1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Naruto123

    Naruto123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2011
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    3
    TQ lại thất bại khi thử nghiệm phóng tên lửa từ tàu ngầm
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  2. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    20.034
    Đã được thích:
    29.119
    Nó đang cố làm cái gì đó mới nên thất bại là chuyện thường ấy mà. Chắc đang cố gắng tăng tầm và thử hệ thống phân phối mục tiêu gì đấy. Bulava cũng làm ì xéo một thời đấy thôi.
  3. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    Tư duy kinh tế nó kém chứ quân sự đâu đến nỗi nào đâu, tàu vác hột nhơn đủ phòng thủ với đi bảo kê thế là được rồi thôi lại lạc đề kết thúc vụ này[r23)][r23)][r23)]
  4. fawkes1992

    fawkes1992 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/08/2009
    Bài viết:
    1.311
    Đã được thích:
    12
    Cái này là nó có vấn đề từ khâu thiết kế rồi, bắn lên chưa được bao lâu thì lệch quĩ đạo và tự nổ. Ngay từ khâu đơn giản nhất là phóng ra khỏi mặt nước còn chưa làm được thì ...
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Nhiều bác xem cái map của em xong thì cứ phang là mĩ nó có 9-10 con đổ bọ ở TBD. Dạ xin thưa đọc kĩ lại giùm em đi, 7/9 con đang ở thành dưỡng sức, chỉ có 1 con ở DNÁ thôi, ngoài ra thì cũng có 1 con đang lầm lừ bò vào gần trung quốc.

    Nó mà huy động hết đám đó vào TBD là thằng TQ kêu ầm lên ngay.
  5. DacBietTinhNhue

    DacBietTinhNhue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2011
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    Mỹ 'phát hiện hầm hạt nhân bí mật ở Trung Quốc'
    Nguồn http://vnexpress.net/gl/the-gioi/tu-lieu/2011/12/my-phat-hien-ham-hat-nhan-bi-mat-o-trung-quoc/

    Một nhóm sinh viên Mỹ, dựa vào các tài liệu trên Internet, kết luận rằng họ đã tìm ra một đường hầm lớn và bí mật của Trung Quốc, nơi được cho là cất vũ khí hạt nhân. Nghiên cứu này thu hút sự chú ý của Lầu Năm Góc.

    Trong 3 năm qua, một nhóm sinh viên say mê nghiên cứu của trường Đại học Georgetown đã coi việc nghiên cứu những tài liệu mật về đường hầm này như là làm bài tập ở nhà.

    Dưới sự hướng dẫn của giáo sư, người từng là một quan chức của Lầu Năm góc, nhóm nghiên cứu đã dịch hàng trăm tài liệu, lọc các hình ảnh vệ tinh, lấy được những tài liệu quân sự bí mật của Trung Quốc, và tìm kiếm thông tin trong hàng trăm gigabyte dữ liệu trực tuyến.

    Nỗ lực của họ đã mang lại kết quả thật bất ngờ. Đó chính là việc tìm ra một khối lượng thông tin khổng lồ về hệ thống đường hầm dài tới hàng ngàn dặm do Quân đoàn pháo binh số 2 của Trung Quốc phụ trách. Đây là đơn vị bí mật của quân đội Trung Quốc có nhiệm vụ bảo vệ và triển khai các tên lửa đạn đạo và đầu đạn hạt nhân của nước này.

    Nghiên cứu này chưa được công bố nhưng đã được đệ trình lên một buổi thảo luận của Quốc hội Mỹ, và các tài liệu được chuyển đến các quan chức cấp cao ở Lầu Năm Góc, bao gồm cả Phó Tổng tư lệnh không lực Mỹ. Bản nghiên cứu dài 363 trang.

    “Nó không hẳn là một tin quá sốc. Tuy nhiên, những thông tin và ước tính này đang được kiểm chứng để xem liệu lâu nay những điều chúng ta tưởng là chúng ta biết dựa trên các tin tức tình báo có chính xác hay không,” một nhà hoạch định chiến lược Bộ Quốc phòng Mỹ nói.

    Một số người tỏ ra hoài nghi về nghiên cứu dựa trên các thông tin từ Internet này. Các sinh viên trong nhóm đã lấy thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: Google Earth, blogs, tạp chí quân đội và đáng đặt dấu hỏi nhất là nguồn tin từ những câu chuyện hư cấu của một bộ phim tâm lý lịch sử về những người lính pháo binh Trung Quốc.

    Các chuyên gia về cấm phổ biến vũ khí hạt nhân chính là những người chỉ trích kịch liệt nhất. Họ lo ngại rằng, nghiên cứu này sẽ làm nóng lên các cuộc tranh cãi về việc duy trì vũ khí hạt nhân trong thời đại ngày nay khi mà các nỗ lực về giảm trừ việc tích trữ các loại vũ khí này trên thế giới kể từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc.

    Giáo sư của nhóm sinh viên này, Phillip A. Karber, 65 tuổi từng là một nhà chiến lược hàng đầu trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhân viên trực tiếp dưới quyền của Bộ trưởng Bộ quốc phòng và Tổng tư lệnh liên quân. Nhưng, những thành tích thời kỳ ông mới gia nhập cơ quan này mới là cái làm nên danh tiếng của ông. Đó là khi ông được cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, lúc đó là cố vấn an ninh quốc gia, bổ nhiệm làm trưởng nhóm một nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà nghiên cứu hàng đầu điều tra về những điểm yếu trong quân đội Liên Xô.

    Trong vai trò đó, Karber tự hào là đã tuyển dụng được những nhà phân tích tình báo giỏi nhất trong chính phủ.

    Vào năm 2008, Kaber đã tình nguyện làm việc cho Ủy ban giảm thiểu đe dọa quốc phòng, một cơ quan của Lầu Năm góc về chống vũ khí hủy diệt hàng loạt.

    Sau trận động đất có sức tàn phá lớn xảy ra ở tỉnh Tứ Xuyên, chủ tịch Uỷ ban nơi Karber làm việc nhận thấy các bản tin trên các báo Trung Quốc đưa hàng ngàn kỹ thuật viên phóng xạ đổ xô đến khu vực bị động đất. Tiếp theo đó là những hình ảnh về sự sụp đổ một cách kỳ lạ của những quả đồi. Những hình ảnh này mang đến cho họ một suy đoán rằng có hệ thống đường hầm chứa vũ khí hạt nhân đã được xây dựng trong khu vực.

    Ông đã đề nghị Karber tìm hiểu xem có bí mật gì đang diễn ra ở đó. Karber bắt tay vào nghiên cứu, công việc đầu tiên là tìm kiếm các nhà phân tích, lần này từ chính các sinh viên của Karber ở Georgetown.

    Những thành viên đầu tiên của nhóm là từ các lớp học về kiểm soát vũ khí. Mỗi kỳ, ông dành thời gian một ngày cho sinh viên xem các video gợi những suy đoán của sinh viên và tài liệu ông thu thập được về đường hầm. Sau đó ông kết luận bằng một câu hỏi đơn giản: Bạn nhìn thấy cái gì?

    Các sinh viên dịch các tài liệu quân sự trong ký túc xá. Họ bỏ các buổi tối xem phim để tập trung vào các clip về việc di chuyển tên lửa từ đường hầm này sang đường hầm khác. Trong khi bạn bè họ đọc Shakespeare thì họ tập trung trong thư viện để tập các trò chơi chiến đấu với kịch bản tồi tệ nhất là Trung Quốc dùng vũ khí hạt nhân tấn công Mỹ.

    THẾ GIỚI> TƯ LIỆUThứ sáu, 2/12/2011, 16:26 GMT+7
    E-mail Bản In
    Mỹ 'phát hiện hầm hạt nhân bí mật ở Trung Quốc'

    Một nhóm sinh viên Mỹ, dựa vào các tài liệu trên Internet, kết luận rằng họ đã tìm ra một đường hầm lớn và bí mật của Trung Quốc, nơi được cho là cất vũ khí hạt nhân. Nghiên cứu này thu hút sự chú ý của Lầu Năm Góc.

    Trong 3 năm qua, một nhóm sinh viên say mê nghiên cứu của trường Đại học Georgetown đã coi việc nghiên cứu những tài liệu mật về đường hầm này như là làm bài tập ở nhà.

    Dưới sự hướng dẫn của giáo sư, người từng là một quan chức của Lầu Năm góc, nhóm nghiên cứu đã dịch hàng trăm tài liệu, lọc các hình ảnh vệ tinh, lấy được những tài liệu quân sự bí mật của Trung Quốc, và tìm kiếm thông tin trong hàng trăm gigabyte dữ liệu trực tuyến.


    Giáo sư Karber và các thành viên nhóm nghiên cứu. Ảnh: Washington Post.
    Nỗ lực của họ đã mang lại kết quả thật bất ngờ. Đó chính là việc tìm ra một khối lượng thông tin khổng lồ về hệ thống đường hầm dài tới hàng ngàn dặm do Quân đoàn pháo binh số 2 của Trung Quốc phụ trách. Đây là đơn vị bí mật của quân đội Trung Quốc có nhiệm vụ bảo vệ và triển khai các tên lửa đạn đạo và đầu đạn hạt nhân của nước này.

    Nghiên cứu này chưa được công bố nhưng đã được đệ trình lên một buổi thảo luận của Quốc hội Mỹ, và các tài liệu được chuyển đến các quan chức cấp cao ở Lầu Năm Góc, bao gồm cả Phó Tổng tư lệnh không lực Mỹ. Bản nghiên cứu dài 363 trang.

    “Nó không hẳn là một tin quá sốc. Tuy nhiên, những thông tin và ước tính này đang được kiểm chứng để xem liệu lâu nay những điều chúng ta tưởng là chúng ta biết dựa trên các tin tức tình báo có chính xác hay không,” một nhà hoạch định chiến lược Bộ Quốc phòng Mỹ nói.

    Một số người tỏ ra hoài nghi về nghiên cứu dựa trên các thông tin từ Internet này. Các sinh viên trong nhóm đã lấy thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: Google Earth, blogs, tạp chí quân đội và đáng đặt dấu hỏi nhất là nguồn tin từ những câu chuyện hư cấu của một bộ phim tâm lý lịch sử về những người lính pháo binh Trung Quốc.

    Các chuyên gia về cấm phổ biến vũ khí hạt nhân chính là những người chỉ trích kịch liệt nhất. Họ lo ngại rằng, nghiên cứu này sẽ làm nóng lên các cuộc tranh cãi về việc duy trì vũ khí hạt nhân trong thời đại ngày nay khi mà các nỗ lực về giảm trừ việc tích trữ các loại vũ khí này trên thế giới kể từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc.

    Giáo sư của nhóm sinh viên này, Phillip A. Karber, 65 tuổi từng là một nhà chiến lược hàng đầu trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhân viên trực tiếp dưới quyền của Bộ trưởng Bộ quốc phòng và Tổng tư lệnh liên quân. Nhưng, những thành tích thời kỳ ông mới gia nhập cơ quan này mới là cái làm nên danh tiếng của ông. Đó là khi ông được cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, lúc đó là cố vấn an ninh quốc gia, bổ nhiệm làm trưởng nhóm một nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà nghiên cứu hàng đầu điều tra về những điểm yếu trong quân đội Liên Xô.

    Trong vai trò đó, Karber tự hào là đã tuyển dụng được những nhà phân tích tình báo giỏi nhất trong chính phủ.

    Vào năm 2008, Kaber đã tình nguyện làm việc cho Ủy ban giảm thiểu đe dọa quốc phòng, một cơ quan của Lầu Năm góc về chống vũ khí hủy diệt hàng loạt.

    Sau trận động đất có sức tàn phá lớn xảy ra ở tỉnh Tứ Xuyên, chủ tịch Uỷ ban nơi Karber làm việc nhận thấy các bản tin trên các báo Trung Quốc đưa hàng ngàn kỹ thuật viên phóng xạ đổ xô đến khu vực bị động đất. Tiếp theo đó là những hình ảnh về sự sụp đổ một cách kỳ lạ của những quả đồi. Những hình ảnh này mang đến cho họ một suy đoán rằng có hệ thống đường hầm chứa vũ khí hạt nhân đã được xây dựng trong khu vực.

    Ông đã đề nghị Karber tìm hiểu xem có bí mật gì đang diễn ra ở đó. Karber bắt tay vào nghiên cứu, công việc đầu tiên là tìm kiếm các nhà phân tích, lần này từ chính các sinh viên của Karber ở Georgetown.

    Những thành viên đầu tiên của nhóm là từ các lớp học về kiểm soát vũ khí. Mỗi kỳ, ông dành thời gian một ngày cho sinh viên xem các video gợi những suy đoán của sinh viên và tài liệu ông thu thập được về đường hầm. Sau đó ông kết luận bằng một câu hỏi đơn giản: Bạn nhìn thấy cái gì?

    Các sinh viên dịch các tài liệu quân sự trong ký túc xá. Họ bỏ các buổi tối xem phim để tập trung vào các clip về việc di chuyển tên lửa từ đường hầm này sang đường hầm khác. Trong khi bạn bè họ đọc Shakespeare thì họ tập trung trong thư viện để tập các trò chơi chiến đấu với kịch bản tồi tệ nhất là Trung Quốc dùng vũ khí hạt nhân tấn công Mỹ.


    Đám mây hình nấm của một vụ nổ hạt nhân. Ảnh minh họa: Atomicarchive.com.
    Ngoài một số các chuyên gia Trung Quốc nghiên cứu về vũ khí hạt nhân biết đến sự tồn tại của đường hầm này còn hầu như không có tài liệu hay báo cáo công khai nào nói về nó. Vì thế các sinh viên chuyển hướng sang các nguồn thông tin mở đã được xuất bản bằng tiếng Trung Quốc. Đó là các tạp chí của quân đội, các tờ tin tức địa phương và những bức ảnh được các công dân Trung Quốc tải lên mạng. Dần dần, sau này quân đội Trung Quốc cũng bắt đầu công bố một số thông tin liên quan đến bí mật này, nhằm làm vừa lòng các lãnh đạo Trung Quốc muốn công bố về sự lớn mạnh của đất nước với người dân.

    Internet cũng đóng một vai trò then chốt trong việc giúp họ thu thập thông tin: những diễn đàn quân sự mới, các trang blog và các bản tin không được chú ý của khán giả được tải lên Youtube. Các phương thức tìm kiếm cho phép các sinh viên truy cập vào một số trang web của quân đội và tải những tài liệu như giáo trình giảng dạy ở các học viện quân sự.

    Một vài đột phá lớn nhất là các thành viên trong nhóm nghiên cứu của Karber đã dùng những kết nối cá nhân ở Trung Quốc và có được bản hướng dẫn dày 400 trang của Quân đoàn pháo binh số 2, vốn chỉ lưu hành trong các cơ quan quân sự Trung Quốc.

    Tháng 12 năm 2009, thời điểm mà các sinh viên mới bắt đầu nghiên cứu, lần đầu tiên quân đội Trung Quốc thừa nhận rằng Binh đoàn số 2 đã và đang xây dựng một mạng lưới đường hầm. Theo một công bố của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc, nước này có hơn 3.000 dặm đường hầm bao gồm các cơ sở nằm sâu dưới lòng đất có thể chống đỡ được các cuộc tấn công hạt nhân.

    Tin tức này gây bất ngờ cho Karber và nhóm nghiên cứu của ông. Nó cũng khẳng định hướng nghiên cứu mà ông và các sinh viên đã và đang tiến hành là đúng. Điều này cũng cho thấy hệ thống đường hầm này không được chú ý nhiều bên ngoài Đông Á. Sự thiếu quan tâm, đặc biệt là trên truyền thông Mỹ, đã khẳng định vị trí độc đáo của Trung Quốc trong thế giới vũ khí hạt nhân.

    Trong nhiều thập kỷ, sự tập trung chủ yếu hướng vào hai cường quốc vũ khí hạt nhân là Mỹ, với 5,000 đầu đạn hạt nhân, và Nga với 8,000 đầu đạn hạt nhân.

    Nhưng trong số năm quốc gia vũ khí hạt nhân được Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân công nhận, Trung Quốc vẫn bí ẩn nhất. Trong khi Mỹ và Nga bị ràng buộc bởi quan hệ song phương yêu cầu giám sát tại chỗ, công khai thông tin về nguồn lực và cấm một số loại tên lửa nhất định thì Trung Quốc lại không chịu sự điều chỉnh này.

    Trong những năm qua, người ta thường cho rằng kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc tương đối nhỏ, chỉ có từ 80 đến 400 đầu đạn hạt nhân. Và Trung Quốc cũng để mặc các nước ước dự đoán như thế. Trung Quốc khẳng định rằng họ dự trữ một lượng vũ khí hạt nhân nhỏ chỉ với mục đích “phòng vệ tối thiểu.”

    Kết thúc nghiên cứu này, Karber lập luận rằng, dựa vào số lượng những đường hầm mà Binh đoàn số 2 đang đào cùng với sự gia tăng triển khai tên lửa, số đầu đạn hạt nhân ở Trung Quốc lớn hơn nhiều.

    Nhận xét về nghiên cứu này, Hans M. Kristensen thuộc Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ cho biết, “Nghiên cứu của họ rất có giá trị, nhưng nó cũng cho thấy sự nguy hiểm của Internet.”

    “Một điều mà bản báo cáo này đã đạt được, tôi nghĩ, là nhấn mạnh vào việc chúng ta không chắc chắn là Trung Quốc có bao nhiêu vũ khí hạt nhân,” Mark Stokes, giám đốc điều hành dự án thuộc Viện 2049 và là một chuyên gia chiến lược, nói. “ Chúng ta chưa từng đặt câu hỏi vì sao Trung Quốc đã và đang đầu tư xây dựng các đường hầm. Để xem xét điều này, thì câu hỏi như vậy là rất có ý nghĩa.”

    Năm nay, báo cáo thường niên của Bộ quốc phòng Mỹ về quân sự Trung Quốc lần đầu tiên nhấn mạnh tới công việc của Binh đoàn số 2 triển khai các đường hầm mới, mà theo các quan chức Lầu Năm góc, một phần dựa trên báo cáo của Karber. Vào mùa xuân năm nay, trước chuyến thăm Trung Quốc, một số quan chức của văn phòng bộ trưởng Bộ Quốc phòng Robert M. Gates đã được báo cáo về nghiên cứu này.

    “Tôi cho rằng các quan chức cao cấp trong bộ đã nhận ra tầm quan trọng của bản báo cáo này,” một nhân viên giấu tên của Lầu Năm góc tiết lộ.

    Đối với Karber, thu hút được quan tâm và tranh luận có nghĩa rằng ông và nhóm các sinh viên cử nhân của mình đã thành công.

    Karber nói, “Tôi không biết Trung Quốc thật ra có bao nhiêu vũ khí hạt nhân. Đây là chuyện của Trung Quốc. Không ai biết được ngoại trừ họ.”
  6. DacBietTinhNhue

    DacBietTinhNhue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2011
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
  7. your_friend_xy

    your_friend_xy Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    620
    Đã được thích:
    2
    vậy thế cái gì đang lù lù tiến về Syria vậy! no định dùng khí của Syria để tiếp tế cho tàu khi hết năng lượng à! hay dùng cái gì! nói chung là TSB của Nga ko ưu việt bằng của Mỹ, nói thật là như vậy
  8. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    Có ai bảo nó ưu việt hơn Mĩ đâu, vì nó là tuần dương hạm hàng không chứ không phải tàu sân bay sinh ra để phong toả bờ biển chứ không phải tấn công xâm lược.
  9. DacBietTinhNhue

    DacBietTinhNhue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2011
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    Ấn Độ muốn lập đường dây nóng với hải quân Trung Q.uốc

    Ấn Độ đang cân nhắc việc thiếp lập đường dây nóng hải quân với Trung Qu.ốc, nhằm ngăn chặn những đụng độ có thể xảy ra trên biển.

    Tờ nhật báo Pioneer của Ấn Độ dẫn lời Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, đô đốc Nirmal Verma, cho hay: "Những cuộc gặp trực tiếp cũng như một đường dây nóng là việc làm có ý nghĩa và đang được chính phủ xem xét. Trên thực tế, với những q.uốc gia mà chúng ta cảm thấy có khả năng hiểu nhầm lẫn nhau, cơ chế nói trên đáng được cân nhắc".

    Những cuộc gặp mặt giữa Ấn Độ và Trung Q uốc sẽ theo mô hình các cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa hải quân Mỹ và Liên Xô cũ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Ấn Độ và Pakistan vốn đã có một đường dây nóng giữa các tướng lĩnh chỉ huy các hoạt động quân sự.

    Chính Ấn Độ và Trung Qu ốc cũng đang hướng tới việc tìm ra một cơ chế về biên giới, để giải quyết các vấn đề như sự xâm nhập của binh sĩ hai bên vào lãnh thổ của nhau tại Tuyến Kiểm soát Thực tế dài 4.500 km giữa hai nước.

    Ý định thiết lập đường dây nóng hải quân với Trung Quốc được Ấn Độ đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh gần đây tăng cường sự hiện diện trên nhiều vùng biển, đồng thời cho ra mắt nhiều loại khí tài hải quân mới. Động thái này khiến nhiều quốc gia tại châu Á-Thái Bình Dương lo ngại.

    Trong buổi họp báo thường kỳ được tổ chức ngay trước Ngày Hải quân Ấn Độ 4/12, Tư lệnh Verma đã trả lời câu hỏi về sự xuất hiện ngày một nhiều của hải quân Trung Qu ốc tại Ấn Độ Dương: "Trung Qu ốc khẳng định cũng bị ảnh hưởng bởi nạn cướp biển ở vịnh Aden gần Somalia, và vì thế phải triển khai tàu hải quân tới khu vực này. Cũng giống như Ấn Độ, Trung Qu ốc đang phát triển kinh tế và hầu hết các hoạt động thương mại của Trung Quốc được luân chuyển qua vịnh Aden".

    Tư lệnh Verma cũng cho rằng hải quân Ấn Độ đủ sức bảo vệ các lợi ích quốc gia và cũng đang được hiện đại hóa một cách nhanh chóng. Ông Verma dẫn chứng rằng hải quân Ấn Độ sẽ có hơn 150 tàu chiến bao gồm cả tàu ngầm, 500 chiến đấu cơ và trực thăng cho tới cuối năm 2027. Binh chủng này hiện có 132 tàu chiến gồm 14 tàu ngầm, 216 chiến đấu cơ và trực thăng. 49 tàu chiến đang được đóng mới ở những giai đoạn khác nhau, 45 chiếc trong số này được chế tạo trực tiếp tại các xưởng của Ấn Độ

    Nguồn vnexpress.net
  10. DacBietTinhNhue

    DacBietTinhNhue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2011
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    Tướng Kiều Lương: Không quân TQ đang chuyển đổi chiến lược

    Tự sản xuất vũ khí trang bị giúp Không quân TQ phát triển vượt bậc và gia tăng khả năng tác chiến trên không.
    Tờ “Phương Đông” TQ vừa cho biết, Thiếu tướng Không quân TQ Kiều Lương vừa có cuộc giao lưu trực tuyến với dân mạng với chủ đề “Môi trường an ninh địa duyên TQ”.

    Khi được hỏi về trình độ của sức mạnh không quân TQ hiện nay trên thế giới, cũng như khoảng cách với Mỹ, Nhật Bản và các nước NATO, Kiều Lương cho biết, Không quân TQ hiện đang ở trong giai đoạn chuyển đổi chiến lược.

    Theo Kiều Lương, so với sức mạnh không quân các nước, không có một tiêu chuẩn thống nhất, đặc biệt là hơn nửa thế kỷ qua, không có ghi chép gì về cuộc đối đầu giữa Không quân TQ và các cường quốc khác.

    Vì vậy, rất khó phán đoán từ góc độ quan trọng “tiêu chuẩn sức chiến đấu”.

    Kiều Lương nhấn mạnh, nếu chỉ nhìn từ góc độ vũ khí trang bị, Kiều Lương cho rằng, Không quân TQ nằm ở vị trí thứ 5 trên thế giới.

    So với Không quân Mỹ đã hoàn toàn chuyển đổi thông tin hóa, Không quân TQ vẫn có khoảng cách. Nhưng so với không quân các nước và khu vực khác, Không quân TQ không hề yếu.

    Được biết, Không quân TQ đã được biên chế nhiều loại máy bay chiến đấu hiện đại do TQ tự sản xuất như J-10, J-11… Đáng chú ý là TQ đang phát triển loại máy bay chiến đấu tàng hình J-20. Những nỗ lực này đang gia tăng sức mạnh cho Không quân TQ

    Nguồn giaoduc.net.vn
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này