1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    Đúng là nổ như TQ, khi đầu tư số tiền cực lớn cho bóng đá nam nhằm qua mặt Hàn và Nhật tại châu Á thì như mọi khi lại nhận quả đắng. Năm nay TQ chủ nhà, thiên thời địa lợi nhân hòa khựa lại té xấp mặt với thằng man di Qatar và bị loại khỏi vòng chiến đấu ngay từ vòng gởi xe.Xem cầu thủ nó hành xử trong trận đấu mới thấy giá trị xã hội TQ hiện tại, hèn.

    Khựa nổ thôi chứ đánh đấm cái qué gì.
    --- Gộp bài viết: 15/01/2018, Bài cũ từ: 15/01/2018 ---
    Nó nổi ở trong cái ao ở TQ, chụp hình cho có.
    Lần cập nhật cuối: 15/01/2018
  2. oplot1

    oplot1 Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/09/2017
    Bài viết:
    598
    Đã được thích:
    25
    Vũ khí Trung Quốc len lỏi vào sân sau Nga
    (Vũ khí) - Thông thường các thành viên thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập - SNG vẫn đặt niềm tin vào các hệ thống phòng không Nga, nhưng Turkmenistan lại là ngoại lệ.

    Cộng đồng các quốc gia độc lập - SNG bao gồm thành viên là những nước cộng hòa thuộc Liên xô cũ. Do yếu tố lịch sử mà vũ khí trang bị của họ đều có nguồn gốc từ thời Liên bang Xô Viết để lại hoặc những loại hiện đại thì đều do Nga cung cấp.

    Tuy nhiên thời gian gần đây vũ khí Trung Quốc đã len lỏi vào khu vực này, chiếm thị phần tại ngay những nước SNG, có thể kể ra đây trường hợp Belarus lựa chọn pháo phản lực dẫn đường A300 của Trung Quốc để sản xuất theo giấy phép dưới tên gọi Polonez-M chứ không mua Iskander hoặc Tornado-S của Nga cho dù Moskva sẵn sàng cung cấp.

    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa FD-2000 của Quân đội Turkmenistan
    Trường hợp của Belarus vẫn chưa phải là điển hình nếu so sánh với Turkmenistan khi quốc gia vùng Trung Á này đặt niềm tin và lựa chọn toàn bộ các hệ thống tên lửa phòng không do Trung Quốc sản xuất chứ không phải Nga để bảo vệ bầu trời.

    Lưới lửa phòng không của Turkmenistan được trang bị đủ tầng lớp từ xa đến gần, thấp tới cao bằng các tổ hợp có xuất xứ "Made in China" bao gồm tầm xa là FD-2000 (HQ-9), tầm trung là KS-1A (HQ-12) trong khi tầm ngắn là FM-90 (HQ-7).

    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung KS-1A của Quân đội Turkmenistan
    So sánh với vũ khí Nga thì tên lửa phòng không Trung Quốc được nhận định là không hề thua kém về tính năng kỹ chiến thuật khi FD-2000 có tầm bắn và độ nhạy ngang S-300PMU-2, KS-1A hoàn toàn tương đương Buk-M2 trong khi FM-90 còn được đánh giá vượt trội Strela 10.

    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn FM-90 của Quân đội Turkmenistan
    Mới đây nhất Quân đội Turkmenistan còn công khai hình ảnh huấn luyện với tên lửa phòng không vác vai QFJ-2 - sản phẩm Trung Quốc chế tạo dựa trên SA-18 Igla chứ không mua hàng chính hãng từ Nga.

    [​IMG]
    Quân đội Turkmenistan huấn luyện sử dụng tên lửa vác vai QFJ-2
    Không chỉ có tính năng, vũ khí Trung Quốc còn có giá thành rất rẻ, họ sẵn sàng hỗ trợ công nghệ bảo dưỡng hãy thậm chí là sản xuất tại chỗ cho khách hàng.

    Vũ khí Trung Quốc rõ ràng đang vươn lên trở thành một đối trọng lớn đối với Nga, nhất là khi họ chiếm lĩnh chính các thị thường truyền thống vốn được xem như "sân sau" của Moskva, đây là nguy cơ cực lớn mà Nga cần nhanh chóng đưa ra biện pháp phù hợp.
  3. oplot1

    oplot1 Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/09/2017
    Bài viết:
    598
    Đã được thích:
    25
    Cú tát vào mồm bọn rồ Mỹ anti TQ :-D

    Trung Quốc đàm phán xuất khẩu công nghệ máy bay sang Đức
    Quote:
    Nếu giao dịch thành công, Trung Quốc sẽ đạt được bước tiến mới trong việc sản xuất động cơ máy bay phản lực và nâng cao hình ảnh quốc tế.

    [​IMG]

    Trung Quốc đang đàm phán để bán thiết bị sản xuất cánh tuabin và công nghệ mới nhất dùng trong sản xuất động cơ máy bay phản lực cho Đức, South China Morning Post hôm 14/1 đưa tin. Thiết bị này tạo ra những cánh tuabin chịu được nhiệt độ cao hơn vài trăm độ C so với điểm tan chảy của các hợp kim, một nhà khoa học tham gia đàm phán cho biết.

    Thiết bị sử dụng tia laser cực nhanh để khoan những lỗ siêu nhỏ hoặc các cấu trúc khác trên cánh tuabin, cho phép không khí chạy qua và mang hơi nóng đi. Nhà khoa học này cho biết, kỹ thuật laser được sử dụng rộng rãi trong việc chế tạo động cơ máy bay phản lực, nhưng Trung Quốc áp dụng một giải pháp công nghệ mới khác với những phương pháp truyền thống ở Mỹ hay Anh.

    Cánh tuabin chuyển đổi sức nóng từ nhiên liệu đốt cháy thành năng lượng để máy bay hoạt động. Chúng là một trong những bộ phận quan trọng nhất của máy bay hiện đại, gồm cả máy bay quân sự và dân dụng. Chất lượng cánh tuabin sẽ quyết định tính an toàn, mạnh mẽ và bền bỉ của động cơ máy bay phản lực.

    Đây có thể là bước tiến quan trọng đối với động cơ máy bay phản lực do Trung Quốc sản xuất. Nước này đang là thị trường máy bay thương mại lớn nhất thế giới. Những năm gần đây, các bước tiến lớn trong công nghệ xử lý cánh tuabin kết hợp với đột phá trong chế tạo hợp kim và thiết kế khí động lực giúp Trung Quốc sản xuất nhiều động cơ máy bay phản lực quân sự mạnh mẽ.

    "Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ với các đối tác công nghiệp ở Đức công nghệ và thiết bị mới nhất của mình. Các đại diện ngành công nghiệp hai bên đã hoàn thành quá trình liên lạc đầu tiên", nhà khoa học này cho biết.

    Việc xuất khẩu thiết bị này sang Đức, quốc gia nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao, sẽ nâng cao hình ảnh quốc tế cho nền công nghiệp sản xuất Trung Quốc.

    [​IMG]
    Trung Quốc đạt được nhiều bước tiến trong việc chế tạo động cơ máy bay phản lực. Ảnh: South China Morning Post.

    Một phái đoàn từ Tây An, Thiểm Tây, nơi sản xuất động cơ máy bay quân sự chính ở Trung Quốc, sẽ đến thăm Berlin để phác thảo thỏa thuận xuất khẩu với các đối tác Đức trong đầu năm nay.

    Giao dịch đòi hỏi sự đồng ý của chính phủ hai nước do tính nhạy cảm của loại thiết bị và công nghệ mới có thể dùng cho cả mục đích quân sự và dân dụng.

    Bắc Kinh tỏ ra ủng hộ giao dịch tiềm năng này. "Sự hợp tác giữa Trung Quốc và Đức tiếp tục phát triển sâu hơn trong nhiều lĩnh vực, sự tiến triển tích cực được công nhận rộng rãi, phản ánh mối quan hệ Trung Quốc - Đức tốt đẹp", Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.

    "Triển vọng hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực công nghệ cao và sở hữu trí tuệ rất hứa hẹn. Chúng tôi muốn làm việc với Đức để thúc đẩy việc hợp tác ở các lĩnh vực liên quan theo nguyên tắc hai bên cùng cởi mở, vì lợi ích và sự phát triển chung", Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát biểu.

    Đại sứ quán Đức ở Bắc Kinh chưa đưa ra bình luận nào về vấn đề này. Giáo sư Chen Jiang tại Đại học Hàng Không và Du hành vũ trụ Bắc Kinh cho rằng việc Trung Quốc cung cấp công nghệ động cơ máy bay phản lực quân sự cho Đức hoàn toàn khả thi.

    Tuy nhiên, một nhà khoa học khác chuyên nghiên cứu động cơ máy bay phản lực từng làm việc nhiều năm ở Đức lại nghĩ giao dịch có thể không diễn ra. Nguyên nhân là Đức, nước đồng minh của Mỹ, sẽ gặp nhiều trở ngại khi làm việc với Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ nhạy cảm này. Chính phủ và các công ty Đức cũng lo ngại về việc Trung Quốc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhà khoa học này nhận xét.
    https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-...-khau-cong-nghe-may-bay-sang-duc-3698638.html

    China in talks for sale of jet engine technology to Germany
    China's jet engine technology around the level of Germany

    Có 1 điều mà đám rồ Mỹ ko biết là hãng xe thương hiệu huyền thoại Mỹ GM đã dùng công nghệ, linh kiện TQ từ lâu

    A Chevy With an Engine From China


    Nhật, Ấn có xuất khẩu được cái công nghệ hàng không gì cho Đức ko ? nền công nghiệp Đức đòi hỏi khắt khe hơn cả Mỹ đứng đầu EU và thế giới đấy các cháu
    Lần cập nhật cuối: 16/01/2018
  4. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    Tin vịt , ba cái link kiện Longcin mà xuất được qua Đức kinh quá.GM dùng công nghệ gì của khựa? Mỹ nó chỉ dùng nhân công giá rẻ để lắp ráp giảm giá thành cạnh tranh với các cường quốc xe hơi Đức, Nhật, Hàn. Khựa có tuổi gì gia nhập vào.
    Lần cập nhật cuối: 16/01/2018
  5. oplot1

    oplot1 Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/09/2017
    Bài viết:
    598
    Đã được thích:
    25
    sao biết tin vịt thế cháu :rolleyes: thôi làm trò cười cho thiên hạ, thôi bôi bẩn trình độ rồ Mỹ đi cháu

    https://www.nextbigfuture.com/2018/01/chinas-jet-engine-technology-around-the-level-of-germany.html

    Trong đây ko hề nói đến từ nhân công giá rẻ như cháu bịa, rồ Mỹ mà chữ đui tiếng anh cũng ko biết ngay cái tiêu đề

    A Chevy With an Engine From China

    http://www.nytimes.com/2008/03/26/business/worldbusiness/26chevy.html
  6. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    Tưởng tượng cái máy bay của Đức thông báo dùng cái công nghệ gì đó của khựa thì ngoài việc an toàn tính mạng thì giá trị máy bay giảm còn 1/10,bán cho châu phi à.
    kachiusa07 thích bài này.
  7. oplot1

    oplot1 Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/09/2017
    Bài viết:
    598
    Đã được thích:
    25
    Vậy sao thằng Đức lại quan tâm vậy cháu ? đâu phải thầy bịa đâu nhờ :rolleyes: còn hơn Nhật chả có công nghệ gì về hàng không để Đức phải quan tâm, Đức coi thường Nhật bm ra

    http://www.scmp.com/news/china/soci...hina-talks-sale-jet-engine-technology-germany

    Do cháu đần độn về quân sự nên ko biết, Đức ko hề có cty quân sự nào về mảng động cơ máy bay hàng không, Đức phụ thuộc hoàn toàn vào EU và Mỹ trong công nghệ này, thực tế Đức tụt hậu so với Anh, Fap, Mỹ, Nga, TQ về công nghệ hàng không và động cơ hàng không

    Đức hiện tại làm gì có máy bay nào gọi là của Đức ? tất cả máy bay của Đức đang vận hành đều là của chung EU hoặc Mỹ, máy bay Đức tự sản xuất ko còn nữa

    Bọn anti TQ trước khi dìm TQ về phần động cơ nên trả lời câu hỏi này: có bao nhiêu quốc gia tự sản xuất động cơ máy bay hàng loạt ? chỉ đếm trên đầu ngón tay là Anh Fap Nga Mỹ TQ, trong đó chỉ có TQ Nga Mỹ là 3 nước tự lực sản xuất nhiều nhất và cả động cơ của máy bay vận tải, ném bom chiến lược, tiếp nhiên liệu, cảnh báo sớm các loại hạng nặng (Fap Anh còn ko tự sản xuất được)
    Lần cập nhật cuối: 16/01/2018
  8. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    Chỉ ra máy bay nào của TQ dùng động cơ TQ đang khai thác chở khách xem thử? Dân TQ giàu có đâu có ngu mà muốn chết.
  9. oplot1

    oplot1 Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/09/2017
    Bài viết:
    598
    Đã được thích:
    25
    J-10B/11B/16, H-6K, KJ-2000, Y20

    Chỉ ra xem Đức có tự sản xuất động cơ ko ? tự sản xuất cả máy bay phản lực hiện tại ko ? tự lực nhé ko phải hợp tác
  10. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    H6K chở chủ tịt Tập hả?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này