1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Mổ xẻ sức mạnh Quân đội Trung Quốc khiến Mỹ phải e dè

    Sau nhiều thập kỷ hiện đại hóa, sức mạnh của Quân đội Trung Quốc không còn chỉ nằm ở quân số mà đã bước qua giai đoạn cơ giới hóa toàn diện.
    [​IMG]

    Dù có muốn hay không thì cũng không thể phủ nhận rằng,Quân đội Trung Quốcngày nay là đạo quân đông đảo và tinh nhuệ bậc nhất trên thế giới và họ đang từng bước soán ngôi nước Mỹ một cách toàn diện. Và với nguồn lực gần như vô tận, thật sự rất khó có quốc gia nào có thể cản được bước tiến của Bắc Kinh chỉ bằng vũ khí thông thường. Nguồn ảnh: Los Angeles Times.

    [​IMG]

    Trên thực tế dù Bắc Kinh đang có kế hoạch cắt giảm quân số và tinh gọn quân đội thì điều này cũng không làm ảnh hưởng mấy đến sức mạnh quân sự của nước này, mặt khác nó còn khiến họ trở nên mạnh hơn. Theo đó nếu cắt giảm từ 500 nghìn hay cho đến gần 1 triệu quân họ vẫn là quốc gia có lực lượng quân sự thường trực lớn nhất thế giới với quân số hiện nay là khoảng 2.3 triệu người. Nguồn ảnh: Los Angeles Times.

    [​IMG]

    Từ trước cho tới nay, lục quân luôn là thế mạnh của Quân đội Trung Quốc và sau này vẫn vậy khi họ đang duy trì hơn 1 triệu quân ở binh chủng này và con số này gần như là cố định. Bên cạnh đó lực lượng này cũng đang ngày càng từng bước hiện đại hóa sâu rộng ở mọi phương diện, với mục tiêu xây dựng một lực lượng có khả năng tác chiến cơ động và là xương sống của Quân đội Trung Quốc. Nguồn ảnh: Los Angeles Times.

    [​IMG]

    Bên cạnh thế mạnh quân số đông đảo, Lục quân Trung Quốc còn sở hữu kho vũ khí trang bị lớn nhất thế giới, trong đó có khoảng hơn 9.000 xe tăng các loại, 4.500 xe bọc thép chiến đấu và hơn 10.000 đơn vị pháo, pháo phản lực hay tên lửa tấn công các loại. Nguồn ảnh: staticflickr.

    [​IMG]

    Do đó về sức mạnh hỏa lực Quân đội Trung Quốc gần như có thể dành thế chủ động trong mọi cuộc chiến chỉ với lực lượng pháo binh ngay cả khi họ không có lợi thế về không quân. Và lực lượng này luôn có thể triển khai tấn công trên diện rộng trong vòng 48 giờ khi xung đột nổ ra xung quanh khu vực biên giới Trung Quốc. Nguồn ảnh: blogspot.com.

    [​IMG]

    Nếu pháo binh giúpLục quân Trung Quốcđập tan các cứ điểm phòng thủ thì tăng thiết giáp chính là lực lượng tiên phong ngay sau đó, và không thể xem thường lực lượng này khi họ đã có sự thay đổi rõ nét về cả chất lẫn lượng trong hơn 20 năm qua. Nguồn ảnh: Armorama.

    [​IMG]

    Những cái tên như Type 99, Type 96 hay thậm chí là cả Type 79 luôn là những mãnh hổ của Lục quân Trung Quốc trên chiến trường, bản thân chúng cũng đang từng bước được nâng cấp và hoàn thiện để phù hợp hơn với môi trường chiến tranh hiện đại. Trong ảnh là dàn xe tăng chiến đấu chủ lực Type 99 của Lục quân Trung Quốc. Nguồn ảnh: pixnet.net.

    [​IMG]

    Bên cạnh các đơn vị vũ trang thông thường, thì Quân đội Trung Quốc còn sở hữu lực lượng tên lửa chiến lược đáng sợ nhất thế giới và là một trong bộ ba răn đe hạt nhân chiến lược của Bắc Kinh. Thậm chí sức mạnh công nghệ tên lửa của họ chỉ đứng sau Mỹ hay Nga và bỏ xa các nước Châu Âu. Nguồn ảnh:

    [​IMG]

    Dù Bắc Kinh luôn công khai kho tên lửa của mình trong những báo cáo quân sự hàng năm nhưng thực tế khó có nguồn kiểm chứng nào xác định được những con số trên là thật. Và mỗi năm kích thước của lực lượng pháo binh thứ 2 Trung Quốc ngày càng được mở rộng hơn trước. Nguồn ảnh: Los Angeles Times.

    [​IMG]

    Theo thống kê trong năm 2013,lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốccó khoảng 100 nghìn quân với sáu lữ đoàn tên lửa đạn đạo được triển khai trên khắp các vùng lãnh thổ của nước này. Trong đó kho tên lửa của Bắc Kinh có khoảng hơn 1.800 đơn vị tên lửa đạn đạo và 350 tên lửa hành trình, con số này chưa bao gồm số tên lửa tấn công thông thường. Nguồn ảnh: blogspot.com.

    [​IMG]

    Đứng ngay sau hỗ trợ cho lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc chính là lực lượng không quân và lực lượng này cũng thuộc hàng top trên thế giới. Không quân Trung Quốc sở hữu số lượng máy bay quân sự lên đến hơn 3.000 chiếc và chiếm hơn 2/3 trong số đó là máy bay chiến đấu và máy bay ném bom. Nguồn ảnh: Pakistan Defence.

    [​IMG]

    Giống như lục quân, Không quân Trung Quốc ngày nay cũng đang từng bước hiện đại hóa lực lượng của mình với việc tái trang bị lại hầu hết các đơn vị và mở rộng khả năng tác chiến điện tử. Điển hình nhất trong số đó là việc Không quân Trung Quốc thành lập các phi đội chiến đấu với trang bị chính là các máy bay tấn công không người lái hỗ trợ tác chiến toàn diện cho các đơn vị mặt đất. Nguồn ảnh: blogspot.com.

    [​IMG]

    Mặt khác Không quân Trung Quốc cũng đẩy mạnh việc phát triển các dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 và bước đầu đã có những bước tiến đáng kể thông qua các dòng chiến đấu cơ tàng hình như J-20 hay J-31. Nguồn ảnh: China Defense Observation.

    [​IMG]

    Quân chủng cuối cùng tạo nên sức mạnh tổng hợp của Quân đội Trung Quốc chính là lực lượng hải quân với quân số đông đảo nhất Châu Á với hơn 250 nghìn quân và cùng hơn 700 tàu chiến các loại trong đó có cả tàu sân bay. Dẫu vậy, lực lượng làm nên sức mạnh của Hải quân Trung Quốc tạm thời vẫn là các tàu chiến mặt nước. Nguồn ảnh: Newsweek.

    [​IMG]

    Trong tổng số tàu chiến của Trung Quốc đang hoạt động thì nước này sở hữu đến 29 tàu tuần dương, 49 tàu khu trục, 34 tàu hộ vệ, 68 tàu ngầm tấn công và hơn 100 tàu tên lửa. Tất cả chúng đều có khả năng triển khai tên lửa tấn công ở nhiều mức độ khác nhau và một số chiếc có còn khả năng chiến khai cả vũ khí hạt nhân chiến thuật. Nguồn ảnh: Los Angeles Times.

    [​IMG]

    Tuy nhiên định hướng của Hải quân Trung Quốc ngày nay vẫn chú trọng hơn vào việc phát triển các biên đội tàu sân bay nhằm giúp nước này hoàn thành giấc mơ sở hữu lực lượng hải quân nước xanh. Đưa Hải quân Trung Quốc vươn xa hơn ra các chuỗi quần đảo thứ 3 và tiến tới là toàn cầu. Bước đầu kế hoạch này của Trung Quốc đã có được những thành công nhất định. Nguồn ảnh: China Military.

    [​IMG]

    Với những con số trên nhìn chung Quân đội Trung Quốc ngày nay hoàn toàn có thể từng bước trở thành cường quốc quân sự hàng đầu thế giới và dần vượt mặt Mỹ ở một số phương diện nhất định. Và họ luôn nuôi dã tâm bành trướng ra xa hơn những gì mình đang có bằng sức mạnh kinh tế hay bằng cả sức mạnh quân sự. Nguồn ảnh: Sputnik.

    http://www.baomoi.com/mo-xe-suc-manh-quan-doi-trung-quoc-khien-my-phai-e-de/c/22849413.epi
  2. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    TQ thử tên lửa đánh chặn ABM

    [​IMG]
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
  3. Khucthuydu2

    Khucthuydu2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2014
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    756
    Giống như Nga sau cải tổ quân đội, năm 2008, Trung Quốc đang tìm kiếm 1 cuộc chiến tranh để thử nghiệm sự cải tổ của mình!
  4. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34

    Nhật bản nghe nói mạnh hơn TQ 1 tỷ lần, sao chưa bao giờ thấy hải quân của nó bơi tới Âu Châu nhĩ !
    Trung Quốc theo Nga kề dao sát nách châu Âu

    (Bình luận quân sự) - Trung Quốc nhận lời mời tham gia và tôn trọng sự sắp xếp của Nga trong cuộc tập trận ở hải quân quy mô lớn sát nách châu Âu.
    Tàu chiến Trung Quốc tới châu Âu

    Trung Quốc và Nga ngày 21/7 đã bắt đầu cuộc tập trận hải quân chung mang tên "Phối hợp trên biển - 2017". Cuộc tập trận bao gồm 2 giai đoạn: giai đoạn duyên hải từ ngày 21-24/7 và giai đoạn trên biển từ 25-28/7.

    Phía Nga thông báo, trong thời gian diễn ra cuộc tập trận, các lực lượng Nga và Trung Quốc sẽ diễn tập tổ chức phòng thủ chống ngầm, phòng không và chống hạm cũng như giải cứu một tàu khỏi hải tặc và tổ chức hoạt động tìm kiếm - cứu hộ nhằm hỗ trợ tàu gặp nạn trên Biển Baltic. Ngoài ra, các lực lượng này sẽ diễn tập bắn các mục tiêu trên biển và trên không.

    [​IMG]
    Chiến hạm Type 052D Hợp Phì của Trung Quốc cập cảng Baltiysk, căn cứ của Hạm đội Baltic của Nga
    Tham gia cuộc diễn tập quân sự liên hợp lần này gồm 10 tàu chiến, hơn 10 máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng quân sự. Trong đó, Trung Quốc đã điều động một biên đội gồm 3 tàu chiến hiện đại tham gia của tập trận chung này.

    Trung Quốc lần đầu tiên điều động biên đội tàu khu trục và hộ tống điển hình, trong đó tàu khu trục tên lửa kiểu mới 052D mang tên “Hợp Phì” đảm trách vai trò tàu chỉ huy, trong biên đội đều là các tàu hiện đại của Hải quân Trung Quốc. Đây được coi là cuộc “tiểu viễn chinh”, kiểm nghiệm năng lực hành trình và năng lực bảo đảm của Hải quân Trung Quốc trên vùng biển lạ và vùng biển xa bờ.

    Đáng chú ý, giải thích về cuộc tập trận, tờ Đại công báo có trụ sở tại Hong Kong dẫn lời chuyên gia quân sự Trung Quốc Lưu Giang Bình cho biết địa điểm tiến hành cuộc tập trận hải quân chung Trung-Nga mang tên “Liên hợp trên biển 2017” là do phía Nga xác định từ hồi đầu năm. Là đối tác, Trung Quốc tôn trọng sự sắp xếp của phía Nga và nhận lời mời tham gia tập trận.

    Chuyên gia này cho rằng Trung Quốc với các nước xung quanh vùng biển Baltic đều có quan hệ hữu hảo, do vậy cuộc diễn tập này không nhằm vào một quốc gia mặc định nào.

    [​IMG]
    Một hình ảnh trong cuộc tập trận hải quân chung "Phối hợp trên biển - 2016"
    Ông Lưu Giang Bình cũng nhấn mạnh do NATO mở rộng về phía Đông dẫn đến liên tiếp va chạm với Nga, máy bay quân sự Mỹ từng tiến sát vùng biển Baltic của Nga, vì thế phía Nga xác định địa điểm cuộc diễn tập tại vùng biển Baltic là có nguyên nhân sâu xa nhất định.

    Nhưng chuyên gia này khẳng định Hải quân Trung Quốc tham gia cuộc tập trận sẽ không gây ảnh hưởng tới tình hình khu vực hay làm gia tăng nhân tố bất ổn của khu vực, đây chỉ đơn thuần là thực tiễn của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung-Nga.

    Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, tướng Điền Trung cho biết, cuộc diễn tập năm nay tập trung nhắm vào mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố mà hoạt động kinh tế trên biển của các nước đang phải đối mặt và triển khai nội dung chi viện khẩn cấp.

    Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết cuộc tập trận liên hợp hải quân Trung-Nga lần này là nhằm củng cố và phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung-Nga, khơi sâu hợp tác hữu nghị thực chất giữa quân đội hai nước, tăng cường năng lực đối phó với mối đe dọa an ninh trên biển của hải quân hai nước Trung-Nga.

    Trước việc tàu chiến Trung Quốc tiến vào Baltic, nơi được coi là “vùng bụng” châu Âu, NATO đã chú ý theo dõi sát sao và điều tàu chiến theo dõi.

    Giới phân tích châu Âu thời gian qua cũng ngày càng cảnh giác trước sức mạnh ngày càng tăng của hải quân Trung Quốc.

    Theo chuyên gia Mathieu Duchatel, Phó Giám đốc Chương trình châu Á và Trung Quốc thuộc bộ phận quan hệ đối ngoại của Hội đồng châu Âu, châu Âu sẽ không ngừng ngạc nhiên trước viễn cảnh trong 5 năm tới, một trong những tàu sân bay của quân đội Trung Quốc sẽ thả neo tại Djibouti, nơi Trung Quốc đang xây dựng cơ sở đầu tiên của nước này ở nước ngoài.

    [​IMG]
    Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
    Theo ông, một chiến dịch ném bom từ Trung Quốc trong vùng Vịnh hoặc ở Đông Phi hiện nay có vẻ còn là một kịch bản xa vời và không thể xảy ra.

    Tuy nhiên, những cuộc không kích từ tàu sân bay là hoàn toàn có thể nếu một nước yêu cầu Trung Quốc trợ giúp quân sự để đòi lại lãnh thổ quốc gia, như mô hình liên bang Nga trong sự can thiệp vào Syria, hoặc trong sứ mệnh của một liên minh đa quốc gia được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ủy nhiệm.

    Trung Quốc giờ đây đã công khai nhắc tới "các hoạt động quân sự ngoài chiến tranh" nhằm phục vụ "lợi ích của họ ở nước ngoài" - thuật ngữ được ghi trong nhiều tài liệu chính thức từ năm 2012 và bao gồm việc bảo vệ các công dân và đầu tư của Trung Quốc.

    Tàu sân bay là hình ảnh dễ thấy nhất về sức mạnh của Hải quân Trung Quốc nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ trong các khoản đầu tư ồ ạt của Trung Quốc vào ngành công nghiệp đóng tàu và các ngành khoa học-công nghệ liên quan đến biển.

    Chiến lược quân sự chính thức của Trung Quốc, được công bố hồi năm 2015, mô tả các đại dương như một yếu tố quyết định đối với an ninh, cùng với không phận và không gian mạng.

    [​IMG]
    Trung Quốc đang ngày càng thể hiện rõ tham vọng trên biển
    Theo nhà phân tích Duchatel, với một lực lượng Hải quân ngày càng lớn mạnh, chính sách ngoại giao Trung Quốc có thêm lựa chọn và vấn đề đặt ra chính là việc thay đổi thế trận an ninh của Trung Quốc - ngày càng trở nên toàn cầu hơn - là một yếu tố quan trọng then chốt mà châu Âu phải tính đến.

    Hiện nay, EU và Trung Quốc chỉ giới hạn trong các cuộc tập trận Hải quân qui mô nhỏ được tiến hành hàng năm ở khu vực Vịnh Aden, trong khuôn khổ cuộc chiến chống hải tặc hay hoạt động hộ tống những đoàn tàu của Chương trình lương thực thế giới đến Somalia.

    Ngoài ra, ngành đóng tàu Trung Quốc hiện đang trở thành một thách thức kinh tế đối với châu Âu. Trung Quốc đã chọn tiến hành một cuộc cạnh tranh giành vị trí lãnh đạo trong lĩnh vực sáng tạo trên thế giới và đó chính là kinh tế hàng hải, một trong những ưu tiên của kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của nước này (2016-2020).

    Cảnh báo về một kịch bản tồi tệ với châu Âu là tình huống một Trung Quốc ngày càng dựa vào sức mạnh Hải quân bất chấp luật pháp quốc tế về biển cũng như các hoạt động hợp tác quốc tế.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...-nga-ke-dao-sat-nach-chau-au-3339866/?paged=2

    Hiện nay khả năng tấn công toàn cầu của HQTQ đã có thừa, lực lượng tàu ngầm tấn công hạt nhân, còn lực lượng tàu chiến thì ngay cả tàu chiến Châu Âu cũng đâu có dám bén mảng tới lãnh hải TQ nếu trong trường hợp có xung đột, cỡ mấy nước Anh, Fap mà láo lếu với TQ, TQ phang cho vài quả DF-31/41/5, JL-1/2 là sml ngay
    Lần cập nhật cuối: 26/07/2017
  5. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    Mình thấy tụi Mỹ nền quân sự nó yếu hơn Anh Pháp rất nhiều mà tàu chiến ghẻ của nó vào khu vực 12 hải lý như đi chợ vậy, có hề hấn gì đâu.
    Lần cập nhật cuối: 27/07/2017
  6. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Tàu Trung Quốc tới gần bờ biển Alaska khi Mỹ thử tên lửa

    5 tàu chiến Trung Quốc xuất hiện ở vùng biển Bering ngoài khơi Alaska

    Tàu chiến TQ đã từng tới tận lãnh hải Mỹ, đi 1 lúc 5 tàu trong khi tàu chiến Mỹ chưa bao giờ dám tới lãnh hải TQ mà chỉ dám ở rìa rìa chầu trực như con chó
  7. Bia000

    Bia000 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Bài viết:
    500
    Đã được thích:
    220
    Trung quốc là vô địch thiên hạ.
  8. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34

    Ngày mà TQ có thể dùng J-15 ném bom London ko còn xa nữa rồi

    NATO chưa bao giờ dám diễn tập ở biển Đông Á hoặc Đông nam á, ao nhà TQ, trong khi TQ đã diễn tập lớn ở đây và sẽ tiếp tục, mấy con dog nào sủa HQTQ chỉ là HQ ven bờ ko dám ra xa như HQ Nhật bẩn đâu rồi =))

    Chiến hạm Nga-Trung diễu võ Baltic, hết thời độc bá Mỹ-NATO

    (Bình luận quân sự) - Giới phân tích cho rằng, ngoài việc phô trương sức mạnh hải quân trước Mỹ-NATO, cuộc tập trận Nga-Trung ở biển Baltic còn mang rất nhiều ý nghĩa quan trọng khác.
    Nga-Trung tập trận hải quân ở biển Baltic

    Ngày 25/7, Phó Tư lệnh Hải quân Nga, Phó Đô đốc Alexandr Fedotenkov cho biết, sau khi thực hành diễn tập liên hợp trên biển với hạm đội hải quân Nga, các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc sẽ tham gia Ngày hội của Hải quân Nga tại Saint-Peterburg.

    Phó Đô đốc Alexandr Fedotenkov là chỉ huy phía Nga trong cuộc tập trận chung hải quân Nga-Trung mang tên "Hiệp lực trên biển-2017" (hay còn gọi là "Tương tác biển 2017" - tức Naval Interaction 2017). Giai đoạn thực binh của cuộc tập trận này sẽ diễn ra trên biển Baltic vào ngày 25-26 tháng 7.

    Trong cuộc thao diễn chung huy động sự tham gia của khoảng một chục chiến hạm và hơn mười máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng.

    Hải quân Trung Quốc đã cử sang Nga khu trục hạm Type 052D mang số hiệu 174 "Hợp Phì", tàu hộ vệ tên lửa Type 054A mang số hiệu 571 "Vận Thành" và tàu bổ trợ hậu cần viễn dương mang số hiệu 946 "Lạc Mã Hồ"; còn về phía Nga có tàu hộ vệ "Steregushchy" và "Boikiy".

    Theo giới chức lãnh đạo hải quân Nga, thủy thủ hai nước sẽ phối hợp về tổ chức hoạt động chống biệt kích, phòng không và phòng thủ chống hạm; với các khoa mục xạ kích vào các loại mục tiêu khác nhau trên biển và trên không; thực hành cứu người rơi xuống biển; chuyển giao các kiện hàng hóa khô giữa các tàu; hỗ trợ, cứu hộ tàu thuyền bị tai nạn.

    Sau cuộc tập trận, phía Nga đã mời các con tàu Trung Quốc rẽ vào hải cảng Kronstadt. Tại đó có căn cứ chính của lực lượng tàu ngầm Nga thuộc hạm đội Baltic. Đây sẽ lần đầu tiên tàu chiến Trung Quốc tới căn cứ này, đồng thời cũng là lần đầu tiên diễn tập với hải quân Nga ở vùng biển Baltic.

    Sau đó, biên đội tàu của hải quân Trung Quốc trong ngày Chủ nhật - 30 tháng 7 cũng lần đầu tiên sẽ tham gia vào cuộc diễu hành của các tàu chiến Hải quân Nga ở Saint-Peterburg.

    Đối với các thủy thủ Trung Quốc thì biển Baltich là khu vực hoàn toàn mới mẻ. Hành quân tới đây là thành tựu lớn đối với họ, bởi các tàu chiến này đã hành trình trên biển 40 ngày đêm, với nhiều lần tiếp tế nhiên liệu, hàng hóa trên biển và ở các hải cảng mà họ ghé thăm.

    [​IMG]
    Tàu khu trục tên lửa Type 052D mang số hiệu 174 Hợp Phì của hải quân Trung Quốc

    Biển Baltic có đặc thù riêng là dòng lưu thông hàng hải lớn, cơ động khá phức tạp. Do đó, tìm ra cách hiệp đồng, tổ chức hệ thống quản lý trong quá trình tập trận chung cũng là thành tựu lớn đối với Nga và Trung Quốc; cùng với đó là các chiến thuật hiệp đồng tác chiến chung.

    Theo vị Phó Tư lệnh Hải quân Nga, cuộc tập trận chung đầu tiên mang tên "Hiệp lực trên biển" ở vùng biển Baltic và những sự kiện sắp tới, với sự hiện diện của các thủy thủ Trung Quốc, sẽ mở ra giai đoạn mới trong chương trình hợp tác chiến lược của hải quân hai nước.

    Nga-Trung không có ý định đối đầu với NATO?

    Theo lời chuyên gia quân sự - Thuyền trưởng hạng Nhất Konstantin Sivkov, việc Trung Quốc điều các tàu vượt khoảng cách xa như vậy để tham gia tập trận chung với Nga phô trương quyết tâm chưa từng thấy về sẵn sàng làm việc với Moscow nhằm ngăn chặn những mối đe dọa an ninh chung.

    Vị chuyên gia này lưu ý đến một thực tế rằng cuộc tập trận được tổ chức tại vùng biển với hiện diện thường xuyên của các tàu chiến NATO, bởi xung quanh đó toàn là các quốc gia NATO như Đức, Ba Lan, Đan Mạch..., cùng với 3 quốc gia Baltic là Latvia, Litva và Estonia.

    Hoàn toàn dễ hiểu là trên biển Baltic có sự hiện diện tàu của các nước NATO, còn bây giờ Nga và Trung Quốc thể hiện rằng họ hành động trên một mặt trận thống nhất, trong kỷ luật quân sự thống nhất. Các bài thao diễn không hề có ý đồ gây hấn, mà chỉ có sự củng cố sự hiệp lực vì lợi ích an ninh quốc gia.

    Theo giới chức lãnh đạo Quân đội Nga, các cáo buộc của phương Tây về "bản chất hung hăng" của cuộc tập trận chả có nghĩa lý gì với Nga và Trung Quốc. Còn chuyện NATO sẽ theo dõi sát từng diễn biến tập trận thì là chuyện bình thường, đó là quyền của khối này.

    Theo chuyên gia Igor Korotchenko - Tổng biên tập tạp chí "Quốc phòng" của Nga, Trung Quốc tiến hành tập trận hải quân ở những địa điểm mà lợi ích quốc gia của họ đòi hỏi. Trong trường hợp này, lợi ích của Moscow và Bắc Kinh là trùng hợp với nhau, do đó lực lượng hải quân Trung Quốc sẽ hiện diện đâu mà họ thấy cần thiết.

    Chuyên gia Igor Korotchenko nhận định, không phải là cuộc tập trận Nga-Trung, mà chính là NATO đang gây căng thẳng trên biển Baltic. Khối này đang ráo riết mở rộng tiềm năng tấn công của mình ở vùng biển Baltic.

    Trong quá trình tập trận gần đây, các tàu chiến NATO thực hành bài tập đánh chiếm khu vực Kaliningrad; tấn công vũ khí hạt nhân chiến thuật vào các mục tiêu ở miền tây-bắc nước Nga; cũng như phong tỏa và phá hủy lực lượng của Hạm đội Baltic. Đó mới chính là những gì thực sự tạo thành mối đe dọa an ninh.

    Đã một năm nay, trong các cuộc họp của Hội đồng Nga-NATO, Nga đưa ra đề xuất với Tổng Thư ký của Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương là cần phải lắp đặt bộ phát-đáp trên máy bay quân sự của Nga và NATO, khi thực hiện chuyến bay qua khu vực trung lập ở biển Baltic.

    Thế nhưng cho đến nay, vẫn không hề có câu trả lời. "Do đó, NATO cứ bình tĩnh, Đan Mạch cứ bình tĩnh, những nước khác cũng nên bình tĩnh. Chúng tôi không đe dọa bất cứ ai mà chỉ hành động để đảm bảo bình ổn quân sự-chính trị toàn cầu" - vị chuyên gia quân sự của Nga kết luận.

    Nga-Trung tập trận viễn dương nhằm mục đích gì?

    Được biết, “Tương tác biển” (Naval Interaction) là cuộc tập trận chung thường niên giữa hải quân Nga và Trung Quốc. Trong những năm gần đây, hải quân 2 nước thường xuyên thay phiên nhau tổ chức trên vùng biển nước mình hoặc tổ chức chung trên vùng biển của 2 nước.

    Các cuộc tập trận này ngày càng gia tăng về quy mô, tăng mạnh về số lượng quân nhân và trang-thiết bị tham gia; đồng thời phạm vi tổ chức cũng ngày càng được mở rộng. gần đây nhất là vào tháng tháng 5 năm 2015, Hải quân Trung Quốc cũng hành quân tới tập trận với Nga ở trên biển Địa Trung Hải và Biển Đen.

    Theo giới phân tích, việc lựa chọn biển Baltic và Địa Trung Hải - một vùng biển rất xa Trung Quốc, nơi từ trước đến nay là “ao nhà” của Hạm đội 6 Mỹ và hải quân NATO đã cho thấy 4 vấn đề lớn sau đây:

    [​IMG]
    Tàu hộ vệ hạng trung lớp Steregushchy của hải quân Nga

    Vấn đề thứ nhất là,
    song song với sự hợp tác chặt chẽ trong các giải quyết các vấn đề quốc tế và hợp tác kinh tế, Nga-Trung cũng cần phải thắt chặt quan hệ giữa hải quân 2 nước, trong bối cảnh 2 nước này đang bị Mỹ bao vây, cô lập; đồng thời tăng cường khả năng phối hợp giữa hải quân hai nước.
    Vấn đề thứ hai làthông qua cuộc tập trận này, Moscow và Bắc Kinh muốn nhắn nhủ với Mỹ rằng, Địa Trung Hải và Baltic không còn là “ao nhà” của NATO. Cuộc diễn tập quân sự liên hợp này là sự giương oai thực lực của 2 trong 3 cường quốc hải quân hàng đầu thế giới, gửi tín hiệu cảnh cáo tới "những cái đầu nóng" muốn gây sự với 2 nước này.

    Vấn đề thứ ba làngoài việc Bắc Kinh đang ngày càng mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở Trung Đông và châu Phi, chính quyền Bắc Kinh cũng muốn khẳng định rằng, thời Hải quân Trung Quốc chỉ mon men ở "ao nhà" đã hết, họ đã trở thành một "cường quốc hải quân nước xanh" (chỉ lực lượng hải quân có khả năng tác chiến viễn dương).

    Mới đây Bắc Kinh đã điều tàu vận tải đổ bộ hạng nặng 999 Tỉnh Cương Sơn và tàu vận tải bán ngầm khổng lồ 868 Đông Hải Đảo sang Djibouti - quốc gia ở vùng Sừng châu Phi - nơi các chiến hạm Trung Quốc tham gia nhiệm vụ Hộ tống hàng hải quốc tế ở vịnh Aden của Somalia, để lập căn cứ bảo đảm đầu tiên của hải quân Trung Quốc ở nước ngoài.

    Vấn đề thứ tư làhiện nay Bắc Kinh đang ấp ủ dự án lớn lao về “Con đường tơ lụa trên biển”, xây dựng một chuỗi lên kết các nhà sản xuất và thị trường Âu-Á, kéo dài từ Trung Á, xuyên qua Địa Trung Hải đến Trung Đông và châu Âu mà vùng biển Địa Trung hải và Baltic là những đầu mối rất quan trọng. Do đó, sự hiện diện hải quân thường xuyên ở khu vực này sẽ là sự bảo đảm vững chắc về an ninh của Trung Quốc.

    Vì vậy, có thể khẳng định, đây sẽ không phải là cuộc tập trận cuối cùng của hải quân Nga và Trung Quốc trên vùng biển Địa Trung Hải và Baltic, bởi đó không chỉ đơn thuần là các hoạt động mang ý nghĩa quân sự mà còn có tác động lớn về chính trị, ngoại giao và kinh tế, nhất là đối với Trung Quốc.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...ltic-het-thoi-doc-ba-my-nato-3339876/?paged=2
  9. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    Anh nói giống thiếu lâm vô địch thiên hạ vậy. Haha quân sự khựa nó giống thiếu lâm vậy đó, chỉ trên giấy và đẹp trên phim thôi, khiêu chiến khắp nơi mà thua tè le hột me. Ảnh tàu chiến máy bay rất đẹp và chắc chắn là dùng Canon hay Nikon của Nhật lùn. Món máy ảnh này thì khựa bó tay toàn tập.Mấy cái thằng háng gian ở VN cũng đi xe Nhật lùn chứ có đụng tới xe nhất thế giới của khựa đâu vì sợ chết.
    Lần cập nhật cuối: 27/07/2017
  10. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    ko có khoáng sản TQ sản xuất thì cả đời Nhật lùn cũng ko sản xuất được
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này