1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. alphandt

    alphandt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2008
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. alphandt

    alphandt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2008
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. MoDung

    MoDung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2002
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    Có 2 Khựa lởm khởm :
    http://64.233.189.132/translate_c?hl=vi&sl=zh-CN&tl=vi&u=http://int.nfdaily.cn/content/2009-05/19/content_5168403.htm&prev=hp&rurl=translate.google.com.vn&usg=ALkJrhj0VWhKr68-sxnEJmxFNfhO5yi5WA
    http://64.233.189.132/translate_c?hl=vi&sl=zh-CN&tl=vi&u=http://blog.ifeng.com/1412595.html&prev=hp&rurl=translate.google.com.vn&usg=ALkJrhhWyJ_NWqVFAbqrn1Vq6WKBGBT6jw
  4. Minturu

    Minturu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2009
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    bài này từ 2007 nhưng khá tổng hợp và hay :
    LỰC LƯỢNG QUÂN SỰ TRUNG QUỐC

    Huệ Vũ

    Ngày Bát Nhất, 1 tháng 8 là ngày kỷ niệm thành lập Quân đội Trung Quốc, có tên là Quân Ðội Nhân Dân Trung Hoa, và tên phổ thông nhất là Hồng quân. Ngày Lễ lần thứ 80 đã được cử hành long trọng ở Ðại Sảnh Ðường Nhân Dân Bắc Kinh trong ngày thứ tư, 1 tháng 8/07 vừa qua. Hồ Cẩm Ðào với tư cách chủ tịch Quân Ủy Trung Ương nhấn mạnh tới 5 mục tiêu sau đây để tiếp tục gia tăng khả năng quân đội Trung Quốc: 1) hiện đại hóa và chuyên môn hóa, 2) giảm quân số nhưng làm cho quân đội mạnh hơn, 3) tận dụng khoa học và kỹ thuật để gia tăng sức mạnh quân đội, 4) Gia tăng khả năng cơ động và củng cố hệ thống huy động sức mạnh "nhân dân", 5) Mỗi năm mỗi tăng ngân sách quốc phòng.
    Quân đội Trung Quốc lần nữa được khẳng định có nhiệm vụ trung thành và bảo vệ đảng trước, bảo vệ đất nước là chuyện đi sau! Có lẽ để nhấn mạnh đến mục tiêu phát triển không gian của Trung Quốc, nhà phi hành đầu tiên của Trung Quốc là Dương Lợi Vĩ được chọn để đại diện quân nhân nói lên sự trung thành của quân đội đối với đảng Cộng Sản. Cũng qua ngày kỷ niệm này, Bộ trưởng quốc phòng Tào Cương Xuyên tuyên bố Trung Quốc sẽ không có bất cứ một nhượng bộ nhỏ nào đối với việc Ðài Loan đòi độc lập.
    Năm 1927 có thể nói là năm đã làm biến đổi lịch sử Trung Hoa, trong năm này Tưởng Giới Thạch từ Quảng Ðông mở cuộc bắc chinh để thanh toán thành phần quân phiệt ở miền bắc. Cộng sản Trung Hoa liên kết với Quốc Dân Ðảng chỉ là toan tính tạm thời. Trong thế liên kết với Quốc Dân Ðảng chúng luôn luôn tìm mọi cơ hội để cướp công và phát triển hàng ngũ trong giới công nhân và gài người trong quân đội. Khi quân đội do Tưởng Giới Thạch chỉ huy từ miền nam kéo lên Thượng Hải, Chu Ân Lai đã bí mật tới Thượng Hải trước, phát động công nhân đứng lên cướp chính quyền, sau đó tổ chức chào đón đoàn quân của Tưởng Giới Thạch. Nhìn rõ âm mưu của Cộng Sản nên khi vào Thượng Hải, Tưởng Giới Thạch chuẩn bị mở chiến dịch thanh trừng. Ngày 12 tháng 4 năm 1927 được lịch sử Trung Quốc gọi là ngày Tứ Nhất Nhị, Tưởng Giới Thạch ra lệnh tàn sát đảng viên Cộng Sản, treo giải thưởng cho những ai có thể bắt được Chu Ân Lai. Tất cả cơ sở Cộng sản ở Thượng hải bị phá vỡ, nhiều lãnh tụ Cộng Sản bị giết. Thành công ở Thượng Hải, Tưởng phát động chiến dịch càn quét đến Vũ Hán và các thành phố khác. Buộc thành phần Cộng Sản phải vũ trang đứng lên chống lại. Lúc bấy giờ là mùa Thu nên được gọi là cuộc Cách Mạng Mùa Thu.
    Nam Xương là nơi có đầy đủ yếu tố để thực hiện một cuộc nổi dậy qui mô. Tại đây Diệp Dĩnh làm Tư lệnh Nam Xương và sư đoàn 24, Diệp Kiếm Anh làm Tham mưu trưởng quân đoàn 4, Hạ Long làm tư lệnh sư đoàn 20, Chu Ðức nắm sở công an Nam Xương. Ngày 1 tháng 8, lực lượng quân sự của các tướng lãnh Cộng Sản do Hạ Long chỉ huy đứng dậy chiến lấy Nam Xương, giết chết khoảng 800 quân của chính phủ. Quân số của họ lúc bấy giờ khoảng 20 ngàn người. Tuy nhiên, họ chỉ giữ được Nam Xương trong 3 ngày. Sau đó tướng Trương Phát Khuê đã đưa quân tới bao vây chiếm lại Nam Xương. Rút khỏi Nam Xương, đoàn quân 20 ngàn này chạy về phía nam định đánh chiếm Quảng Châu, nhưng tới địa phận Quảng Ðông chỉ còn 8 ngàn người. Họ lại bị vây đánh ở hải cảng Sán Ðầu chẳng còn manh giáp. Thành phần chỉ huy phải dùng thuyền trốn chạy ra Hương Cảng. Chỉ có Chu Ðức bảo toàn được 2 ngàn người trốn vào rừng núi, sau đó tìm tới gia nhập lực lượng Mao Trạch Ðông đóng ở Cương Sơn.
    Mặc dầu cuộc khởi nghĩa võ trang 1 tháng 8 hoàn toàn thất bại, nhưng là cuộc võ trang nổi dậy lớn nhất, tập trung hầu hết những tướng lãnh Hồng quân nổi tiếng sau này như Trần Nghị, Hạ Long, Lưu Bá Thừa, Lâm Bưu, Chu Ðức, Diệp Kiếm Anh.. nên đã được đảng Cộng Sản Trung Hoa coi là ngày thành lập quân đội "Nhân Dân".
    Sau 80 năm, từ một đội quân bị đánh bại liên tiếp, chạy trốn từ Giang Tây tới Thiểm Tây và con đường trốn chạy chết không biết bao nhiêu người này được gọi là cuộc Vạn Lý Trường Chinh, nhưng nhờ thời cuộc đưa đẩy, Cộng Sản chiếm được Hoa Lục, lực lượng quân sự Trung Quốc ngày nay là một quân đội có con số nhân sự khổng lồ nhất thế giới. Vừa Quân đội chính qui cộng với cảnh sát vũ trang, lực lượng quân đội Trung Quốc hiện đang ở khoảng trên 2.3 triệu người. Ngoài quân chính qui và cảnh sát vũ trang, Trung Quốc còn có lực lượng bán vũ trang khoảng trên 1 triệu.
    Với nhiệm vụ căn bản "bảo vệ đảng" là nhiệm vụ đầu tiên, quân đội Trung Quốc được đặt dưới sự chỉ huy tối cao của Quân ủy trung ương do ban chấp hành trung ương đảng cộng sản chỉ định. Chủ tịch quân ủy luôn luôn là tổng bí thư đảng. Quân Ủy Trung Ương của Trung Quốc hiện nay do Hồ Cẩm Ðào làm chủ tịch có 3 phó chủ tịch là Quách Bá Hùng, Tào Cương Xuyên và Từ Tài Hậu. Những ủy viên khác gồm Lương Quang Liệt, Liêu Tích Long, Lý Kế Nại, Chương Bỉnh Ðức, Trương Ðịnh Phát, Kiều Thanh Thần, Tịnh Chí Viễn. Việc các tướng Kiều Thanh Thần, chỉ huy trưởng không quân; Trương Ðịnh Phát chỉ huy trưởng hải quân; Tịnh Chí Viễn chỉ huy trưởng Ðệ nhị quân đoàn pháo binh, tức lực lượng hỏa tiễn liên lục địa của Trung Quốc; Chương Bỉnh Ðức, chủ nhiệm cục quân khí được đưa vào quân ủy từ lâu chỉ dành cho các tướng chỉ huy bộ binh cho thấy rõ quyết tâm hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc.
    Về mặt tổ chức căn bản, quân đội Trung Quốc, dưới tên chung là Quân đội Giải phóng Nhân dân (People''s Liberation Army) cũng có ba binh chủng: không, hải, lục. Không quân và hải quân Trung Quốc có tên rất dài: Không quân quân đội giải phóng nhân dân, Hải quân quân đội giải phóng nhân dân. Vì thế với báo chí và giới nghiên cứu về quân đội Trung Quốc, để cho tiện việc, người ta thường coi PLA là lục quân Trung Quốc, PLAAF (People''s Liberation Army Air Forces) là không quân Trung Quốc và PLAN (People''s Liberation Army Navy) là hải quân Trung Quốc.
    PLA, chia theo vùng, có 7 quân khu là Bắc Kinh, Thẩm Dương, Thành Ðô, Quảng Châu, Tế Nam, Lan Châu, và Nam Kinh. Quân số ở mỗi quân khu không nhất định. Theo đơn vị, quân đội nhân dân có 21 tập hợp quân (group army). Mỗi Tập hợp quân, hay Quân có khoảng 60 ngàn người. Trong 21 quân, có tất cả 44 sư đoàn và 13 lữ đoàn bộ binh, 10 sư đoàn và 12 lữ đoàn thiết giáp, 5 sư đoàn và 20 lữ đoàn pháo binh, 7 trung đoàn trực thăng. Ngoài quân số trực thuộc 7 quân khu, Quân đội Trung Quốc còn có một số đơn vị độc lập gồm 5 sư và 2 lữ đoàn bộ binh, 1 trung đoàn thiết giáp, 1 sư và 2 lữ đoàn pháo binh, 3 lữ đoàn phòng không.
    Lực lượng cảnh sát vũ trang Trung Quốc gồm lực lượng biên phòng và an ninh nội địa biên chế thành 45 sư đoàn. Lực lượng cảnh sát vũ trang trực thuộc bộ quốc phòng.
    Không quân Trung Quốc có khoảng 370 ngàn người, tổ chức thành 45 không đoàn. Trong số này có 5 không đoàn thả bom, 32 không đoàn chiến đấu, 6 không đoàn tấn công, 2 không đoàn vận tải. Ngoài 45 không đoàn nói trên, không quân Trung Quốc còn có 17 sư đoàn phòng không, một quân đoàn nhảy dù gồm 3 sư đoàn.
    Hải quân Trung Quốc trong năm 1987 đã được đánh giá là lực lượng hải quân đông đảo đứng hàng thứ ba trên thế giới, có quân số khoảng 350 ngàn người, chia là ba hạm đội: Bắc Hải, Ðông Hải và Nam Hải.
    Thúc đẩy bởi quan niệm xây dựng quốc phòng vững mạnh là chiến lược trong sự nghiệp hiện đại hóa, bảo đảm sự thống nhất đất nước, bảo đảm "xã hội chủ nghĩa", bắt kịp quân đội các quốc gia tiên tiến, Trung Quốc đã mỗi năm mỗi tăng ngân sách quốc phòng trên 10%. Năm nay ngân sách quốc phòng Trung Quốc tăng 17.8%, với ngân khoản chính thức là 46 tỷ mỹ kim, nhưng giới chức Hoa Kỳ ước lượng ngân sách thực sự từ 85 tới 125 tỷ.
    Năm 1991, sau khi nhìn thấy kỹ thuật quân sự của Hoa Kỳ qua chiến dịch Bão Sa Mạc, Trung Quốc càng nỗ lực hơn để canh tân quân đội.
    Ðông đảo về nhân số, nhưng trang bị và vũ khí, quân đội Trung Quốc nói chung còn phải cần nhiều năm, có thể hàng nhiều thập niên mới bắt kịp quân đội Hoa Kỳ và các nước Tây phương. Hải quân Trung Quốc có 69 tiềm thủy đỉnh, nhưng đa số là loại Whiskey và Romeo, đã lỗi thời, chạy bằng dầu cặn, gây nhiều tiếng động và chậm chạp. Trung Quốc có tất cả 73 chiếc Romeos, chỉ còn sử dụng được một nửa là 38 chiếc. Tuy nhiên, trong một năm chúng cũng chỉ rời cảng năm ba ngày. Trong thập niên 70, xưởng đóng tàu Ðại Liên đã đóng được loại tàu Ming và Song, tốt hơn Romeo. Ðến năm 2004, Trung Quốc chỉ có 19 chiếc Ming (type 35) và 4 chiếc Song (type 39). Bốn chiếc Kilo, một chiếc Xia (type-092), một chiếc Golf (Type-031). Chiếc Xia chạy bằng nguyên tử và có thể phóng hỏa tiễn liên lục địa. Chiếc này đang được thay thế bằng loại T-094. Với sự giúp đỡ của chuyên viên Nga, Trung Quốc đã đóng và hạ thủy trong năm 2005 chiếc SSN NEWCON (Type 093) đây là loại tàu ngầm tối tân nhất mà Trung Quốc tự đóng, nhưng loại này cũng tương tự như loại Victor III của Nga, đã từng được Nga đưa ra sử dụng từ năm 1978. Tức 29 năm về trước. Về tàu chiến, Trung Quốc có trên 20 khu trục hạm (destroyer), trong số này có hai chiếc Sovremenny trang bị hỏa tiễn hướng dẫn; 16 chiếc loại Luda, được trang bị 6 hỏa tiễn diệt hạm C-201, hệ thống phóng thủy lôi, trọng pháo nặng. Hai chiếc Luhus được trang bị 8 hỏa tiễn C-802, có giàn phóng SAM và có 2 phi cơ trực thăng Harbin Zhi-9A. Về chiến trục hạm (Frigate), Trung Quốc có 45 chiếc, đa số là loại Giang Hồ (type 053). Chiến đỉnh (boats) có 85 chiếc hướng dẫn hỏa tiễn (guided missile), 15 chiếc phóng thủy lôi, 234 tuần đỉnh (patrol boats), 100 chiếc vớt mìm ( mine warfare), 33 tàu đổ bộ. Phi cơ thuộc hải quân có khoảng 68 chiếc thả bom gồm các loại Tu-22M, Tu-16, IL-28; trên 300 phi cơ chiến đấu đa số là Mig-19; 66 chiếc vận tải, đa số là loại Y-5. Trước đây Trung Quốc định đóng một chiếc hàng không mẫu hạm, nhưng sau cho rằng chiến tranh tương lai không cần tới hàng không mẫu hạm nên đã bỏ kế hoạch này.
    Trang bị không quân Trung Quốc, theo ước tính có khoảng 150 chiếc thả bom, đa số là H-6, có tầm hoạt động 1.800km. Phi cơ chiến đấu và tấn công có khoảng 1.800 chiếc, đa số là phi cơ MiG của Nga. MiG-19 có khoảng 600, MiG-21 khoảng 200. Trên 200 chiếc Su-27, 30 chiếc Chengdu J-10. Tối tân nhất là 24 chiếc Su-30MKK2 được trang bị năm 2004, Su-30MKK là loại phi cơ tối tân trang bị hỏa tiễn hướng dẫn, có khả năng tương đường với F-16. Phi cơ Chengdu J-10 do Trung Quốc chế tạo tại Thành Ðô là loại tối tân hàng thứ hai trong lực lượng không quân Trung Quốc. Theo kế hoạch tối tân hóa, vào năm 2020 Trung Quốc sẽ thay thế khoảng 2000 phi cơ, trong đó sẽ có 150 chiếc thuộc thế hệ thứ tư, trang bị hoàn toàn bằng hệ thống điện tử tinh khôn. Trung Quốc cũng đang chuẩn bị để chế tạo loại phi cơ thế hệ thứ năm là J-XX.
    Quân đội Trung Quốc hiện nay cũng còn được coi là chưa có những phương tiện chuyển vận nhanh chóng, thiếu các loại phi cơ chuyên chở lớn, và hải quân cũng chưa có các loại tàu chuyên chở quân đội. Trong năm 2005 nước này mua của Nga 30 chiếc vận tải cơ IL-76 và 8 chiếc phi cơ chở dầu Il-78. Không quân Trung Quốc đang nghiên cứu để tự sản xuất các loại phi cơ vận tải và chở dầu.
    Kho vũ khí nguyên tử của Trung Quốc, DIA ước tính có khoảng 818 đầu đạn vào năm 1994. Theo Bulletin of the Atomic Scientists chỉ có khoảng 400. Nhưng theo những nguồn tin hiện nay khoảng từ 100 tới 200. Hỏa tiễn phóng đầu đạn liên lục địa Trung Quốc có độ 120, gồm các loại Ðông Phong: DF-3A, DF-4, DF-5/5A, DF-21. Hỏa tiễn DF-3A có tầm xa 2800 km, thời gian chuẩn bị từ 3 đến 4 giờ. DF-4 có tầm xa 5000 km, thời gian chuẩn bị từ 1 đến 2 giờ. DF-21 có tầm 1800 km, thời gian chuẩn bị từ 10 đến 15 phút. DF-5/5A mang một đầu đạn có tầm 13,000 km, thời gian chuẩn bị nửa giờ. Hỏa tiễn DF-31, di động, có tầm 8,000 km, Trung Quốc bắn thí nghiệm trong năm 1999, nhưng chưa thể phối trí. DF-41 mang nhiều đầu đạn, tầm xa từ 8,000 tới 12,000 km, đang chế tạo, chưa bắn thử nghiệm. Hỏa tiễn trang bị trên tàu ngầm loại JL-I của Trung Quốc có tầm xa 1,700 km. Tiềm thủy đỉnh Xia của Hạm đội Bắc Hải là chiếc trang bị được 12 hỏa tiễn JL-I. Tiềm thủy đỉnh Xia hiện được thay thế bằng loại tàu ngầm nguyên tử T-094 có thể mang 16 hỏa tiễn liên lục địa. Trung Quốc đang chế tạo và thí nghiệm loại hỏa tiễn JL-II, có tầm 8,000km. Loại này đã được bắn thí nghiệm trong năm 2002 và 2003. Trung Quốc hiện cũng đang cố gắng áp dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS để dùng trong việc hướng dẫn hỏa tiễn.
    Tóm lại, Trung Quốc hiện là nước có khả năng quốc phòng vẫn còn ở trong tình trạng mạnh về số lượng, nhưng còn kém về chất lượng. Theo nhiều nhà quan sát, sức mạnh không quân và hải quân Ðài Loan hiện nay đủ để chiến đấu ngang ngửa trong trường hợp bị tấn công.
    Không quân Ðài Loan hiện chỉ có khoảng trên 500 phi cơ chiến đấu, nhưng có tới 180 chiếc F-5E, 130 chiếc IDFs, 150 chiếc F-16, 60 chiếc Mirage-2000-5s. IDF là loại phi cơ cánh xếp, có thể bay ở độ thấp, tiện lợi tấn công mục tiêu dưới mặt đất. F-16 có khả năng tương đương với Su-30, loại tối tân nhất của Trung Quốc. Mirage-2000-5 là loại phi cơ chiến đấu tối tân nhất do hãng Dassault Aviation của Pháp chế tạo có trang bị hệ thống radar, hệ thống phóng hỏa tiễn hướng dẫn bằng tia laser. Hải quân Ðài Loan cũng chỉ với số lượng rất khiêm nhường so với Trung Quốc, chỉ có 7 chiếc khu trục hạm, 21 chiếc chiến đỉnh, 4 chiếc tiềm thủy đỉnh, nhưng tất cả đều tối tân hơn Trung Quốc. Dù không có nhiều tàu ngầm, sức mạnh không quân và hải quân Ðài Loan đã được Federation of American Scientists đánh giá là ngang ngửa để đương đầu với hải và không quân Trung Quốc.
  5. Minturu

    Minturu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2009
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Các nhà chiến lược Hoa Kỳ vẫn rằng trong tương lai sự đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không thể tránh khỏi. Rand Corp luôn luôn có những bài viết nhắc tới việc này. Ngược lại, những nhà chiến lược thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quân sự Trung Quốc cũng đã từng nhiều lần tuyên bố trong tương lai chiến tranh Hoa Kỳ và Trung Quốc khó tránh khỏi, hay các tướng Trung Quốc như Trì Hạo Ðiền cũng đã nhiều lần nói rõ kẻ thù tương lai của Trung Quốc là Hoa Kỳ. Hai bên trong thế giao hảo hiện nay vẫn dè dặt và đề phòng nhau ráo riết. Hoa Kỳ hiện vẫn cấm vận đối với các loại kỹ thuật quốc phòng cao kỹ đối với Bắc Kinh. Trong năm 2000 cũng đã ngăn cản không cho Trung Quốc mua hệ thống radar Phalcon của Do Thái. Tuy nhiên, qua trao đổi kỹ thuật thương mại với thế giới, Trung Quốc hiện cũng đã có thể từ các loại kỹ thuật tân tiến thương mại cải biến dùng sang lãnh vực quốc phòng. Trước việc Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng hàng năm, Hoa Kỳ không phải ngồi yên như nhiều người lầm tưởng cho rằng vì chiến tranh chống khủng bố nên Hoa Kỳ đã lơ là, bỏ ngõ cho Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng ở Thái Bình Dương. Ngược lại, trong những năm gần đây Hoa Kỳ đã chuyển cán cân sức mạnh quân sự từ Âu Châu sang Châu Á, đã củng cố hợp tác quân sự với Nhật và nhiều nước Ðông Nam Á Ðặc biệt là hợp tác quân sự với Ấn Ðộ. Hải quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương cũng đã được tăng cường và củng cố hơn lúc nào hết. Hạm đội Thái Bình Dương được gia tăng lên 6 chiếc hàng không mẫu hạm, 52 tàu ngầm tấn công. Trên 60% khả năng của Hải quân Hoa Kỳ đã tập trung về Thái Bình Dương. Ðảo Guam đang biến đổi để trở thành căn cứ lớn nhất dành cho các loại phi cơ thả bom có tầm hoạt động xa và các nhà quân sự Hoa Kỳ đã cho rằng trong bất cứ hoàn cảnh nào, ở Thái Bình Dương cũng phải có sự hiện diện của ít nhất 4 chiếc hàng không mẫu hạm. Chương trình chế tạo loại phi cơ siêu thanh F-22 và các loại phi cơ thả bom mới của Hoa Kỳ hiện nay đều phát xuất từ lo ngại đối với Trung Quốc.
    Trước việc Trung Quốc mới bắn thử một hỏa tiễn tiêu diệt vệ tinh thành công mới đây đã làm các nhà quân sự và chiến lược Hoa Kỳ đã tự hỏi họ đã nắm vững được khả năng kỹ thuật của Trung Quốc tiến bôỳ tới đâu hay không? Nếu hai bên không xảy ra chiến tranh sớm vì vấn đề Ðài Loan, thì cuộc chạy đua quân sự của Trung Quốc và Hoa Kỳ không phải là lực lượng hải quân ở Thái Bình Dương mà có thể là cuộc chạy đua quân sự không gian. Từ lâu các nhà chiến lược quân sự Trung Quốc đã cho rằng vũ khí chống vệ tinh, ASAT, là điều thiết yếu cho an ninh Trung Quốc. Năm 2000, một chiến lược gia Trung Quốc là Vương Chính đã viết một bài báo nói rằng xưa nay không nước nào có thể chiến thắng Hoa Kỳ bằng phi cơ, tàu chiến và xe tăng, nên tấn công vào hệ thống quân sự không gian Hoa Kỳ là sự chọn lựa thích ứng nhất. Trung Quốc và cả Nga đều lo ngại hệ thống hỏa tiễn nguyên tử của họ sẽ vô dụng nếu Hoa Kỳ phát triển hệ thống phòng vệ hỏa tiễn được các vệ tinh không gian hướng dẫn. Trong năm 2002, Trung Quốc và Nga đã cùng đề nghị quốc tế ký kết một hiệp ước ngăn cấm đưa vũ khí vào không gian. Hoa Kỳ đã từ chối việc này. Hoa Kỳ từ lâu cũng chủ trương phải làm bá chủ không gian. Trong năm 2002, ông Peter Teets, giám đốc Cơ quan Do thám Hoa Kỳ (National Reconnnaissane office) nói rằng việc đưa vũ khí vào không gian chỉ còn là vấn đề thời gian. Phúc trình quốc phòng tam cá nguyệt hàng năm, QDR, của Hoa Kỳ công bố trong ngày 1 tháng 10 năm 2001 đã không che giấu, rõ rệt tuyên bố rằng Hoa Kỳ phải khai thác không gian cho mục đích quân sự, và cũng không để cho kẻ thù nào có thể làm được như Hoa Kỳ. ( A key objective.. is not only to ensure U.S. ability to exploit space for military purposes, but also as required to deny an adversary''s ability to do so.)
    Có lẽ chiến tranh Afghanistan và Iraq làm cho Hoa Kỳ phải lơ là đối với kỹ thuật không gian hơn là lơ là ở Thái Bình Dương. Thành công của Trung Quốc trong việc tiêu hủy một vệ tinh đã hư trong tháng giêng vừa qua và trước đó nước này cũng đã có thể phóng tia laser làm cho một vệ tinh Hoa Kỳ khi đi vào lãnh thổ Trung Quốc trong tháng 9/06 bị mù, đã không thể quan sát được điều gì làm cho Hoa Kỳ sực tỉnh trước tiến bộ không gian của Bắc Kinh. Trung Quốc hiện có kế hoạch sẽ thiết lập một trạm không gian riêng của nước này trong năm 2020 và cũng sẽ đưa người lên khám phá mặt trăng.
    Tuy rằng sức mạnh quân sự của Trung Quốc còn thua xa Hoa Kỳ, nhưng nếu chiến tranh hai nước xảy ra vì vấn đề Ðài Loan trong tương lai gần, hay xung đột vì cạnh tranh không gian trong tương lai xa, thì hình như cả hai cũng không thể tránh khỏi những thiệt hại vô cùng lớn lao về sinh mệnh và tài sản. Hai nước ai thắng, ai thua thì cũng sẽ trở thành những nước bại liệt, và thế giới sẽ nổi lên những siêu cường khác thay thế. Hy vọng chiến tranh đừng bao giờ xảy ra.
    http://doanket.multiply.com/journal/item/475
  6. lvhoang43

    lvhoang43 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2009
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Phát triển cái này đây:
    Tàu ngầm mini
    http://ttvnol.com/forum/quansu/971634.ttvn
    Tuy nhiên, nên tìm cách giữ lấy mạng sông của thuỷ thủ đoàn, không nên chơi kiểu cảm tử.
    Vũ khí sinh học
    http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9_kh%C3%AD_sinh_h%E1%BB%8Dc
    Nếu chúng làm càn thì đành liều mạng! Không có một lực lượng nào là không sợ chết cả! Tàu cũng thế. Nếu ta không thể đánh bằng cách này thì ta đánh bằng cách khác!
  7. hongvienanh

    hongvienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/04/2007
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Bài trên rất hay
    Hãy xem bộ phim này và hãy ghi nhớ lòng căm thù này các bạn nhé:
    http://vn.myblog.yahoo.com/hongvienanh/article?mid=821&prev=-1&next=700
    Link phim từ youtube nếu các bạn không xem được phim trong blog của tôi:
    http://www.youtube.com/watch?v=56cHBLBPfJw
  8. sunny03k2

    sunny03k2 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    110
    ông này như đi quảng cáo spam.đoạn clip trên la tu ttvnol này mà ra chứ từ đâu.
  9. lvhoang43

    lvhoang43 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2009
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Xét kỹ. Ta có thể sử dụng bộ binh sử dụng moto (cái này thì Việt Nam có hàng tá). Phối hợp nhóm nhỏ dùng súng tiểu liên+bắn tỉa+tên lửa vác vai...
    Trên biển, với lối đánh du kích tì dùng Tàu ngầm mini là thích hợp nhất (rất khó bị phát hiện). Mỗi tàu trang bị 1 ngư lôi LỚN + 2 or 4 ngư lôi nhỏ. Phối hợp thành từng nhóm có thể đấu trực diện với tàu lớn của địch (chả cần đánh du kích nữa). Khi đó nó y như 1 quả Canon biết lặn. Tiếc là tầm hoạt động không lớn.
    Trên không, lực lượng ta thật sự rât yếu mà cũng khó tìm ra lối đánh thích hợp. Chắc phải đợi khi máy bay địch hạ thấp độ cao xuống tầm 5 km rồi dùng tên lửa Stinger diệt nó (có điều cái này hơi bị mắc)
  10. adamantan

    adamantan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/12/2006
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    130
    Đang ăn mì chống đói xem C1 mà tí phun đầy màn hình
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này