1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Dong_Phuong_Hong

    Dong_Phuong_Hong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/08/2012
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    0
    J-20 là máy bay thế hệ thứ 5 đa nhiệm mà, đ/c ko biết sao :),

    Ôi hông biết đến bao giờ thì VN mới cất cánh máy bay lên thẳng đầu tiên tự sản xuất nhĩ hơ hơ ;))
  2. JapanJAV

    JapanJAV Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2012
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Cũng hy vọng Trung Sủa các chú sớm ngày tự thiết kế được cái máy bay lên thẳng đầu tiên chứ không phải copy làm nhái nữa =))
  3. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
  4. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    PR hay nhưng bị lỗi bộc lộ yếu kém của nó bác ơi,tàu sân bay là phương tiện hoạt động xa bờ vậy mà nó cho đi kèm với mấy con type 022 ven bờ từ đó suy ra TSB của nó chỉ là cái sân bay nổi ven bờ :))
  5. tvm303

    tvm303 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    1.973
    Đã được thích:
    6
    Cái vụ Su-35 này bọn Nga nó chỉ bán, khi và chỉ khi TQ mua với số lượng đủ lớn để nếu xảy ra trường hợp J-11 tái diễn thì Nga nó vẫn không bị lỗ. Thứ 2, nó có PAK-FA đã sắp hoàn thiện nên Su-35 sẽ không cần làm chủ lực của nhà nó, nhà nó cũng không sợ. Nhưng J-20 TQ khoe ầm ầm mà sao lại phải đi mua 4+ của Ngố nhỉ, không biết là chưa làm được cái gì nữa ngoài mấy cái WS ko ra gì nên vẫn phải mua AL-31x cả loạt.
  6. mokurapov

    mokurapov Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2011
    Bài viết:
    1.209
    Đã được thích:
    596
    Bạn trẻ hiểu nhầm rồi. J20 là máy bay tàng hình thế hệ 5 dạng tiêm kích bom chứ không phải máy bay tiêm kích có thêm khả năng cường kích (thứ yếu) như su-35. Khi đọc trên các báo TQ họ ghi rõ J20 là nhị thập thức lưỡng dụng ẩn hình phi cơ đấy. Động cơ trên su-35 cũng chưa giúp thực hiện được siêu hành trình nên nga không ngại bán. Khi F-35 xuất hiện xung quanh họ nhiều lên buộc họ phải nghỉ ngay đến su-35 khi họ chưa có phương án khắc chế khả thi nào.

    Mặt khác. TQ chưa có loại máy bay nào ngang tầm với su-30mki cả nên su-35 cũng là 1 giải pháp trước mắt. Chắc sau su-35 họ có j-11c[:D] và động cơ điều khiển số cho j-20 cũng như học được cách gán tham số điều khiển vào chu trình động cơ...họ còn nhiều thứ phải học và cần rơi vài chục chiếc j-20 cộng với 15 năm đúc kết kinh nghiệm để chế tạo hoàn thiện 1 máy bay tấn công cho riêng mình sánh ngang......f-35.

    Điều lạ nữa là có cái máy bay vận tải hạng nặng nhưng họ chịu thua, không tài nào copy được. Thứ này thì nhu cầu của họ thật sự lớn nhưng chắc công nghệ vật liệu chưa theo kịp nhu cầu nên cần học. Chắc sắp có chiếc Y-xx gì nữa đây. Lấy khung thân nó làm máy bay chống ngầm tầm xa như P-8 hay cảnh báo như A-50 chăng??? cũng có thể họ cần 1 máy bay không vận tầm xa thả xe lội nước thẳng xuống khu vực ven đảo cho các cuộc chiến chớp nhoáng chiếm đảo nhỏ tại Biển Đông để đẩy tranh chấp lên 1 mức báo động cao hơn. Khi đó, việc chiếm đảo thực hiện hoàn toàn bằng KQ và HQ chỉ giữ nhiệm vụ phòng thủ ven đảo đã chiếm. Nói chung, họ có IL-476 vào lúc này thì chiến thuật đó sẽ thành hiện thực. HQ giữ nhiệm vụ phòng không cho KQ ném bom và đổ bộ. Gay cấn đấy!
  7. Dong_Phuong_Hong

    Dong_Phuong_Hong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/08/2012
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    0
    Có tiền thì mua thôi :), mua để xài thử xem có khá khẩm hơn máy bay do TQ thiết kế chế tạo hay không thôi :), với hai nữa là mua để tìm ra đấu pháp trừng trị mấy nước nhỏ mà láo :-w


    Trung Quốc muốn mua Su-35, S-400 và Il-476

    9/5/2012 6:55:00 PM | Lượt xem: 0 PM
    [​IMG] [​IMG]

    VietnamDefence - Trung Quốc đang đàm phán với Nga để mua một lô tiêm kích Su-35, tờ Hoàn cầu tiếng Anh (Global Times) của Trung Quốc dẫn lời Phó Giám đốc Cơ quan Hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga Vyacheslav Dzilkarn đưa tin hôm 30/8.

    Trung Quốc có ý định mua 48-50 Su-35, trong khi các chuyên gia Nga muốn bán số lượng máy bay nhiều hoăn để ngăn ngừa “rò rỉ bí mật”.

    Trong tương lai dài hạn, Nga có thể tiếp tục cung cấp các hệ thống phòng không, trong đó có các hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400, cho Trung Quốc.

    Trung Quốc cũng có thể là khách hàng nước ngoài đầu tiên mua máy bay vận tải mới Il-476 do Viện thiết kế OKB Ilyushin phát triển. Nếu như hai nước vẫn giữ điều kiện về số lượng của hợp đồng bất thành bán 34 máy bay vận tải Il-76 và 4 máy bay tiếp dầu Il-78 được ký vào năm 2005, trị giá hợp đồng mới có thể lên tới hàng tỷ đô la.

    Các nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc với tư cách cường quốc toàn cầu đang lên, đã tạo ra cho Nga những cơ hội hợp tác quân sự và chính trị mới.

    Theo Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới TsAMTO, Nga, năm 2011, Nga đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu vũ khí. Tháng 7/2012, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng, trong 6 năm qua, Nga đã tăng hơn 2 lần xuất khẩu vũ khí, từ 6 tỷ USD vào năm 2005 lên hơn 13 tỷ Usd vào năm 2011.

    Năm 2011, doanh số xuất khẩu vũ khí Nga sang Trung Quốc là gần 2 tỷ USD, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí Nga.
  8. Dong_Phuong_Hong

    Dong_Phuong_Hong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/08/2012
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    0
    VN nên vui vì điều này, TQ sẽ trả thù cho 2 triệu đồng bào chết vì nạn đói ất dậu


    TQ quá nhiều chiến đấu cơ sẽ làm Nhật mất ưu thế trên không?

    (GDVN) - Trong 10 năm tới, Nhật Bản đối mặt với nguy cơ mất quyền kiểm soát trên không vì số lượng máy bay Trung Quốc tăng mạnh.


    Theo thống kê của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, từ tháng 4-9/2011, số lần bay lên ngăn chặn khẩn cấp các máy bay quân sự Trung Quốc “có thể xâm phạm không phận Nhật Bản” của máy bay chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản đã tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2010.

    Tờ “Sankei Shimbun” Nhật Bản tỏ ra đặc biệt lo ngại, cho rằng Trung Quốc có thể giữ chắc quyền kiểm soát trên không trong 10 năm tới, Nhật Bản chắc chắn phải chuẩn bị tốt khả năng kiểm soát cần thiết để ứng phó với máy bay quân sự Trung Quốc có số lượng tăng rất nhanh, nếu không nguy cơ sẽ đến.


    [​IMG]
    Không quân Trung Quốc hiện có trên 1.600 máy bay chiến đấu, tạo ra mối đe dọa cho quân đội Mỹ ở khu vực Đông Á. Trong hình là máy bay chiến đấu J-10 của không quân Trung Quốc. Ngày 16/10, tờ “Sankei Shimbun” cho biết, từ tháng 4-9/2011, máy bay chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản đã 203 lần khẩn cấp bay lên ngăn chặn máy bay chiến đấu nước ngoài “có thể xâm phạm không phận”, trong đó số lần ngăn chặn máy bay quân sự của Trung Quốc tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.

    Tuy Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản đã triển khai máy bay chiến đấu F-15 ở căn cứ Naha, Okinawa từ năm 2009 nhằm tăng cường khả năng phòng không cho vùng biển tây nam Nhật Bản. Nhưng số lượng khẩn cấp bay lên ngăn chặn máy bay quân sự Trung Quốc đã tăng mạnh, khiến mọi người ngày càng cảm nhận sâu sắc được sự tăng cường sức mạnh cũng nhưng tần xuất hoạt động của không quân Trung Quốc.


    [​IMG]
    Số lần bay lên ngăn chặn khẩn cấp máy bay quân sự Trung Quốc "xâm phạm không phận Nhật Bản" của máy bay chiến đấu Nhật Bản tăng mạnh. Trong hình là máy bay chiến đấu F-15 của Nhật Bản được cho là đã lỗi thời. Khi so sánh lực lượng hải, không quân ở vùng biển Hoa Đông giữa hai bên Trung-Nhật, tờ báo này đã bày tỏ lo ngại, cho rằng, trong so sánh sức mạnh hải, không quân giữa hai nước, cho đến nay Nhật Bản luôn được cho là ở “vị thế có lợi”, nhưng hiện nay sự cân bằng này rất có thể bị phá vỡ, vì vậy duy trì và tăng cường khả năng kiểm soát cần thiết là nhiệm vụ hàng đầu hiện nay của Nhật Bản.

    Bài báo cho biết, từ sau khi sự cố va chạm tàu giữa Trung-Nhật năm 2010, số lần máy bay quân sự Trung Quốc tiếp cận không phận Nhật Bản tăng đột ngột, hơn nữa khuynh hướng này vẫn chưa thay đổi.

    Trong năm 2011, máy bay quân sự Trung Quốc thậm chí bay qua “Phạm vi nhận biết phòng không” của Nhật Bản, đồng thời bay đến vùng phụ cận “tuyến trung gian” Trung-Nhật. Tháng 3/2011, một máy bay do thám Trung Quốc từng bay đến “không phận Nhật Bản” chỉ cách vùng biển đảo Điếu Ngư chỉ 50 km.


    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu J-11B của không quân Trung Quốc Tháng 8/2011, một chiếc máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã tiến hành quấy nhiễu máy bay do thám của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản “đang thực hiện nhiệm vụ cảnh giới, theo dõi ở vùng biển Hoa Đông”.

    Bài báo cho rằng, “hành động của máy bay quân sự Trung Quốc rõ ràng đã gây thiệt hại đối với hoạt động của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản”, đồng thời cho biết “Trung Quốc thò tay dài hơn tới đảo Điếu Ngư”.

    Tờ “Sankei Shimbun” còn cho biết, Nhật Bản tuy tạm thời giữ chắc quyền kiểm soát trên không trong sự hợp tác của quân Mỹ đóng tại Nhật Bản, nhưng khả năng không chiến giữa Trung-Nhật trong 2-3 năm qua đã có sự thay đổi về “lượng”, máy bay quân sự Trung Quốc đã chiếm ưu thế về số lượng.

    Bài báo khuyến nghị, chính phủ Nhật Bản cần thông qua các biện pháp như tăng cường sức mạnh cho Lực lượng Phòng vệ ở căn cứ Hana, triển khai lực lượng theo dõi bờ biển và radar cơ động ở đảo Yonaguni, tiếp tục nâng cao khả năng phòng không của Nhật Bản.


    [​IMG]
    Trung Quốc đẩy mạnh phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới kể cả máy bay chiến đấu tàng hình cũng như máy bay không người lái (UAV). Trong hình là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 của không quân Trung Quốc Bài viết còn cho biết thêm, công tác chọn lựa và nhập khẩu máy bay chiến đấu chủ lực thế hệ tiếp theo của Nhật Bản cũng là một vấn đề nan giải lớn hiện nay.

    Máy bay chiến đấu F-15 hiện có được trang bị cho không quân Mỹ đã bị coi là lỗi thời, đồng thời Trung Quốc đã đạt được bước tiến lớn trong phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 và có thể đưa vào tác chiến thực tế trong 10 năm tới.

    Nếu mẫu máy bay mới nhất của Trung Quốc được đưa vào tác chiến thực tế, Nhật Bản muốn giữ chắc quyền kiểm soát trên không trong 10 năm tới sẽ trở nên rất khó khăn, môi trường bảo đảm an ninh sẽ “xấu đi rất nhiều”. Khi đó, “khoảng trống sức mạnh quốc gia” sẽ đem lại nguy cơ cho Nhật Bản.
  9. BAPCUONG

    BAPCUONG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2007
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    87

    Đã có nhà máy thủy điện Đa Nhim và lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt là công trình bồi thường chiến tranh rồi, Bắc Kinh không phải lo! Bắc Kinh đòi bồi thường cho cái phòng "thí nghiệm" kiêm lò sát sinh thì hơn nhé! vl!!!!

    chống xóa
    "Hãm giái" có trực thăng nè
    [​IMG]
    [​IMG]
    khuyến mãi thêm hot girl quân đội TQ (hình như chưa đến 16 T)
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. hoangkien96

    hoangkien96 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2012
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Thằng Mỹ nó còn đang mong cho trung quốc đổ tiền đầu tư vào quân sự nhiều hơn nữa kìa, trong khi dân ko có ăn, lãnh đạo đấu đá nội bộ ra mặt: Vẽ [r32)]
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Thằng Mỹ nó còn đang mong cho trung quốc đổ tiền đầu tư vào quân sự nhiều hơn nữa kìa, trong khi dân ko có ăn, lãnh đạo đấu đá nội bộ ra mặt: Vẽ [r32)]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này