1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
  2. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.371
    Đã được thích:
    26.716
    Chiếc trực thăng này rất tốt. Rơi vậy mà không cháy gì cả
  3. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Trung Quốc lập căn cứ và radar tại Châu Mỹ, chính thức khởi động sự kiện Cuba thứ 2, Mỹ bị vố đau, khi ko thể ngăn chặn TQ xây dựng căn cứ ngay sân sau của mình

    [​IMG]
    Toàn cảnh trạm liên lạc vệ tinh Trung Quốc tại cao nguyên Patagonia, Argentina.
    Gần đây truyền thông Mỹ xôn xao khi phát hiện một tháp kim loại hình chiếc đĩa khổng lồ xuất hiện sừng sững tại cao nguyên Patagonia hẻo lánh ở miền Nam Argentina.
    Người nhái Ukraine tập luyện tấn công Crimea: Đừng thách thức hệ thống phòng thủ Nga!
    Thì ra đây là một công trình của quân đội Trung Quốc xây dựng dưới danh nghĩa trạm liên lạc vệ tinh làm nhiệm vụ giám sát, quan trắc không gian. Tuy nhiên, giới chuyên môn lại không nghĩ như thế…

    Theo "The New York Times" ngày 28/7, trạm giám sát quan trắc không gian này có anten parabon đường kính tới 35 mét, nặng 450 tấn, chiều cao bằng tòa nhà 16 tầng, được quân đội Trung Quốc bỏ ra 50 triệu USD xây dựng, đã bắt đầu chính thức đưa vào sử dụng từ tháng 3/2018, được coi là đóng vai trò quan trọng trong chương trình thăm dò Mặt Trăng của Trung Quốc.

    Theo mạng Hoàn Cầu, Trung Quốc thì tổng chi phí cho việc xây dựng trạm liên lạc vệ tinh mặt đất này lên tới 300 triệu USD, bao gồm việc thuê khu đất rộng 200ha trong 50 năm, là căn cứ ở nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc được xây dựng phục vụ cho chương trình thăm đo không gian.

    Hãng FoxNews đưa tin, một quan chức chính phủ Argentina tiết lộ nó là một bộ phận của công trình đưa người Trung Quốc lên Mặt Trăng vào năm 2020.

    [​IMG]
    Tấm biển cảnh báo ranh giới khu vực đặt trạm liên lạc vệ tinh.

    "The New York Times" dẫn lời Giáo sư R. Evan Ellis ở Học viện Chiến tranh Lục quân Mỹ phân tích, trong 10 năm qua, Mỹ do bận rộn củng cố thế lực chính trị ở các khu vực khác, đã không mấy chú ý đến Mỹ Latinh – "sân sau" của mình nên khiến Trung Quốc có cơ hội lặng lẽ triển khai kế hoạch ngoại giao,viện trợ mậu dịch và đầu tư cho một số chính phủ.

    Theo Đông Phương ngày 30/7, giới quan sát nước ngoài suy đoán Trung Quốc xây dựng trạm này để nâng cao năng lực thu thập tình báo ở châu Mỹ; việc Trung Quốc đặt trạm này ở đây cũng đã gây nên tranh cãi trong dư luận Argentina, các quan chức Argentina thì nói họ chỉ giúp cho Trung Quốc hoàn thành nhiệm vụ thăm dò Mặt Trăng mà thôi.

    Chính phủ Obama tuyên bố chính sách quay trở lại châu Á, sau khi ông Donald Trump lên thay lại càng "triệt thoái ngoại giao"; trong khi đó Trung Quốc lặng lẽ thực hiện kế hoạch lớn, lâu dài ở Mỹ Latinh với các động thái mở rộng mậu dịch, giúp các chính phủ tháo gỡ khó khăn, xây dựng các công trình hạ tầng to lớn, tăng cường quan hệ quân sự, độc chiếm nguồn tài nguyên dồi dào…

    [​IMG]
    Trạm liên lạc mặt đất của quân đội Trung Quốc ở miền Nam Argentina.

    Số liệu của Trung tâm chính sách phát triển toàn cầu thuộc Đại học Boston cho thấy, từ năm 2015 đến nay, Trung Quốc luôn là một bạn hàng mậu dịch quan trọng của Nam Mỹ; năm ngoái tổng kim ngạch mậu dịch giữa Trung Quốc với các nước Mỹ Latinh và vùng biển Caribe lên tới 244 tỷ USD, nhiều gấp 2 lần tổng kim ngạch của cả 10 năm trước cộng lại.

    Được biết, Trung Quốc và Argentina bí mật thương lượng xây dựng trạm mặt đất này vào lúc chính phủ Argentina đang rất khát vốn đầu tư.

    Giáo sư R. Evan Ellis ở Học viện Chiến tranh Lục quân Mỹ nói, khi đó Argentina không thể trả được món nợ nước ngoài lên tới 100 tỷ USD nên bị thị trường tín dụng quốc tế cự tuyệt; giữa lúc đó người Trung Quốc ôm tiền đến, khác nào cứu tinh được Thượng Đế phái đến.

    Để được Trung Quốc viện trợ tiền vốn, hai bên đã bí mật đàm phán về việc xây dựng công trình này. Ông cho rằng, với việc đàm phán thành công để xây dựng được căn cứ này, Trung Quốc rõ ràng đã thay đổi được trạng thái của họ tại châu Mỹ Latinh.

    Cựu Trợ lý Ngoại trưởng dưới thời chính phủ Obama Frank A. Rose thì lo ngại về kế hoạch không gian đang manh nha của Trung Quốc, nói: "Họ đang bố trí binh lực để làm suy giảm ưu thế quân sự của Mỹ".

    "The New York Times" cho rằng Bắc Kinh xây dựng trạm này để tăng cường năng lực thu thập tình báo ở châu Mỹ Latinh và nhằm làm suy yếu ảnh hưởng chính trị của Mỹ trong khu vực.

    Việc này đã dẫn đến những tranh luận trong nước Argentina về "nguy hiểm và tác hại khi bị lôi kéo vào quỹ đạo của Trung Quốc", duy chỉ có các quan chức Argentina vẫn bày tỏ, phía Trung Quốc đã đồng ý với họ là "không sử dụng căn cứ này vào mục đích quân sự".

    [​IMG]
    Trạm liên lạc mặt đất khi đang được xây dựng.

    Mặc dù phía Argentina nói hai bên đã đạt được thỏa thuận không sử dụng trạm vệ tinh mặt đất này vào mục đích quân sự, song các chuyên gia vẫn bày tỏ hoài nghi.

    Cựu trợ lý Ngoại trưởng phụ trách quản chế vũ khí Frank A.Rose lo ngại anten và các thiết bị khác sử dụng cho nhiệm vụ không gian rất có thể giúp tăng cường năng lực thu thập tình báo của Trung Quốc để từ không gian làm suy yếu ưu thế quân sự của Mỹ.


    Chuyên gia về vấn đề Trung Quốc Dean Cheng ở Quỹ truyền thống Washington cho rằng, trong tương lai không gian sẽ trở thành hình thái chiến trường mới; chiếc anten lớn như thế chả khác nào chiếc chổi hút bụi cực mạnh sẽ "hút" các tín hiệu, số liệu và các thứ khác về.

    Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Christopher Logan cũng lên tiếng, nói quân đội đang đánh giá sức ảnh hưởng của trạm liên lạc vệ tinh này của Trung Quốc.

    Được biết, hiện nay Trung Quốc từ chối mọi đề nghị của bất cứ ai muốn đến thăm "trạm quan trắc vệ tinh" này.

    Theo báo mạng "cnqiang.com" của Trung Quốc ngày 29/7, chính phủ mới được coi là thân Mỹ của Argentina mới đây đã đồng ý cho Mỹ đặt căn cứ quân sự và lắp đặt trạm radar ngay gần trạm liên lạc vệ tinh của Trung Quốc.

    Báo này cho rằng Mỹ sẽ không từ bỏ cơ hội giám sát "căn cứ bí mật" của Trung Quốc từ cự ly gần, nên tất nhiên họ sẽ bố trí trong căn cứ của họ những thiết bị radar giám sát tiên tiến nhất.

    http://soha.vn/my-doi-pho-viec-trun...h-bao-o-san-sau-nuoc-my-20180730152755522.htm
  4. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Binh chủng đổ bộ đường không Nga-Trung chụp ảnh kỉ niệm Army Game 2018

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 31/07/2018, Bài cũ từ: 31/07/2018 ---
    Cập nhập ngày thứ 3, TQ vẫn giữ thứ hạng cao, Nga vượt lên dẫn đầu

    [​IMG]
  5. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    WZ10 chất đầy vũ khí khi bay

    [​IMG]
  6. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
  7. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Những ai học kinh tế cơ bản sẽ hiểu con số chứng khoáng chỉ là con số ảo, truyền thông anti TQ đang tích cực fake tin để đánh lận con đen, còn thằng bị ngấm đòn chính là Mỹ (phải xuống nước thỏa hiệp gỡ bỏ cấm vận ZTE), rồ Mỹ hôm nay chưa kịp đăng tin fake đã bị bóc mẽ kkk :))
    --- Gộp bài viết: 03/08/2018, Bài cũ từ: 03/08/2018 ---
    JL10H anh em Yak 130

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 03/08/2018
  8. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Chuyên gia: Quân đội Nga chẳng là gì so với QĐ Trung Quốc, Mỹ cũng còn phải sợ!
    Anh Tú | 04/08/2018 07:55

    1

    [​IMG]
    Bằng tiêm kích J-20, chính Trung Quốc, chứ không phải Nga là quốc gia nước ngoài đầu tiên có câu trả lời cho vị thế thống lĩnh về công nghệ máy bay tàng hình của Mỹ.
    5 vũ khí "hàng nhái" tạo nên sức mạnh quân sự của Trung Quốc

    Với một lực lượng hùng hậu và một khả năng răn đe hạt nhân mạnh mẽ, quân đội Liên Xô trước đây và Quân đội Nga ngày nay luôn được Mỹ coi là đối thủ chính hàng đầu. Tuy nhiên, vị trí này đã thay đổi.

    Mặc dù hiện nay Nga vẫn là nước có sức mạnh quân sự thông thường cực kỳ uy lực, các vũ khí hạt nhân nguy hiểm và những khả năng tác chiến điện tử thuộc dạng tốt nhất thế giới nhưng Nga không còn là mối đe dọa quân sự hàng đầu của Mỹ nữa, mà thế vào đó là Trung Quốc.

    Dưới thời lãnh đạo của Tổng thống Donald Trump, Chính quyền Mỹ đã ban hành Chiến lược An ninh Quốc gia mới, trong đó liệt Nga và Trung Quốc là những mối đe dọa chính nhưng Trung Quốc xếp ở vị trí đầu bảng và thậm chí còn được nhắc tới liên tục xuyên suốt tài liệu này.

    Thế hệ vũ khí hạt nhân mới của Nga được cho là có thể vượt qua và xuyên thủng mọi lá chắn tên lửa hiện nay của Mỹ. Thế nhưng, đó cũng chỉ là những thông tin cũ. Chỉ cần loại tên lửa hạt nhân Minuteman III được chế tạo từ những năm 1970 của Mỹ cũng có thể đánh bại các hệ thống phòng thủ của Nga.

    Tất nhiên, chiến tranh hạt nhân, trong bất cứ trường hợp nào cũng là vấn đề còn gây tranh cãi bởi cả hai quốc gia đều đã phát triển được khả năng răn đe hủy diệt lẫn nhau.

    [​IMG]
    Lính Hải quân Trung Quốc tham gia diễn tập chống cướp biển. Ảnh: Reuters

    Vậy đâu là những sáng tạo thực sự trong kho vũ khí của Nga?

    Nga đã đưa vào sử dụng Su-57, loại tiêm kích tàng hình được cho là có thể đánh bại các dòng chiến đấu cơ F-35 và F-22 cùng thế hệ của Mỹ. Tuy nhiên, theo thông báo mới nhất từ chính các quan chức quốc phòng hàng đầu Nga, họ "không có đủ tiền" để mua nhiều hơn 12 chiếc!

    Với xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata cũng vậy. Mặc dù được coi là "sát thủ" xe tăng NATO nhưng nó sẽ không được sản xuất hàng loạt, như Phó thủ tướng Nga đã khẳng định.

    Trong khi đó, Trung Quốc từng là nước phải mua và giải mã công nghệ các hệ thống vũ khí của Nga nhưng ngày nay rõ ràng Bắc Kinh đã vượt qua Nga trong lĩnh vực chiến tranh công nghệ cao.

    Chính Trung Quốc, chứ không phải Nga là quốc gia nước ngoài đầu tiên có câu trả lời cho vị thế thống lĩnh về công nghệ máy bay tàng hình trên toàn cầu của Mỹ bằng việc cho ra đời chiếc tiêm kích Chengdu J-20. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã đạt nhiều bước tiến nhảy vọt, với tốc độ kinh hoàng, trong lĩnh vực phần mền và máy tính, khoa học lượng tử, trí tuệ nhân tạo...

    Bắc Kinh đã phát triển được một thế hệ tên lửa mới khiến Hải quân Mỹ phải ráo riết đổ tiền chạy theo.

    Từng là nước phải mua lại một tàu sân bay cũ của Liên Xô làm phương tiện huấn luyện thì ngày nay Trung Quốc đã có kế hoạch đóng tới 3 hoặc thậm chí nhiều hơn các tàu sân bay để khuếch trương sức mạnh trên biển.


    Trong khi đó, Nga phải cho nằm cảng chiếc tàu sân bay duy nhất của mình - Đô đốc Kuznetsov tới tận 2022.

    Theo nhà bình luận Alex Lockie, một chuyên gia về quân sự và chính sách đối ngoại thì Trung Quốc chứ không phải Nga đã trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với Quân đội Mỹ, mặc dù nằm ở vị trí cách cả nửa vòng Trái Đất.

    Alex Lockie cho rằng, với dân số gấp 10 lần Nga và một nền kinh tế dự kiến không lâu nữa sẽ lật đổ vị trí số 1 thế giới hiện nay của Mỹ, Trung Quốc đang ráo riết đẩy mạnh phát triển tất cả các khả năng quân sự để sớm đánh bại vị thế tiên phong của Quân đội Mỹ.

    http://soha.vn/chuyen-gia-quan-doi-...quoc-my-cung-con-phai-so-2018080315300024.htm
  9. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Trung Quốc tung bằng chứng J-20 đã vượt xa Su-57
    Sao Đỏ | 03/08/2018 13:54

    1

    [​IMG]
    Trung Quốc đang hoàn tất những bài kiểm tra cuối cùng đối với động cơ chuẩn thế hệ 5 WS-10B trang bị cho tiêm kích tàng hình nội địa Chengdu J-20.
    "Hỏa thần" Shmel-M Việt Nam nên có để cùng RPG-29 diệt xe tăng và chống biển người

    Thời gian gần đây Trung Quốc liên tiếp công khai hình ảnh tiêm kích tàng hình nội địa Chengdu J-20 bay thử với động cơ "chuẩn thế hệ 5" WS-10B, qua đó họ tuyên bố mặc dù đi sau nhưng đã vượt mặt Nga về tiến độ chế tạo chiến đấu cơ thế hệ 5.

    Vướng mắc lớn nhất của cả Nga và Trung Quốc trong dự án phát triển tiêm kích thế hệ 5 chính là động cơ, khi Nga vẫn đang loay hoay thử nghiệm Izdeliye 30 nhưng tình hình chưa có gì sáng sủa và lô 12 chiếc Su-57 đầu tiên đang phải lắp tạm loại AL-41F1S.

    So sánh với Trung Quốc, nước này hiện đã đưa chiếc J-20 vào biên chế chiến đấu, thậm chí còn tham gia diễn tập với các đơn vị không quân tiêm kích khác và tuyên bố thu được kết quả rất khả quan.

    Ngoài khả năng bay hành trình siêu âm như thiết kế, tờ truyền thông Trung Quốc còn cho biết mới đây trong một cuộc tập trận, chiếc J-20 đã vượt qua quãng đường 52 km chỉ trong vòng 1 phút, nghĩa là nó đạt vận tốc 3.120 km/h tương đương Mach 2,55.

    [​IMG]
    Tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc đã vượt qua quãng đường 52 km chỉ trong vòng 1 phút

    Trong khi đó nhìn sang Nga, kể từ khi bay thử với động cơ Izdeliye 30, chiếc Su-57 chủ yếu chỉ hoạt động với công suất cầm chừng để kiểm tra khả năng bay hành trình siêu âm, nhưng chỉ ở cấp độ trên đã có một vài sự cố được ghi nhận khiến máy bay phải hạ cánh khẩn cấp.

    Su-57 chưa bao giờ để cho động cơ Izdeliye 30 hoạt động với công suất tối đa nhằm đề phòng bất trắc, cho nên thông số vận tốc lớn nhất Mach 2,6 của nó vẫn chưa có gì đảm bảo là sẽ đạt được.

    [​IMG]
    Tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga vẫn đang loay loay với động cơ Izdeliye 30

    Với diễn biến trên, rõ ràng nguy cơ Nga bị Trung Quốc vượt xa trong lĩnh vực chế tạo chiến đấu cơ thế hệ 5 đã thành hiện thực chứ không còn là lời cảnh báo nữa, điều này không có gì ngạc nhiên khi tiềm lực kinh tế của Moskva đang thua xa Bắc Kinh, dẫn tới không đủ kinh phí để thử nghiệm trên quy mô lớn.

    Thậm chí triển vọng của chiếc Su-57 còn u ám hơn dự tính khi chính Phó thủ tướng Nga Borisov đã khẳng định nước này không có kế hoạch sản xuất Su-57 với số lượng lớn.

    Trong khi đối với J-20 lại trái ngược hoàn toàn, nó sẽ sớm bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt để lĩnh vai trò chủ lực trong Không quân Trung Quốc.


    Hiện đang xuất hiện ý kiến cho rằng Nga nên bỏ qua Su-57 để phát triển một dòng tiêm kích tàng hình thế hệ 6 nhằm đi tắt đón đầu xu thế tương tự như cách mà người Anh đang triển khai. Tuy nhiên tình thế trước mắt thật khó cho Moskva.

    http://soha.vn/trung-quoc-tung-bang-chung-j-20-da-vuot-xa-su-57-2018073022575499.htm

    Sau bao nhiêu bài dìm hàng, cuối cùng cả Nga Mỹ Âu đều há hốc mồm, buộc phải thừa nhận sự thành công của J20 và sự thất bại của F35, Su-57. Cả khối liên minh Châu Âu EU còn phải học theo TQ thiết kế máy bay tương tự J20 là đủ hiểu
  10. nguyenchthong32

    nguyenchthong32 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    2.955
    Đã được thích:
    3.290
    Phim tài liệu về nơi tạo ra máy bay vận tải mạnh nhất châu Á Y-20 . Trong khi các đồng nghiệp Nga phải làm việc nơi cũ, chật chội, máy tính cũ, .... thì các nhân viên của AVIC có một môi trường làm việc chuyên nghiệp như Boeing, Airbus

    ChuyenGiaNemDa thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này