1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HSD2010

    HSD2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2012
    Bài viết:
    1.734
    Đã được thích:
    4
    Người nhập cư gốc Tứ Xuyên xung đột với công an và dân Quảng Đông
    Những cuộc đụng độ với hàng ngàn người tham gia - những người nhập cư gốc gác Tứ Xuyên đối đầu với dân địa phương một làng ở Quảng Đông và công an - đã xảy ra tối qua làm 30 người bị thương. Trung tâm Thông tin về Nhân quyền và Dân chủ tại Trung Quốc, trụ sở ở Hồng Kông hôm nay 26/06/2012 cho biết như trên.
    Chủ một nhà máy dệt may ở trấn Sa Khê, huyện Trung Sơn, tỉnh Quảng Đông nói với AFP là các vụ xung đột đã bắt đầu từ trưa thứ Hai 25/6, và lan rộng ra vào buổi tối, với nhiều ngàn người tham gia. Theo Trung tâm Thông tin về Nhân quyền và Dân chủ tại Trung Quốc, thì đã có 30 người bị thương và ít nhất hai xe công an bị hư hại. Cả hai nguồn tin trên đều cho biết nguyên nhân là từ vụ ẩu đả giữa hai thiếu niên, một là người nhập cư và một là dân địa phương.

    Doanh nhân trên nhìn thấy ba người dân địa phương đã đánh đập nhiều thanh niên nhập cư, lấy túi nhựa trùm lên đầu họ, khiến nhiều người phải nhập viện.

    Công an trấn Sa Khê đã xác nhận các cuộc đụng độ trên. Một nhân viên công an giấu tên cho AFP biết hiện lực lượng công an đang ở bên ngoài trụ sở chính quyền địa phương, điều tra về vụ này. Theo một thông tin trên mạng Vi Bác, thì hôm nay có đông đảo công an được huy động đến Sa Khê.

    Là trái tim của “công xưởng thế giới” Trung Quốc, tại Quảng Đông có hàng chục ngàn người nhập cư đến kiếm sống, họ không được hưởng những quyền lợi như người tại chỗ. Các vụ xô xát vẫn thường xuyên xảy ra giữa dân nhập cư và dân địa phương.

    Cách đây một năm, các vụ đụng độ đã từng nổ ra ở Tân Đường, vùng ngoại ô Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông. Tại đây có khoảng 200.000 người địa phương, và từ 500.000 đến 600.000 người nhập cư không đăng ký và không được hưởng các phúc lợi xã hội, trong khi họ đã có gia đình. Các cuộc biểu tình đã diễn ra sau vụ công an địa phương bức hiếp hai vợ chồng bán hàng rong gốc Tứ Xuyên, mà người vợ đang mang thai.http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120...ot-voi-dan-dia-phuong-va-cong-an-tai-tu-xuyen
    Tứ xuyên mà lại để Quảng Đông đập à@-) Đúng là bọn Quảng Đông này ngày càng khệnh khạng chó cậy gần nhà không coi dân của các tỉnh khác đến lao động làm giàu cho tỉnh mình ra gì cả:-w
  2. vanhai124

    vanhai124 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2010
    Bài viết:
    1.683
    Đã được thích:
    8
    Hết máy bay lạ xuất hiện giờ đến tank lạ .
    Tháp pháo chiếc này khá nhỏ so với Type 99x nhẻ.
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
  3. Luhu

    Luhu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2012
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Từ nay bà con ngư dân Trung Hoa cứ an tâm mà đánh bắt, tàu ngầm ngỗn quốc chẳng là kí lô gì đâu kha kha :))

    Trung Quốc tự hào máy bay chống ngầm GX-6
    Cập nhật lúc :4:54 PM, 27/06/2012
    Nguyệt san The Mirror cho biết, Trung Quốc đã thành công trong việc chế tạo bản GX-6 của máy bay chống ngầm Y-8Q.

    (ĐVO) Truyền thông Trung Quốc cho rằng máy bay mới hoàn toàn có thể so sánh với các loại tương đương của Mỹ và đủ sức thực hiện các nhiệm vụ tuần tra ở “chuỗi đảo thứ hai” của nước này.

    Theo bài báo trên, sau cuộc khủng hoảng ở eo biển Đài Loan 1996, suốt 16 năm qua Trung Quốc đã cố gắng phát triển khả năng chống ngầm của mình.

    Hiện nay đã có những thành tựu cơ bản. Biến thể GX-6 được sử dụng trên khung thân máy bay Y-8, sử dụng kĩ thuật thám trắc của máy bay cảnh báo sớm trên không KJ-200.

    GX-6 được người Trung Quốc tự hào là một sản phẩm mang theo những kĩ thuật tiên tiến nhất của ngành hàng không và điện tử nước này, sánh ngang với sản phẩm của 4 quốc gia khác là Mỹ, Nga, Pháp và Anh.

    Việc chế tạo thành công GX-6 giúp Trung Quốc trở thành nước thứ 5 có khả năng chế tạo máy bay chống ngầm cỡ lớn trên thế giới.
    [​IMG]
    Máy bay mới của Trung Quốc có thể so sánh với các loại tương đương của Mỹ? Mirror giới thiệu 6 ưu điểm sau của GX-6:

    - GX-6 có tốc độ tối đa, tốc độ hành trình và trọng lượng cất cánh tối đa tương đương với P-3C, nhưng lại thua sút về tầm hoạt động.

    - GX-6 trang bị động cơ tuabin cánh quạt 6 lá thế hệ mới với động cơ 5.200 mã lực, tốc độ nhanh, tiết kiệm nhiên liệu, hoạt động ổn định và tin cậy, có thể hoạt động trong các điều kiện chiến trường dã chiến.

    - GX-6 trang bị các hệ thống phòng vệ và tên lửa không đối không do Trung Quốc chế tạo.

    - GX-6 có một radar lớn, thị trường sục sạo là góc cầu 360 độ, từ đó có thể tìm kiếm các bộ phận của tàu ngầm như kính tiềm vọng, phao sóng âm…; Trung Quốc tự nhận các tầm xa và góc quét của radar trên GX-6 hơn hẳn so với của P-3C.

    - GX-6 trang bị một thiết bị phát hiện từ trường ở đuôi máy bay, phía Trung Quốc đánh giá tính năng của thiết bị này của họ không hề thua kém thiết bị tương tự ASQ-81 của P-3C.

    - GX-6 có thể mang theo 100 phao sonar, từ đó bố trí một mạng lưới sonar dày đặc và rộng lớn, nâng cao khả năng phát hiện cũng như gia tăng độ chính xác khi thực hiện các nhiệm vụ tác chiến chống ngầm. Số phao này ở P-3C là 48 chiếc.

    Do các nguyên nhân trên, truyền thông Trung Quốc tự hào GX-6 có ưu thế về điện tử, khả năng thám trắc cũng như công nghệ so với P-3C.

    Phi hành đoàn của GX-6 là 10 người, gồm phi công, chuyên viên phụ trách sonar, phụ trách vũ khí, các chuyên gia phân tích…, từ đó tạo ra một hệ thống chống ngầm hoàn chỉnh từ tìm kiếm, phát hiện, theo dõi và tiêu diệt mục tiêu.

    Bắc Kinh tin rằng GX-6 có thể đảm bảo cho họ có ưu thế trong vòng 20 năm tới trong cuộc đối đầu với các quốc gia láng giềng trong lĩnh vực chống ngầm.
  4. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    con này nhìn hình như là tape 3000 phải không bác vanhai
  5. thangtutai

    thangtutai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2009
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    43
  6. vanhai124

    vanhai124 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2010
    Bài viết:
    1.683
    Đã được thích:
    8
    Nguồn mình lấy hình thì nói MBT 3000 nhưng mình thấy tháp pháo bé tý nên chỉ nghĩ là 1 phiên bản nâng cấp xuất khẩu của MBT 2000 thôi



    Tiêm kích bom và máy bay huấn luyện cả 1 rừng vãi.
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
  7. HSD2010

    HSD2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2012
    Bài viết:
    1.734
    Đã được thích:
    4
    Cái gì thế này cu khựa[:D]:))=))
    [​IMG]
  8. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    tấm đầu khá giống con Ariete của Italy, 2 tấm sau ko biết chừng là hàng mock up

    [​IMG]
  9. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Trung Quốc nhượng bộ trước áp lực của Mỹ?


    nguồn : http://vietnamese.ruvr.ru/2012_06_28/79556413/

    bây giờ thì biết ai mới là người làm chủ cuộc chơi . ngo ngoe nó vặn cổ chỉ giỏi bắt nạt các nước láng giềng nhỏ bé =)) =)) =))


    Bắc Kinh không xác nhận và cũng không bác bỏ lời tuyên bố của Washington về việc Trung Quốc đã làm giảm nhập khẩu dầu từ Iran. Trong khi đó, kể từ ngày 28 tháng 6, Mỹ đưa vào hiệu lực các biện pháp trừng phạt chống Trung Quốc trong trường hợp Bắc Kinh tiếp tục mua dầu Iran với khối lượng như trước đây.

    Ngày thứ 4 tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tuyên bố rằng, Trung Quốc đã giảm đáng kể khối lượng dầu nhập khẩu từ Iran. Bà nói, dù hơi chậm nhưng Bắc Kinh đang thực hiện các bước cần thiết, và do đó có thể tránh khỏi các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ. Mặt khác, khi được yêu cầu xác nhận thông tin này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa Hồng Lỗi né tránh câu hỏi này. Nhà ngoại giao nói rằng, trong vấn đề nhập khẩu dầu mỏ, Trung Quốc dựa vào lợi ích của nền kinh tế và không chấp nhận những biện pháp trừng phạt do những quốc gia khác áp dụng trên cơ sở pháp luật của nước họ.
    Rõ ràng rằng, Trung Quốc cố gắng không phô trương vấn đề này. Nếu công nhận thực tế rằng, Bắc Kinh đã nhượng bộ trước áp lực của Hoa Kỳ thì hình ảnh của nước này có thể bị tổn thương. Trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, trong đội ngũ đảng diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa những người ủng hộ và những người chống lại định hướng phương Tây trong chính sách đối ngoại. Vì vậy, bất kỳ động thái nào thiên về Washington, thậm chí nếu đó là động thái bắt buộc, có thể củng cố vị trí của phe bảo thủ và tước luận cứ của phe tự do.

    Rõ ràng rằng, sau khi Mỹ đe dọa áp dụng các biện pháp trừng phạt mới và các công ty lớn của châu Âu và Mỹ ngừng bảo hiểm các tàu chở dầu từ Iran, thì Trung Quốc và các nhà nhập khẩu khác đã lâm vào tình huống phức tạp. Nhật Bản đã thông qua đạo luật cho phép chính phủ cung cấp các gói bảo hiểm cho các tàu chở dầu thô từ Iran. Xét theo mọi việc, Trung Quốc cũng sẽ đi theo hướng này. Nhà phân tích của công ty “Arbat Capital” Vitaly Gromadin nói: “Trung Quốc đang cố gắng ra khỏi tình trạng này bằng cách thành lập các công ty bảo hiểm để làm việc với các tàu chở dầu của Iran. Bắc Kinh cũng sử dụng cơ chế thanh toán với Iran không phải bằng đồng dollar mà bằng nhân dân tệ hoặc vàng, tức là, cố gắng để các biện pháp trừng phạt tài chính của Mỹ không động chạm đến các công ty Trung Quốc làm việc với Iran. Ngoài ra, Bắc Kinh đang cố gắng tận dụng tình huống này để thuyết phục Iran phải giảm giá dầu thô”.

    Cố vấn kinh tế của Liên minh châu Âu Mehrdad Emad cho rằng, trong tương lai gần sẽ bắt đầu kiểm tra gói bảo hiểm của các tàu chở dầu thô từ Iran tới Trung Quốc. Luật Hàng hải Quốc tế quy định rằng, các chủ sở hữu tàu biển cần phải cấp gói bảo hiểm cho các tàu chở dầu. Theo ý kiến của ông Mehrdad Emad, có nguy cơ thực tế rằng, nếu có vấn đề với bảo hiểm thì tàu chở dầu có thể bị bắt giữ.

    Mặt khác, Trung Quốc cố gắng lợi dụng tình hình hiện nay để thuyết phục Tehran phải giảm giá dầu, vì CHND Trung Hoa chiếm hơn 1/3 trong tổng khối lượng dầu mỏ xuất khẩu từ Iran. Hơn nữa, trong bối cảnh khi số người mua đã giảm đi, Tehran buộc phải giảm giá.

    Nhưng ngay cả nếu Trung Quốc nhượng bộ trước áp lực của Mỹ và giảm đáng kể khối lượng nhập khẩu dầu thô Iran qua các kênh chính thức thì vẫn có cách giải quyết khác - thông qua các công ty Off-shore (cảnh ngoại). Và ở đây Trung Quốc cảm thấy mình như cá gặp nước. Chẳng hạn, có giả định rằng, ngay hiện nay, các công ty Trung Quốc không đưa vào nước lượng dầu thô từ các nước châu Mỹ Latinh và châu Phi mà bán nhiên liệu này thông qua các công ty cảnh ngoại để tránh nộp thuế.

    Rõ ràng là, các nước khác buộc phải giảm đáng kể hoặc thậm chí ngừng nhập khẩu dầu từ Iran dưới áp lực của Mỹ, cũng có thể tìm đến các công ty Off-shore. Đó là Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia, Sri Lanka và Đài Loan.
  10. mokurapov

    mokurapov Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2011
    Bài viết:
    1.174
    Đã được thích:
    550
    Nói thật, mình sợ nhất là "bác sỹ lạ" râm ran trong những ngày qua chứ mấy thứ lạ này cũng chẳng có gì lạ cả[:D]. Bác sỹ lạ thì mới thật sự lạ
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này