1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vanhai124

    vanhai124 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2010
    Bài viết:
    1.683
    Đã được thích:
    8
    @suhomangmáy hôm nay báo đài TQ đang bàn tán về con 560 bị mắc cạn trên biển Đông chả thấy bài nào nói về cáp hãm
  2. HSD2010

    HSD2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2012
    Bài viết:
    1.734
    Đã được thích:
    4
    Tạp chí uy tín Foreign Policy vừa có bài phân tích tình hình nền kinh tế Trung Quốc, với nội dung sau:

    Ánh sáng đang trở nên mập mờ trong nhà máy điện của nền kinh tế thế giới. Mặc dù tương lai của Trung Quốc được cho là vẫn có thể khá lạc quan nếu so sánh với châu Âu, nhưng những con số thống kê đang cho thấy động cơ tăng trưởng của nước này đã bị lỡ số.
    Các doanh nghiệp được vay vốn ngày càng ít. Nhu cầu cho ngành sản xuất đình trệ. Lãi suất bị cắt giảm đột ngột. Nhập khẩu không hề tiến triển. Tăng trưởng GDP cũng tụt giảm xung quanh sự tranh cãi của dư luận rằng Trung Quốc có lẽ đã ở trong tình trạng khủng hoảng kinh tế. Vào tháng 3/2012, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo bị cho là dè dặt khi đặt chỉ tiêu tăng trưởng năm 2012 ở mức 7,5%. Giờ đây, điều đó được xem như là một lời tiên tri.

    Trên thực tế, đây là mức tăng trưởng hàng năm thấp nhất của nền kinh tế Trung Quốc kể từ năm 1990, khi đất nước này phải đối mặt với sự cô lập của quốc tế, sau cuộc thảm sát Thiên An Môn 1989. Vậy những dấu hiệu nào thực sự chứng minh rằng sự trì hoãn của nền kinh tế Trung Quốc không đơn thuần chỉ là thống kê trên giấy? Dưới đây là 5 dấu hiệu trên thực tế biểu hiện khó khăn kinh tế Trung Quốc:

    Tạm biệt BMW

    Gói kích cầu lên đến 586 tỉ USD, đã giúp Trung Quốc vượt qua khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009, giờ đây trở thành một gánh nặng đối với chính quyền địa phương, khi các bộ phận này phải tìm cách trả nợ. Điều đó đồng nghĩa với những chính sách thắt lưng buộc bụng cực kì khắt khe.
    Những đoàn xe bóng loáng mà các quan chức địa phương vẫn ung dung rước về trong những năm bùng nổ tăng trưởng, ở hàng đầu trên danh sách những thứ bị loại bỏ. Chính quyền thành phố Ôn Châu đang lên kế hoạch bán đấu giá đến 80% tổng số xe dành cho quan chức (1.300 chiếc) trong năm nay. Chính quyền ở các địa phương khác cũng đang tiến hành những kiểu bán tống bán tháo tương tự. Ngay cả hãng Ô tô Ferrari, cũng đang lo ngại về suy thoái kinh tế Trung Quốc và điều này không chỉ vì Bạc Hy Lai vừa bị loại khỏi danh sách khách hàng tiềm năng của họ.

    Một vấn đề đau đầu khác cho chính quyền địa phương đó là sự ứ đọng bất động sản từ hậu quả của chỉ thị làm nguội thị trường bất động sản của Chính quyền Trung ương, sự túng thiếu về cả tiền bạc lẫn niềm tin từ các khách hàng tiềm năng. Vào tháng 6, mức giá mua nhà bình quân trên 100 thành phố lớn của Trung Quốc tăng lần đầu tiên trong 9 tháng, tuy nhiên vẫn thấp hơn 1,9% so với năm ngoái. Một số tòa nhà chính phủ có thể sẽ nằm trong danh sách được bán tiếp theo, sau khi những người chủ tư nhân mới lái đi những chiếc xe công chức. Và thế là sự tiết kiệm tột bậc bắt đầu: Những bữa tiệc của các quan chức Trung Quốc có thể sẽ trở nên buồn tẻ hơn rất nhiều.

    Bạo động ở Quảng Đông

    Những quan chức cấp cao trong nhiều thập kỉ đã cảnh báo rằng suy thoái kinh tế sẽ dẫn đến bất ổn xã hội. Ngoại trừ một số trường họp ngoại lệ, sức tăng trưởng của một nền kinh tế Trung Quốc hiện đại đã đủ sức để khiến đa phần dân số không phải phàn nàn nhiều. Tuy nhiên, với mức GDP tụt xuống dưới 8% lần đầu tiên sau nhiều năm, cơ cấu xã hội của Trung Quốc có thể đang trong một trạng thái căng thẳng, nhất là khi hàng nghìn, nếu không phải hàng triệu người lao động nhập cư đang đứng trước nguy cơ mất việc.

    Lu Ting, nhà kinh tế của chi nhánh ngân hàng Bank of America tại Hồng Công, nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ Bloomberg BusinessWeek: “Rõ ràng sự suy thoái của tăng trường xuất khẩu từ tình trạng tiêu cực của kinh tế châu Âu, châu Mỹ đang là gánh nặng lên kinh tế Trung Quốc”. Những công ty xuất khẩu đang tiếp tục phá sản, số khác đang giảm thời lượng làm việc từ ba ca xuống chỉ còn một ca, để có thể tiếp tục duy trì kinh doanh, Lao động nhập cư đã luôn là dầu nhớt giúp động cơ tăng trưởng tại Trung Quốc nổ máy. Tuy nhiên, việc đảm bảo lực lượng lao động này, để họ được nhận phần thưởng xứng đáng, là một yếu tố quan trọng nhằm đảm báo ổn định tại nước này. Sự bất mãn của lực lượng lao động này sẽ là hiểm họa tiềm tàng gây thiệt hại cho Trung Quốc, giống như bạo động được cho là chấn động lớn trong thời gian gần đây tại thị xã Tây Sa, tỉnh Quảng Đông miền Nam Trung Quốc. Cuộc bạo động này tuy được ngăn chặn, nhưng những người dân Tây Sa đông đảo cũng đã khiến chính quyền địa phương phải dốc hết sức lực.

    Tầng lớp thượng lưu mất tích

    Khi tình hình trở nên gay go, kẻ giàu hướng thẳng tới sân bay. Những mặt hàng xa xỉ, vốn tăng trưởng mạnh mẽ tại Trung Quốc, đã bắt đầu có những dấu hiệu chậm lại vào đầu năm nay. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa người giàu tại Trung Quốc đã ngừng tiêu tiền. Họ chỉ chọn ngưng tiêu tiền tại Trung Quốc.
    Vào cuối năm ngoái, một điều rõ ràng là nhiều người giàu có tại Trung Quốc đã tỏ ra suy giảm niềm tin đối với thị trường trong nước và bắt đầu quay sang đầu tư vào tài sản có tính hoán đổi, ví dụ như ngoại tệ, thay vì tài sản cố định, ví dụ như bất động sản.

    Hiện nay, những người này đang có xu hướng đầu tư bất động sản cao cấp tại nước ngoài, một phần vì những giới hạn đầu tư trong nước kèm theo giá hời ở nước ngoài, nhưng cũng một phần vì sự e ngại nhũng bất ổn chính trị và kinh tế tại Trung Quốc. Thực tế này ăn khớp với kết quả khảo sát vào cuối năm 2011, ràng hơn một nửa số triệu phú Trung Quốc đang nghĩ đến việc rời bỏ đất nước và định cư tại nước ngoài.

    Các ủy viên Công tố của Trung Quốc cho biết hơn 19.000 quan chức đã bị bắt trong 12 năm qua trong khi đang tìm cách trốn ra nước ngoài với số tiền bất hợp pháp kiếm được. Họ dùng thuật ngữ “nude official”, để nói về những quan chức đã thành công trong việc cất giấu những khối tài khoản trái phép tại nước ngoài, đưa những thành viên gia đình mình đến đó trước một cách an toàn và chỉ đợi thời cơ để nhảy lên tàu trốn đi. Những người giàu có và nắm trong tay quyền lực chính trị, thường là thành viên của cùng một gia đình. Nếu như Trung Quốc thực sự rơi vào khủng hoảng kinh tế, rất nhiều người giàu có sẽ có thể bỏ chạy.

    Một mùa Hè dài và nóng

    Mức tiêu thụ điện thường leo thang vào mùa Hè, khi người dân mở máy điều hòa để chống chọi với thời tiết nóng bức. Tuy nhiên năm nay, rất nhiều những người dân Trung Quốc đang chịu đựng cái nóng để tiết kiệm. Những đống than, lẽ ra phải được sử dụng ở các nhà máy năng lượng, giờ này nằm chồng chất tại các cảng Trung Quốc. Sản lượng giảm cũng là một trong những lí do cho điều này. Chỉ mới năm ngoái đây, Bắc Kinh còn nói đến chuyện xây dựng trữ lượng than dự phòng để đề phòng trường hợp cạn kiệt.

    Hiện tại, Trung Quốc dường như đang nhập khẩu nhiều dầu hơn nhu cầu thực tế, trong bối cảnh những người dân lam lũ, nhũng doanh nghiệp và các nhà máy đang phải cắt giảm mức tiêu thụ điện để giảm chi phí. Giá than trên toàn quốc đã giảm 10% kể từ năm ngoái. Sự giảm giá này có thể gây thêm sứt mẻ đối với kinh tế thế giới và làm suy giảm thêm nhu cầu đối với ngành xuất khẩu Trung Quốc. Sự toàn cầu hóa đích thị là đây: Một người Trung Quốc tắt điều hòa và cả thế giới bị cảm lạnh.

    Giá cả leo thang

    Giá thịt lợn và thịt bò tại Trung Quốc đang tăng ngày càng cao, phản ánh nhu cầu ngày càng tăng. Điều này biến lạm phát thành mối bận tâm hàng đầu với các nhà lập pháp Trung Quốc.
    Năm 2007, mức tiêu thụ thịt lợn ở mức 1,7 triệu con mỗi ngày. Vào năm 2011, Cục Thống kê Quốc gia cho biết giá thịt lợn hàng năm đã tăng lên 57%. Tuy nhiên, trong bốn tháng vừa qua, nhu cầu thịt lợn đã suy giảm. Kết quả của nguồn cung cấp quá mức đã khiến tỉ lệ giá lợn so với con giống giảm, đến mức độ chăn nuôi lợn trở nên dễ kiếm lời hơn. Chính phủ Trung Quốc đã phải can thiệp và thu mua thịt lợn đế bình ổn giá. Ngay cả khi thịt lợn giảm, giá trứng lại tăng nhanh đến mức những người tiêu dùng bắt đầu sử dụng cụm từ “trứng tên lửa”.

    Thêm vào đó, đối với những người tiêu dùng Trung Quốc, niềm tin của họ không chỉ bị lung lay bởi tình hình kinh tế ảm đạm, mà còn vì một chuỗi những tai tiếng về vệ sinh an toàn thực phẩm. Những người này, ngày càng có xu hướng tự trồng rau và trái cây, để thứ nhất là không phái trả giá cắt cổ, thứ hai để tránh thảm cảnh phải ăn dưa leo được bơm đây những chất, mà lẽ ra không thứ dưa leo nào phải chứa.

    Phó Chủ tịch Tập Cận Bình được cho là sẽ đảm đương chức vụ Chủ tịch Trung Quốc trong một sự kiện chuyển giao quyền lực lãnh đạo một thập kỉ mới có một lần vào mùa Thu này. Trong bối cảnh những sự rạn nứt bắt đầu xuất hiện trong nền móng kinh tế của đất nước, người ta không khỏi tự hỏi liệu ông Tập có vẫn còn ưa thích vị trí này hay không./.
  3. vanhai124

    vanhai124 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2010
    Bài viết:
    1.683
    Đã được thích:
    8
  4. Ho_Chu_1958

    Ho_Chu_1958 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/07/2012
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Với Tứ Đại Phát Minh La bàn, thuốc nổ, giấy, in ấn và hằng hà xa số các phát minh vĩ đại khác trong lịch sử nhân loại. :)

    Nếu nói Trung Hoa vượt Mỹ thì thực sự đã vượt rất lâu rồi.
    [-(

    Khoa học TQ 'sẽ vượt Mỹ' trong hai năm tới

    [​IMG]Trung Quốc có bước gia tăng mạnh về phát triển khoa học trong thời gian qua


    Trung Quốc đang trên đà sẽ vượt Hoa Kỳ về số lượng các công trình khoa học, có thể là vào năm 2013 - tức là sớm hơn nhiều so với dự kiến.
    Đây là kết luận mà một nghiên cứu mới của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Anh (Royal Society) đưa ra.
    Quốc gia đã từng sáng chế ra la bàn, thuốc súng, giấy và in ấn đang trên đà có bước quay trở lại quan trọng trên toàn cầu.
    Nghiên cứu mới được ấn hành cho thấy nền khoa học Trung Quốc trỗi dậy một cách “đặc biệt ấn tượng”.
    Nghiên cứu này, mang tên ‘Kiến thức, Mạng lưới và các Quốc gia’ lập ra những thách thức đối với sự thống trị truyền thống của Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản.
    Các số liệu này dựa trên những nghiên cứu được ấn hành trên các tạp chí được quốc tế công nhận, được liệt kê trên dịch vụ Scopus của nhà xuất bản Elsevier.
    ‘Không ngạc nhiên’
    Năm 1996, năm đầu tiên phân tích, Hoa Kỳ ấn hành 292.512 nghiên cứu - tức là nhiều gấp hơn 10 lần Trung Quốc, khi ấy có 25.474 công trình.
    Vào năm 2008, tổng số nghiên cứu của Mỹ chỉ tăng nhẹ, lên mức 316.317, trong khi Trung Quốc tăng gấp bảy, lên mức 184.080.
    [​IMG]Kinh tế phát triển ở TQ kéo theo đầu tư cho khoa học cũng tăng


    Các ước tính lúc trước về mức độ mở rộng khoa học của TQ gợi ý rằng TQ có thể qua mặt Hoa Kỳ vào thời điểm sau năm 2020.
    Tuy nhiên, nghiên cứu này cho thấy TQ - sau khi qua mặt Anh Quốc trở thành nước đứng thứ hai thế giới về các công trình nghiên cứu khoa học - có thể qua mặt Hoa Kỳ trong chỉ hai năm nữa.
    Giáo sư Chris Llewellyn Smith, người đứng đầu báo cáo này, nói ông “không ngạc nhiên” trước sự gia tăng, vì Trung Quốc đã đầu tư rất mạnh vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển.
    Kể từ năm 1999 đến nay, chi tiêu của Trung Quốc cho nghiên cứu khoa học tăng 20% mỗi năm, hiện đã đạt tới mức trên 100 tỉ USD.
    Có tới 1.5 triệu sinh viên khoa học và kỹ sư tốt nghiệp từ các trường đại học của TQ năm 2006.
    Chất lượng?
    Tuy nhiên, báo cáo chỉ ra rằng việc gia tăng về số lượng nghiên cứu được xuất bản không nhất thiết có nghĩa là gia tăng về chất lượng.
    Một chỉ số chính về giá trị của bất cứ nghiên cứu nào là số lần mà nó được các khoa học gia khác trích dẫn trong công trình của họ.
    Mặc dù Trung Quốc đã gia tăng mức độ xếp hạng “được trích dẫn”, thành công của họ trong tiêu chí này vẫn chưa xứng với mức độ đầu tư cũng như tỉ lệ xuất bản.
    Các nghiên cứu khoa học của Anh vẫn đứng thứ hai thế giới, sau Mỹ, nếu xét về mức độ được trích dẫn nhiều nhất.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...ancement.shtml

    Thế giới dù sao cũng phải chia ra 2 cực

    Mỹ có 2 đảng
    Giải khát có Coca cola vs Pepsi
    Máy bay có Boeing và Airbus
    ...những thứ tối thiểu nhất cho sự cạnh tranh.
    độc quyền là giảm phát.

    Mỹ với cái vị thế không có cạnh tranh sẽ đưa cả thế giới đi một bước lùi.

    Nhờ LX mà Mỹ biết đến mặt trăng , nhờ Mỹ mà LX mới trãi nghiệm thế nào là hạt nhân...

    Đến lúc này cuộc chiến tiền tệ chưa kết thúc , Mỹ chật vật với suy thoái khủng hoảng, Trung Quốc vẫn trên con đường phát triển vũ bão...phần thắng nghiên về ai đã rõ, Trung Quốc còn là chủ nợ của Mỹ

    Nhật đã bại với Mỹ 2 lần...1 bằng súng ống, 1 bằng những tờ bạc xanh, LX cũng đã bại bởi tờ bạc xanh. Nhật lẫn Xô không là đối thủ xứng tầm. Trung Quốc thì khác...

    Vậy thì một số nước sẽ theo Mỹ, số khác sẽ theo Trung Quốc

    Theo Mỹ được gì - mất gì ? Theo Trung Quốc được gì mất gì ? theo Mỹ mất đi tự do, mất đảng mất nước, theo Trung Quốc tự lực tự cường như Pakistan, Bắc Triều.

    Giải nobel là nghĩa lý gì ? khi Trung Quốc là 1 tập thể XHCN vĩ đại, tỉ người vì mọi người, tôn vinh 1 cá nhân như chủ nghĩa tư bản thường hay làm để được gì ?
  5. dongfonghong2

    dongfonghong2 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/03/2012
    Bài viết:
    166
    Đã được thích:
    37
    TQ vượt mỹ khi nào thì chưa biết nhưng bây giờ thì phải xem lại,tôi mới vừa xem chương trình cctv7 tôn vinh những người vượt khó.nói về ước mơ của các em học sinh nghèo ở tỉnh tứ xuyên là gì,các em vừa khóc vừa nói ,chúng em chỉ ước mơ có một con đường đàng hoàng để đi học mỗi ngày,vì mùa đông lạnh dưới âm đi gần mấy giờ đồng hồ trên đường núi đá sưng tấy cả chân,khi phóng viên phỏng vấn em ngồi khóc bà nội em vổ vê em và lấy nước nóng ngâm chân cho em , tôi xem mà lòng vẫn sót xa ,còn ở mỹ không biết có cảnh nầy không:((
  6. oanh89

    oanh89 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Bài viết:
    4.399
    Đã được thích:
    5.401
    Giải nobel là nghĩa lý gì ? khi Trung Quốc là 1 tập thể XHCN vĩ đại, tỉ người vì mọi người, tôn vinh 1 cá nhân như chủ nghĩa tư bản thường hay làm để được gì ?[/QUOTE]

    Lâu rồi chưa viết hịch chửi khựa ( như kiểu nói của lão gàbeo;));)))
    nếu cho mọi người ở đây được tưởng tương rằng nếu thế giới được chia lại , 1 là mĩ vẫn đứng đầu thế giới và 2 là Tq đứng đầu thế giới lên hàng siêu cường , vậy mọi người xẽ theo ai /??? 99% theo hướng mĩ , vì cả nhân loại này biết dù mĩ là lũ lang sói nhưng vẫn còn tốt chán so với lũ khựa ;
    bỏ qua các chuyện về lịch sử , mà lịch sử nTn thì khựa nó không lạ , nhục như con cún , nói đến sự trỗi dậy gần đây thôi nhá;
    Suốt một thời gian dài, song song với nỗ lực phát triển vượt bực về kinh tế, Trung Quốc ra sức xây dựng niềm tin với các nước láng giềng và thế giới bằng những thông điệp về sự trỗi dậy hòa bình-rằng sự phát triển của một đất nước TQ khổng lồ sẽ không có hại cho ai mà chỉ có lợi cho khu vực và thế giới.

    Thế giới đã tin tưởng TQ cho đến những năm gần đây, khi sự tự tin có phần quá đáng vào sức mạnh kinh tế cộng thêm tham vọng trở thành một siêu cường có vị trí quan trọng trên toàn cầu và cơn khát dầu, khát năng lượng đã khiến nhà cầm quyền TQ trở nên chủ quan.

    Tự cho là đã qua thời kỳ giấu mình chờ thời, đã đến lúc chứng tỏ cho các nước trong khu vực và thế giới thấy được sức mạnh của TQ, nhà cầm quyền TQ đã thi hành hàng loạt chính sách ngoại giao hung hăng, gây hấn.

    Từ những sự căng thẳng, xung đột khá thường xuyên giữa TQ với các nước láng giềng đang có tranh chấp về chủ quyền trên vùng biển Đông, qua đó bộc lộ cách hành xử ngang ngược cộng với ngôn từ sặc mùi hiếu chiến trên mặt trận ngoại giao, mặt trận truyền thông của TQ khiến cái nhìn của thế giới về TQ buộc phải thay đổi. Hình ảnh một đất nước TQ hòa bình, thân thiện mà các thế hệ lãnh đạo nhà nước này cố công xây dựng trong mấy thập niên vừa qua đã bị sứt mẻ đi nhiều.

    Không những thế, bản chất bá quyền, tham vọng bành trướng từ thời Đại Hán xa xưa, cùng với các thủ đoạn dắt mũi dư luận, gây nhiễu thông tin, kích động tinh thần dân tộc cực đoan, sự xảo trá “nói một đằng làm một nẻo”… mà các nhà nước độc tài nói chung và cộng sản nói riêng rất giỏi, khiến mối họa TQ trở nên nguy hiểm hơn với các nước trong khu vực.

    Thật ra, nước lớn nào thì cũng muốn đóng một vai trò quan trọng trên bàn cờ kinh tế chính trị thế giới, thậm chí là vai trò lãnh đạo. Nước lớn nào thì cũng hay hành xử theo kiểu nước lớn, tìm những cách khác nhau để ảnh hưởng, lôi kéo, ràng buộc các nước nhỏ hơn. Nhẹ nhàng, kín đáo thì bằng “quyền lực mềm”-sử dụng con đường kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa… Lộ liễu hơn thì bằng “quyền lực cứng”-sử dụng con đường quân sự, gây chiến tranh, đô hộ, xâm chiếm lâu dài…

    Là một nước lớn, TQ, tất nhiên, cũng không là ngoại lệ.

    Nhưng vì nóng vội, chủ quan, nhà cầm quyền TQ đã có phần đánh giá sai về nước mình và nước khác. Mà không chỉ nhà cầm quyền, ngay người dân TQ, nhiều người mà tôi có cơ hội tiếp xúc cũng rất tự tin về sức mạnh kinh tế, quân sự của nước mình. Cộng với việc bị “tẩy não” bởi hệ thống giáo dục và truyền thông luôn cố tình kích động tinh thần dân tộc và những tư tưởng sai lệch về sự xuống dốc của Mỹ, sức mạnh đang lên của TQ và TQ sẽ vượt qua Mỹ nay mai, hay việc TQ đang bị Mỹ và thế giới bủa vây, cô lập…khiến người dân có cái nhìn không chính xác về TQ và về thế giới.

    Nếu nhà cầm quyền TQ trong thời gian qua có những bước đi sai lầm trong chính sách đối ngoại, nôn nóng muốn chứng tỏ tư cách nước lớn, bắt nạt, o ép các nước khác nhỏ yếu hơn trong những vấn đề có liên quan đến chủ quyền và lợi ích trên biển Đông, thì một bộ phận người dân TQ do bị hướng dẫn dư luận nên cũng đồng tình với chính sách ngoại giao hung hăng, xấc xược, chả coi ai ra gì này. Và khi bị các nước láng giềng nhỏ bé hơn phản ứng, các nước lớn như Mỹ, Nhật, Ấn độ…cũng chả ai tỏ ra tán thành, TQ cư xử như thể họ không hiểu tại sao lại như thế. Tại sao thế giới lại oán ghét TQ, tại sao TQ không có bạn, không có đồng minh v.v…

    Bởi đơn giản, là nước lớn, đâu chỉ lớn về diện tích, dân số, túi tiền, thậm chí kể cả sức mạnh quân sự-điều mà hiện nay TQ vẫn còn thua xa vài nước khác, nhất là Mỹ.

    Là nước lớn, và nếu muốn các nước nhỏ yếu hơn phải “tâm phục khẩu phục” chấp nhận vai trò siêu cường, đàn anh của mình, TQ còn phải chứng minh nhiều giá trị khác.

    Về mặt ngoại giao, đó là giá trị của những chính sách ngoại giao thân thiện, cùng chung sống hòa bình với nhau, hai bên cùng có lợi, và trong tư cách một nước lớn càng phải hành xử cho ra nước lớn, có trách nhiệm hơn với những vấn đề chung của thế giới…

    Chứ không phải đường lối chính sách ngoại giao “diều hâu” với tham vọng lâu dài là bành trướng bá quyền trên biển Đông, biến cái của người làm của mình, bất chấp mọi cơ sở về lịch sử và pháp lý. Không phải chính sách ngoại giao nói một đằng làm một nẻo, với các nước láng giềng lúc nào cũng tuyên bố phát triển hòa bình, tình hữu nghị anh em…nhưng hở một chút thì lại dở sức mạnh ra đe dọa, lựa thời cơ lại cướp đất cướp đảo của nước khác, lấn ép từng chút một lãnh thổ lãnh hải trong những hiệp định, hiệp nghị song phương…

    Với thế giới, lại càng không phải chính sách ngoại giao vô trách nhiệm, không quan tâm đến những vấn đề chung, những quy ước, nguyên tắc chung, sẵn sàng bắt tay, thậm chí che chở, dung dưỡng cho các chế độ độc tài tệ hại nhất miễn là có lợi v.v…

    Về kinh tế, đó là giá trị của chữ Tín trong quan hệ làm ăn thương mại với các nước khác, giá trị của những thương hiệu hàng hóa, chất lượng sản phẩm, tên tuổi và sức mạnh tầm cỡ quốc tế của các tập đoàn kinh doanh lớn, điều mà những nền kinh tế lớn khác như Mỹ, Anh, Nhật, Đức, thậm chí Hàn Quốc đã xây dựng được.

    Trong khi đó nhắc tới TQ người ta chỉ nhớ tới khả năng làm thuê, làm hàng nhái, hàng giả, hàng chất lượng kém, thậm chí độc hại… Không có nước nào lại bị mang tai tiếng nhiều như TQ về chất lượng sản phẩm, thực phẩm, lối làm ăn bất chấp mọi quy ước về đạo đức kinh doanh, quyền sở hữu về trí tuệ/sáng tạo hay hậu quả độc hại cho con người và môi trường…Chưa kể, trong quan hệ làm ăn với các nước thì chỉ biết vơ vét, thu lợi về cho mình, mặc cho nước khác bị thiệt thòi.

    Về mô hình thể chế chính trị, cách thức điều hành quản lý quốc gia cho đến những giá trị đạo đức xã hội, TQ sẽ thuyết phục được các nước khác bởi những giá trị gì khi TQ vẫn là một nước đang phát triển, dù nhiều tiền nhưng thu nhập đầu người vẫn thuộc loại thấp, một nước độc đảng độc tài đang phải đối diện với rất nhiều vấn đề nội tại, những nguy cơ bất ổn thường xuyên?

    TQ sẽ thuyết phục được các nước khác bởi những giá trị gì khi trong mọi bảng xếp hạng từ chỉ số tự do dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí, thành tựu về nhân quyền, an sinh xã hội, sự an toàn cho người dân, môi trường sống…TQ đều đứng ở những thứ bậc thấp, thua xa các nước tự do dân chủ và phát triển khác? Khi các giá trị nhân văn, đạo đức trong xã hội đã bị cái chế độ độc tài trong bao nhiêu năm bào mòn, hủy hoại?

    TQ sẽ thuyết phục được các nước khác như thế nào khi hệ thống mô hình chính trị xã hội của TQ còn chưa chinh phục được chính người Hongkong, người Đài Loan cùng một dòng máu với người Trung Hoa đại lục? Hay người dân Tây Tạng, Tân Cương mà quốc gia của họ đã thuộc về TQ, “là một phần của TQ” theo quan điểm của nhà cầm quyền TQ từ bao nhiêu năm nay?

    Ngay cả “quyền lực mềm” đến từ những ảnh hưởng văn hóa từ sách, phim, nhạc…cho đến lối sống, TQ cũng chưa làm được. VN, một nước có số lượng sách tiếng Trung được dịch rất nhiều, có tỷ lệ phim truyền hình TQ chiếm đa số trên các đài trung ương và địa phương, nhưng với đa số người dân bình thường, nhất là giới trẻ, tỷ lệ thích/mê phim Mỹ hoặc phim Hàn, nhạc Mỹ hay nhạc Hàn Quốc…vẫn nhiều hơn, chẳng hạn.

    Như vậy TQ sẽ thuyết phục các nước láng giềng, chứ chưa nói đến thế giới, bằng những giá trị nào? Mà khi chưa chinh phục được các nước trong khu vực thì sao đã nghĩ đến chuyện đóng vai trò quan trọng trên thế giới, thậm chí vượt qua Mỹ để lãnh đạo toàn cầu?
    cãi đi các nô khựa , mai chiến tiếp nhá [-X[-X[-X[-X[-X
  7. Ho_Chu_1958

    Ho_Chu_1958 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/07/2012
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Nầy thị Oanh kia, nói cho mà biết ngày nay cả cái nước Mỹ 300 triệu dân kia, liệu có bằng 1 tỉnh của Trung Hoa ko ?, đến cả niềm tự hào bóng rổ Mỹ cũng là Dao Minh, con cháu Đại Hán ưu tú. vũ khí quân sự Mỹ toàn đồ tàu đó thị.

    Chọn Mỹ ?? Pakistan từng chịu ơn Anh Mỹ tư bản đế quốc để đấu Ấn nói đúng hơn là "nợ máu", nhưng ngày nay họ coi Mỹ bằng nữa con mắt chửi Mỹ hơn chửi chó coi những thằng theo chân Mỹ, còn lại chả là cái thá gì, còn họ coi Trung Hoa là anh em vai kề vài :). Vậy thị nói xem Pakistan (theo con đường tư bản) đã chọn ai ? Venezuela (tư bản) chọn ai ? chống ai ? Iran (tư bản) chọn ai ? chống ai ?, Ukraine chống Nga cũng phải cậy nhờ Trung Hoa, chứ chả thèm cậy Mỹ, vài ví dụ về các nước sặc mùi tư bản chủ nghĩa nhưng chọn quan hệ với Trung Hoa là lợi ích cốt lõi đó, cứng họng chưa thị

    Phủ nhận những phát minh vĩ đại của Trung Hoa như Tứ Đại Phát Minh, tức là phủ nhận tất cả các phát minh vĩ đại khác của Thế Giới. Thử hỏi nếu không có giấy làm sao con người bay lên vũ trụ như ngày hôm nay ? viết công thức phương trình trên đá hở :-w.

    Giải nobel liệu có trao hết cho 1.4 tỉ sắc dân Đại Hán ko ? khi dân tộc chúng tôi là 1 dân tộc ưu tú ưu việt. Trung Hoa hiện nay được xem như chúa cứu thế ở Âu Châu và Châu Mỹ kia kìa thị oanh :-w, chống mắt lên mà xem sự thật đi, trong chiến tranh lạnh, phần lớn là nhờ Trung Hoa Mỹ mới chiến thắng được LX.

    Lại nói thu nhập của người dân, vậy theo thị thì Mỹ ngu hơn Quatar rồi, vì Quata thu nhập gấp cả chục lần Mỹ. Thấy cái tư duy trước sau đá vào mồm nhau chưa thị. Giám cá thu nhập của hơn 300 triệu dân Mỹ (trong đó đầy rẫy dân lậu) cũng điếu bằng vài tỉnh của Trung Hoa

    Ngoại giao "hòa bình" Trung Hoa chỉ đang học những gì Mỹ làm trước đó mà thôi, Mỹ nó có ngoại giao "hòa bình" bao giờ đâu, mắc mớ gì mà Trung Hoa ko xài chiêu nầy nhĩ ? chính Mỹ chứ ko ai khác là "thầy" dạy Trung Hoa trỗi dậy, đểu giả lừa lọc lật lọng và bạo ngược....Những bản chất "tốt" của Mỹ mà Trung Hoa học tập để sử dụng với các nước ngỗ ngược đấy, TH đã nhịn lâu lắm rồi, trước đây nhịn cho đàn em của 2 thằng Xô Mỹ muốn làm gì thì làm, giờ là lúc "dạy học" từng đứa.

    Quyền lực mềm ? có biết Viện Khổng Tử có mặt khắp quả đất nầy rồi ko hở thị kia :-w. Dân Âu Tây, Á, Phi, Mỹ Mễ.... đổ xô đi học Khổng Giáo và tiếng Quan Thoại kia kìa thị. Tin vui cho các chư vị là viện Khổng Giáo chuẩn bị vi hành tới Việt Nam và dự kiến sẽ đón hàng triệu nam thanh nữ tú, tương lai Việt Nam vào học tập :)

    Trước đây Anh cũng từng là cường quốc số 1 (chưa kể hằng hà xa số các đế quốc trong lịch sử nay sống ở mức của thế giới thứ 3, sánh vai với các nước phi châu như Mông Cổ, Hy Lạp, loạn lạc như Ai Cập....), nhưng sau nầy vị trí đó thuộc về Xô Mỹ, sau đó là Mỹ và tương lai thì phải về tay Trung Hoa mà thôi, ko trật đi đâu được.

    Những quyền lực của Trung Hoa ngày nay.

    -Vũ khí giả rẻ cho thế giới.
    -Gần toàn bộ châu phi yêu mếm TQ, nơi nắm những trữ lưỡng tài nguyên nhiều nhất thế giới.
    -Là chỗ dựa vững chắc của các quốc gia muốn độc lập tự chủ, thoát khỏi sự bá quyền của Mỹ. Bắc Triều, Syri, Iran, VN thách Mỹ 3 đầu 6 tay cũng chả dám xâm lược.

    Trung Hoa có một thứ quyền lực mà không một dân tộc nào trên thế giới nầy có được, đó là quyền lực cứng lẫn mềm đã tồn tại hàng ngàn năm. Mỹ mới chỉ là đứa trẻ 200 năm tuổi so với Trung Hoa 5000 năm tuổi, sự so sánh đáng buồn với Mỹ


    Khổng Giáo - "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ." Có đúng với cách thức lãnh đạo thế giới từ cổ đến nay hay không ?

    [​IMG]

    Có thể đồng chí chế hoặc cũng có thể đó là thật, nhưng tứ xuyên là cái vùng khỉ ho cò gáy, là vùng của dân tộc thiểu số ko phải dân Hán, các sắc tộc này vì lười biếng nên tự động sát nhập vào Trung Hoa đấy chứ, nhưng Trung Hoa XHCN ngay nay đâu phải thời bao cấp nữa, phải lao động mới được hưởng thụ, Trung Hoa còn phải lo nuôi cả tỉ dân Hán đồng bào, hơi đâu mà lo cho bọn tự động sát nhập để mở mồm chờ cơm nầy :-w.
  8. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Công dân của đất nước Trung Hoa vĩ đại hễ có tí tiền là...chỉ muốn vượt biên?
    http://biz.cafef.vn/20111101041716722CA48/hon-mot-nua-so-trieu-phu-trung-quoc-muon-vuot-bien.chn

    27% người giàu TQ muốn cho con sang Mỹ <== đất nước thối nát sắp bị TQ vượt mặt
    http://www.tin247.com/su_that_ve_gioi_nha_giau_trung_quoc-3-21937066.html

    Tinh thần yêu nước của người Trung Quốc:

    Phần đông người Trung Quốc có hơn 1,5 triệu USD muốn ra nước ngoài sống. Họ kiếm tiền từ đất nước nhưng chẳng muốn thực hiện trách nhiệm nào.

    Ai hưởng lợi nhất khi nhân dân tệ lên giá? Trung Quốc giải quyết khoản nợ 3 nghìn tỷ nhân dân tệ cho các địa phương Có phải Trung Quốc đang đương đầu với tình trạng “chảy máu tài sản”? Có phải nhiều người Trung Quốc thông minh và giàu có nhất đang hy vọng gom vốn của mình lại và ra nước ngoài sống?

    Theo nghiên cứu mới nhất về tài sản cá nhân được công bố bởi ngân hàng China Merchants Bank và công ty tư vấn Bain & Company, phần đông trong nhóm người Trung Quốc có hơn 10 triệu nhân dân tệ tương đương khoảng 1,53 triệu USD tài sản cá nhân cho rằng việc đầu tư vào bất động sản kém hấp dẫn hơn đầu tư để di cư.


    Minh họa (IE)
    Gần 60% số người được hỏi cho biết họ đang cân nhắc di cư thông qua đầu tư ra nước ngoài hoặc cho đến nay đã làm xong việc này.

    Càng giàu, họ lại càng muốn ra nước ngoài. Đối với những ai đang có hơn 100 triệu nhân dân tệ; 27% đã rời Trung Quốc còn 47% còn lại đang cân nhắc ra đi.

    Hiện nay tại Trung Quốc người ta đang bàn tán rất nhiều về vấn đề di cư, các số liệu thống kê cho thấy nó đã trở thành một xu thế.

    Số liệu từ Caixin online, một website chuyên về tài chính, cho thấy tốc độ tăng trưởng đầu tư ra nước ngoài của các cá nhân Trung Quốc đạt 100% trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2010. Mức tăng trưởng của số lượng người Trung Quốc sử dụng đầu tư để di cư sang Mỹ trong 5 năm qua lên tới 73%.

    Vậy tại sao người Trung Quốc giàu có lại muốn rời đất nước? Đơn giản, dù giàu nhưng có nhiều thứ người giàu không thể mua được tại Trung Quốc. Người giàu Trung Quốc thường nói rằng sẽ chẳng có vấn đề gì hết nếu tiền cho thể giải quyết được nó. Trong nhóm những nguyên nhân đằng sau hoạt động di cư, có cả lý do về vật chất và tinh thần.

    Xét về mặt vật chất, có thể kể đến hệ thống giáo dục, phúc lợi xã hội, thuế thừa kế, chất lượng không khí, môi trường đầu tư, an ninh lương thực, khả năng du lịch…

    Xét về lý do tinh thần, người giàu tại Trung Quốc thường lo lắng về an toàn cá nhân, an toàn tài sản và lo sợ về tương lai không chắc chắn.

    Báo cáo từ Gallop Wellbeing Survey cho thấy phần lớn người Trung Quốc cảm thấy không vui, dù kinh tế Trung Quốc không ngừng tăng trưởng ấn tượng, tốc độ mà Mỹ và châu Âu chỉ có thể “mơ”.

    Tỷ lệ người Trung Quốc trả lời rằng cuộc sống của họ đang tốt lên cũng tương đương với tỷ lệ này tại Afganistan và Yemen. Trong khi đó, nhóm người Trung Quốc khẳng định cuộc sống của họ đang khó khăn cũng tương đương như ở Haiti, Azerbaijan và Nepal. Người nghèo Trung Quốc không vui vẻ khi người giàu ra đi.

    Sự thật rằng, nếu không di cư, người Trung Quốc cũng sẽ phải chịu những nguyên nhân gây mất hạnh phúc như người nghèo. Hãy nói đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Năm 2010, khi phóng viên của IHT hỏi chuyện một người phụ nữ Trung Quốc về việc tại sao cô lại rời đất nước, cô trả lời cô sợ vụ sữa Tam Lộc nhiễm melamin và bởi tâm lý không thích người giàu ngự trị tại Trung Quốc.

    Câu trả lời của cô cho thấy khi khoảng cách giàu nghèo ngày một lớn, người nghèo trở nên căng thẳng hơn trước và người giàu cũng cảm thấy mệt mỏi.

    Người ta đặt câu hỏi cuối cùng tâm lý ghét người giàu sẽ đi đến đâu. Người giàu cũng hiểu họ phải chịu trách nhiệm nhất định với việc phân phối tài sản không coonb bằng.

    Vấn đề sẽ không có gì lớn nếu số lượng người quyết định ra đi thấp. Thế nhưng khi quyết định số ít trở thành số đông, kinh tế và xã hội sẽ chịu tác động mạnh từ việc họ ra đi.

    Khi người giàu thu xếp tiền và ra đi, họ không còn mối liên quan với đất nước, họ cũng tránh các nghĩa vụ xã hội. Không thể phủ nhận sự thật rằng họ kiếm tiền từ đất nước nhưng lại chẳng muốn trả lại cái gì.

    Người giàu đã quyết định đến sống ở một nước khác cần biết rằng khi làm như vậy, họ đang khiến người còn ở lại cảm thấy kém vui vẻ. Người nghèo nổi giận vì họ không thể ra đi và tâm lý ghét người giàu càng lớn hơn. Đó là điều tồi tệ nhất đối với một xã hội.

    http://bee.net.vn/channel/2043/201106/Trung-Quoc-Noi-nguoi-giau-muon-bo-di-1802204/
  9. Garcia_Lorca

    Garcia_Lorca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2012
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Mấy pác lại có hứng vật lộn với khựa nữa à =))=))
  10. oanh89

    oanh89 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Bài viết:
    4.399
    Đã được thích:
    5.401
    á thích viết hịch à , xin phép mõ cho e chửi vài câu rồi em lên cây 1 ngày cũng cam lòng :-w:-w:-w:-w

    mĩ 3000m dân ko bằng 1 tỉnh , nhưng cả nước của nô khựa ko bằng mấy bang miền đông của nó , có mấy con chíp tầu khựa bán đểu cho mà hô hoán lên là cả 1 hệ thống vũ khí chính của mĩ nó là đồ tầu , đúng là n g u hán , niềm tự hào bóng rỗ của mĩ là người TQ nhưng ko có nghĩ nền bóng rổ của tầu khựa hơn nó , nói thế thì chủ huy hạm đội trên 1 tầu cuả mĩ là người việt nam thì Vn mạnh hơn mĩ à , giỏi hơn mĩ à ? nô khựa thật có lối suy nghĩ nguy hiểm thật
    bọn quata nó giầu vì cái gì ? khoa học kỹ thuật hay vì múc dầu lên mà bán ?? lại cũng nguy hiểm /
    đừng nói về mấy cái lịch sử lâu đời nhà khựa , bọn irak nó mấy ngàn năm lịch sử ? mĩ nó mấy trăm năm , rồi các chú nô khựa mấy ngàn năm , nghèo vẫn cứ nghèo thôi nô à , giải noben mà trao cho 1,4 tỷ ng các chú thì cái hành tinh này toàn cầm thú sống mà thôi , à có lẽ phải trao cho thằng nào mà mổ người mang ra chợ bán như thịt heo , rồi trao cho mấy bọn bác sĩ mổ trộm nội tạng của bệnh nhân , cho các doanh nghiệp làm thuốc từ thai nhi người , từ các hãng sữa đầu độc trẻ em trên toàn thế giới , cho các thái tử đảng như bạc hi lai , cho những thằng ký sắc lệnh đàn áp người tây tạng .... ôi thật là 1 đất nước toàn người rừng cai trị , tự hào thay , sướng nhá các nô khựa =D>=D>=D>=D>=D>
    về lịch sử của các chứ nô thì phải nói lại là nhục như cún , từ thằng nhỏ đến thằng lớn nó thi nhau vã vào mồm khựa , tính ra dân nhật bản cái thời xa xưa đó;));));)) nó còn ko bằng 1 tỉnh của khựa , vậy mà thằng khựa nào láo nó cắt cổ ngay ,leo lên lưng làm trâu làm ngựa cho nó , may sao trời cũng giúp ,.ko có hồng quân thì đầu các chú còn rơi nhiều nhiều , nhục dài dài nhẩy ;));));));))
    về phật giáo chả giám nói nhiều , đúng là đạo giáo cỦA các nô thì hay lắm , toàn dậy việc thiện , như chính dân các nô khựa thì lại không thấm được lấy 1% ,thật hổ thẹn cho các ông đạo nhân nhà chú nhẩy ;));));))

    hế hế , mĩ 200 năm lịch sử , khựa 5000 năm . vậy mà dường như cả thế giới này toàn theo chuẩn mực của cái 200 năm đó nhẩy ,? nghĩ mà oan quá , con cái các nô cứ lớn lên là đòi bố cho sang đó học , dù có ngu thì cũng sống chết kiếm được cái bằng của nền giáo dục 200 năm ấy quan chức nhà các chú cứ đòi chính phủ sang đó mà học , mà tiêu tiền thì toàn tờ xanh in hình nhà trắng mới chịu , khổ thế đấy 5000 năm của các chú có chăng ngoài 1 bải rác to đùng những hàng tồn kho những linh kiện vứt đi của thế giới ???;));));));))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này