bí ẩn HN-3, nếu có xung đột chắc chắn TQ sẽ tung ra cùng với DH-10

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này