1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HSD2010

    HSD2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2012
    Bài viết:
    1.734
    Đã được thích:
    4
    Trung Quốc lo sợ một vụ đảo chính?
    Từ khi các vụ bê bối xung quanh vụ lật đổ Bạc Hy Lai, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh hồi tháng 3, Trung Quốc có vẻ như đang trên bờ vực cải cách – hay là hỗn loạn. Trong khi lời kêu gọi tiến hành cải cách khẩn trương của Thủ tướng Ôn Gia Bảo lên báo chí chính thức, trở thành thông báo “tấn công vào thành trì cải cách”, thì “Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đặt ra những giới hạn vững chắc cho các thành tựu mà một cuộc cải cách như thế có thể đạt được, nhất là khi các thế lực thù địch có thể sẽ lợi dụng mọi bất ổn chính trị. Số ra gần đây nhất của tạp chí Hồng Kỳ (Cờ Đỏ), cơ quan ngôn luận của trường Đảng Trung ương, đã đề cập đến “cải cách thể chế chính trị” để ĐCSTQ có thể thích ứng với bản chất luôn biến động của xã hội Trung Quốc, ít nhất cũng thừa nhận sự bất mãn ở cấp cao với trạng thái chính trị hiện hành. Một cuộc cải cách như thế, cho dù có tỏ ra khiêm tốn tới mức nào đi nữa trước mắt người ngoài cuộc, thì cũng có thể gây chia rẽ, và giới lãnh đạo Trung Quốc có lẽ đang cố gắng giữ lấy sự trung thành của quân đội, đề phòng khi chia rẽ trong nội bộ lãnh đạo dẫn tới bất ổn xã hội.
    Từ hồi đầu năm, báo chí của quân đội và của chính phủ Trung Quốc đã nổi một hồi trống gay gắt khi nói về nguy cơ lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân (QĐTQ) phải chấp nhận “phi chính trị hóa quân đội, tách (Đảng Cộng sản Trung Quốc) khỏi quân đội, và quốc hữu hóa quân đội”. Hồi trống này đã kéo dài hơn nhiều so với nhiều người tưởng lúc đầu, khi họ nghĩ đó chỉ là những điều kiện có tính ý thức hệ đặt ra cho các thanh niên mới gia nhập quân đội đầu năm nay – hay thậm chí nghĩ là nó có liên quan đến những mối quan hệ giữa QĐTQ và ông bí thư bị lật đổ Bạc Hy Lai.
    Những sự kiện được chọn ra dưới đây làm nổi bật một điều là, chỉ có một số rất ít báo chí chính thống của Trung Quốc chú ý đến những nguy cơ về một lực lượng QĐTQ không trung thành, cũng như đến các yêu cầu đặt ra cho giới quan chức quân đội là phải có quan hệ thân thiết với đảng:
    - Ngày 25-6, tờ Nhân Dân Nhật Báo có bài viết của một chính ủy Khu vực Quân sự Tế Nam, hô hào các cán bộ trong quân đội hãy mạnh mẽ hơn nữa, chống lại những quan điểm sai lầm về vai trò chính trị của QĐTQ trong bối cảnh một xã hội Trung Quốc ngày càng đa nguyên hơn.
    - Ngày 17-6, tờ Nhật báo QĐTQ kêu gọi các quan chức quân sự trung thành với ĐCSTQ, hàm ý nói rằng nhiều quan chức không đủ tận tụy với việc tiếp tục duy trì quyền lãnh đạo của đảng.
    - Ngày 15-5, Nhật báo QĐTQ có bài xã luận khuyên quân đội nhìn nhận cho rõ âm mưu đằng sau những nỗ lực nhằm chia rẽ quân đội với đảng, và yêu cầu phải trung thành với hệ thống chính trị căn bản, theo đó ĐCSTQ được đặt cao hơn quân đội.
    - Ngày 6-4, Nhật báo QĐTQ có bài xã luận rằng QĐTQ cần hợp tác vững chắc với đảng để bảo đảm ổn định chính trị, vì lẽ kinh nghiệm lịch sử cho thấy cạnh tranh ý thức hệ sẽ căng thẳng hơn khi ĐCSTQ đối diện với những khoảnh khắc cải cách mang tính quyết định.
    - Ngày 19-3, Nhật báo QĐTQ xuất bản một bài báo nêu rõ, QĐTQ cần chống lại “ba quan niệm sai lầm” nói trên về sự phát triển của quân đội Trung Quốc, và họ tuyên bố “luôn luôn đặt việc xây dựng ý thức hệ và chính trị lên hàng đầu”, bởi lẽ, đó là một công cụ thiết yếu để củng cố QĐTQ.
    - Ngày 13-3, Tân Hoa Xã có bài viết về ý kiến của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, nói rằng “mọi quân nhân trong quân đội đều phải ý thức rằng, phát triển, trong khi vẫn duy trì ổn định, là mối ưu tiên lớn”. Ông ta nhấn mạnh rằng QĐTQ và cảnh sát, công an có vũ trang, phải tập trung vào nhiệm vụ quốc phòng và xây dựng quân đội, và tuân thủ các đòi hỏi căn bản của việc đạt được tiến bộ trong khi vẫn duy trì ổn định.
    Như ông Dennis Blasko, chuyên gia QĐTQ đã viết hồi đầu năm: “Không rõ ai – nếu có ai đó đứng đằng sau QĐTQ – đã đề xuất việc chia rẽ, phi chính trị hóa hay là quốc hữu hóa quân đội”. Tất cả những gì người ta có thể biết là, người duy nhất đưa ra tuyên bố về việc đảng kiểm soát quân đội, là một nhà báo, biên tập viên của một tờ báo dân sự, người này đã nhanh chóng bị đuổi việc. Và Nhật báo QĐTQ đã tránh nêu tên, thậm chí không nhắc tới những người thuộc QĐTQ và đang mất lòng tin vào ĐCSTQ. Không có lý do thật sự nào được đưa ra cả, điều đó cho thấy cần phải tìm đến những nguyên nhân khác.
    Hồi tháng 5, một thành viên giấu tên ở Đại học Quốc phòng Trung Quốc nói với tờ Hoàn Cầu Thời báo rằng, lý do thực sự để người ta lo ngại về sự trung thành của quân đội có lẽ liên quan đến các âm mưu của nước ngoài, ngày càng dữ dội, nhằm phá hoại quá trình chuyển giao quyền lực trước Đại hội 18 của Đảng. Tuy nhiên, giải thích này không lý giải gì về tính chất lặp đi lặp lại của những lời kêu gọi nói trên – hoặc tại sao những lời kêu gọi như thế là đủ để chống lại mưu đồ của thế lực thù địch nhằm trung lập hóa QĐTQ về ý thức hệ. Nhưng cách giải thích đó cũng đã làm nổi bật tầm quan trọng của bối cảnh chính trị trong nước ở Trung Quốc năm nay, trong mọi vấn đề.
    Công cuộc chuyển giao quyền lực lãnh đạo tại Đại hội Đảng lần thứ 18 gần như chắc chắn sẽ ghi nhận việc hơn nửa Bộ Chính trị luân chuyển công tác và chỉ có 2 trong tổng số 9 ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng ở lại. Hơn thế nữa, có một sự chuyển giao thế hệ đang diễn ra, và sẽ đưa các vị lãnh đạo Trung Quốc ra khỏi cái bóng của Đặng Tiểu Bình, người có ảnh hưởng tới tất cả các tổng bí thư ĐCSTQ, từ Hồ Diệu Bang tới Hồ Cẩm Đào.
    Mặc dù sự chú ý thường dồn về những lời kêu gọi dân chủ của Thủ tướng Ôn Gia Bảo, được đăng tải rất kỹ, nhưng cuộc đấu tranh thực sự để cải cách trong ĐCSTQ là về vấn đề thực hiện, và làm thế nào để nhận được nhiều hơn từ một hệ thống chính trị dường như ngày càng không thể chống chọi lại với các khó khăn từ bên trong.
    Vào tháng ba và tháng tư, một loạt xã luận đăng trên Nhân Dân Nhật Báo, Hoàn Cầu Thời Báo, Trung Hoa Nhật Báo, và Tân Hoa xã, có vẻ như đã khởi động một chiến dịch có phối hợp, nhằm ủng hộ cải cách, ngay cả khi ngôn từ trong các bài đã chỉ rõ ra rằng cải cách chính trị kiểu phương Tây là không thể được. Báo chí chính thống, với mặc định rằng ĐCSTQ duy trì được vị trí lãnh đạo của mình, đã công kích các quan chức, cán bộ tham nhũng, và cổ súy cho cải cách hành chính để nâng cao hiệu quả vận hành.
    Việc tập trung vào cải thiện hiệu quả vận hành đã tạo ra một loạt quan điểm khác nhau. Ví dụ, Bắc Kinh có vẻ như tham gia vào một cuộc duyệt xét lại nghiêm túc các định chế quốc doanh – những cơ quan có liên quan đến việc chuyển đổi các tổ chức có hoạt động gần với kinh doanh, như các nhà xuất bản, thành doanh nghiệp thực sự. Đối với những người không tin vào khả năng đó, hãy lưu ý đến phí đăng ký đọc các số phát hành trên mạng của tờ Nhân Dân Nhật Báo, hay là giá bán 1 đô la cho một tờ Trung Hoa Nhật Báo trên đường phố Mỹ. Những cuộc cải cách khiêm tốn, dựa vào hiệu quả hoạt động như thế, có ảnh hưởng thực sự để thay đổi chính trị Trung Quốc hay không thì lại là chuyện khác; tuy nhiên, thêm nhiều quan điểm mạnh mẽ khác dường như đang lan dần ra.
    Tạp chí của Đảng, tờ Hồng Kỳ, hồi đầu tháng này có đưa ra câu hỏi, liệu Đặng Tiểu Bình, cha đẻ của chính sách Cải cách và Mở cửa, có phê chuẩn cải cách thể chế chính trị hay không (nếu ông còn sống – ND). Trong khi tờ tạp chí tuyên bố, một cách không gây ngạc nhiên, rằng ông Đặng sẽ bác bỏ dân chủ hóa kiểu phương Tây, thì nó lại mở ngỏ khả năng đón nhận những thay đổi về cấu trúc để giữ lại ĐCSTQ, bởi vì cần có ĐCSTQ để thích ứng với cải cách xã hội và lật đổ nền hành chính quan liêu, trì trệ ở Trung Quốc. Lời biện hộ về ý thức hệ này – vượt ra khỏi trường Đảng Trung ương mà đứng đầu là Phó Chủ tịch Tập Cận Bình – có thể báo trước một mức độ lịch thiệp và nhã nhặn hơn trong cuộc đấu đá đảng phái, làm chia rẽ Tập và Hồ Cẩm Đào, cũng như người cầm ngọn đèn cải cách của Hồ – bí thư tỉnh Quảng Đông, Uông Dương.
    Nhưng các lời biện hộ giáo điều, được đóng dấu kín mít, là không đủ.
    Câu răn dạy nổi tiếng của Mao Trạch Đông, rằng “quyền lực chính trị hình thành từ họng súng” và “Đảng ra lệnh cho súng”, càng làm nổi rõ vai trò của QĐTQ và Công an Vũ trang Nhân dân, như là những người bảo vệ quyền lãnh đạo của ĐCSTQ. Vào thời điểm có những bất ổn về chính trị, sự trung thành của quân đội (mà giờ đây là của lực lượng bán quân sự) là nền tảng cho phép đảng mạo hiểm chính trị. Đạp đổ những lợi ích cố thủ trong một hệ thống vốn dĩ thăng quan tiến chức chỉ nhờ vào việc duy trì mãi mãi ĐCSTQ sẽ tạo ra chia rẽ trong nội bộ đảng, vì nó thay đổi luật chơi đối với các quan chức đang lên – những người có quyền lợi liên quan đến trạng thái chính trị hiện hành, và những người có thể thất bại nếu bị vạch trần bộ mặt.
    Các nhà quan sát hẳn thấy sự trung thành của quân đội Trung Quốc như là một điều kiện tiên quyết cho cải cách chính trị, khi mà thách thức của cải cách kéo theo việc phá vỡ tính quan liêu xơ cứng của đảng mà dường như khuyến khích các nhóm lợi ích tham nhũng. Và cái điệp khúc liên tục nói rằng ĐCSTQ nên kiểm soát QĐTQ có thể là một dấu hiệu cho thấy rằng các cuộc thảo luận cải cách là có thực, cho dù không chắc chắn sẽ được thực hiện.
    Mặc dù một số lời đồn đại về khả năng quốc hữu hóa quân đội có thể là sự thật, nhưng lời giải thích sau đây mới khả dĩ. Nếu sự trung thành của QĐTQ với đảng, đặc biệt với Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình, không được bảo đảm duy trì, thì sẽ hầu như chẳng còn lý do để lãnh đạo Trung Quốc mạo hiểm bằng một cuộc thảo luận đau đớn, có khả năng công khai chia rẽ đội ngũ lãnh đạo. Bài học quan trọng nhất của những biến cố hỗn loạn năm 1989 là, lãnh đạo không nên thể hiện sự mất đoàn kết ra trước công chúng. Hồi trống kêu gọi trung thành của QĐTQ có ý cho rằng đây là một nguy cơ thật sự. Có lẽ một sự tiếp tục tình hình hiện nay nên được xem như dấu hiệu của bất ổn gia tăng trong ban lãnh đạo và là dấu chấm hết đối với các khả năng cải cách trong nội bộ đảng. Nguồn: The Diplomat. Người dịch: Đan Thanh
  2. BAPCUONG

    BAPCUONG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2007
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    87
    "Sau cuộc tập trận với Hàn Quốc và Nhật Bản, tầu tàu sân bay George Washington (CVN-73) ghé thăm Hồng Kông 10 ngày, cùng đi với tầu tàu sân bay George Washington còn có một tầu tuần dương và hai tầu khu trục tên lửa"
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Xem ra, thời điểm này CVN-73 đến Hồng Công mang theo quá nhiều "ẩn ý" ?
  3. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Đề nghị bác Bắp Cường thay cái chữ ký đi cái. Trong cô gái xinh thật đấy ...Nhưng đêm khuya nhìn ghê ghê thế nào ấy.
  4. BAPCUONG

    BAPCUONG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2007
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    87
    Thay rồi nhá, dưng mà không biết cô này còn sống không!
  5. Luhu

    Luhu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2012
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Vũ khí Nga chỉ dọa được Mỹ và ngược lại, răn đe Trung Hoa à xưa rồi. Học giả Nga phải nói là có cái đầu, vì biết khiếp sợ trước sự lớn mạnh dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng CSTH và dùng CNXH làm kim chỉ nang. Thử hỏi 2 thằng Tây Phuơng lớn mạnh là Nga Mỹ có thứ vũ khí nào tuơng tự và khắc chế được như Đông Phong 21 mà Trung Hoa từ khối óc và 2 bàn tay sáng tạo ra không ?

    Vũ khí hạt nhân Nga không dọa được Mỹ, Trung?
    Cập nhật lúc :3:20 PM, 11/07/2012
    Vũ khí hạt nhân là thứ duy nhất giúp nước Nga được xếp vào danh sách các cường quốc trên thế giới. Đã có người từng nói: "Nước Nga nghèo lắm, chỉ có vũ khí hạt nhân thôi".


    [​IMG]
    Ông Aleksandr Khramchikhin. (ĐVO) Thế nhưng, ngay cả với con bài này, xem chừng Nga vẫn yếu thế trước các đối thủ tiềm tàng là Mỹ và Trung Quốc. Đó là nhận định của chuyên gia quân sự Aleksandr Khramchikhin, Phó giám đốc Học viện nghiên cứu Chính trị và quân sự.

    Dưới đây là bài viết của ông Khramchikhin về khả năng răn đe của vũ khí hạt nhân Nga đối với Mỹ và Trung Quốc:

    Theo số liệu về vũ khí tấn công chiến lược mà Nga cung cấp cho Mỹ thì nước này hiện có 494 tên lửa đã được triển khai và 1.492 đầu đạn hạt nhân.
    Ngoài ra, Nga đang sở hữu 387 tên lửa chưa triển khai.

    Tuy nhiên, thực tế số lượng vũ khí hạt nhân của Nga đến nay vẫn là câu hỏi mở, dù họ đang thực hiện đúng cam kết cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược.
    [​IMG]
    Quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô.​
    Nga cũng chưa bao giờ đưa ra số liệu chính xác về số lượng đầu đạn hạt nhân. Nhiều người cho rằng con số này là vào khoảng 6.000. Tuy nhiên, nếu chỉ tính số lượng vũ khí hạt nhân chiến lược thì Nga đang vượt Mỹ.

    Quân đội Nga hiện nay chỉ thích hợp với những cuộc chiến khu vực, quy mô hẹp. Đối với những cuộc chiến lớn, Nga buộc phải dựa vào khả năng răn đe hạt nhân của mình.
    Theo học thuyết chiến tranh của Nga (mới được áp dụng năm 2010), Liên bang Nga có quyền sử dụng vũ khí hạt nhân để chống trả lại việc sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí huỷ diệt hàng loạt của kẻ thù cũng như để chống lại các cuộc tấn công vào Nga, đe doạ đến sự tồn vong của đất nước”.
    Trên thực tế, Nga không cần sử dụng vũ khí hạt nhân với các nước NATO, bởi các quốc gia này hầu như không có vũ khí hạt nhân (chỉ có Anh và Pháp là sở hữu vũ khí hạt nhân).
    Mỹ cũng giống như các nước châu Âu, chưa bao giờ bị tấn công hạt nhân trên lãnh thổ nước mình. Tuy nhiên, nếu xét về quy mô quân đội, về tâm lý sẵn sàng chiến đấu, về khả năng tác chiến trên mọi địa bàn cũng như khả năng sử dụng vũ khí công nghệ cao thì quân đội các nước châu Âu không thể so sánh được với Mỹ.
    Mỹ có thể sử dụng những loại vũ khí khác như tên lửa hành trình trên biển, trên không; máy bay ném bom tàng hình B-1B và B-2, và trong tương lai có thể là máy bay ném bom không người lái, để tấn công vào kho vũ khí hạt nhân của Nga.

    Tuy nhiên, khả năng này xảy ra là rất thấp bởi hệ thống tên lửa phòng không Nga hoạt động khá hiệu quả. Bên cạnh đó, Mỹ chỉ có thể tấn công được tối đa 10% vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga, trong khi đó Nga có thể “động chạm” tới toàn bộ kho vũ khí chiến lược của Mỹ.

    [​IMG]
    Máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-2 của Mỹ.​
    Vậy nên, có vẻ như việc sử dụng chiêu răn đe hạt nhân giữa Nga và Mỹ là điều không tưởng!
    Liệu chính sách răn đe hạt nhân áp dụng cho Trung Quốc, một đối thủ tiềm tàng của Nga, sẽ được thực thi đến mức nào?

    Câu trả lời thật không dễ dàng, bởi nhiều lý do:
    Thứ nhất: Vũ khí hạt nhân là giải pháp cuối cùng được đưa ra, khi tất cả những giải pháp khác đều vô dụng. Tuy nhiên, lại đang đẩy mình vào tình thế mà việc sử dụng vũ khí hạt nhân là giải pháp đầu tiên và duy nhất (đặc biệt trong mối quan hệ đối với Trung Quốc).

    Thứ hai: Trung Quốc cũng là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, hơn nữa, quy mô kho vũ khí hạt nhân của họ đang là bí ẩn lớn đối với giới quân sự thế giới. Có thể nói, khả năng hạt nhân - tên lửa, Trung Quốc không hề thua kém Nga.
    Thứ ba: Nga không sở hữu tên lửa đạn đạo tầm trung (theo hiệp ước đã kí với Mỹ năm 1987), trong khi Trung Quốc đang là nước đứng đầu thế giới về loại này. Về mặt này, Trung Quốc đang thắng thế trước Nga.
    Thứ tư: Tương quan lực lượng về vũ khí hạt nhân chiến lược giữa Trung Quốc và Nga còn là ẩn số.
    Cần phải nhớ rằng, Trung Quốc đang sở hữu một số lương lớn tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Họ có khoảng vài nghìn điểm điều khiển tên lửa chiến lược và tổ hợp tên lửa chiến thuật với tầm bắn khoảng từ 150-160 km, có khả năng chống trả khoảng 100 tên lửa Tochka-U, có tầm bắn 120 km của Nga. Hiện Nga chỉ có 1 lữ đoàn đươc trang bị tổ hợp tên lửa Iskander, hơn nữa lữ đoàn này lại đóng quân ở lãnh thổ Nga thuộc châu Âu.

    Cả Nga và Trung Quốc sở hữu khoảng gần 300 máy bay ném bom (Nga là Tu-22M3 và Su-24, Trung Quốc là H-6 và JH-7).
    Để thực hiện các cuộc ném bom hạt nhân, Trung Quốc có thể dùng những loại máy bay cũ như H-5, Q-5, J-6. Những loại này, Trung Quốc có khoảng 2.000-3.000 chiếc.

    [​IMG]
    Tổ hợp tên lửa Iskander của Nga.​
    Như vậy, Trung Quốc đang chiếm lợi thế về số lượng.

    Cũng cần nhớ rằng, khi cả hai tấn công bằng vũ khí hạt nhân chiến lược, Nga sẽ phải chịu tổn thất nhiều bởi vũ khí Trung Quốc có thể vươn tới lãnh thổ Nga.
    Thứ năm: Đối với Mỹ và các quốc gia châu Âu, việc để xảy ra một vụ nổ bom nguyên tử nào, dù sức công phá đến đâu, cũng là điều không thể chấp nhận được (trước hết là trong dư luận). Trong khi đó, Trung Quốc thừa khả năng chịu đựng được vài cuộc tấn công bằng bom nguyên tử ở khu vực biên giới.
    Thứ sáu: Tổn thất nặng nề nhất với Trung Quốc là việc các thành phố ở khu vực đông nam đất nước phải chịu tấn công bằng bom nguyên tử. Tuy nhiên, để trả đũa, Trung Quốc sẽ tấn công bằng bom nguyên tử vào các thành phố thuộc phần lãnh thổ châu Âu của Nga.
    Vì vậy có thể nói, Nga hầu như không thể áp dụng chiến thuật răn đe nguyên tử với Trung Quốc.
    Vấn đề bảo vệ đất nước và răn đe hạt nhân có ý nghĩa vô cùng quan trọng với Nga, nếu tính tới diện tích lãnh thổ vầ số lượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước này.

    Đặc biệt vai trò của vũ khí hạt nhân đối với Nga là vô cùng lớn, hơn hết thảy các cường quốc hạt nhân chính thức. Thật đáng tiếc, với sự yếu kém của quân đội nước mình, Nga đã tự làm cho ảnh hưởng răn đe hạt nhân của mình bị “thất thố” trước Mỹ và Trung Quốc.
  6. dongfonghong2

    dongfonghong2 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/03/2012
    Bài viết:
    166
    Đã được thích:
    37
    sức mạnh và kỹ thuật quân sự người Nga đi trước và hơn TQ một bậc.Trận chiến ngắn ngủi 1969 tranh chấp đảo Trân Bảo cho thấy Xô Trung thời đó xe tăng T62 LX đã là hiện đại lắm rồi.Chẳng mai trúng mìn TQ,Xe tăng LX mới nằm chết.Tới bây giờ xin lổi ở VN ngoài T54 ra chưa thấy tăng nào mới hơn T54.Còn tàu vũ trụ Nga đi đi về về như đi chợ.chẳng mai kinh tế nga đang hẻo tài nguyên thì bao la.TQ hơn Nga tiền nhiều tính cho đến thời nầy.Máy bay Lx mig 25 thời chiến tranh do thái với ai cập không có vũ khí nào hạ được nó,Lx dọa dùng mig 25 ném bom nguyên tử do thái,Nhưng LX cho mig lượn mấy vòng Tel Aviv phòng không Do thái không với tới được ,Kết quả là Do thái từ bỏ ý đồ ném bom đập nước Ai cập.Còn TQ thì mới nổi gần đây thôi ,So với Mỹ thì hãy còn xa về kinh tế và quân sự.Miền đông TQ còn ngèo lắm .Trường tiểu học nơi nầy bàn ghế quần áo còn chưa ra gì.Nếu TQ đầu tư vào những vùng nầy xin lỗi mấy ngàn tỷ USD chưa đủ.Tôi xem cctv mỗi ngày lạ gì
  7. hoalongtrang

    hoalongtrang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Bài viết:
    2.667
    Đã được thích:
    1.100
    Có máy bay mig 24 hả bác??? :-??
  8. vanhai124

    vanhai124 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2010
    Bài viết:
    1.683
    Đã được thích:
    8
    Type054a FFG vs Type 056 Corvette

    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
  9. dongfonghong2

    dongfonghong2 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/03/2012
    Bài viết:
    166
    Đã được thích:
    37
    sorry mig 25
  10. oanh89

    oanh89 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Bài viết:
    4.399
    Đã được thích:
    5.400

    ok ! đây ko phải em lật lại cái vụ rồng với gấu , nhưng quả thật không có tên lửa đường đạn tầm trung, cái này em đã có bài viết trước trong box rồng gấu rồi : bọn Trung Quốc đã nếm trải hỏa lực khủng kiếp thế nào của lực lượng pháo và tên lữa của nga trong trận đánh thứ hai giành đảo Damansky trong cuộc xung đột biên giới với Liên Xô. nên càng sợ nga hơn nhiều , vì vậy , bọn TQ nó đầu tư lớn vào các phương tiện và Vk tấn công có tầm xa lớn , độ chính xác đang được tăng đáng kể nhờ bọn nó đang hoàn thiên hệ thống bắc đẩu mấy con cùi rách H6M cùng bay được 2500km và phóng được kiểu tên lửa hành trình phóng từ máy bay Kh-55 cuả gấu đấy '

    ac. ac. , bác đây bảo bonk khựa nghèo bên phần phía đông ha ? phần tây của TQ là nghèo nhất , ở đó chả làm ăn được gì , bác kinh , thượng hải và các thành phố phồn thịnh nhất TQ ỏa phía đông hết, tất nhiên ở 1 thành phố lớn như thế thì ko phải chổ nào cũng giầu như nhau [-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X
    tóm lại , cuối năm nay , lũ khựa xẽ tiêu tùng hết , đợi đó mà xem :-w:-w:-w:-w:-w:-w
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này