1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. Luhu

    Luhu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2012
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Cả châu âu coi Trung Hoa như là chúa cứu thế kha kha :))

    Áo vi phạm lệnh cấm xuất khẩu vũ khí cho Trung Quốc?
    Cập nhật lúc :3:41 PM, 28/06/2012
    Trung Quốc đang tăng tốc phát triển máy bay không người lái nhằm phong tỏa hướng di chuyển các tàu sân bay Mỹ, qua đó, thực hiện hoạt động chống can thiệp và cô lập.


    [​IMG]

    Trực thăng không người lái Camcopter S-100.​
    (ĐVO) Quỹ Jamestown có trụ sở tại Washington công bố tài liệu cho biết, Trung Quốc tiếp tục đầu tư và nghiên cứu UAV nhằm đạt được vị thế thứ hai sau Mỹ.

    Theo báo cáo, UAV đã trở thành công cụ quan trọng cho Hải quân Trung Quốc "chống can thiệp và cô lập hoạt động khu vực". Đặc biệt, các các phương tiện này sẽ được sử dụng để chống lại tàu sân bay của Mỹ.
    Tạp chí Jane's Defense cho biết, ngày 29/4, Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản công bố hai hình ảnh do các máy bay giám sát của họ chụp được trong thời gian diễn ra cuộc tập trận ở vùng biển Miyako, Tây Thái Bình Dương của Hải quân Trung Quốc. Theo đó, có tới ba chiếc UAV thực hành cất và hạ cánh thẳng đứng trên boong phía sau tàu khu trục Type 054A.

    Tạp chí Jane's Defense nhận định, hình ảnh UAV mà Nhật Bản chụp được trên tàu khu trục Trung Quốc tương tự như loại Camcopter S-100 được công ty Schiebel Corp của Áo chế tạo.

    Dựa trên hình ảnh này, các nhà phân tích suy đoán, UAV có khả năng tàng hình tốt và có tải trọng 34kg, hoạt động liên tục trong 6 giờ.
    Khi thực hiện nhiệm vụ trinh sát, UAV được trang bị các loại cảm biến khác nhau gắn ở bụng. Hình ảnh về mục tiêu mà UAV ghi nhận được sẽ được truyền về tàu khu trục trên biển.

    [​IMG]
    Hình ảnh chiếc UAV được cho là loại S-100 cất cánh trên tàu khu trục Type 054A của Hải quân Trung Quốc.

    Tuy nhiên, cBáo cáo cũng ghi ngờ rằng công ty Áo đã vi phạm lệnh cấm vận vũ khí của Liên minh châu Âu đối với Trung Quốc.

    ông ty Shiebel Corp lại nói rằng, trong năm 2010 họ chỉ bán phiên bản dân sự của UAV S-100 cho Trung Quốc (>> chi tiết), và điều này không vi phạm qui định nào mà Liên minh châu Âu đã đề ra, họ cũng nhấn mạnh rằng hình ảnh chiếc UAV mà Nhật Bản chụp được trên tàu Hải quân Trung Quốc không phải là loại S-100.

    Lý giải cho điều này, Shiebel Corp cho rằng có thể đó là một sản phẩm được Trung Quốc phát triển độc lập, hoặc có thể do Trung Quốc sao chép loại UAV S-100 của họ theo mục đích quân sự. Dù nguồn gốc ban đầu của UAV Trung Quốc đến từ đâu thì theo ông James C. Bussert, biên tập viên tạp chí Signal (Hải quân Mỹ), số lượng và khả năng của các UAV Trung Quốc "không đủ" để tấn công được tàu sân bay Mỹ.

    Tuy nhiên, ông này nói thêm, các UAV sẽ là một phần không thể tách rời của hệ thống tấn công nhắm vào tàu sân bay Mỹ (ám chỉ, các UAV sẽ là phương tiện trinh sát, dẫn đường cho vũ khí chống tàu sân bay, như DF-21D).
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Không hổ danh là con cháu Mộc Lan Duơng Môn Tướng :)

    Hồ sơ về các nữ phi công của Không quân Trung Quốc
    Cập nhật lúc :3:28 PM, 28/06/2012
    Quỹ James Town mới đây có công trình nghiên cứu về nữ phi công Trung Quốc sau khi nước này đưa nữ phi hành gia đầu tiên lên vũ trụ.

    (ĐVO) Tháng 3/2012, Không quân Trung Quốc kỉ niệm 60 năm nước này trở thành 1 trong 16 quốc gia có nữ phi công chiến đấu. Tuy lực lượng còn mỏng nhưng những nữ phi công này chính là nguồn tuyển chọn nữ phi hành gia đầu tiên cho nhiệm vụ thám hiểm không gian của Trung Quốc.

    Theo China Daily, 8/3/2012, từ 543 người được huấn luyện năm 1951, Không quân Trung Quốc đã tổ chức 8 khóa đào tạo nữ phi công, gồm 328 người thuộc các nhóm phi công, hoa tiêu, liên lạc, bảo trì... (*)

    Từ đầu những năm 1980, sau 3 năm, Không quân Trung Quốc lại thành lập những lớp học mới với khoảng từ 30-35 học viên. Mỗi lớp học lại được chia làm nhiều nhóm. Nữ phi hành gia đầu tiên của Trung Quốc được chọn từ năm 2010 từ khóa 7. (Khóa 8 sẽ là nhóm lái chiến đấu cơ. Khóa 9 đang huấn luyện. Khóa 10 , theo lịch phải bắt đầu huấn luyện từ năm 2011, tuy nhiên điều này vẫn chưa xảy ra).

    Theo truyền thống, các nữ phi công sẽ được học tập và huấn luyện riêng biệt, không cùng chương trình với với các nam phi công. Hầu hết họ tham gia vào đội bay toàn nữ. Ví dụ như Trung đoàn 38, Sư đoàn không quân 13, Quân khu Quảng Châu tổ chức các chuyến bay cứu nạn, trồng rừng và gieo hạt...

    Công tác tuyển chọn
    Không quân Trung Quốc tuyển chọn cả học viên nam và nữ từ hàng nghìn học sinh tốt nghiệp cấp 3 và cao đẳng.

    Nếu trước đây, tất cả các nữ học viên tốt nghiệp đều lái máy bay vận tải thì ngày nay, từ khóa 8, họ đã được đào tạo để lái máy bay chiến đấu và khóa 9 được đào tạo để lái máy bay vận tải và máy bay tiếp dầu, cảnh báo sớm, máy bay trinh thám.

    [​IMG]
    Các nữ phi công của Không quân Trung Quốc.​
    Đào tạo và Huấn luyện
    Trước đây, các nữ phi công sẽ được học ở ĐH Hàng không Không quân Trung Quốc, tại thành phố Trường Xuân. Những chuyến bay cơ bản trên chiếc CJ-7 và nâng cao trên chiếc Y-7 sẽ được tiến hành tại trường Cao đẳng bay số 1 ở Cáp Nhĩ Tân hoặc số 2 tại Hộ Huyện (Thiểm tây) và Giáp Giang (Tứ Xuyên). Khóa 8 học bay cơ bản trên CJ-6 tại trường huấn luyện bay Harbin và học bay nâng cao tại trường Cao đẳng bay số 3 tại thành phố Tân Châu.

    Hiện nay, các nữ học viên sẽ được tham gia chương trình đào tạo và huấn luyện 2,5+1,5 (đào tao cơ bản trong vòng 30 tháng tại ĐH Hàng không, 6 tháng huấn luyện bay cơ bản và 12 tháng huấn luyện bay nâng cao).

    Tại khoá huấn luyện cơ bản, học viên sẽ được học các môn như quân sự, chính trị, văn hoá, thể lực, tâm lý, nhảy dù từ chiếc Y-5 ở độ cao 800m cùng 7 ngày huấn luyện thực địa.

    Khoá học bay cơ bản dành cho nhóm 8 bắt đầu bằng việc học 6 môn cơ bản tại trường Cao đẳng bay số 1, gồm việc làm quen với khoang lái và huấn luyện mô hình.

    Sau đó, họ sẽ được thực hành bay riêng với 6 lần xuất kích. Mỗi chuyến bay kéo dài 90 phút với 4 lần thay đổi độ cao từ 400-1600 km. Tổng cộng họ phải bay 83 giờ đồng hồ.
    Sau đó học viên của khóa 8 được chuyển sang trường Cao đẳng bay số 3 để hoàn thành 12 tháng bay nâng cao.

    Ở đây, họ tiếp tục được làm quen với buồng lái, bay đơn, giải quyết các tình huống đặc biệt như động cơ hỏng, thiết bị hỏng, bị chim tấn công, thời tiết thay đổi... Tổng cộng họ có 135 giờ bay. Họ không được phép bay quá 5 giờ/ngày, nhưng trên thực tế, những nữ phi công này đã lái 4h 58phút/ngày.

    Theo số liệu thống kê, 50% số học viên theo học bị loại. Họ sẽ được chuyển sang những trường cao đẳng khác thuộc quân đội để nhận những bằng cấp chuyên môn khác.

    Sau khi tốt nghiệp
    Các học viên thuộc khóa 1 đến khóa 7 được chuyển ngay tới các đơn vị chiến đấu. Tại đó, họ được biên chế vào các đơn vị máy bay vận tải và sẽ phục vụ cho hết sự nghiệp.

    Năm 2005, các nữ phi công được bay trên 8 loại máy bay gồm Li-2, Y-5, Y-7, Trident, Il-76. Họ đã bay tổng cộng 1,1 triệu giờ. Nhóm bay thứ 3 của Trung đoàn 38 có khoảng 60 phi công, trong đó một nửa là nữ.

    Cho đến tận năm 2000, chưa nữ phi công nào được đảm nhiệm vị trí chỉ huy. Nhưng vào năm 2003, một nữ phi công được phong là Phó Chỉ huy tại Sở chỉ huy Không quân Quảng Châu.

    Đến năm 2004, một nữ phi công khác được cử làm chỉ huy nữ đầu tiên của biên đội bay số 38. Năm 2004, khi Sư đoàn vận tải số 4 được thành lập, một nữ phi công cũng được cử giữ chức chỉ huy đơn vị này.
    Các nữ phi công thuộc đội bay số 1 không được phép lấy chồng trong vòng 10 năm. Hiện tại, hầu hết các nữ phi công đều kết hôn với các phi công hoặc nhân viên hỗ trợ thuộc Sư đoàn Không quân số 13. Nữ phi hành gia đầu tiên bay vào vũ trụ của Trung Quốc cũng đã lập gia đình và có một con nhỏ.
    Khóa 8
    Đây là khóa đầu tiên được đào tạo để lái máy bay chiến đấu. Họ có thể lái máy bay tiếp dầu, máy bay cảnh báo sớm và máy bay trinh thám.

    Sau khi biễu diễn chào mừng 60 năm ngày quốc khánh, họ được gặp lại gia đình sau 3 năm xa cách.

    Tháng 3/2011, 4 người trong nhóm này đã đăng kí vào trường Cao đẳng bay số 2 để tiếp tục học lái trực thăng chiến đấu Z-9, với khoảng 100 giờ bay và 581 lần xuất kích.

    6 người trong nhóm này đăng kí vào hoàn thành khoá huấn luyện chuyển đổi bay J-7 sang J-10. Theo một nguồn tin, đến mùa xuân năm nay, 6 thành viên khác của khóa 8 sẽ học để chuyển sang lái máy bay ném bom JH-7.
    Khóa 9
    Khóa này gồm 33 nữ phi công được tuyển chọn từ 150.000 ứng viên đến từ 16 tỉnh và thành phố.

    Sau khi hoàn thành 2 năm đào tạo cơ bản, họ học thêm 1 khoá lý luận hàng không trong thời gian 1 năm tại ĐH Hàng không.

    Tháng 2/2011, một số thành viên của nhóm này đã chuyển sang trường Cao đẳng bay số 2 thuộc trung đoàn huấn luyện số 2 gần Tân An.

    Tại đây, họ được huấn luyện trên mô hình cách liên lạc và làm hoa tiêu cho máy vận tải.

    Từ tháng 2/2012, 22 thành viên của nhóm bắt đầu được học bay cơ bản tại Căn cứ huấn luyện bay thuộc trường Cao đẳng Hàng không.

    Sau khoá học, các học viên sẽ được nhận bằng Kỹ sư và Cử nhân Khoa học quân sự, được sắp xếp lái máy bay vận tải, máy bay tiếp dầu, cảnh báo sớm và trinh thám.

    So với Không quân Mỹ, các nữ phi công thuộc Không quân Trung Quốc tham gia nhiều hơn vào các kế hoạch tác chiến, các nhiệm vụ và chiến dịch quân sự. Tuy vẫn chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng họ đang ngày càng thể hiện được vai trò của mình trong lực lượng.


    (*) 9 khóa nữ phi công của Không quân Trung Quốc
    Khóa 1: học trong vòng 2 năm 1951-1952. Có tổng cộng 55 học viên, 14 phi công, 5 hoa tiêu, 6 liên lạc viên và 30 kỹ sư. Ngày kết thúc khoá học, họ đã lái 6 chiếc Li-2 bay qua quảng trường Thiên An Môn và nhận được lời khen ngợi của Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai.
    Khóa 2: học trong những năm 1956-1958. Lúc đầu có 160 học viên, nhưng khi ra trường chỉ có 44 người, trong đó có 21 phi công.
    Khóa 3: từ năm 1965 đến 1967, đào tạo phi công lái Y-8.
    Khóa 4: từ năm 1969 đến 1973; hiện chưa có thông tin.
    Khóa 5: từ năm 1981 đến 1984, đây là nhóm đầu tiên nhận được bằng liên kết 3 năm. Đã có 50 nữ phi công tốt nghiệp từ lớp này.
    Khóa 6: từ năm 1989 đến 1993, đây là khóa đầu tiên nhận bằng cử nhân và thạc sĩ .
    Khóa 7: từ năm 1997 đến 2001, nữ phi hành gia đầu tiên được tuyển chọn từ lớp này.
    Khóa 8: từ 2005 đến 2009, chỉ có 16 trong tổng số 35 học viên tốt nghiệp. Đây cũng là lớp lái máy bay chiến đấu đầu tiên.
    Khóa 9: từ năm 2008 đến 2012, có 33 học viên. Đây cũng là lớp nhận được 2 bằng cử nhân.
  2. vanhai124

    vanhai124 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2010
    Bài viết:
    1.683
    Đã được thích:
    8
    Lạ thì nói lạ thôi sự thực là nó lạ mà :P
  3. Luhu

    Luhu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2012
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Thằng Mỹ làm cái gì mà để cho thằng chư hầu phải chạy vạy, lậy lục khắp nơi xin làm cái máy để bay thế nầy khoặc khoặc =))

    Hàn làm tủ lạnh hoặc máy giặt thì có thể hơn Trung Hoa, chứ dính vô kỹ thuật quân sự, nhất là hàng không vũ trụ thì sách dép Trung Hoa dài dài
    [-(

    (GDVN) - Theo tuyên truyền của tờ Phương Đông (dẫn lời báo Hàn Quốc?-PV) máy bay J-20 Trung Quốc phù hợp với môi trường công nghệ của châu Á hiện nay, tính cơ động là chính, tính tàng hình là phụ.


    [​IMG]
    Phương án máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm KFX200 của Hàn Quốc.

    Theo truyên truyền của tờ Phương Đông ngày 11/6, trang mạng quân sự Hàn Quốc “Diễn đàn Không quân Shilla” có bài viết phân tích về tính năng và triển vọng phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm KFX200 mới được Hàn Quốc công bố.

    Bài viết cho rằng, đối với Hàn Quốc, chương trình KFX200 (kiểu máy bay thông thường hạng nhẹ) cơ bản phù hợp với nhu cầu của Hàn Quốc. Tham khảo kinh nghiệm chương trình máy bay chiến đấu Shin shin Nhật Bản, xuất phát từ độ hoàn thiện của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm và sự bảo hộ công nghệ, trong ngắn hạn Mỹ sẽ không bán cho đồng minh công nghệ lõi máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.

    Trong khi đó báo Trung Quốc tự tin khi nói rằng, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Trung Quốc phù hợp hơn với môi trường sử dụng của châu Á (?-PV).

    Trên cơ sở đó, Hàn Quốc cần tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc, dựa trên công nghệ hiện có, thông qua nâng cấp tích hợp có hiệu quả, phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm có tính cơ động là chính, bỏ qua một phần tính năng tàng hình.

    Theo bài báo, thứ nhất, máy bay chiến đấu tàng hình thông thường hạng nhẹ phù hợp với nhu cầu trang bị của Hàn Quốc. Hàn Quốc là một nước châu Á coi trọng phát triển trang bị không quân không thua gì bất cứ nước nào trong khu vực.

    Năm 2010, Hàn Quốc đã sở hữu lô máy bay chiến đấu ném bom F-15K đầu tiên do Mỹ chế tạo. Sau khi có được khả năng tấn công không đối đất tầm xa mạnh nhất khu vực Đông Bắc Á, gần đây Hàn Quốc lại đưa ra chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm KFX200 được nâng cấp hệ thống.

    [​IMG]
    KFX200 Hàn Quốc.

    Điều khác biệt so với Nhật Bản là, chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Hàn Quốc ngay từ khi bắt đầu đã dựa vào phát triển máy bay chiến đấu hạng nhẹ, chỉ nghiên cứu có hạn về máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm hạng nặng, dự trữ công nghệ phục vụ cho nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu hạng nhẹ. Nhìn vào góc độ công nghệ, sự lựa chọn này của Hàn Quốc là đúng đắn.

    Nhìn vào quá trình Nhật Bản nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu Shin shin, cho dù là đồng minh tin cậy của Mỹ, không những không giành được công nghệ máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm tiên tiến, hoàn thiện của Mỹ, hơn nữa do Mỹ muốn loại bỏ đối thủ cạnh tranh vũ khí trang bị, trong quá trình nghiên cứu phát triển, Nhật Bản thậm chí còn chịu sức ép nghiêm trọng từ Mỹ.

    Theo đó, nhìn vào khả năng công nghệ hàng không có hạn, Hàn Quốc xác định máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm là máy bay hạng nhẹ, trên cơ sở đó, một mặt có thể bảo đảm hoàn thành chương trình khi ít nhận được sự hỗ trợ công nghệ từ bên ngoài, mặt khác cũng có thể phối hợp khả năng chiến đấu với máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư hiện có tính năng còn tốt, bảo đảm tận dụng có hiệu quả nhất nguồn lực quốc phòng.

    Trước đó, Hàn Quốc phải giải đáp một câu hỏi gai góc nhất, đó là trong tình hình không thể chỉ dựa vào sức mạnh công nghệ trong nước để hoàn thành nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, trong các phương án máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm hiện có trên thế giới, loại nào có thể để Hàn Quốc tham khảo nhiều hơn? Báo Phương Đông nói rằng: Câu trả lời là Trung Quốc.

    [​IMG]
    Mô hình máy bay chiến đấu KFX của Hàn Quốc.

    Thứ hai, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Trung Quốc phù hợp với môi trường sử dụng của châu Á, so sánh tính năng công nghệ đơn thuần, có thích hợp với môi trường sử dụng hay không mới là tiêu chuẩn cơ bản nhất đánh giá một loại trang bị có thành công hay không.

    Đối với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, trong các chương trình nghiên cứu phát triển hiện có, J-20 của Trung Quốc chắc chắn là máy bay chiến đấu thích hợp với môi trường sử dụng của thế kỷ châu Á.

    Điều cần chỉ ra là, môi trường sử dụng ở đây nghiêng hơn về “môi trường công nghệ” truyền thống, chứ không phải “môi trường tác chiến”. Mọi người đều biết, riêng về môi trường tác chiến của máy bay chiến đấu, châu Á và các khu vực khác của thế giới hoàn toàn không có sự khác biệt rõ rệt. Nhưng môi trường công nghệ lại hoàn toàn khác.

    Cùng với việc Trung Quốc phát triển thành công máy bay chiến đấu J-20, Đông Bắc Á trở thành khu vực thứ ba thế giới có chương trình nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, sau Bắc Mỹ, Đông Âu.

    Nhưng, điều cần chỉ ra là, môi trường công nghệ của khu vực Đông Bắc Á về tổng thể lạc hậu so với Bắc Mỹ và Đông Âu. Vì vậy, ở khu vực này, trong bất cứ cuộc xung đột nào, máy bay chiến đấu quá tiên tiến đều khó được cả bên tấn công và bên phòng thủ ứng dụng có hiệu quả.

    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc.

    Thành tựu của J-20 ở chỗ, tính năng công nghệ và quá trình phát triển của nó hoàn toàn được tiến hành khi thao khảo môi trường sử dụng khách quan của Đông Bắc Á.

    J-20 mặc dù về tổng thể giữ được đặc điểm công nghệ nhất định của F-22, nhưng đã tái điều chỉnh tiêu chuẩn “5S” do Mỹ xác lập và đã tiến hành chọn lựa thích hợp, từ đó đồng thời đã bảo đảm được tính khả thi và tính tiên tiến của máy bay chiến đấu J-20.

    Đối với Hàn Quốc, điều quý nhất từ kinh nghiệm của Trung Quốc là, cần làm rõ khách quan giá trị thực của máy bay chiến đấu trong tương lai gần, không chạy theo mù quáng, nghiên cứu phát triển được máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm phù hợp với nước mình và môi trường sử dụng của châu Á.

    Xét tới điều đó, tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc, nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm lấy tính cơ động làm chính, tính tàng hình làm phụ là phù hợp nhất với con đường phát triển của Hàn Quốc.

    Thứ ba, Hàn Quốc có thể học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm lấy tính cơ động làm chính, lấy tính tàng hình làm phụ.(Hiện máy bay J-20 của Trung Quốc mới đang ở giai đoạn thử nghiệm, động cơ chính của loại phản lực này nhiều khả năng vẫn là động cơ do Nga chế tạo - PV)

    Nhìn vào ý tưởng máy bay chiến đấu KFX200 được Hàn Quốc công bố hiện nay, nó rất giống máy bay chiến đấu J-20 thu nhỏ, tiêu chí nổi bật nhất chính là trên ống hút gió có lắp một cặp cánh vịt.

    [​IMG]
    Mô hình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm KFX200 của Hàn Quốc.

    Mọi người đều biết, cánh con vịt cải thiện đáng kể tính cơ động cho máy bay chiến đấu, nguồn gốc nghiên cứu phát triển nó có thể tìm hiểu các loại máy bay của Đức Quốc xã cuối thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai.

    Nhưng, dựa vào quan điểm của Mỹ, cánh vịt tác động tiêu cực rất lớn đến tính năng tàng hình, sẽ trở thành nguồn phản xạ rất lớn dễ bị radar phát hiện.

    Nhưng, vấn đề ở chỗ, F-22 và F-35 của Mỹ đều không áp dụng cánh con vịt, tính năng tàng hình của chúng không chỉ chưa thể đạt tiêu chuẩn, mà việc theo đuổi quá mức tính năng tàng hình đã có ảnh hưởng đến tính năng tổng thể của máy bay chiến đấu.

    Xét theo đó, Trung Quốc lần đầu tiên áp dụng cánh vịt trên máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, thực chất là xác lập cho J-20 tiêu chuẩn công nghệ lấy tính cơ động làm chủ, tính tàng hình là phụ.

    Trong khi đó, chương trình KFX200 của Hàn Quốc rõ ràng đã tham khảo tư tưởng thiết kế của Trung Quốc.

    Nhưng lúc này Hàn Quốc phải chú ý một chi tiết công nghệ then chốt, đó là mặc dù trong nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Trung Quốc và Mỹ, tồn tại quan điểm khác nhau về tính năng tàng hình, nhưng đều cho rằng máy bay chiến đấu cần đồng thời có khả năng tuần tra siêu âm và siêu cơ động.

    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ.

    Trong khi đó, việc bố trí cánh vịt mặc dù giúp cải thiện tính năng cơ động của máy bay chiến đấu, nhưng nếu muốn bảo đảm khả năng tuần tra siêu âm, thì phải có động lực (của động cơ) lớn hơn, mà điều này đối với Trung Quốc và Hàn Quốc (hai nước có trình độ động cơ đều hạn chế), chắc chắn là một thách thức to lớn.

    Vì vậy, trong tình hình chưa thể được đảm bảo đầy đủ động cơ như Trung Quốc, Hàn Quốc cần thận trọng tham khảo kinh nghiệm phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Trung Quốc.

    [​IMG]Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 930x620.[​IMG]
    Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc bay thử.
  4. Luhu

    Luhu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2012
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Mỹ hết đời, Mỹ tới số rồi hết DF-21D tới cái nầy, với tài năng và khối óc vĩ đại Trung Hoa thừa thứ để trừng trị bọn đế quốc và bè lũ tay sai:-w


    Trung Quốc phát triển máy bay ném bom H-10 để tấn công tàu sân bay Mỹ

    Thứ sáu 29/06/2012 08:57

    (GDVN) - Trong bối cảnh mới, Nga-Mỹ-Trung chạy đua phát triển máy bay ném bom chiến lược, trong đó, H-10 của TQ sẽ sử dụng bom hạt nhân.



    [​IMG]
    Máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-160 của Nga. Ngày 27/6, tuần san “Người đưa tin công nghiệp quốc phòng” Nga cho biết, kế tiếp Mỹ và Trung Quốc, Nga cũng sẽ nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới, là hệ thống hàng không triển vọng mới của lực lượng hàng không tầm xa, tăng cường lực lượng răn đe hạt nhân trên không.
    Gần đây, khi thị sát căn cứ không quân Nga, Tổng thống Nga Putin xác nhận, Nga sẽ thiết kế và nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới, mặc dù hoạt động này đầu tư tương đối lớn, khó khăn tương đối nhiều, nhiệm vụ khắc phục khó khăn về công nghệ tương đối nặng nề, nhưng công việc này phải được triển khai.
    Trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đấu đá lẫn nhau, tích cực thực hiện chương trình tương tự, mặc dù chuyên gia Quân đội Nga đến nay còn chưa có kết luận về vấn đề nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới trong 5-10 năm tới liệu có phù hợp hay không, nhưng bản thân quyết định đẩy nhanh tiến trình nghiên cứu chế tạo liên quan của giới lãnh đạo Nga là hợp lý.
    Hiện nay, Không quân Mỹ có số lượng máy bay ném bom chiến lược nhiều nhất thế giới, chủ yếu là B-2A, B-1B, B-52, có thể đảm đương rộng rãi các nhiệm vụ chiến đấu, là một hòn đá tảng của sức mạnh quân Mỹ.
    Là một yếu tố ngăn chặn chiến lược quan trọng, vừa có thể tiến hành tấn công hạt nhân khi chiến tranh quy mô lớn nổ ra, vừa có thể sử dụng bom đạn hàng không chính xác cao trong các cuộc xung đột cục bộ, đánh đòn phủ đầu, tiêu diệt tiềm lực kinh tế, quân sự của đối phương, phá hoại hệ thống chỉ huy quân sự và quốc gia, hóa giải mối đe dọa của các “chính quyền không thiện chí”.

    [​IMG]
    Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2A của Mỹ.

    [​IMG]
    Máy bay ném bom chiến lược B-1B của Mỹ. Hiện nay, Mỹ đang nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới, phía quân đội yêu cầu nó có khả năng chiến đấu tương đối mạnh, nhiều chức năng, khả năng đánh chớp nhoáng tầm xa, vừa có thể thích hợp với chiến tranh quy mô lớn, vừa có thể tham gia các cuộc chiến tranh cục bộ, sử dụng vũ khí sát thương chính xác cao trang bị đạn thường, tiêu diệt mục tiêu chiều sâu trong lòng địch.
    Đồng thời, Không quân của Trung Quốc cũng đang tích cực triển khai công tác nghiên cứu phát triển máy bay ném bom chiến lược. Tháng 9/2011, diễn đàn quân sự Trung Quốc tiết lộ, công nghiệp hàng không Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo 2 loại máy bay ném bom chiến lược, trong đó có H-8 áp dụng bố cục cánh bay, H-9 (hay H-10) sẽ là một loại máy bay ném bom siêu âm.
    Là phương án đầu tiên, các nhà thiết kế Trung Quốc có thể muốn phát triển tính sáng tạo của máy bay ném bom chiến lược B-2A của Mỹ. Mặc dù các chuyên gia quân sự Trung Quốc nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ tự chủ nghiên cứu phát triển máy bay kiểu mới về nguyên tắc, sẽ không sao chép các sản phẩm của Mỹ, Nga. Nhưng, một khi lựa chọn máy bố cục cánh bay, thì so với B-2A, sẽ không có sáng tạo gì mới mang tính nguyên tắc. Mặc cũng cũng có một số khác biệt, nhưng đều không phải là mang tính nguyên tắc.

    [​IMG]


    [​IMG]
    Những hình ảnh này được cho là máy bay ném bom H-8, H-10 của Trung Quốc (Đài truyền hình Phượng Hoàng Hồng Kông và dân mạng đăng tải). Còn phương án hai lại là một chuyện khác. Các nhà thiết kế Trung Quốc chuẩn bị áp dụng bố cục kiểu con vịt cánh ngắn, bố trí thiết bị động lực tổ hợp, sử dụng 4 động cơ phản lực (turbojet) hai đường ống phiên bản cải tiến và 2 động cơ phản lực xung áp siêu âm, giúp cho máy bay có thể bay tốc độ tối đa 8 Mach ở tầng cao nhất của bầu khí quyển, thậm chí nghe nói sẽ có thể bay ở tầng bình lưu (tầng tĩnh khí).
    Trên thực tế, Trung Quốc đang cố gắng nghiên cứu chế tạo sản phẩm kết hợp giữa máy bay siêu âm và thiết bị bay siêu âm có thể mang theo tên lửa hành trình tầm xa. Vấn đề ở chỗ, đứng trước thách thức to lớn như vậy, hệ thống công nghiệp quốc phòng Trung Quốc phải chăng đã được chuẩn bị đầy đủ?
    Trên thực tế, đến động cơ máy bay thông thường hiện vẫn làm cho các chuyên gia Trung Quốc đau đầu, buộc phải mua của Nga. Huống hồ còn có tin cho biết, Trung Quốc thiết kế phương án máy bay ném bom thế hệ mới để bay ở tiểu quỹ đạo (sub-orbital), trong khi điều này cần có thiết bị động lực phức tạp hơn.
    Mọi người đều biết, khác với quân Mỹ, yêu cầu nhiệm vụ ưu tiên được các tướng lĩnh Trung Quốc đưa ra đối với máy bay ném bom chiến lược kiểu mới là tiến hành tấn công hạt nhân đối với các mục tiêu mặt đất của đối phương, tiêu diệt tàu sân bay trên biển của quân đội đối phương. Điều này chỉ có thể là lực lượng tàu sân bay của Hải quân Mỹ.

    [​IMG]
    Máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc. Trên phương diện này, các chuyên gia Trung Quốc từ chối cho biết máy bay ném bom chiến lược của Trung Quốc sẽ sử dụng vũ khí nào, là bom đạn thông thường hay bom đạn hạt nhân, vấn đề tấn công tàu sân bay của quân đội đối phương.
    Nếu sử dụng tên lửa thông thường tấn công cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ, hiệu quả tác chiến của nó sẽ bị nghi ngờ, cho dù chỉ muốn làm tê liệt tàu sân bay hạt nhân đa năng lớp Nimitz, làm cho nó mất khả năng cất/hạ cánh máy bay trong thời gian tương đối dài, ít nhất cũng cần không chỉ một quả tên lửa có uy lực khá mạnh bắn trúng được mục tiêu.
    Nhưng, để đột phá mạng lưới hỏa lực phòng không mạnh của biên đội tàu sân bay Mỹ, ít nhất cần phóng hơn 10 quả thậm chí hàng chục quả tên lửa. Vì vậy, khi tấn công tàu sân bay Mỹ trong tương lai, máy bay ném bom chiến lược kiểu mới của Trung Quốc rất có khả năng vẫn sử dụng đạn hạt nhân.
    Cùng với việc Trung Quốc tăng cường xây dựng quân sự, Mỹ cũng không “ngủ quên”. Ngay từ tháng 11/2004, Không quân Mỹ đã từng tiến hành thử nghiệm chuyên môn, mục đích chính là trong tình hình giả thiết Trung Quốc một khi sử dụng vũ lực thu hồi Đài Loan, đánh giá khả năng quân Mỹ sử dụng máy bay ném bom chiến lược B-52 tiêu diệt hạm đội Hải quân Trung Quốc.

    [​IMG]
    Máy bay ném bom chiến lược B-52H của Mỹ. Hai máy bay B-52 của quân Mỹ cất cánh từ căn cứ không quân ở bang Louisiana, sau khi đến Hawaii, trong tình hình không có chỉ thị mục tiêu bên ngoài, nó tự tìm kiếm mục tiêu, ném bom thông minh 4 tấn, đánh chìm tàu đổ bộ xe tăng Schenectad lớp New Port.
    Lầu Năm Góc kết luận rằng, một khi chiến tranh eo biển Đài Loan nổ ra, nhóm máy bay ném bom chiến lược của quân Mỹ có khả năng ngăn chặn hạm đội khổng lồ của Trung Quốc. Nhưng, gần 8 năm về sau, Quân đội Trung Quốc đã trang bị máy bay chiến đấu hiện đại và hệ thống tên lửa phòng không tầm xa, sức mạnh quân sự được cải thiện rõ rệt, vì vậy quân Mỹ cần nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom chiến lược kiểu mới, kế hoạch này đã được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta ủng hộ rõ ràng.
    Khi giải thích lý do phải tiếp tục chi tiền nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới vào tháng 2/2012, ông cho rằng, quân Mỹ điều chỉnh kế hoạch đóng quân ở nước ngoài, trọng điểm chuyển tới châu Á-Thái Bình Dương và khu vực Trung Đông, vì vậy đòi hỏi Không quân Mỹ có khả năng đột phá phòng thủ mạnh của đối phương, tiến hành tấn công tầm xa.

    Điều này có nghĩa là, một nhiệm vụ của máy bay ném bom chiến lược tương lai của Mỹ sẽ là tấn công tầm xa đối với các mục tiêu của Trung Quốc hoặc Iran, tiêu diệt tiềm lực quân sự, kinh tế của Trung Quốc và Iran.
    [​IMG]
    Ý tưởng máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới của Mỹ của dân mạng.
  5. vanhai124

    vanhai124 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2010
    Bài viết:
    1.683
    Đã được thích:
    8
  6. khacming

    khacming Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2012
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Công ty Mĩ bán phần mềm hỗ trợ phát triển trực thăng chiến đấu cho Trung quốc kìa, không hiểu trong vụ này có âm mưu gì của Mĩ không nhỉ
  7. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    bạn nói trống không thế ai biết đâu mà lần ít nhất phải có tý tin hay dẫn link ra chứ [r23)]
  8. vanhai124

    vanhai124 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2010
    Bài viết:
    1.683
    Đã được thích:
    8
  9. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
  10. vanhai124

    vanhai124 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2010
    Bài viết:
    1.683
    Đã được thích:
    8
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này