1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Minhle123

    Minhle123 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2017
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    378
    oplots thích bài này.
  2. oplots

    oplots Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/02/2018
    Bài viết:
    1.001
    Đã được thích:
    78
  3. oplots

    oplots Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/02/2018
    Bài viết:
    1.001
    Đã được thích:
    78
    Công Ty Tư Nhân của Trung Quốc phóng thành công quả tên lửa đầu tiên
    DINK
    Một dấu mốc quan trọng trong ngành tên lửa vũ trụ tại Trung Quốc.

    Có một startup tên lửa vũ trụ đặt tại Bắc Kinh vừa trở thành công ty tư nhân đầu tiên tại Trung Quốc phóng thành công tên lửa chở hàng hóa lên quỹ đạo. Đây là một mốc cực kỳ quan trọng trong hành trình phát triển ngành công nghiệp tên lửa vũ trụ của Trung Quốc.

    Quả tên lửa có tên Ngôi sao Lưỡng Giang Trùng Khánh (Chongqing Liangjiang Star) cao 9 mét, nặng 7,2 tấn được phóng lên không lúc 7 giờ 33 phút sáng hôm thứ Năm, theo giờ địa phương. Thông tin về vụ phóng này đã được OneSpace, công ty phát triển quả tên lửa nói trên, gửi về cho các trang báo lớn. Tên lửa đã đạt tới được độ cao 38,7 km với tốc độ gần 2.000 m/s.



    [​IMG]



    5 phút sau khi phóng, Ngôi sao Lưỡng Giang Trùng Khánh quay trở về Trái Đất. OneSpace đã thu hồi những mảnh tên lửa của vụ va chạm với mặt đất để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn.

    Nhiều dòng tít lớn đã ca ngợi đây là vụ phóng tên lửa thành công đầu tiên của một công ty tư nhân tại Trung Quốc, nhưng sự thật không phải vậy. Tháng Tư vừa rồi, một startup khác tại Bắc Kinh là i-Space cũng đã phóng thành công tên lửa tại một bệ phóng đặt ngoài biển. Tuy nhiên, OneSpace gọi thành công này của mình là "lần phóng tên lửa chở hàng hóa đầu tiên", tuy nhiên họ không nói rõ "hàng hóa" mang theo là những gì.

    Chính phủ Trung Quốc nới lỏng những chính sách quản lý các công ty tên lửa vũ trụ và điều này đã khiến nhiều công ty tư nhân mới xắn tay vào cuộc, dường như muốn khởi động một cuộc đua vũ trụ tại chính đất nước tỷ dân này. Tháng Mười Một năm 2014, chính quyền Trung Quốc thông báo rằng họ sẽ cho phép các công ty tư nhân lắp đặt và phóng vệ tinh. Hai năm sau, chính phủ phát hành sách trắng – whitepaper khuyến khích các công ty tư đầu tư vào lĩnh vực tên lửa vũ trụ nhiều hơn.



    [​IMG]



    Tất cả những yếu tố đó đã khơi mào cuộc đua "trở thành SpaceX của Trung Quốc" từ vô vàn các công ty tư nhân. OneSpace được thành lập tháng Tám năm 2015, gây được số quỹ lên tới 78,5 triệu USD từ các nhà đầu tư mạo hiểm. Trong một bài phỏng vấn với đài CNN trước giờ tên lửa cất cánh, CEO và cũng là nhà sáng lập OneSpace, Shu Chang đã so sánh OneSpace với SpaceX trong những năm đầu phát triển.

    CEO Shu Chang trước đây đã từng làm việc cho một công ty hàng không vũ trụ do chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn. Sau một thời gian làm việc trong ngành đầu tư, CEO Chang đã dấn thân vào con đường tự sản xuất và nghiên cứu tên lửa.

    "Đây là quả tên lửa đầu tiên được phát triển và lắp ráp hoàn toàn bằng công nghệ trong nước", CEO của OneSpace nhấn mạnh. "SpaceX là công ty đầu tiên của nước Mỹ, thì OneSpace sẽ là công ty đầu tiên của Trung Quốc làm được những điều tuyệt vời kia".



    [​IMG]
    Anh Shu Chang.




    Tuy nhiên, xét tới việc tên lửa "made in China" vẫn chưa vượt được ra khỏi khí quyển Trái Đất, thì OneSpace – cũng như những công ty tên lửa vũ trụ khác của Trung Quốc – vẫn còn một chặng đường dài để tới được tầm cao của SpaceX, về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

    Tháng Ba vừa rồi, SpaceX phóng tên lửa mạnh nhất hành tinh lên Vũ trụ, mang theo chiếc xe điện thể thao của Elon Musk, CEO của chính SpaceX cũng như Tesla – công ty làm nên chiếc xe điện nói trên. Đó sẽ là một bài học quý giá về marketing cho chính OneSpace và những công ty khác học hỏi.

    http://genk.vn/onespace-cong-ty-duo...ng-qua-ten-lua-dau-tien-20180518151936471.chn

    startup VN thì toàn bán kem trộn, bán đồ ăn, Starup TQ thì phóng tên lửa, thương mại điện tử (Alibaba), Drone (DJI)
  4. convitbuoc

    convitbuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2008
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    914
    Bán đồ trộn đồ ăn mà sống được với lại phát triển được rồi vươn ra được khu vực là mừng lắm rồi.. Chỉ sợ không sống nổi trở thành gánh nặng gia đình và xã hội... :( .
    oplots thích bài này.
  5. oplots

    oplots Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/02/2018
    Bài viết:
    1.001
    Đã được thích:
    78
    Bán toàn đồ độc hại của bọn gian thương TQ (bọn người TQ nhưng là người xấu) chứ có phải đồ ngon, an toàn đâu :)) cafe, trà sữa, nước ngọt, bánh mỳ....toàn startup made in china cả
    convitbuoc thích bài này.
  6. oplots

    oplots Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/02/2018
    Bài viết:
    1.001
    Đã được thích:
    78
    Làm được điều Nga không thể: TQ trở thành đối tác vô giá, vũ khí "Tàu" được quý như vàng
    QS | 18/05/2018 13:30


    11

    [​IMG]
    Theo Military Watch, Trung Quốc có lẽ là đối tác "vô giá" nhất đối với quốc gia này.


    Theo tạp chí Military Watch, sau mối quan hệ hữu nghị ngắn ngủi với phương Tây, Iran có vẻ đang tìm cách tăng cường quan hệ với các đối tác lâu đời và đáng tin cậy hơn, trong đó có Trung Quốc, Triều Tiên và Nga.

    Đặc biệt, Trung Quốc đang hứa hẹn sẽ đầu tư vào Iran, cũng như cung cấp cho nước này các phương tiện cần thiết để hiện đại hóa quân đội.

    Trong những thập kỷ khi vẫn còn là khách hàng thân thiết của phương Tây, Iran – đồng minh chính yếu của Mỹ tại Trung Đông đã mang tới cho Washington những căn cứ quân sự quan trọng sát biên giới Liên Xô. Nhưng tới năm 1979, sau khi triều đại Pahlavi bị lật độ, chính sách đối ngoại của Iran đã có sự thay đổi đáng kể.

    Trung Quốc - nhà cung cấp vũ khí "vô giá" với Iran

    Cuộc chiến tranh giữa Iran với Iraq – quốc gia Ả Rập giàu dầu mỏ và có được sự hậu thuẫn từ Mỹ, Liên Xô, Pháp – đã buộc Tehran phải tìm kiếm các nguồn cung ứng vũ khí thay thế. Trong bối cảnh đó, Triều Tiên và Trung Quốc trở thành những nhà cung cấp quan trọng.

    Các hệ thống pháo, tên lửa đạn đạo và súng trường của Triều Tiên đều được đưa vào biên chế quân đội Iran với số lượng lớn, nhiều loại khí tài còn tiếp tục hoạt động đến ngày nay.

    Trung Quốc cũng chứng tỏ mình là một nhà cung cấp vũ khí "vô giá" với nước Cộng hòa Hồi giáo mới thành lập khi ấy. Ngoài vũ khí cá nhân, Bắc Kinh còn cung cấp cho Tehran các tên lửa đạn đạo để đối phó với tên lửa Scud-B (do Liên Xô sản xuất) trong trang bị của Iraq.

    Tên lửa hành trình chống tàu Silkworm đã chứng tỏ nó là thứ vũ khí vô cùng quý giá trong tay Iran, và đã được sử dụng để tạo ra hiệu quả lớn tại vịnh Ba Tư, khiến Mỹ - Iraq đặc biệt lo ngại.

    Trung Quốc còn cung cấp cho Iran một số lượng lớn các hệ thống vũ khí, từ súng trường tấn công Type 56 cho tới các tàu tên lửa lớp C 14 và Type 021, súng lục Type 54 và pháo WAC-21.

    [​IMG]
    Tiêm kích hạng nhẹ Saqeh của Iran. Ảnh: Military Watch

    Mối quan hệ giữa hai phía vẫn được duy trì sau khi chiến tranh Iran-Iraq kết thúc. Trung Quốc đã bán cho Iran hàng chục phiên bản hiện đại hóa của tiêm kích một động cơ J-7. Điều này vô cùng cần thiết khi Không quân Iran phải hứng chịu thiệt hại nặng nề trong suốt 8 năm xung đột.

    Sau đó, có thông tin Bắc Kinh đã hỗ trợ Tehran phát triển tiêm kích hạng nhẹ nội địa Saeqeh – phiên bản sao chép từ mẫu F-5 Tiger của Mỹ.

    Bên cạnh đó, Trung Quốc được cho là đã hỗ trợ Tehran phát triển phiên bản nội địa của mẫu máy bay không người lái tàng hình RQ-170 (Mỹ). Và Iran cũng cho phép các chuyên gia Trung Quốc nghiên cứu mẫu máy bay này để tự phát triển thiết kế của riêng mình.

    Cùng với Triều Tiên, Trung Quốc cũng đóng vai trò quan trọng hỗ trợ Iran phát triển ngành công nghiệp quân sự. Nhiều hệ thống tên lửa của Iran dựa trên công nghệ Trung Quốc, trong đó có tên lửa Oghab, Nazeit và Nasr – phiên bản sao chép trực tiếp, gần giống với tên lửa C-704 của Trung Quốc.

    Phần lớn các loại tên lửa chống tàu trong trang bị của Iran hiện nay đều là biến thể nội địa của các mẫu tên lửa do Trung Quốc thiết kế, chúng gần như là các bản sao chép giống hệt.

    [​IMG]
    Tên lửa Nasr và một số mẫu tên lửa khác của Iran được phát triển với sự hỗ trợ của Trung Quốc. Ảnh: Military Watch

    Một số hệ thống khác như Shahab 3 và Khorramshahr được dựa trên các mẫu tên lửa đạn đạo của Triều Tiên như Rodong-1 và Musudan.

    Trung Quốc được cho là đã đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Iran thiết lập các cơ sở sản xuất tên lửa chống tàu Nasr vào năm 2010.

    Đây là mẫu tên lửa được thiết kế để triển khai từ máy bay chiến đấu F-4 của Iran và được xem là "chìa khóa" để ngăn chặn các hoạt động quân sự của Mỹ tại vịnh Ba Tư, cũng như cho phép Iran thiết lập vùng chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) hạn chế trên biển.

    [​IMG]
    Tên lửa Shahab 3 của Iran khai hỏa. Ảnh: Military Watch

    Hỗ trợ Iran phát triển chương trình hạt nhân

    Ngoài hỗ trợ quân sự, Trung Quốc còn có những đóng góp quan trọng vào chương trình hạt nhân Iran trước khi thỏa thuận hạt nhân JCPOA được ký kết, bao gồm hỗ trợ kỹ thuật và giúp Iran đào tạo các kỹ sư hạt nhân, cũng như các chuyên gia nghiên cứu uranium.

    Từ giữa những năm 1980, Trung Quốc đã cung cấp cho Iran các thiết bị và công nghệ hạt nhân quan trọng, giúp các kỹ sư Tehran làm chủ phương thức sử dụng laser để làm giàu uranium.

    Các kỹ sư và kỹ thuật viên Trung Quốc đã đóng vai trò quan trọng giúp Iran thành lập Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Esfahan – cơ sở trọng yếu để Tehran phát triển chương trình hạt nhân.

    Chưa hết, Trung Quốc còn hỗ trợ Iran khắc phục tác động do các biện pháp trừng phạt của phương Tây gây ra, như sử dụng thỏa thuận trao đổi hàng hóa để tránh các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ đối với các ngân hàng Iran. Điều này đã khiến chiến dịch gây áp lực của phương Tây nhằm vào Iran suy yếu đáng kể.


    [​IMG]
    Tiêm kích J-10 Trung Quốc. Ảnh: Military Watch.

    Theo Military Watch, Bắc Kinh có lẽ là đối tác "vô giá" nhất đối với Tehran. Họ vừa có khả năng cung cấp vũ khí, giao dịch thương mại và mua số lượng lớn dầu mỏ của Iran, đồng thời giúp quốc gia này đối phó với áp lực từ phương Tây.

    Sau khi lệnh cấm nhập khẩu vũ khí tấn công đối với Iran được dỡ bỏ vào năm 2020, nước này có lẽ sẽ tìm đến Trung Quốc để tiếp tục hiện đại hóa lực lượng vũ trang.

    Một số nguồn tin cho biết Iran đang có ý định mua số lượng lớn tiêm kích hạng nhẹ J-10, tiêm kích chiếm ưu thế trên không J-11.

    Thậm chí tiêm kích tàng hình J-20 Trung Quốc cũng có thể trở thành đối thủ cạnh tranh của các tiêm kích Sukhoi Nga nhằm giành chỗ trong kho vũ khí của Iran.

    Hiện Tehran rất cần có các tiêm kích hiện đại để đối chọi với lực lượng tiêm kích F-15 của Saudi Arabia và Israel.

    Suy cho cùng, những áp lực và đe dọa từ phương Tây ở một khía cạnh nào đó lại thúc đẩy Iran củng cố mối quan hệ với các đối tác châu Á, trên hết là Trung Quốc. Bắc Kinh có thể mang lại cho Tehran cả lợi ích về kinh tế và quân sự theo một cách mà các quốc gia khác như Nga hay Triều Tiên không thể.

    http://soha.vn/lam-duoc-dieu-nga-kh...i-tau-duoc-quy-nhu-vang-20180518120609506.htm

    muốn khẳng định là nước lớn, việc đầu tiên là phải có tiếng nói, việc thứ 2 là phải giúp đỡ được toàn cầu, TQ đã làm được điều đó, TQ giúp đỡ cho Pakistan, Iran tạo dưng họ thành các nước lớn trong khu vực, khiến các siêu cường như Nga, Mỹ Âu cũng phải đề phòng . Thử hỏi như Nhật có đồng minh nào tự nó giúp đỡ ko ! mà đòi làm nước lớn ! à quên, Nhật còn đang bị Mỹ chiếm đóng mà ^^
  7. oplots

    oplots Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/02/2018
    Bài viết:
    1.001
    Đã được thích:
    78
    Trung Quốc ngày một áp sát, Australia đứng ngồi không yên
    Phong Vân | 18/05/2018 14:32

    2

    [​IMG]
    Biên đội tàu chiến hải quân Trung Quốc tiến hành diễn tập trên Ấn Độ Dương. Ảnh: Sina.
    Trung Quốc có nhu cầu xây dựng một loạt căn cứ hải quân, không quân ở Ấn Độ Dương để phục vụ cho nhu cầu chiến lược của họ, bao gồm xây dựng Hạm đội Ấn Độ Dương, nhưng Trung Quốc sẽ đối mặt với nhiều thách thức.


    Tờ Lowy Interpreter Australia ngày 15/5 đã đăng bài viết "Kế hoạch thiết lập các căn cứ quân sự ở phía đông Ấn Độ Dương của Trung Quốc" của tác giả David Brewster.

    Theo bài viết, Trung Quốc sẽ xây dựng một loạt căn cứ hải quân và không quân ở Ấn Độ Dương để hỗ trợ cho nhu cầu chiến lược ngày càng tăng của họ tại khu vực này. Trong đó, rất có thể bao gồm xây dựng căn cứ tại vùng biển áp sát Australia ở phía đông Ấn Độ Dương. Australia không thể khoanh tay đứng nhìn đối với những động thái này.

    Tháng 7/2017, căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc ở Djibouti đã đưa vào sử dụng, Bắc Kinh hiện đang đàm phán với Pakistan để tìm cách thiết lập một căn cứ ở cảng Gwadar trên biển Ả rập hoặc khu vực lân cận.

    Nhưng đối với Trung Quốc, chỉ có khả năng ở phía tây bắc Ấn Độ Dương cách xa Australia là không đủ. Nhu cầu chiến lược của Trung Quốc và khoảng cách giữa Ấn Độ Dương với lãnh thổ Trung Quốc có nghĩa là Bắc Kinh có thể cho rằng cần phải xây dựng một loạt cơ sở quân sự khác nhau ở toàn bộ Ấn Độ Dương, bao gồm khu trung tâm và phía đông.

    Trung Quốc muốn hình thành khả năng bảo vệ đối với toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương từ phía đông đến phía tây thì cần phải có những căn cứ này. Ngoài ra, về chính trị, Bắc Kinh cũng cho rằng cần phải bảo vệ lượng lớn công dân và tài sản Trung Quốc ở khu vực này.

    Sự hiện diện hải quân của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương có thể từ 4 - 5 tàu chiến mặt nước và tàu ngầm hiện nay tăng lên khoảng 20 chiếc, thậm chí nhiều hơn.

    Điều này bao gồm một loạt cơ sở hậu cần hải quân trong đó có những cơ sở hỗ trợ cho tàu ngầm. Đặc biệt là Trung Quốc nếu muốn tiến hành chiến lược kiểm soát hoặc ngăn chặn trên biển có hiệu quả ở phía bắc Ấn Độ Dương thì càng cần những cơ sở này.

    [​IMG]
    Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 hải quân Trung Quốc đến Ấn Độ Dương. Ảnh: Sina.

    Chỉ có các căn cứ hải quân là chưa đủ. Trung Quốc cần có các căn cứ không quân ở ít nhất 3/4 khu vực của Ấn Độ Dương (tây bắc, đông bắc và tây nam), cung cấp bảo vệ trên không đầy đủ cho Hạm đội Ấn Độ Dương của nước này.

    Máy bay trinh sát biển tầm xa của không quân Trung Quốc không thể tiến hành bảo vệ đầy đủ từ phía nam hoặc phía tây Trung Quốc. Triển khai tàu sân bay ở Ấn Độ Dương hoặc sử dụng máy bay tiếp dầu trên không cất cánh từ Trung Quốc cũng không thể đáp ứng được những nhu cầu này.

    "Thế trận" của Trung Quốc ở phía đông Ấn Độ Dương đã vận hành được một thời gian, Bắc Kinh đang tiến hành chuẩn bị ở Maldives, Sri Lanka và Myanmar.

    Đây là một trò chơi tỷ lệ phần trăm. Trung Quốc còn chưa có khả năng bảo đảm thực hiện mục tiêu của họ, những kế hoạch này có thể gặp trở ngại ở các mức độ khác nhau, lực cản có thể đến từ chính phủ nước sở tại, cũng có thể đến từ phương diện khác.

    Cạnh tranh sức ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở những nước này rất giống với tranh giành vai trò ảnh hưởng giữa Mỹ và Liên Xô thời kỳ Chiến tranh Lạnh, hơn nữa xung đột trong tương lai có thể ngày càng nhiều.


    Mấy chục năm qua, Australia đã đầu tư rất nhiều nguồn lực quốc phòng ở phía tây Ấn Độ Dương , bao gồm đầu tư rất nhiều lực lượng hải quân để tấn công cướp biển và buôn bán ma túy. Nhưng những thách thức mới đã tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng hơn cho Australia.

    [​IMG]
    Tàu sân bay tự chế đầu tiên Trung Quốc chạy thử trên biển từ ngày 13/5/2018. Ảnh: Xinhuanet.

    Bắt đầu từ bây giờ, Australia cần phải theo dõi chặt chẽ hơn môi trường chiến lược ở phía đông Ấn Độ Dương, khu vực áp sát duyên hải của Australia. Tin xấu là điều này đòi hỏi Australia phải đầu tư nhiều nguồn lực quốc phòng, ngoại giao và kinh tế hơn cho các nước trong khu vực này.

    http://soha.vn/trung-quoc-ngay-mot-ap-sat-australia-dung-ngoi-khong-yen-20180518134224756.htm

    Rồ Mỹ bảo Nhật, Đài, Hàn, Mỹ vây kín TQ, TQ ko thể ra biển được, vậy mà TQ ngày 1 áp sát Úc là sao :)) =)) rặt 1 lũ to mồm trên mạng
  8. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    Mấy thằng khựa khua môi múa mép như mấy giang hồ miệt vườn , bị cạo đầu , hãm hiếp mãi đó thôi.
  9. oplots

    oplots Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/02/2018
    Bài viết:
    1.001
    Đã được thích:
    78
    1 thằng ăn cắp ảnh bị bóc phốc nhục nhã cho biết =)) lấy ảnh của người khác pts ra cái chữ kí của mình rồi tự nhận mình chụp, có biết cái đếch gì đâu, toàn spam nhảm nhí mà mod vẫn chưa xích cổ nó là sao ta

    [​IMG]
  10. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    Nói chung chái nà là kẻ thù truyền kiếp của dân Việt, chơi với chái nà giống như chơi với cái thằng hàng xóm trọc phú , ngáo đá và trơ trẻn.
    Có ai mà đi tung hô cái thằng cướp đất, giết và đang đầu độc dân Việt mình đâu, chỉ có đích thị là háng gian.
    Lần cập nhật cuối: 18/05/2018
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này