1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
  2. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    điện thoại di động người Mỹ họ ko mua khi ko cần.

    bao năm qua từ trước khi có smartphone đã như thế nha. còn tăng trưởng xe hơi loại rẻ ở TQ thì làm giàu nhất cho General Motors . nhà sx oto bán chạy nhất TQ cũng là nhà sx Mỹ. đó là thành công của chiến lược xuất khẩu tại chỗ của Mỹ. tương tự Apple Iphone
  3. huongcoivtv

    huongcoivtv Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/06/2006
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    439
    Cái quan trọng nhất là nhiên liệu. Trung quốc có cái kho dự chữ là bao nhiêu khi một cuộc chiến toàn diện nổ ra mà họ bị cấm vận. Hoa kỳ và đồng minh chỉ chờ trung quốc gây chiến với ấn độ để nó có cớ cấm vận làm suy yếu. Trung quốc có thể thắng ấn độ cuộc chiến trước mắt nhưng về lâu dài kẻ phải chịu thiệt hại về kinh tế sẽ là trung quốc. Bị bao vây cấm vận , mua dầu cắt cổ từ nga.
  4. Minhle123

    Minhle123 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2017
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    378
    sao thấy bảo tq chỉ toàn biết copy
    http://www.baomoi.com/trung-quoc-da...an-cau-va-bai-hoc-cho-viet-nam/c/21884180.epi

    Trung Quốc đang trên đường thống trị công nghệ toàn cầu và bài học cho Việt Nam
    Phải ý thức rõ tầm quan trọng, có chiến lược lâu dài và kế hoạch cụ thể để khai thác nguồn tài nguyên con người Việt Nam trong cũng như ngoài nước.

    David Dodwell, một nhà nghiên cứu những thách thức toàn cầu, khu vực và Hồng Kông ngày 23/3 có bài phân tích trên South China Morning Post: "Đáng sợ: Trung Quốc đang trên đường thống trị công nghệ toàn cầu". [1]

    Quan sát sự phát triển như vũ bão của sự phát triển khoa học, công nghệ kỹ thuật tại Trung Quốc, David Dodwell đúc kết:

    Sự khác biệt chính giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không phải là chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa cộng sản. Thay vào đó, sự khác biệt nằm ở chỗ một quốc gia được điều hành bởi các luật sư, quốc gia kia được dẫn dắt bởi các kỹ sư.

    Không một nơi nào mà sự bắt kịp xu thế bùng nổ công nghệ kỹ thuật số cũng như ứng dụng của nó với cuộc sống thường ngày của hàng trăm triệu người tiêu dùng lại thật và đáng kinh ngạc như ở Trung Quốc.

    Những điều tai nghe mắt thấy

    Nếu hỏi một người Mỹ hay một người châu Âu về công nghệ Trung Quốc, hầu hết họ sẽ cười phá lên và nói rằng, Trung Quốc vẫn là quê hương của những thứ sao chép rẻ tiền, những thứ vẫn lấp đầy kệ hàng của chuỗi siêu thị bán lẻ Walmart.
    [​IMG]
    Nhà nghiên cứu David Dodwell, ảnh: APLF.

    Những nhận thức "nguy hiểm" này đã được phản ánh ngay tại cuộc họp Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC) năm ngoái, lần thứ nhất tổ chức ở San Francisco, Mỹ và lần thứ 2 tổ chức tại Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc.

    Điều đầu tiên David Dodwell và các cộng sự của ông nhận thấy là, internet ông sử dụng và làm việc tại Thâm Quyến nhanh hơn internet ở San Francisco.

    Thứ hai là các đồng nghiệp Trung Quốc của ông thanh toán tất cả các dịch vụ thường ngày thông qua ứng dụng AliPay trên điện thoại thông minh của họ.

    Kinh ngạc hơn là những công nghệ thông minh được trưng bày bởi các hãng PayPal, Google hay Dolby đã không nhằm nhò gì so với Huawei, nơi 40% trong tổng số 170 ngàn nhân viên của họ đang làm công tác nghiên cứu thuần túy.

    Những kết quả nghiên cứu của họ sẽ đặt nền tảng cho công nghệ 5-G trên toàn Trung Quốc vào năm 2020.

    Ở Thượng Hải, có khoảng 450 ngàn xe đạp đậu xung quanh các tụ điểm trung tâm, người ta chỉ cần bật điện thoại, mở ứng dụng Mobike trên đó, quét mã QR trên xe đạp là có thể dùng nó, AliPay sẽ tính tiền đặt cọc và phí sử dụng xe đạp theo giờ.

    Xe đạp được theo dõi bởi hệ thống định vị vệ tinh GPS.

    Cuộc cách mạng thanh toán điện tử này ở Trung Quốc đã bỏ xa phần còn lại của thế giới. Trong khi thị trường thanh toán kỹ thuật số của Trung Quốc hiện nay lớn hơn Hoa Kỳ 50 lần.

    [​IMG]
    Những chiếc xe đạp Mobike người dùng tự sử dụng, tự thanh toán có mặt khắp các ngóc ngách ở Thượng Hải, một ví dụ rõ nét nhất của thị trường thanh toán kĩ thuật số, tiêu dùng thông minh. Ảnh: SCMP.

    Ở tầm cao hơn và cũng đặt ra thách thức nghiêm trọng hơn với phần còn lại của thế giới về khoa học công nghệ, kính viễn vọng radio bán kính 500 mét đặt ở Quý Châu đã đánh dấu sự bắt đầu của Trung Quốc trong việc tham gia cuộc tìm kiếm toàn cầu về sự sống ngoài trái đất.

    Ngoài ra còn một danh sách các sản phẩm công nghệ cao tại Trung Quốc như siêu máy tính Sunway TaihuLight đến nay được cho là nhanh nhất thế giới, sự phát triển công nghệ pin lithium, hay mạch máu được làm từ tế bào gốc bằng công nghệ in 3D...


    Bước lột xác, chuyển mình

    Quá trình chuyển đổi từ một công xưởng sản xuất hàng giá rẻ toàn cầu thành một siêu cường công nghệ cao hoàn toàn không phải sự tình cờ.

    Quay trở lại những năm 2000, các kỹ sư Trung Quốc trong vai trò cán bộ đảng (Cộng sản Trung Quốc) đã nhận ra rằng: tiếp tục để các doanh nghiệp của mình duy trì vai trò "xưởng sản xuất hàng giá rẻ toàn cầu" sẽ là một trò chơi vô ích.

    Dù họ đã chiếm được thị phần lắp ráp chi phí thấp trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp toàn thế giới, nhưng điều này chỉ khiến hàng triệu người lao động nhập cư Trung Quốc mãi sống trong cảnh đói nghèo thật sự.

    Trong khi đó Trung Quốc lúc này đang phải nhập khẩu các thành phần giá trị gia tăng cao từ các nhà sản xuất tại Mỹ, Nhật Bản, Đức và Hàn Quốc.

    Những kỹ sư Trung Quốc nhanh chóng phát hiện ra rằng, nếu họ mong muốn xây dựng một nền kinh tế tiêu dùng trung lưu, người lao động Trung Quốc sẽ phải kiếm được mức lương cao hơn nhiều.

    Điều này có nghĩa là năng suất lao động phải cao hơn, và công nghệ - kỹ thuật phải giúp cho các thành phần phức tạp có giá trị gia tăng cao được sản xuất ngay tại Trung Quốc.

    Từ đó Trung Quốc xây dựng Chương trình năm 2025, thu hút hàng tỉ USD đổ vào nghiên cứu nội địa, mua lại các doanh nghiệp công nghệ và chất xám công nghệ nước ngoài, bất cứ khi nào và ở đâu có thể.

    Trong vòng 2 năm qua, các chuyên gia công nghệ cao, đặc biệt là tại Hoa Kỳ đã hoảng loạn trước xu thế chảy máu chất xám sang Trung Quốc.

    Robert Atkinson, Chủ tịch Quỹ Công nghệ thông tin và đổi mới (Information Technology and Innovation Foundation) tháng Giêng vừa qua đã cảnh báo Quốc hội Hoa Kỳ:

    "Trung Quốc đã lao vào cuộc chiến xâm lược công nghệ bằng trăm phương ngàn kế để thao túng thị trường và ăn cắp bừa bãi công nghệ, ép buộc Mỹ chuyển giao các bí quyết".

    Thật ra chính phủ Trung Quốc chẳng làm bất cứ điều gì đặc biệt hay "tiểu thuyết" như thế. Sáng kiến Made in China 2025 được xây dựng trên nền tảng kế hoạch chi tiết của Đức để phát triển Cách mạng Công nghiệp 4.0 .

    Có điều gì đó tuyệt vời hay kỳ lạ ở đây, thì đó chính là tốc độ và hiệu quả mà họ xây dựng được công nghệ này một cách tự lực cánh sinh ngay từ đầu.

    Tổng cộng đã có 19 phòng thí nghiệm công nghệ đã được thiết lập ở các trường đại học trên cả nước. Giáo dục STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) đang được ưu tiên trên toàn quốc.

    Một chương trình thu hút nhân tài toàn cầu với tên gọi "Kế hoạch ngàn người" đã được triển khai khắp thế giới để mời chào các nhà khoa học danh tiếng.

    Có thể ông Robert Alkinson hơi mất bình tĩnh và cảnh giác với những tác động lớn toàn cầu về những gì đang xảy ra ở Trung Quốc.

    Từ một nền kinh tế lạc hậu 3 thập kỷ trước, Trung Quốc đã nhanh chóng lột xác như ngày nay từ chỗ thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu nền tảng công nghệ và một khu vực siêu cạnh tranh khốc liệt, theo cách nhảy cóc mà phần còn lại của thế giới khó tưởng tượng được.

    Năm 2015, Huawei đã trở thành tổ chức công bố các bằng sáng chế quốc tế mới lớn nhất thế giới.

    Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, các ứng dụng và bằng sáng chế mới của Trung Quốc đã tăng vọt từ con số 0 vào đầu thế kỷ này, lên đến 928 ngàn sáng chế trong năm 2014, nhiều hơn Mỹ 40% (579 ngàn sáng chế), gấp 3 lần Nhật Bản (326 ngàn sáng chế).


    Các kỹ sư Trung Quốc trong vai trò quan chức lãnh đạo không chỉ đơn giản được thúc đẩy bởi nhiệm vụ lãnh đạo khoa học công nghệ hay sự sợ hãi vì phụ thuộc công nghệ nước ngoài.

    Họ ghét sự thâm hụt khổng lồ về chi phí bản quyền và giấy phép công nghệ nếu phụ thộc vào nước ngoài. Từ con số thanh toán bản quyền cho sở hữu trí tuệ bằng 0 năm 2000, ngày nay Trung Quốc đã phải trả 20 tỉ USD mỗi năm tiền bản quyền sở hữu trí tuệ.

    Hiện tại các doanh nghiệp Trung Quốc kiếm được ít hơn từ công nghệ nước ngoài với chi phí bản quyền 1 tỉ USD mỗi năm, trong khi họ kiếm được rất nhiều từ bản quyền công nghệ trong nước với chi phí bản quyền lên tới 18 tỉ USD.

    David Dodwell kết luận: chừng nào Trung Quốc còn được chi phối bởi các kỹ sư, sự biến đổi chóng mặt này sẽ còn gây sốc, đe dọa và thách thức phần còn lại của thế giới trong nhiều thập kỷ tới.

    Ông nghi ngờ cách người Mỹ sẽ phản ứng theo những gì họ biết rõ nhất, giống như các luật sư.

    Bài học nào cho Việt Nam?

    Cá nhân người viết cho rằng, những gì tác giả David Dodwell nêu ra trong bài viết này không chỉ là tiếng chuông báo động đối với Hoa Kỳ hay phần còn lại của thế giới, mà cũng là tiếng chuông báo động, đồng thời là bài học quý cho Việt Nam.

    Là một quốc gia láng giềng có nhiều duyên nợ với Trung Quốc, hai nước hiện đang còn những tranh chấp, bất đồng phức tạp do lịch sử để lại trên Biển Đông và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa như chúng tôi đã nhiều lần phản ánh, tâm lý chung của không ít người Việt là ác cảm khi nhắc đến Trung Quốc .

    Do đó, những cái mà chúng ta thấy được, nghe được và hiểu được về Trung Quốc có lẽ cũng không khác ông Robert Alkinson.

    Thậm chí cái nhìn của nhiều người trong chúng ta còn mang nặng màu sắc cảm xúc hơn ông ấy.

    Những vấn đề lịch sử, chính trị, những vấn đề pháp lý còn tồn tại trong quan hệ Việt - Trung đã khúc xạ vào nhận thức và đời sống xã hội đã khiến không ít người trong chúng ta không thấy được sự lột xác của họ về khoa học công nghệ, kinh tế để trở thành một siêu cường đang lên như hiện nay.

    Chính cách nhìn ấy, nhận thức ấy càng nhân lên những bức xúc trong mỗi người khi Trung Quốc có các hành động leo thang quân sự thô bạo trên Biển Đông. Cảm xúc ấy chi phối chúng ta theo mỗi hành động của Trung Quốc.

    Nhưng cái quan trọng mà chúng ta không thấy được, không tìm cách tìm hiểu xem làm thế nào Trung Quốc có thể bồi lấp, xây dựng những hòn đảo nhân tạo khổng lồ từ các rặng san hô giữa Biển Đông xa đất liền của họ cả ngàn cây số, ngoài việc lên án tính chất bất hợp pháp, hung hăng và ý đồ độc chiếm Biển Đông.

    Bởi vậy, qua bài viết của tác giả David Dodwell, cá nhân người viết thiết nghĩ rằng, muốn bảo vệ cơ đồ mà cha ông ta để lại, người Việt ngày nay không còn cách nào khác, là phải biết tự lực tự cường.

    Bài học quý giá trong sự chuyển mình, lột xác mà Trung Quốc đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện rất nên và rất đáng để chúng ta nghiên cứu, tìm hiểu một cách nghiêm túc, cầu thị, để phát triển đất nước.

    Bài học đầu tiên và quan trọng nhất ở đây là phải ý thức rõ tầm quan trọng, có chiến lược lâu dài và kế hoạch cụ thể để khai thác nguồn tài nguyên con người Việt Nam trong cũng như ngoài nước.

    Tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn, nhưng tài nguyên con người là vô hạn.

    Rõ ràng so với Việt Nam thì Trung Quốc có lợi thế so sánh về kích thước nền kinh tế và túi tiền quá chênh lệch. Trung Quốc có thể đổ rất nhiều tiền cho khoa học công nghệ, chúng ta không thể chạy đua với họ chỉ đơn thuần bằng tiền bạc, kinh tế.

    Nhưng xét trên tinh thần quốc gia dân tộc, lòng yêu nước và mong muốn đóng góp cho quê hương, cũng như tố chất của các nhà khoa học Việt Nam đẳng cấp quốc tế, người viết thiết nghĩ chúng ta không kém gì Trung Quốc.

    Cái các nhà khoa học cần thiết nghĩ không chỉ nằm ở kinh phí hay cơ sở vật chất nghiên cứu được ưu tiên hết khả năng Việt Nam có thể, mà còn là sự trân trọng và tôn vinh của nhà nước và xã hội, là môi trường làm việc tự do, cơ chế thông thoáng, không còn những rào cản hành chính hay lý lịch...

    Bài học quan trọng thứ hai là Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng chiến lược khoa học công nghệ cho riêng mình trên nền tảng cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.

    Rõ ràng so với Trung Quốc, chúng ta đang đi sau họ.

    Trong khi họ đã có những sản phẩm và hàng loạt bằng sáng chế mới dựa trên Kế hoạch Made in China 2025 xây dựng trên nền tảng Cách mạng Công nghiệp 4.0, thì ở Việt Nam ta, khái niệm này vẫn còn mới mẻ.

    Nhưng nếu thực sự khao khát và quyết tâm thay đổi, thậm chí phải lột xác nền khoa học công nghệ nước nhà, người viết tin rằng Việt Nam sẽ làm được.

    Khoa học công nghệ mới, internet và trí tuệ nhân tạo là những phương tiện kỳ diệu có thể giúp nước nhà trở nên hùng cường. Chúng ta nên nắm lấy, phải nắm lấy nếu không muốn bị tụt lại phía sau.

    Nhưng đồng thời cũng phải ghi nhớ, cái gốc nằm ở chiều sâu văn hóa, bản sắc dân tộc phải luôn luôn được vun bồi, làm bệ phóng, làm bà đỡ cho các thành tựu công nghệ phát triển.

    Bài học quan trọng thứ ba theo người viết, đó là chúng ta học tư duy và cách làm của các nước, tính toán dựa trên bối cảnh, điều kiện, đặc thù văn hóa và mục tiêu phát triển của Việt Nam chứ không phải nhập khẩu sản phẩm nước ngoài.

    Điều này càng đặc biệt phải lưu tâm trong quan hệ với Trung Quốc, bởi lẽ khi lột xác, chuyển mình từ đại công xưởng hàng giá rẻ toàn cầu thành trung tâm công nghệ mới của thế giới, cái Trung Quốc muốn xuất khẩu ra ngoài là công nghệ ô nhiễm và lạc hậu.

    Thậm chí họ có cả những định chế tài chính rất hùng hậu đứng sau, những kế hoạch hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư cơ sở hạ tầng rất hấp dẫn cho các nước đang phát triển và khát vốn.

    Điều kiện giải ngân vốn vay Trung Quốc như người viết nhiều lần nhấn mạnh, không ngoài công nghệ lạc hậu/ô nhiễm, nhà thầu và thậm chí cả lao động tay chân của Trung Quốc.

    Với riêng Việt Nam, các dự án do nhà thầu Trung Quốc phụ trách do vay vốn của họ còn thêm một đặc trưng nữa là chậm tiến độ, đội vốn cao.

    Rõ ràng đây là những thực tiễn không thể bỏ qua, nếu không muốn nói là phải nghiên cứu rất kỹ lưỡng để tìm căn nguyên và chế tài đối phó tận gốc.

    Bởi khi tính toán của ngoại bang kết hợp và bén rễ với lòng tham của một bộ phận nào đó, cái giá mà đất nước, dân tộc phải trả sẽ rất lớn, không chỉ là những dự án ngàn tỉ đắp chiếu mà vẫn phải trả lãi nợ vay.

    Chia sẻ bài viết này đến với quý bạn đọc, chúng tôi không có mong muốn nào hơn ngoài việc thêm một tiếng nói cổ vũ tinh thần dân tộc độc lập tự cường, nhìn thẳng sự thật, biết người biết ta, học cái hay của người, thấy và tránh cái dở của mình để nước nhà phát triển, thịnh vượng.

    Nếu chỉ thấy và chỉ biết mỗi cái dở của Trung Quốc trong bang giao quốc tế và âm mưu độc chiếm Biển Đông mà không thấy cái hay của họ, cái mạnh của họ và làm thế nào họ có thể lột xác như vậy, rõ ràng sẽ là một thiếu sót lớn.

    Tài liệu tham khảo:

    [1] http://www.scmp.com/business/global...afraid-china-path-global-technology-dominance

    Hồng Thủy
    Lần cập nhật cuối: 21/08/2017
    BRICS thích bài này.
  5. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128

    Thì chỉ có con chó ngu này mới sủa vậy thôi bạn nè, ngó nó sủa nè

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 21/08/2017, Bài cũ từ: 21/08/2017 ---
    Nội thất Type 039 hiện đại hơn Kilo

    [​IMG]
  6. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Trung Quốc dùng Binh pháp Tôn Tử hòng khiến Ấn Độ không thể bán BrahMos cho đồng minh?
    Sao Đỏ|21/08/2017 07:00 AM

    8
    [​IMG]
    Tôn Tử từng khẳng định “Binh bất yếm trá”, có nghĩa khi dùng binh thì việc đánh lừa quân địch là điều buộc phải làm để đem lại lợi thế, nhằm giành lấy chiến thắng trên sa trường.
    Ấn Độ chính thức ra tuyên bố về thông tin đã bán tên lửa BrahMos cho Việt Nam
    Binh phápTôn Tửcho tới ngày nay vẫn có giá trị ứng dụng rất cao trong thực tế, nó được coi là cuốn sách "gối đầu giường" của nhiều tướng lĩnh Quân đội Trung Quốc, họ đã triển khai tư tưởng trên ở Triển lãm Hàng không quốc tế Chu Hải 2014.

    Tại Zhuhai Airshow 2014, Trung Quốc gây cú sốc lớn cho giới quan sát khi trưng bày mô hình một loại tên lửa hành trình chống hạm siêu âm mang định danh CX-1 có hình dáng bên ngoài giống hệt Yakhont.

    Điều cần lưu ý đó là nhằm mục đích tạo sự cân bằng trong khu vực, Nga đã bán độc quyền cho Trung Quốc tên lửa P-270 Moskit mà không đồng ý cung cấp loại P-800 Yakhont, rồi hợp tác với Ấn Độ để chế tạo phiên bản PJ-10BrahMos.Vì vậy khi CX-1 xuất hiện tại triển lãm và được trưng bày cách tên lửa BrahMos chỉ vài gian hàng, phía Ấn Độ đã tỏ ra cực kỳ tức giận.

    [​IMG]
    Tên lửa chống hạm siêu âm CX-1 trưng bày tại Triển lãm Hàng không quốc tế Chu Hải 2014

    Trước phản ứng của Ấn Độ, ông Vassily Kashin - chuyên gia thuộc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ có trụ sở tại Moskva cho rằng CX-1 của Trung Quốc chỉ dựa một phần vào tên lửa đối hạm BrahMos và khẳng định:"Nga không bán loại tên lửa này cho Trung Quốc hoặc cung cấp đủ các số liệu kỹ thuật để cho Trung Quốc chế tạo".

    Lời trấn an của ông Kashin tuy có thể làm yên lòng Ấn Độ phần nào nhưng chưa chắc các đối tác tiềm năng của New Delhi - những người có ý định đặt hàng tên lửa BrahMos cảm thấy yên tâm, vì họ lo ngại Bắc Kinh đã bằng cách nào đó đánh cắp được công nghệ của Yakhont, khiến ưu thế về sự bí mật trong tính năng kỹ chiến thuật không còn nữa.

    Như đổ thêm dầu vào lửa, Trung Quốc còn tuyên bố rằng đây sẽ là vũ khí chủ lực cho các khu trục hạm mạnh nhất của hải quân nước này trong tương lai, bao gồm Sovremenny hiện đại hóa, Type 052C, hay thậm chí là cả Type 052D.

    [​IMG]
    Đồ họa khu trục hạm Sovremenny nâng cấp của Hải quân Trung Quốc, có thể nhận thấy ống phóng tên lửa Moskit đã bị thay thế bằng loại YJ-12A

    Tuy nhiên sau lần ra mắt ồn ào đó, CX-1 đã gần như rơi vào quên lãng rồi biến mất trong lặng lẽ, không có thông tin nào cho thấy nó đã được hoàn thiện để đưa vào biên chế. Các chiến hạm nêu trên cũng đều mang vũ khí khác, đó là YJ-12A cho Sovremenny nâng cấp, YJ-62 trang bị cho Type 052C, còn Type 052D vừa bắn thử thành công YJ-18 (bản sao của 3M-54E).

    Điều này dẫn tới nhận định rằng phải chăng Trung Quốc đã áp dụng Binh pháp Tôn Tử khi cố tình mang tới triển lãm một loại vũ khí không có thật nhằm mục đích gây hoang mang cho đối thủ lớn nhất tại châu Á - Thái Bình Dương là Ấn Độ, đồng thời khiến đồng minh của quốc gia Nam Á phải nghi ngại dẫn tới trì hoãn, thậm chí hủy bỏ ý định mua BrahMos?

    Nhưng theo diễn biến mới nhất, có khả năng Ấn Độ đã thực hiện được hợp đồng xuất khẩu BrahMos đầu tiên, loại tên lửa này vẫn thu hút sự quan tâm lớn từ các khách hàng trong khu vực bất chấp "đòn gió" Trung Quốc tung ra.
  7. Minhle123

    Minhle123 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2017
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    378
    Tháng 9, Trung Quốc sẽ vận hành tàu điện ngầm nhanh nhất thế giới
    TPO - Tàu cao tốc thế hệ mới của Trung Quốc (bullet train) sẽ chính thức đi vào hoạt động tháng 9 với tuyến Thượng Hải - Bắc Kinh, tốc độ trung bình đạt 350km/h và cao nhất có thể đạt 400km/h. Đây là tốc độ được cho là nhanh nhất thế giới hiện nay.

    [​IMG]
    Tàu Phục Hưng của Trung Quốc có thể đạt tốc độ 400km/h, nhanh nhất thế giới. Ảnh: SCMP
    Ngày 21/9 tới, Trung Quốc sẽ bắt đầu vận hành hệ thống tàu cao tốc thế hệ mới tại tuyến Thượng Hải - Bắc Kinh dài 1.318km. Bảy cặp tàu cao tốc thế hệ mới được đặt tên là Phục Hưng theo khẩu hiệu "Phục hưng đất nước" của Chủ tịch Tập Cận Bình.

    Hiện nay, tàu tốc hành nhanh nhất ở Trung Quốc có tốc độ tối đa 300 km/h, được đặt tên là Hài hòa theo khẩu hiệu của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.

    Trung Quốc đã từng thử nghiệm tốc độ tối đa 350km/h, nhưng một vụ tai nạn xe lửa chết người ở Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang vào năm 2011 buộc cơ quan đường sắt phải giảm giới hạn tốc độ.

    Tuy nhiên, mong muốn tăng tốc luôn là khát khao mạnh mẽ của Trung Quốc khi họ muốn vượt qua Nhật Bản, Đức và Pháp trong cuộc đua công nghệ. Hơn nữa, các chuyến tàu tốc hành và đường sắt của Trung Quốc hiện nay còn là sản phẩm chủ lực để Bắc Kinh bán cho các nước khác, đặc biệt là theo Sáng kiến "Vành đai, con đường".

    Theo tổng công ty đường sắt Trung Quốc, tuyến đường sắt Bắc Kinh - Thượng Hải là một trong những tuyến được sử dụng nhiều nhất, với khoảng 600 triệu lượt hành khách/năm kể từ khi nó được khai trương trong năm 2011.
    Đây cũng là tuyến sinh lợi nhuận cao nhất ở Trung Quốc. Mặc dù Tổng công ty đường sắt Trung Quốc không công bố số liệu tài chính cụ thể, nhưng một bản cáo bạch trên thị trường cổ phiếu vào năm ngoái cho biết, lợi nhuận kinh doanh của công ty đạt 6,6 tỷ nhân dân tệ vào năm 2015 (tương khoảng 1 tỷ USD).

    Theo lịch trình tàu hiện tại, tàu cao tốc chạy nhanh nhất giữa các thành phố mất bốn tiếng và 55 phút, và hầu hết các chuyến tàu cao tốc đều mất khoảng 5 tiếng rưỡi. Giá vé một chiều khoảng 553 nhân dân tệ (tương đương 1,8 triệu đồng) cho một chỗ ngồi thường xuyên và 933 nhân dân tệ cho một chỗ ngồi hạng nhất.

    Không rõ đường sắt Trung Quốc sẽ tăng giá vé sau khi vận hành tàu cao tốc thế hệ mới hay không.

    Các nhà chức trách đã thử nghiệm dịch vụ 350 km/h trên một số đoạn của tuyến vào tháng trước và kết quả đã thuyết phục các quan chức rằng họ sẽ có thể chạy ở tốc độ cao hơn dọc tuyến đường này. Chúng có khả năng chạy nhanh hơn và có thể đạt tốc độ tối đa 400km/h.

    Ông Zhao Jian, giáo sư của Đại học Giao thông Bắc Kinh và là nhà nghiên cứu hàng đầu về mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc cho biết, tốc độ cao hơn có thể làm tăng nguy cơ va chạm, để tránh tai nạn nhà khai thác đường sắt phải giảm số lượng tàu trên cùng một tuyến đường.

    Các tàu tốc hành của Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng trong thập kỷ qua kể từ khi mở tuyến Bắc Kinh- Thiên Tân năm 2008. Vào năm ngoái, Trung Quốc có tổng cộng khoảng 22.000km đường tàu cao tốc, chiếm khoảng 2/3 tổng số đường tàu cao tốc trên thế giới. Chính phủ Trung Quốc hiện có kế hoạch tăng lên đến 30.000 km đường tàu cao tốc vào năm 2020.


    HÀ THU

    Tân Hoa, The paper.cn

    Khucthuydu2 thích bài này.
  8. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    nếu bạn chưa biết:
    Trung Quốc nhập tàu Maglev cho tuyến Pudong Thượng Hải từ Đức cách đây hơn chục năm
    tàu này có thể đạt 400km/h
    [​IMG]
    nhưng TQ phải xen kẽ chuyến chạy tốc độ thấp hơn ... cho đỡ tốn
    vì chạy nhanh đồng nghĩa với tiền điện trả gấp đôi.

    according to Chinese media's report, due to the huge costs of operating and the lack of the passenger flow, Shanghai Maglev Transportation Company would lose 500 million to 700 million RMB every year.
  9. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Tăng Trung Quốc vượt T-90?
    (Vũ khí) - Hệ thống phòng thủ chủ động mới của Trung Quốc dành cho các xe bọc thép khiến sức mạnh của chúng tăng lên đáng kể và thậm chí vượt qua T-90.
    Trung Quốc là một trong những cường quốc hàng đầu thế giới hiện nay, nhờ đầu tư mạnh tay cho quốc phòng trong những năm gần đây họ liên tục trình làng hàng loạt trang thiết bị quân sự thế hệ mới. Tuy nhiên nhiều trong số đó thường bị cáo buộc là "ăn cắp" hoặc sao chép các phiên bản của nước ngoài.

    [​IMG]
    Xe tăng VT-4 của Trung Quốc (Ảnh: picsmedia.ru)
    Khác biệt trong thời gian gần đây xuất hiện nguồn tin cho biết rằng, các xe tăng, xe bọc thép của Trung Quốc có khả năng tự bảo vệ chống lại các loại tên lửa chống tăng.

    Theo nguồn tin từ cổng thông tin Sina.com.cn, một trong những công ty quốc phòng lớn nhất Trung Quốc, North Industries Corporation (Norinco) đã giới thiệu sản phẩm đặc biệt mới – Hệ thống phòng thủ chủ động cho các loại xe bọc thép.

    Hệ thống mới này được gọi là GL-5, trong buổi giới thiệu sản phẩm này nó đã được trang bị trên loại xe tăng VT-4 (MBT3000). Hệ thống mới này đã được trưng bày trong cuộc triển lãm Armor & Anti-Armor do Norinco Corporation tổ chức nhằm mục đích thu hút đơn hàng từ các nước khác.

    Trong cuộc trình diễn hệ thống GL-5 đã phá hủy một tên lửa chống tăng đang bay về phía xe tăng. Theo nguồn tin từ các nhà phát triển, hệ thống GL-5 bao gồm bốn máy phóng bảo đảm bảo vệ xung quanh, mỗi máy phóng có 3 đầu đạn.

    Radar của hệ thống có khả năng theo dõi các mục tiêu xung quanh trong vòng bán kính 100 m. Khi phát hiện một vật thể nào đó bay về phía xe tăng, hệ thống sẽ ngay lập tức phóng 2 đầu đạn phá hủy nó.

    Việc Trung Quốc chế tạo thành công hệ thống này và trang bị cho các loại xe tăng xe bọc thép của họ, cho phép các xe tăng của Trung Quốc trở thành đối thủ xứng tầm với các xe tăng của Nga, Mỹ. Đồng thời thành công của dự án này làm sức mạnh của lực lượng lục quân Trung Quốc sẽ được tăng cường đáng kể.

    Nên nhớ rằng, xe tăng VT-4 là xe tăng chủ lực thế hệ 3 của Trung Quốc, do công ty công nghiệp phương Bắc của nước này nghiên cứu và chế tạo. Chúng được đánh giá sức mạnh không thua kém dòng xe tăng T-90 của Nga. Vì vậy việc chúng được bổ sung thêm hệ thống phòng thủ GL-5 nhiều khả năng sẽ vượt qua khả năng của dòng xe tăng T-90 của Nga.

    VT-4 được trang bị một pháo nòng trơn 125mm, có thể bắn nhiều loại đạn pháo, bao gồm đạn xuyên giáp nhờ động năng, đạn nổ nén HESH và đạn nổ chống tăng HEAT. Pháo chính của xe tăng này còn có thể bắn tên lửa chống tăng, tầm bắn tối đa là 5000m. Ngoài ra, VT-4 còn trang bị một súng máy phòng không 12,7mm, một súng máy đồng trục 7,62mm.

    Các hệ thống phòng thủ chủ động bắt đầu được nghiên cứu phát triển trong những năm 1950-1960 tại Liên Xô và được thiết kế bởi Cục thiết kế trung ương số 14. Và hệ thống phòng thủ chủ động đầu tiên xuất hiện vào năm 1983 được gọi là Drozd. Chúng được trang bị trên xe tăng T-55A.

    Sau Liên Xô hệ thống tiếp theo được sản xuất hàng loạt đó là hệ thống Trophy của Israel, được phát triển vào năm 2005 và dùng để phát hiện và tiêu diệt các tên lửa chống tăng và đầu đạn RPG nhằm vào xe tăng.

    Còn hiện nay các hệ thống phòng thủ chủ động cho các xe bọc thép được các nước Israel, Nga, Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ tích cực phát triển và bây giờ với thành công của hệ thống GL-5 giúp Trung Quốc chính thức gia nhập vào nhóm các quốc gia này.
  10. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    Đến UAV Avenger cũng bị nhái, Mỹ bó tay với Trung Quốc


    http://m.kienthuc.net.vn/quan-su/den-uav-avenger-cung-bi-nhai-my-bo-tay-voi-trung-quoc-779837.html
    --- Gộp bài viết: 24/08/2017, Bài cũ từ: 24/08/2017 ---

    "Nhục mặt China....:v :v :v
    Thằng LHQ cũng đểu, sau khi lính Trung Cộng tháo chạy (khi bị phiến quân tấn công trong vụ xung đột xảy ra từ tháng 7/2016 tại thủ đô Juba của Nam Sudan) thì điều quân của Ấn Độ tới vãn hồi tình thế và giao cho họ chỉ huy lực lượng LHQ tại đây luôn...Trong tình hình đối đầu Trung Ấn gần đây thì sự anh dũng của quân Ấn được đề cao và sự mỉa mai hạ nhục đối với lính TQ cũng được dịp nêu lại... Quả là Quốc Nhục...!"
    --- Gộp bài viết: 24/08/2017 ---
    Việt nam mình chơi với thằng khựa riết rồi cũng nổ giống nó y chang. Chưa xung trận đã nổ văng trời biển trên truyền thông, vô trận gặp Thailand nó đá cho sấp mặt 3-0.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này