1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HSD2010

    HSD2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2012
    Bài viết:
    1.734
    Đã được thích:
    4
    KỶ NIỆM LẦN THỨ 91 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC: TÍNH HỢP PHÁP CHÍNH QUYỀN CỦA ĐẢNG ĐÃ PHẢI CHỊU SỰ NGHI NGỜ CHƯA TỪNG THẤY
    1 tháng 7 năm nay là ngày kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc. Trong ngày kỷ niệm này, món quà hấp dẫn nhất mà người dân đại lục tặng cho Đảng cộng sản Trung Quốc là những cuộc biểu tình chống đối liên tục không ngừng và những hoạt động bảo vệ nhân quyền ào ào như vũ bão. Đối với Đảng cộng sản Trung Quốc thì năm 2012 thực sự đáng gọi là một năm đầy xáo động và khiến cho người ta phải bấn loạn. Qua các sự kiện Bạc-Vương, sự kiện Trần Quang Thành, sự kiện “bị bức tự sát” hoặc “bị mưu sát” của Lý Vượng Dương và những người khác cùng một loạt những sự kiện làm tổn thương nghiêm trọng đến quyền con người…, tính hợp pháp của Đảng cộng sản Trung Quốc và chính phủ cùng những hành vi điều hành của mình đã phải chịu sự nghi ngờ chưa từng thấy, hình ảnh cầm quyền của Đảng bị sa sút thê thảm. “Nhân dân làm chủ” liền trở thành một sự nhạo báng cho hiện thực chính trị của Đảng cộng sản Trung Quốc.
    Giữ ổn định bằng thối nát và bạo lực làm mất sạch lòng người
    Vào 2 tháng trước năm nay, phó thị trưởng Trùng Khánh Vương Lập Quân đã xông vào lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô, khiến cho cựu Bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai rớt đài và bị giam giữ thẩm vấn. “Sự kiện Bạc-Vương” đã phơi bày những hành vi bỉ ổi tham lam cực độ và phạm pháp nghiêm trọng của các quan chức cấp cao Đảng cộng sản Trung Quốc, đã gây chấn động trong ngoài nước và dẫn đến sự nghi ngờ căn bản của dân chúng đại lục đối với Đảng cộng sản Trung Quốc cùng thể chế. Sự kiện Bạc-Vương là một hình ảnh thu nhỏ, là một góc tảng băng nền chính trị mờ ám của Đảng cộng sản Trung Quốc, nó phản ánh sự bất hợp lý và không công bằng của thể chế chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc cùng những hành vi điều hành của mình. Sự kiện Bạc-Vương là sản phẩm của nền “chính trị quyền quý mới” trong Đảng cộng sản Trung Quốc. Các quan chức Đảng cộng sản Trung Quốc với tư cách là những bậc quyền quý mới, ỷ vào quyền lực mình nắm trong tay, đã chà đạp lên cả luật pháp để tước đoạt và biển thủ của cải của nhân dân cùng tài nguyên của quốc gia một cách không thương tiếc, trở thành những bậc “thái thượng hoàng” hống hách cưỡi trên đầu trên cổ người dân. Với những bậc quyền quý mới này, thối nát và lạm dụng chức quyền đã không còn trở thành một vấn đề nữa rồi, mà từ lâu đã là chuyện “hợp lý hợp pháp”. Cách đây không lâu, “Hoàn cầu thời báo”, tờ báo chính thống của Đảng cộng sản Trung Quốc đã cho đăng bài “Nên cho phép Trung Quốc thối nát vừa độ, mọi người cần phải hiểu”, ngang nhiên “tìm vị trí hợp pháp cho sự thối nát của Đảng cộng sản Trung Quốc”. Có thể thấy, các bậc quyền quý mới của Trung Quốc đã thối nát sa đọa tới mức nào. Họ còn phục vụ nhân dân gì nữa đây?
    Tháng 4 năm nay, vị luật sư nhân quyền mù Trần Quang Thành ở Sơn Đông đã chạy trốn thành công sau mười mấy tháng bị giam cầm phi pháp ở nhà mình để tị nạn vào lãnh sự quán Mỹ ở Bắc Kinh. Sự kiện Trần Quang Thành chạy trốn đã bộc lộ hành động tàn bạo “giữ ổn định” phi pháp của Đảng cộng sản Trung Quốc, đã phơi bày hết bộ mặt phản nhân quyền phản pháp lý của chính quyền Bắc Kinh ra trước thế giới. Sự kiện Trần Quang Thành khiến cho chính quyền Bắc Kinh bị mất mặt với quốc tế, dẫn đến sự bất bình mạnh mẽ của người dân ở trong và ngoài nước, đồng thời làm dấy lên làn sóng chống đối của các nhà hoạt động nhân quyền. Ngày 5.6, nhà hoạt động dân chủ “4.6” Lý Vượng Dương ở Hồ Nam đã có cái chết đầy bí ẩn ở bệnh viện Thiệu Dương, mà người nhà và bạn hữu cho là “bị bức tự sát”. Sau phong trào dân chủ Thiên An Môn năm 1989, Lý Vượng Dương đã bị nhà cầm quyền Trung Quốc giam cầm tới 22 năm. Sự kiện Lý Vượng Dương lại là một bức chân dung nữa về hành vi tàn bạo “giữ ổn định” phi pháp.
    Sau khi Lý Vượng Dương “bị bức tự sát”, ở đại lục gần đây lại xuất hiện sự kiện hàng loạt các nhà hoạt động nhân quyền bị mưu sát và mất tung tích, chẳng hạn: Ngày 16.6, khi ứng cử viên độc lập Quản Quế Lâm ở Hồ Nam đang lái xe, đột nhiên bị một người tấn công bằng hòn đá nặng 4 kg, kính chắn gió của xe bị vỡ vụn và lái phụ bị thương. Quản Quế Lâm cho đây là Đảng cộng sản Trung Quốc cố ý mưu hại. Ngày 12.6, nhà hoạt động nhân quyền dân oan Mao Khởi Bình ở Phúc Châu đã bị 7 người không rõ nhân thân đánh cho ngã ngất, rồi còn bị tiêm thuốc không rõ tên. Tối đó, Mao Khởi Bình đã bị chết do bệnh viện không cấp cứu nổi. Cách đây không lâu, dân oan Vu Nhũ Pháp 76 tuổi người huyện Hiến, thành phố Thương Châu, tỉnh Hà Bắc đến đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh kêu oan đã bị bắt, sau đó được giao cho chính quyền Thương Châu, Hà Bắc áp giải về nguyên quán. Ngày 17.6, thi thể Vu Nhũ Pháp bị một kẻ không rõ nhân thân quẳng trước cổng làng Đại Quách của ông lão. Người nhà và dân địa phương cho đây là sự sát hại có chủ ý. Ngày 1.6, vợ chồng Tần Vĩnh Mẫn mất tung tích, đến nay chưa rõ sống chết ra sao. Sau đó cảnh sát nói vợ chồng ấy đang trong tay họ. Năm ngoái, khi Lý Vượng Dương ra tù, Tần Vĩnh Mẫn từng hết sức quan tâm đến cuộc sống của anh. Ngày 21.6, nhà hoạt động nhân quyền của Trung Quốc đại lục là Hồ Giai cho biết, vào ngày 20 khi anh vừa ra cửa thì bị 3 nhân viên an ninh đánh bị thương, đồng thời cấm được rời khỏi chỗ ở. Hồ Giai từng phải chịu án hơn 3 năm vì tội “lật đổ chính quyền”.
    Đảng cộng sản Trung Quốc dùng bạo lực và mưu sát để “giữ ổn định” cho thấy chính quyền của Đảng đã bị rơi vào trạng thái bất ổn đến thế nào, cho thấy nỗi sợ hãi người dân của các nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc đã tới mức độ nào, cho thấy tâm trạng của các quan chức Đảng cộng sản Trung Quốc đã yếu ớt và tuyệt vọng đến thế nào. Bạo lực và khủng bố trắng không thể cứu vãn nổi Đảng cộng sản Trung Quốc, không thể uy hiếp nổi người dân đã giác ngộ, không thể ngăn cản nổi dòng nước lũ của phong trào nhân quyền, mà trái lại sẽ chỉ làm dấy lên làn sóng phản kháng và phẫn nộ lớn hơn, sẽ chỉ kết thúc chế độ độc tài của Trung Quốc nhanh hơn. Nói theo câu nói của nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông trước đây, “ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh”. Một chính quyền coi dân như kẻ thù thì chỉ có thất bại thảm hại.
    Phong trào nhân quyền của Trung Quốc đang ào ào như vũ bão
    Đối mặt với sự giữ ổn định bằng đàn áp mạnh của Đảng cộng sản Trung Quốc, các dân oan, các nhà hoạt động nhân quyền và các nhà bất đồng chính kiến ở đại lục đã không những không thoái lui, mà trái lại còn tăng cường đấu tranh phản kháng và các hoạt động nhân quyền hơn. Các nhà hoạt động nhân quyền như Trần Quang Thành và Lý Vượng Dương… chính là những ví dụ rõ nét. Dũng khí và tinh thần ngoan cường của họ đã khích lệ các nhà hoạt động nhân quyền khác dũng cảm theo đuổi tự do và bảo vệ công lý.

    Sau sự kiện Lý Vượng Dương “bị bức tự sát”, 25 000 người dân Hongkong đã phá hủy các văn phòng liên lạc, giận dữ lên án sự tàn ác của Đảng cộng sản Trung Quốc, hơn 30 tổ chức phát động cuộc vận động lấy chữ ký toàn cầu, thúc đẩy điều tra nguyên nhân cái chết của Lý Vượng Dương. Sự phẫn nộ của người dân Hongkong đã buộc các đại diện của Đảng cộng sản Trung Quốc ở Hongkong (bao gồm Tằng Âm Quyền và Lương Chấn Anh hiện và được chỉ định là trưởng đặc khu hành chính Hongkong) phải lần lượt tỏ thái độ dịu hơn về sự kiện Lý Vượng Dương. Tổ chức Mặt trận nhân quyền dân sự Hongkong còn kêu gọi người dân Hongkong xuống đường biểu tình vào 1.7, hối thúc Bắc Kinh phải điều tra triệt để về nguyên nhân cái chết của Lý Vượng Dương.

    Nhằm vào sự kiện Lý Vượng Dương “bị bức tự sát”, các nhà bất đồng chính kiến và hoạt động nhân quyền ở các nơi trên đất Trung Quốc cũng đã lần lượt tung lên mạng lời tuyên bố “Không đời nào tôi tự sát”, để ngăn chặn Đảng cộng sản Trung Quốc tiếp tục mưu hại các nhà bất đồng chính kiến và hoạt động nhân quyền khác theo cách thức giống như với Lý Vượng Dương. Đầu tiên là nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng Hồ Giai tung lên Twitter lời tuyên bố “Không đời nào tôi tự sát”, sau đó nhà kinh tế học Hạ Diệp Lương cũng tung lên trang weibo.com lời tuyên bố tương tự. Tiếp đến, ngày 15.6, nhà hoạt động nhân quyền Thượng Hải là Kim Nguyệt Hoa cũng viết lời tuyên bố “Không đời nào tôi tự sát”. Ngòai ra, cư dân Cát Chí Tuệ, nhà hoạt động nhân quyền Quách Vĩnh Phong ở khu Phong Đài Bắc Kinh và nhà hoạt động nhân quyền Lưu Chính Hữu cùng những người khác ở Tự Cống Tứ Xuyên cũng lần lượt ra lời tuyên bố “Không đời nào tôi tự sát”. Tiếp theo đó, làn sóng lời tuyên bố “Không đời nào tôi tự sát” đã nhanh chóng lan ra khắp thế giới.

    Ngoài sự đấu tranh phản đối của các nhà bất đồng chính kiến và hoạt động nhân quyền ra, hoạt động phản đối bảo vệ nhân quyền của dân chúng ở các nơi trên đại lục cũng liên tục không ngừng và ào ào như vũ bão. Từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay, hàng vạn dân chúng ở các khu Vạn Thịnh và Song Kiều thuộc Trùng Khánh cũng liên tục ra chặn đường, phản đối chính quyền Trùng Khánh cưỡng bức sát nhập, khiến cho mức sống của cư dân bị sụt giảm nhanh chóng. Ngày 18.6, 3000 công nhân ở Công ty Citizen Precision Co, Ltd của Nhật Bản ở Quảng Châu đã bãi công đòi tăng lương. Ngày 18 và ngày 19.6,, hàng trăm công nhân của hai nhà máy bông quốc gia ở Thanh Đảo đã ra chặn đường để phản đối công ty mua lại giá rẻ sa thải công nhân. Ngày 19.6, ở khu Việt Tú Quảng Châu có hơn 1000 người da đen ra chặn đường phản đối cảnh sát bắn chết 1 người da đen, cảnh sát huy động hàng trăm cảnh sát chống bạo động đến trấn áp. Ngày 20.6, trước cổng trụ sở chính phủ Thượng Hải của Đảng cộng sản Trung Quốc, hơn 2000 người dân bị bức hại như “bị chính quyền cướp đất đai, cưỡng chế nhà cửa, đánh đập dã man, giam giữ, lao động cải tạo, giam trong ngục tối, đưa vào bệnh viện tâm thần, công nhân bị sa thải…” đã tổ chức phản đối. Dân chúng phản đối bày tỏ, họ “đã đi kêu lên trên từ lâu rồi mà chẳng ai thèm nghe”, “thất vọng tột độ với chính quyền”, đồng thời “dọa sẽ đi đến cùng với bọn quan chức tham nhũng trong tập đoàn thối nát cầm quyền”. Ngoài ra, tuần nào cũng có hàng trăm người dân bị xâm hại quyền lợi kéo lên kêu ở Cục văn thư của chính quyền Thượng Hải. Ngày 23.6, gần 2000 bà con nông dân ở thôn Vọng Cảng, đường Gia Hòa, khu Bạch Vân, Quảng Châu đã xuống đường biểu tình, phản đối những hành vi phạm pháp của các cán bộ thôn như lạm dụng chức quyền, bán và cho thuê đất nông nghiệp giá rẻ, biển thủ khoản tiền rất lớn của tập thể thôn, thao túng bầu cử…” (VOA).
    Những hoạt động chống đối bảo vệ nhân quyền như thế ngày nào cũng xảy ra ở khắp nơi trên đất Trung Quốc. Sự bất bình của người dân đại lục đối với chính quyền Đảng cộng sản Trung Quốc đã chuyển dần từ “kêu oan” thụ động thành xuống đường biểu tình phản đối chủ động. Sự xung đột giữa những người dân bị xâm hại quyền lợi với chính phủ đã trở nên ngày càng trực tiếp, gay gắt, thường xuyên và công khai hơn.
    Tự đổi mới hay là đợi cách mạng?
    Năm 2012 là một năm nhiều sự biến và như tuổi già lay lắt của Đảng cộng sản Trung Quốc, đồng thời cũng là một năm phong trào nhân quyền và bất đồng chính kiến phát triển mạnh mẽ. Trong năm này, sự tệ hại của chế độ độc tài Đảng cộng sản Trung Quốc được bộc lộ cạn kiệt, chính quyền Đảng cộng sản Trung Quốc bị rơi vào trạng thái bất ổn chưa từng thấy, mọi mâu thuẫn của xã hội Trung Quốc gay gắt và nghiêm trọng hơn bao giờ hết.

    Năm 2012 nhắc nhở Đảng cộng sản Trung Quốc rằng sự chuyên chế một đảng thực sự là khó lòng tái diễn, “giữ ổn định bằng bạo lực” không thể giữ nổi giang san màu đỏ của Đảng cộng sản Trung Quốc, “thể chế quyền quý mới” sẽ chôn vùi chính Đảng cộng sản Trung Quốc, đàn áp ngôn luận và giết chết tự do chỉ sẽ làm dấy lên làn sóng phản đối của công dân sôi sục hơn.

    Năm 2012 cảnh báo Đảng cộng sản Trung Quốc rằng, chỉ có “tự đổi mới” thì mới có đường ra, chỉ có thay đổi căn bản thể chế chính trị hiện tồn và thực hành nền dân chủ lập hiến thì mới có thể tự cứu vãn được mình, chỉ có trả lại chính quyền về cho nhân dân, bảo đảm mọi quyền lợi công dân và thiết lập công bằng xã hội thì mới là chính đạo, còn nếu không thì chỉ có cách đợi người dân phất cờ nổi dậy, dùng phương thức cách mạng xã hội để lật đổ chế độ hiện tồn của Đảng, thiết lập nên trật tự dân chủ và bảo đảm công bằng xã hội.

    Lòng người không thể bị làm nhục, khát vọng và nhu cầu của người dân muốn quyền lợi muốn tự do muốn sinh tồn là không thể dập tắt. Đảng cộng sản Trung Quốc mà không thay đổi, thì người dân sẽ buộc Đảng phải thay đổi. Hỡi Đảng cộng sản Trung Quốc, giờ đã đến lúc ngươi phải thay đàn đổi dây.
    Nguồn: Boxun. Tác giả: Bành Đào. Người dịch: Quốc Thanh
  2. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    cầu mong nó đừng đẩy bức xúc nội tại của nó ra ngoài nếu ko là ta ăn đủ '' mà sao thấy bài này hình như có vấn đề thì phải , hình như của pháp luân công ý'' đây là ý kiến của riêng của nhà cháu nhá. :-ss
  3. hd311

    hd311 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    51
    ----

    Vô cùng happy nếu TH các bạn thật sự suy nghĩ và tin như thế. Hãy luôn mãi tin như thế nhé [r2)]
  4. Luhu

    Luhu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2012
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    UAv Trung Hoa chuẩn bị để "chiêu đãi" các ngỗn quốc đây nầy :-w

    Tham vọng vươn tới đảo Guam của UAV Trung Quốc
    Cập nhật lúc :11:20 AM, 26/06/2012
    Trung Quốc ôm mộng thiết kế UAV Âm Kiếm và Tường Long, Trung Quốc có thể vượt quãng đường 3.000km vươn tới đảo Guam. trinh sát tuyến đầu của Mỹ ở TBD.

    UAV Trung Quốc với chiến lược xã hội hóa (kỳ 2)

    >> Trung Quốc đuổi theo xu hướng UAV

    (Đất Việt) Các UAV trên còn có thể tiến hành tấn công các mục tiêu trên không và các mục tiêu mặt đất theo kiểu "điểm huyệt" hay khuyếch trương năng lực "chống can dự/khu vực cấm" của quân đội Trung Quốc.
    Vẫn còn nhiều hạn chế
    Tạp chí "Bình luận quốc phòng Kanwa" của Canada đánh giá, về trọng lượng cất cánh, tầm bay, tải trọng của Tường Long chỉ so sánh được với UAV Eitan của Israel, bằng một nửa RQ-4, và chỉ có tính năng trinh sát là tương đối ngang bằng.

    Tạp chí Kanwa phân tích và chỉ ra 3 điểm yếu của Tường Long là: hạn chế trong công nghệ động cơ (điểm yếu cố hữu của công nghệ hàng không Trung Quốc) khiến hao tổn nhiên liệu gấp 2 lần RQ-4, ảnh hưởng lớn đến tầm bay; trình độ sản xuất nguyên liệu tổng hợp có trọng lượng nhẹ và sức bền cao còn kém ảnh hưởng đến trọng lượng và tuổi thọ của máy bay; công nghệ truyền dẫn số liệu tầm xa và kỹ thuật chuỗi số liệu còn kém, trình độ thông tin hóa của quân đội Trung Quốc chưa hoàn thiện gây trở ngại lớn trong công tác chỉ huy, kiểm soát và chia sẻ thông tin.
    Năm 2010, Tập đoàn công nghệ hàng không Thành Đô lại một lần nữa đưa ra một mẫu máy bay trinh sát không người lái chiến lược tương tự loại Global Hawk của Mỹ là Trường Ưng. Tạp chí Quốc phòng châu Á – TBD của Đài Loan đánh giá Trường Ưng vượt xa Tường Long về hành trình nhưng vẫn thua kém so với Global Hawk của Mỹ.

    [​IMG]
    Trường Ưng với tham vọng vươn xa hơn. Ảnh: THX
    Với sự xuất hiện của Trường Ưng, một lần nữa cho thấy tham vọng vượt khỏi "ao làng" vươn xa tới tây Thái Bình Dương của Trung Quốc. Tuy nhiên đến các triển lãm hàng không tiếp theo không thấy sự xuất hiện của nó, hiện chưa rõ việc nghiên cứu, chế tạo đang ở trong giai đoạn nào.
    Tiến bộ vượt bậc
    Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, Trung Quốc đã có sự tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực chế tạo động cơ phản lực siêu âm và công nghệ vật liệu phức hợp cùng với sự hoàn thiện của hệ thống vệ tinh, các điểm yếu này đã được khắc phục phần nào.

    Ví dụ cụ thể, Dực Long-1 được phát triển từ năm 2005, hoàn tất bay thử nghiệm tính năng và tải trọng thiết bị năm 2008, nhưng lúc đó nó đơn thuần chỉ là máy bay trinh sát không mang theo vũ khí. Đến năm nay, hai bên cánh máy bay đã được lắp đặt hai quả tên lửa không đối đất và hai giá treo tên lửa đối không hạng nhẹ. Từ sự khác biệt này và liên hệ đến các mô hình UAV sau nay như CH-3, WJ-600, SL-200, có thể thấy được là đã có sự biển chuyển rất lớn trong tư duy nghiên cứu của các nhà sản xuất UAV Trung Quốc.

    [​IMG]
    Dực Long-1 tích hợp nhiều công nghệ, ngang tầm UAV Nga. Ảnh:THX
    Họ đã bắt đầu chuyển hướng nghiên cứu tích hợp các tính năng trinh sát, tác chiến điện tử và tiến công trên một máy bay. Điều này giúp họ rút ngắn thời gian nghiên cứu, tiết kiệm kinh phí, thu hẹp khoảng cách về công nghệ với các cường quốc về UAV. Theo đánh giá của một số chuyên gia quân sự, hàng năm Lầu Năm Góc đầu tư 5 - 6 tỷ USD cho UAV, mà với kết quả tương tự, mỗi năm Trung Quốc chỉ tiêu tốn khoảng 2 - 3 tỷ mà thôi.
    Theo thông tin trên tờ Wall Street Journal (Mỹ) chỉ trong năm 2010, đã có 52 dự án UAV của hơn 70 viện nghiên cứu quân sự và dân sự Trung Quốc được triển khai. Wall Street Journal bình luận, tại triển lãm hàng không Chu Hải 4 năm về trước Trung Quốc mới chỉ đưa ra những khái niệm chung về UAV.

    Thế nhưng với 52 dự án UAV năm 2010 được triển khai cộng với triển lãm hàng không Chu Hải đã đánh dấu sự bùng nổ về lượng và chất của ngành công nghiệp chế tạo UAV Trung Quốc. Các nhà sản xuất Trung Quốc đã đưa ra 25 nguyên mẫu UAV các loại, trong đó đa số là UAV trinh sát, phần còn lại là UAV tấn công chiến lược - chiến thuật và UAV trực thăng.
    Dùng động cơ phản lực cho UAV?
    Cũng tại triển lãm hàng không Chu Hải 2006, còn xuất hiện một tin tức "động trời" khác. Theo chuyên gia UAV nổi tiếng Trung Quốc Lã Khánh Phong, Bắc Kinh đang có kế hoạch dùng toàn bộ các động cơ được thay ra từ các loại máy bay tiêm kích thế hệ J-7 để lắp vào hơn 1.000 máy bay tiêm kích J-5 đã già cũ, biến nó thành máy bay tấn công không người lái. J-5 là máy bay tiêm kích có người lái, tốc độ dưới âm được sản xuất từ thập niên 50 - 60 theo nguyên mẫu chiếc Mig-19 của Nga, hiện đã hết hạn sử dụng.
    Động cơ của J-7 là động cơ siêu âm (gấp đôi J-5) nên khi hoàn tất việc thay thế động cơ, Trung Quốc sẽ trang bị bom, đạn và lắp đặt thêm hệ thống điểu khiển, dẫn đường để biến nó thành một loại UAV hành trình tốc độ siêu âm trong khi đa số các loại tên lửa hành trình thực thụ đều có tốc độ dưới âm. Nếu sử dụng trong tấn công hàng không mẫu hạm thì cực kỳ hiệu quả. Mặc dù biên đội hàng không mẫu hạm có khả năng phòng thủ tên lửa và phòng không nhưng cũng chỉ bắn chặn được vài quả chứ không thể chống lại được sự phối hợp của nhiều chiếc máy bay chia thành nhiều đợt, đồng loạt tiến công từ nhiều hướng khác nhau.
    Đáng sợ hơn nữa, Trung Quốc vẫn còn hàng nghìn chiếc J-6 sản xuất cách đây 40 - 50 năm, cũng đã hết hạn sử dụng. Nếu họ cũng dùng phương pháp như J-5 thì vừa nâng cấp được các loại máy bay hiện đại hơn, vừa có được lực lượng UAV "tên lửa hành trình siêu âm" số lượng khủng khiếp với giá rất thấp. Ví dụ như loại tên lửa hành trình tốc độ hạ âm Tomahawk đang sử dụng phổ biến trong quân đội Mỹ có giá 2 triệu USD/quả, còn máy bay J-5 và J-6 chỉ có giá lần lượt là 750 nghìn và 1,5 triệu NDT (120.000 và 240.000 USD).
  5. Luhu

    Luhu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2012
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Thật khâm phục các anh :) những người con sẵn sàng đổ xương máu vì quê cha đất tổ :)

    (GDVN) - Tờ Quân giải phóng phiên bản điện tử đăng tải hình ảnh diễn tập của lực lượng trinh sát quân khu Quảng Tây, Trung Quốc với biệt hiệu được mô tả là “ma quỷ núi rừng”. Tờ Sina khi đưa lại thông tin này đã bình luận, trinh sát quân khu Quảng Tây “là hổ trong rừng, giao long dưới nước, chim ưng trên trời”. Theo miêu tả của truyền thông Trung Quốc thì đây là lực lượng chuyên thâm nhập sâu vào trận địa đối phương thu thập tin tức tình báo, quay video và truyền trực tiếp về căn cứ. Để tồn tại, lực lượng này phải ăn sống bất cứ thứ gì bắt được như rắn, cá, côn trùng, hành tung bí mật, người lẫn với núi rừng cây cỏ như những “hồn ma”.

    [​IMG]Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 900x600.[​IMG]
    Ngụy trang vượt sông xâm nhập trận địa đối phương

    [​IMG]Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 903x528.[​IMG]
    Tác chiến bất kể đêm ngày

    [​IMG]Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 906x602.[​IMG]
    Săn tìm mục tiêu

    [​IMG]
    Cơ động đường bằng

    [​IMG]Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 901x597.[​IMG]
    Vừa hành quân vừa cảnh giới

    [​IMG]
    Ngụy trang trong lùm cây, bụi cỏ phục kích đối phương

    [​IMG]Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 902x600.[​IMG]
    Huấn luyện bơi cho lính mới

    [​IMG]Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 903x611.[​IMG]
    Diễn tập chiến thuật tổ

    [​IMG]
  6. HSD2010

    HSD2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2012
    Bài viết:
    1.734
    Đã được thích:
    4
    Bên trong các vụ tự thiêu ở Tây Tạng là do sự diệt chủng văn hóa
    BẮC KINH – Chính phủ Trung Quốc không phải “loại bỏ chủ nghĩa cá nhân”, nhưng thay vì khuyến khích sự đa dạng tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ, Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, bị căng thẳng sau vụ tự thiêu nữa của một người Tây Tạng ở tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc tuần qua. Phát biểu tại Đại học Westminster ở London tuần trước, Đức Đạt Lai Lạt Ma thúc giục chính phủ Trung Quốc học hỏi từ sự thành công của chủ nghĩa đa nguyên ở Ấn Độ, nơi ông đã sống lưu vong kể từ khi rời bỏ quê hương mình vào năm 1959.

    Trong khi ông thừa nhận, “độc lập hoàn toàn… không phải là vấn đề đặt ra”, nhưng ông than vãn về hệ thống “lỗi thời” của Đảng cầm quyền Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), mà các nhóm ủng hộ Tây Tạng cáo buộc đang nghiền nát văn hóa Tây Tạng.

    Bài phát biểu của Đức Đạt Lai Lạt Ma sau vụ tự thiêu của Tamdin Thar, một người Tây Tạng làm nghề chăn gia súc, đã chết ở Huangnan, thuộc khu tự trị Tây Tạng, nằm ở phía tây bắc Trung Quốc hồi tuần trước. Người chăn gia súc này ít nhất là người Tây Tạng thứ 38 đã tự thiêu từ năm 2009 và 29 người đã chết. Tháng trước, các vụ tự thiêu đã lan đến Lhasa, thủ đô Tây Tạng, lần đầu tiên khi hai người đàn ông tự thiêu bên ngoài một ngôi chùa.

    Năm ngoái, tại một cuộc họp báo ở Tokyo, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cáo buộc Bắc Kinh “diệt chủng văn hóa” ở Tây Tạng và cho rằng làn sóng tự thiêu chưa từng có là do sự đàn áp ngày càng khắc nghiệt về văn hóa và tôn giáo Tây Tạng của chính phủ.
    Văn hóa bị tấn công[​IMG]
    Kể từ khi cuộc bạo động của người Tây Tạng hồi năm 2008, Trung Quốc đã tung ra một chiến dịch đàn áp ngày càng khắc nghiệt ở các khu vực Tây Tạng trên đất nước. Các chính sách của chính phủ trong các tu viện được cảm nhận sâu sắc nhất: cảnh sát giám sát thường xuyên, cắt đứt nguồn cung cấp lương thực và nước nôi, và giáo dục cưỡng bức lòng yêu nước cho các tu sĩ, đã làm gia tăng sự giận dữ và tuyệt vọng.

    Năm nay, Bắc Kinh đã phân phát hơn một triệu bức chân dung của bốn nhà lãnh đạo Cộng sản quan trọng nhất và cờ Trung Quốc cho các tu viện, các gia đình và trường học Tây Tạng. Hình ảnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma – nhân vật tinh thần quan trọng nhất của Tây Tạng đã bị cấm. Nhưng việc hạn chế của chính phủ không chỉ diễn ra ở các tu viện. Các nhà chức trách đã đóng cửa các trường học Tây Tạng do địa phương cấp ngân sách, mở các lớp dạy ngôn ngữ và văn hóa Tây Tạng, theo Trung tâm Nhân quyền và Dân chủ Tây Tạng, có trụ sở ở Ấn Độ.

    Trường Khadrok Jamtse Rokten, thành lập năm 1989, đã bị buộc đóng cửa vào ngày 2 tháng 4, theo tin tức từ Trung tâm [Nhân quyền và Dân chủ] Tây Tạng. Trường nằm ở quận Ganzi, tiếng Tây Tạng là Kardze, ở tỉnh Tứ Xuyên, phía tây nam Trung Quốc, khu vực mà chuyện tự thiêu ngày càng trở nên thường xuyên hơn. Hai giáo viên đã bị bắt.

    Bà Tsering Woeser, nhà thơ Tây Tạng và là tác giả, người đã giúp làm nổi bật các vụ tự thiêu ở một blog có ảnh hưởng, tin rằng, những hành động như vậy được thiết lập để từ từ hủy hoại văn hóa Tây Tạng.

    Bà Woeser nói với IPS: “Ngôn ngữ rất quan trọng đối với bất kỳ chủng tộc nào. Tuy nhiên, ở các vùng Tây Tạng, chính phủ Trung Quốc đang thực hiện cải cách giáo dục để giảm bớt giáo dục bằng ngôn ngữ Tây Tạng. Ở các trường học Tây Tạng, nơi các lớp học lẽ ra phải được giảng dạy bằng ngôn ngữ Tây Tạng, nhưng được dạy bằng tiếng phổ thông và ngay cả sách giáo khoa cũng bằng tiếng phổ thông. Tệ hơn nữa, các trường tư đang dần dần bị đóng cửa“.

    Bà Woeser nói: “Trong khi đó, các trí thức hiện đại, gồm các nhà văn, nhân viên của tổ chức phi chính phủ (NGO) và các ca sĩ đã bị bắt và bị giam giữ. Tôi lo rằng văn hóa Tây Tạng một ngày nào đó sẽ chết“
    .
    Thiêu cháy trong tuyệt vọng
    Phát biểu tại cuộc họp báo năm 2011, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết: “Đó là lý do vì sao quý vị nhìn thấy những sự cố đau buồn này đã xảy ra, do phần nào tuyệt vọng về tình hình này. Ngay cả người Trung Quốc từ đại lục đến thăm Tây Tạng cũng có ấn tượng là mọi chuyện thật khủng khiếp. Một dạng diệt chủng văn hóa đang diễn ra“.

    Bắc Kinh đã cáo buộc Đức Đạt Lai Lạt Ma về việc tạo ra tình trạng bất ổn và tuyên bố rằng các vụ tự thiêu là “khủng bố cải trang”. Một bài báo đã được China Daily, tờ báo của nhà nước, đăng tải hôm thứ hai, nói rằng không có “vấn đề Tây Tạng” và đó là một sự xung đột được “phát minh bởi Anh quốc”. Tuy nhiên, Phong trào Quốc tế vì Tây Tạng (ICT) đã cáo buộc Trung Quốc “diệt chủng văn hóa”.

    Trong một báo cáo có tựa đề: “60 năm cai trị tồi tệ Trung Quốc: Tranh cãi diệt chủng văn hóa ở Tây Tạng”, được công bố hồi tháng 4, trong Tháng Ngăn ngừa Diệt chủng [văn hóa], ICT tuyên bố rằng, các nhà chức trách Trung Quốc đã thực hiện một nỗ lực có hệ thống và phối hợp để thay thế văn hóa có hệ thống của Tây Tạng, với một phiên bản đã được sự chuẩn thuận của nhà nước, đáp ứng các mục tiêu của ĐCSTQ.

    “Tình hình ở Tây Tạng không phải là một trường hợp vi phạm nhân quyền chống lại người Tây Tạng ngoại lệ hay riêng lẽ, văn hóa Tây Tạng là mục tiêu nhắm đến để hủy diệt ngay từ khi bắt đầu [tiếp quản Tây Tạng của ĐCSTQ]“, bà Mary Beth Markey, Chủ tịch ICT nói với IPS.

    “Đàn áp văn hóa đã được thể chế hóa thông qua việc thực hiện các chiến dịch, quy định và luật pháp khác nhau. Nơi mà biểu hiện văn hóa nằm trong đường lối chỉ đạo của chính phủ Trung Quốc, nó phải chịu đựng và thậm chí bị thương mại hóa. Nơi không [nằm trong sự chỉ đạo của chính phủ], văn hóa bị kiểm duyệt hoặc bị cách ly thông qua sự đồng hóa bằng cưỡng chế”.

    ICT đã công bố bản báo cáo này hôm 25 tháng 4, là ngày sinh nhật của Gedhun Choekyi Nyima, Ban Thiền Lạt Ma của Tây Tạng. Gedhun Choekyi Nyima là nhân vật tôn giáo quan trọng đứng thứ hai trong Phật giáo Tây Tạng, sau Đức Đạt Lai Lạt Ma, đã bị chính quyền Trung Quốc bắt giam hồi năm 1995 và không ai nghe nói về ông kể từ đó.

    Từ đó, Bắc Kinh đã tự chỉ định Ban Thiền Lạt Ma, xức dầu thánh cho Gyaincain Norbu, 22 tuổi, người mà lần đầu tiên đã có bài phát biểu trước công chúng ở ngoài Trung Quốc đại lục trong năm nay. Sự xuất hiện [của Gyaincain Norbu] ở Hồng Kông được mọi người xem như một nỗ lực của Trung Quốc nhằm thu hút sự công nhận quốc tế đối với Ban Thiền Lạt Ma mà chính phủ Trung Quốc chấp thuận, ông [Gyaincain Norbu] không được Đức Đạt Lai Lạt Ma hay chính phủ lưu vong Tây Tạng công nhận.
    Nguồn: Asia Times.Tác giả: Emily-Anne Owen.Người dịch: Dương Lệ Chi
  7. khongthudao

    khongthudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    804
    Đã được thích:
    1
    ****...Dạo này insane dog đổ bộ nhiều quá nhể, đi đâu cũng gặp hết, thêm thằng Baidu đang rụt rịt kéo vào nữa kìa.
  8. vanhai124

    vanhai124 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2010
    Bài viết:
    1.683
    Đã được thích:
    8
    Type 71 nhìn từ trên cao cũng đẹp nhẻ.
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
  9. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    hê hê bác ơi chúng ta đang trong cuộc chiến với khựa bẩn mà bác [r2)]

    em nghĩ rằng chúng nó có thể sẽ chơi ta bằng tất cả những thủ đoạn bỉ ổi nhất mà cái đầu bẩn thỉu của chúng có thể nghĩ

    ra được [r23)]
  10. HSD2010

    HSD2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2012
    Bài viết:
    1.734
    Đã được thích:
    4
    Đúng. Bác nói đúng chúng sẽ không loại trừ mọi thủ đoạn bỉ ổi nào[r37)]. Sợ nhất là nó kích động chủ nghĩa dân tộc bằng những tuyên truyền láo toét.Mà việc này bây giờ bọn nó cũng đang thực hiện rồi...
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này