1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. arrow_1

    arrow_1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    DF-41 có bác nào có thông tin cụ thể chưa?
  2. SSX999

    SSX999 Guest

    Bên trên là chàng Ivan, bên dưới là chàng Khựa
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. xuanhuy1511

    xuanhuy1511 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2007
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    14
    nói chuyện nghe là thấy chán rồi 1975 mà còn Mỹ gì bác , T54 với Mig 21 thời đó không hiện đại chứ cái gì hiện đại, nó chỉ không pải là loại vũ khí mới nhất của Lien Xo , cũng giống như anh T72 T80 và Su27 bây giờ thôi
  4. bananamod

    bananamod Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2008
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    0
    Tính năng một số loại vũ khí mới của quân đội Trung Quốc
    TTXVN (Hồng Công 03/11)
    (Tổng hợp từ báo Hồng Công như "Đại công báo", ?oVăn hối?, ?oĐông phương? và ?oMinh báo? các số ra gần đây)
    Tại cuộc duyệt binh mừng Quốc khánh lần thứ 60 của Trung Quốc hôm 1/10 vừa qua, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã trình diện một số loại vũ khí mới, hiện đại? Về cơ bản, những loại vũ khí mới này thuộc loại vũ khí tin học hóa như máy bay không người lái, rada cơ động, vệ tinh thông tin, tên lửa thông thường các loại và tên lửa chiến lược. Các loại vũ khí này được các chuyên gia quân sự trong và ngoài Trung Quốc đánh giá cao, tính năng tiên tiến, hiện đại, ngang tầm các nước phát triển trên thế giới.
    1- Lực lượng tên lửa thông thường
    Hiện PLA đã và đang thực hiện bỏ những tên lửa kiểu cũ, thay bằng tên lửa kiểu mới, đã cải tiến?
    - Tên lửa phòng không ?oHQ? (Hồng Kỳ). Trong đó ?oHQ- 7? (Hồng Kỳ- 7) là loại tên lửa đất đối không tầm gần, biên chế chủ yếu cho lực lượng lục quân của PLA. ?oHQ- 7? được sản xuất mô phỏng theo tên lửa đất đối không ?oRắn đuôi chuông? của Pháp. ?oHQ- 7? chủ yếu dùng để đối phó với máy bay và tên lửa tấn công tầm thấp và tầm siêu thấp của đối phương. Tầm bắn tối đa của ?oHQ- 7? đạt 12 km, rada dẫn đường ?oHQ- 7? có tính năng chống tạp sóng và chống gây nhiễu rất tốt. Ngoài ra, tên lửa đất đối không ?oHQ- 9? (Hồng Kỳ- 9) và ?oHQ- 12? (Hồng Kỳ- 12) có tính năng cơ động cao, đảm nhận nhiệm vụ phòng không các khu vực trọng yếu chủ yếu và sử dùng cho phòng không khu vực chiến trường. ?oHQ- 9? và ?oHQ- 12? có thể đồng thời tấn công 3 mục tiêu.
    - Tên lửa hạm đối không ?oHHQ? (Hải Hồng Kỳ). Trang bị cho hải quân và là lực lượng tên lửa chủ lực của hải quân. Trong đó ?oHHQ- 9? (Hải Hồng Kỳ- 9) là tên lửa phòng không tầm xa, được trang bị trên tàu chiến các loại (kể cả tàu ngầm), tấm bắn tối đa đạt 125 km. Hiện ?oHHQ- 9? đang được trang bị trên tàu khu trục ?o052- C? của hải quân PLA. Còn ?oHHQ- 16? (Hải Hồng Kỳ- 16) là loại tên lửa tầm trung trang bị trên tàu chiến, tầm bắn tối đa đạt 40 km.
    - Tên lửa chống hạm ?oYJ? (Ưng Kích). Gồm hai loại là ?oYJ- 83? (Ưng Kích- 83) và ?oYJ- 62? (Ưng Kích- 62), là tên lửa chống hạm chủ lực của PLA hiện nay, chủ yếu trang bị cho lực lượng hải quân (bao gồm cả lực lượng lính thủy đánh bộ đi kèm bệ phóng cơ động). Trong đó ?oYJ- 83? là loại tên lửa mới nhất thuộc seri tên lửa ?oYJ? (Ưng Kích) của Trung Quốc, cũng là loại tên lửa thông dụng. ?oYJ- 83? hiện có ba loại chủ yếu là trang bị trên tàu chiến mặt nước, tàu ngầm và máy bay chiến đấu. Hiện nay, hầu hết các tàu chiến mặt nước của hải quân Trung Quốc đều được trang bị tên lửa chống hạm ?oYJ- 83?. Còn tên lửa chống hạm ?oYJ- 62? có tầm bắn tối đa đạt 280 km, bệ phóng trên đất liền (có sử dụng bệ phóng cơ động trên xe cơ giới hạng nặng, mỗi xe có 3 ống phóng).
    2- Lực lượng tên lửa chiến lược
    Lực lượng lửa chiến lược của PLA thường được gọi là lực lượng pháo binh hai. Hiện PLA đã được trang tên lửa chiến lược tầm gần, tầm trung và tầm xa, gồm cả tên lửa chiến lược mang đầu đạn thông thường và tên lửa chiến lược mang đầu đạn hạt nhân.
    - Tên lửa đất đối đất tầm gần ?oDF- 15B? (Đông Phong- 15B) và ?oDF- 11A? (Đông Phong- 11A). Đây là hai loại tên lửa chiến thuật, có tính năng cơ động ở giai đoạn cuối (gian đoạn tên lửa gần tiếp cận mục tiêu), vì thế mức độ chính xác rất cao trong thực hiện nhiệm vụ tấn công mục tiêu. Hiện nay, PLA chủ yếu sử dụng ?oDF- 15B? và ?oDF- 11A? để tấn công các mục tiêu như sân bay, trung tâm chỉ huy, khu vực tập kết vật chất và điểm nút giao thông của đối phương ở phía sau chiến trường. Do tên lửa ?oDF- 11A? sử dụng hệ thống dẫn đường GPS (hệ thống định vị toàn cầu), nên mức độ chính xác cực cao (chênh lệch trong khoảng từ 30 - 50 mét), trở thành loại vũ khí chiến thuật chiến dịch quan trọng của PLA hiện nay.
    - Tên lửa đất đối đất tầm trung ?oDF- 21C? (Đông Phong- 21C). Đây là loại tên lửa mới nhất, đã được cải tiến thuộc thế hệ tên lửa ?oDF- 21?. Cụ thể, ?oDF- 21C? đã cải tiến bộ phận tác chiến hạt nhân thành bộ phận tác chiến thông thường. ?oDF- 21C? sử dụng hệ thống dẫn đường theo hình dạng ở giai đoạn cuối do rada cung cấp. Tầm bắn của ?oDF- 21C? đạt trên 1.700 km, có thể thực hiện tấn công phủ đầu chính xác đối với các mục tiêu chiều sâu của đối phương.
    - Tên lửa tuần hành tầm xa bắn từ căn cứ đất liền ?oCJ- 10?. Đây là loạt tên lửa tuần hành tầm xa lần đầu tiên mà PLA đưa vào sử dụng, về cơ bản giống như tên lửa ?oTomahawk? của Mỹ. ?oCJ- 10? có tầm bắn tối đa đạt 2.000 km. Đáng chú ý là PLA đang tập trung cải tiến loại tên lửa này để trong tương lai có thể trang bị trên tàu chiến mặt nước, tàu ngầm và máy bay chiến đấu, trở thành vũ khí ?osát thủ? của PLA.
    - Tên lửa vượt địa châu ?oDF- 31A? (Đông Phong- 31A). Đây là loại tên lửa có thân tam cấp (thân tên lửa chia thành 3 nấc) sử dụng nhiên liệu hoả tiễn chất rắn, có thể đem theo nhiều đầu đạn tấn công và đầu đạn nguỵ trang (đầu đạn nguỵ trang là mồi nhử hệ thống đánh chặn tên lửa của đối phương). Tầm bắn tối đa của ?oDF- 31A? đạt 11.000 km và sử dụng các bệ phóng cố định. ?oDF- 31A? có thể vận chuyển bằng xe cơ giới trên đường cao tốc. ?oDF- 31A? có tính năng cơ động và khả năng tồn tại cao (khả năng tồn tại là chỉ khả năng bay tới tấn công mục tiêu đã định mà không bị tiêu diệt).
    3- Trang thiết bị tin học hóa
    - Thiết bị rada các loại được coi là trang bị kỹ thuật tin học hóa của PLA. Rada và có chức năng giống như ?ocặp mắt? của lực lượng pháo cao xạ và tên lửa phòng không hiện đại của PLA.
    - Thiết bị đối kháng điện tử. Hiện được biên chế thành binh chủng và là binh chủng mới, chuyên ngành của PLA. Chức năng của binh chủng này là sử dụng thiết bị hoặc khí tài điện tử, tiến hành đấu tranh điện từ với đối phương trên chiến tuyến vô hình. Cụ thể chính là gây nhiễu, chống nhiễu và kiểm sát hiệu quả thông tin vô tuyến điện của đối phương, tạo ra điều kiện chiến trường có lợi cho các lực lượng tham gia tác chiến khác.
    - Lực lượng thông tin. Binh chủng thông tin là lực lượng làm việc lặng lẽ ở hậu phương, nhưng không thể thiếu trong chiến tranh và đặc biệt trong chiến tranh hiện đại, vai trò của binh chủng thông tin càng lớn hơn. Hiện nay, thiết bị thông tin mà PLA đang sử dụng nhiều nhất là xe thông tin vi ba kiểu mới, có tính năng cơ động cao và khó bị gây nhiễu. Đặc biệt xe thông tin vi ba có thể theo sát lực lượng tác chiến cơ động, do vậy có thể bảo đảm cung cấp thông tin tin cậy cho cơ quan chỉ huy chiến trường. Hơn thế, xe thông tin vi ba sử dụng thiết bị kỹ thuật hiện đại, hình thành hệ thống mạng lưới thông tin liên lạc gắn kết chặt chẽ các đơn vị từ chỉ huy tác chiến, kiểm soát vũ khí, xử lý thông tin tình báo và bảo đảm hậu cần.
    - Máy bay không người lái. PLA đã được trang bị máy bay không người lái ?oWZ- 6?. Về tính năng, ?oWZ- 6? có tốc độ bay chậm, thời gian thực hiện nhiệm vụ khá dài. Hiện ?oWZ- 6? được PLA sử dụng chủ yếu trong các nhiệm vụ trinh sát chiến thuật chiến trường và chỉ điểm cũng như căn tọa độ mục tiếu cho lực lượng pháo binh tấn công. ?oWZ- 6? còn có thể thu thập truyền đạt thông tin về thực trạng chiến trường về ban chỉ huy.
    - Máy bay cảnh báo sớm. Hiện PLA đã được trang bị hai loại máy bay cảnh báo sớm là ?oKhông cảnh- 2000? và ?oKhông cảnh- 200?, có vai trò đặc biệt quan trọng, như một ?osở chỉ huy trên không? trong tác chiến và chỉ huy tổng thể của lực lượng không quân PLA. Với ?oKhông cảnh- 2000? và ?oKhông cảnh- 200?, lực lượng không quân của PLA có thể mở rộng bán kính tác chiến hữu hiệu của máy bay chiến đấu. ?oKhông cảnh- 2000? có thể ?otrực chiến? liên tục trong 12 tiếng, đóng vai trò quan trọng trong giải quyết phòng không chiến lược ven bờ biển. Còn ?oKhông cảnh 200? có ưu thế là năng lực trinh sát phía dưới tốt, thích hợp với sử dụng trong phạm vi khu vực chiến trường tác chiến. Hai loại máy bay cảnh báo sớm này đều do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo, chủ yếu dùng cho phát hiện, theo dõi và nhận biết mục tiêu trên không và trên biển cũng như chỉ huy máy bay chiến đấu thực hiện nhiệm vụ tác chiến trên không.
    4- Xe tăng tác chiến chủ yếu và pháo hoả tiễn
    - Hiện PLA được trang bị xe tăng ?oZTZ- 99?. Đây là xe tăng tác chiến chủ yếu hiện đại nhất hiện nay của PLA hiện nay. Trên các phương diện hỏa lực, phòng ngự và cơ động, ?oZTZ- 99? đều đạt trình độ cao mới. Về trình độ kỹ thuật tổng hợp của ?oZTZ- 99?, có thể liệt vào hàng đầu trong các loại xe tăng tác chiến chủ yếu thuộc thế hệ thứ ba trên thế giới.
    - Hiện PLA được trang bị pháo hoả tiễn thế hệ thứ năm 5 tiên tiến ?oPHL- 03?, cỡ nòng 300 mm. Đây là loại pháo hoả tiễn tầm xa, hệ thống trinh sát, hệ thống chỉ huy và hệ thống điều khiển của ?oPHL- 03? đều đã thực hiện tin học hóa. Là lực lượng pháo binh mặt đất có hoả lực cực mạnh và là vũ khí tác chiến chủ yếu của lực lượng pháo binh PLA. Do có hoả lực mạnh, ?oPHL- 03? là hỏa pháo mang tính tấn công đè bẹp trong tác chiến tấn công, khi tấn công mục tiêu xa hơn 200 km, ?oPHL- 03? có thể bắn cấp tập, vì vậy được sử dụng cho tân công phá huỷ các mục tiêu có diện tích lớn như sân bay, doanh trại, căn cứ quân sự và cảng quân sự.
    5- Trang bị trên không
    Năng lực tác chiến trên không PLA đã có đủ máy bay cảnh báo sớm, máy bay ném bom, máy bay tiếp dầu, máy bay tiêm kích oanh tạc, máy bay tiêm kích, máy bay trực thăng và máy bay huấn luyện? Trang bị cho lực lượng không quân, lực lượng không quân hải quân và lực lượng không quân lục quân. Đáng chú ý có một số loại máy bay sau:
    - Máy bay cảnh báo sớm cỡ lớn ?oKhông cảnh- 2000? và ?oKhông cảng- 200? (đã trình bày ở trên).
    - Máy bay ném bom ?oK- 6H?, máy bay tiêm kích ?oJ- 10? và máy bay tiêm kích ném bom ?oJK- 7? đều là những loại máy bay hiện đại nhất của PLA. Các loại máy bay này đã hình thành sức mạnh tác chiến tổng hợp của PLA, đảm bảo cho PLA đủ năng lực kiểm soát không phận và tổ chức tấn công trên không.
    6- Đánh giá của giới chuyên gia
    Hầu hết cac chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng kỹ thuật tin học hóa đã nâng cao gấp bội năng lực tác chiến của PLA hiện nay.
    - Về trình độ tin học hóa, chuyên gia quân sự nổi tiếng của Trung Quốc, Tướng Từ Quang Dục (đã nghỉ hưu) cho biết năng lực tin học hóa của một quân đội thể hiện trên 4 phương diện. Một là trình độ cảm nhận, tức thông qua các loại thiết bị như dao cảm (cảm nhận từ xa), tia hồng ngoại, tia lade để nhanh chóng phát hiện mục tiêu. Hai là nhận biết và theo dõi, tức nhanh chóng nhận biết ta và địch, có hại hay vô hại, mục tiêu quân dụng hay mục tiêu dân dụng. Ba là chỉ dẫn, tức dẫn đường cho lực lượng hoặc hỏa lực tấn công. Bốn là tuyền đạt thông tin, mấu chốt của phát hiện mục tiêu, nhận biết theo dõi, chỉ dẫn tấn công chính là ở chỗ truyền đạt thông tin, từ đơn vị trinh sát truyền đạt thông tin về cơ quan chỉ huy, sau đó từ cơ quan chỉ huy truyền đạt mệnh lệnh tới từng đơn vị tác chiến. Hiện PLA đã cơ bản có được năng lực tin học hóa trên cả bốn phương diện này.
    - Về lực lượng tên lửa, chuyên gia không quân, hiện là phi công lão luyện của lực lượng không quân PLA, Ngô Quốc Huy, cho biết lực lượng tên lửa của PLA hiện nay, nhìn bên ngoài không khác nhiều so với 10 năm trước, nhưng thực chất bên trong các tính năng hiện đại như trên các phương diện như mức độ chính xác, tầm bắn, tốc độ và năng lực phòng không đã có bước tiết vượt bậc. Hơn thế, kỹ thuật cao mới như tin học hóa được áp dụng hiện nay, đã trở thành ?ovật nâng cấp? năng lực tác chiến gấp bội cho PLA. Hiện nay tầm bắn, độ chính xác, tốc độ cũng như năng lực dẫn đường của tên lửa của PLA đều được nâng cao đáng kể, tầm bắn của tên lửa chống hạm được tăng thêm từ 50% trở lên, độ chính xác đã đạt đến cấp chục mét và dưới chục mét; tên lửa chiến lược độ chính xác đã được nâng lên từ cấp km đếm trăm mét; tầm bắn của tên lửa tuần hành đạt 1.500 km, có thể hình thành mối đe dọa đối với các hạm đội tàu chiến tại đảo Guam.
    - Theo chuyên gia không quân Ngô Quốc Huy, với các loại máy bay cảnh báo sớm, máy bay tấn công mục tiêu mặt đất, máy bay tác chiến kiểm soát trên không, máy bay trực thăng và máy bay huấn luyện, PLA có thể thực hiện nhiệm vụ tác chiến tổng hợp tấn công, phòng ngự, bảo đảm hậu cần. Điều này đã đánh dấu hệ thống tác chiến trên không của PLA đã hoàn thiện hơn, năng lực tác chiến tổng thể được nâng cao rõ rệt.
    - Về tên lửa chiến lược, trung tướng không quân của PLA, Triệu Trung Tân, cho rằng lực lượng tên lửa chiến lược, mấu chốt là tính tin cậy và tính bất ngờ, cũng như số lượng đầu đạn được mang theo (gồm cả đầu đạn tấn công và đầu đạn nguỵ trang). Hiện nay, tên lửa vượt đại châu ?oDF- 31A? của PLA có thể đem theo nhiều đầu đạn, hơn thế tính cơ động của ?oDF- 31A? khá cao, như có thể sử dụng xe tải cơ lớn chuyên chở đến vị trí đã định, nạp dữ liệu tọa độ căn cứ và toạ độ mục tiêu là có thể phóng. Trong tương lai, cùng với sự cải tiến của bệ phóng cơ động, khả năng tồn tại của tên lửa chiến lược của PLA sẽ được nâng cao đáng kể, sức răn đe cũng sẽ được nâng cao tương xứng.
    - Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng với các loại trang bị vũ khí hiện đại như máy bay không người lái, thiết bị đối kháng điện tử, rada cơ động?v?v? đã thể hiện thành tựu mang tính giai đoạn trong xây dựng tin học hóa trang bị vũ khí quân sự của PLA. Còn các loại vũ khí khác như tên lửa tuần hành phóng từ căn cứ đất liền, tên lửa phòng không trang bị trên tàu chiến kiểu mới, pháo hoả tiễn ?oPHL- 03??v?v đã tăng cường ở mức độ lớn sức mạnh tấn công của lực lượng PLA, cũng là tiêu chí đánh dấu PLA đã có được năng lực tấn công chính xác tầm xa./
    Bọn tàu này tếu nhỉ ? đến Nga nó còn không nuốt nổi mà đòi chơi với Mỹ !
    Được bananamod sửa chữa / chuyển vào 08:43 ngày 05/11/2009
  5. thtcaymamtep

    thtcaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2008
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    1

    Bài này cũng hay hay
    Trung Quốc là nguyên nhân gây ra chạy đua vũ trang ở châu Á?"Thái Bình Dương!
    Các nước trong khu vực đang nhắm mắt lao vào cuộc chạy đua vũ trang để tự bảo vệ mình, bất chấp một thực tê là nền kinh tế của họ đang ngày càng bị kiệt quệ.
    Thái Bình Dương vốn là cái tên yên ả. Vậy mà Đại dương này đang dậy sóng, và nguyên nhân của nó là một cuộc chạy đua Hải Quân đang tăng tốc từng ngày.
    Theo nhìn nhận của giới chuyên gia thì các nước châu Á - Thái Bình Dương đang lao vào một cuộc chạy đua vũ trang do chính Trung Quốc kích động, mà điển hình nhất là một kỷ nguyên Tàu Ngầm ở châu Á đã và đang bắt đầu. Trung Quốc cố tình bắn một mũi tên nhắm vào nhiều đích. Cuộc chạy đua vũ trang rất tốn kém này sẽ khiến cho kinh tế của các nước trong khu vực nhanh chóng bị kiệt quệ, khiến cho họ không còn khả năng cạnh tranh với Trung Quốc trong kinh tế, và như thế khả năng tự vệ trước sự xâm lăng cũng chẳng còn. Ngoài ra "mèo trắng mèo đen..." Trung Quốc cũng không giấu giếm tham vọng trở thành một cường quốc xuất khẩu vũ khí, kiếm lời bằng mọi cách.
    Theo đánh giá, Trung Quốc hiện đang dẫn đầu chấu Á về hiện đại hóa Hải quân. Mục đích tập trung vào nhiệm vụ bảo vệ sự thống nhất quốc gia, bảo vệ quyền lợi trên biển, bảo vệ sự vẹn toàn lãnh hải, chiến lược kiềm chế đối phương từ ngoài khơi và chiến lược ngăn chặn chống sự đổ bộ của đối phương vào lãnh thổ. Với mục tiêu là cần tích cực phòng ngự cận hải, qua đó khẳng định sức mạnh của Hải quân Trung Quốc đối với việc bảo vệ quyền lợi trên biển và để tối ưu hoá các chiến dịch tác chiến của Hải quân.
    Nhiệm vụ của Hải quân Trung Quốc hiện nay là trấn thủ các hải đảo, bảo vệ cũng như phong tỏa các đường giao thương trên biển từ Vladivostok ở phía bắc đến eo biển Malacca ở phía nam, và ra đến quần đảo Aleutians, Kuriles, Ryukyus, Đài Loan, Philippine và quần đảo Greater Sunda. Hướng phát triển tiếp theo là vươn ra xa hơn ngoài khơi Thái Bình Dương.
    Trong đó, chú trọng tới mục tiêu cản trở Hải quân Mỹ tiếp cận vùng biển kế cận, kiềm chế Nhật Bản ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á, kiềm chế Ấn Độ ở Nam Á, kiểm soát các tuyến hàng hải gần và yểm trợ các đòi hỏi chủ quyền trên biển. Mục tiêu lâu dài là thay đổi cán cân lực lượng tại châu Á - Thái Bình Dương và giảm sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực.
    Theo con số thống kê mới đây nhất, Trung Quốc đang sở hữu một số lượng tàu chiến khổng lồ. Trong đó, tàu ngầm hiện có 63 chiếc, đến năm 2015 tăng lên 71 và đến năm 2020 là 78 chiếc, Trung Quốc tiếp tục có những bước điều chỉnh chiến lược đối với lực lượng tàu ngầm của mình. Trong đó chú trọng tới phát triển các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, cắt giảm các tàu ngầm đã lỗi thời có khả năng tác chiến kém.

    Đầu năm 2009, Trung Quốc khởi công đóng tàu sân bay đầu tiên trong dự án đóng 02 tàu cỡ trung vào năm 2015, trọng tải 50.000-60.000 tấn. Theo thông tin chiếc đầu tiên sẽ mang tên ?oMao Trạch Đông?. Trung Quốc đã đặt mua của Nga 04 hệ thống đổ bộ - kết cấu phức tạp nhất của tàu sân bay và 30 chiến đấu cơ SU-33 sử dụng cho tàu sân bay. Đến năm 2020 Trung Quốc sẽ đóng tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân.

    Ngoài hai phương tiện chiến tranh chủ chốt trên, Trung Quốc còn có một lực lượng tàu khá lớn với 26 khu trục, 47 khinh hạm, 84 tàu mang tên lửa điều khiển, 231 tuần dương hạm và nhiều loại tàu yểm trợ tác chiến khác.

    Bên cạnh việc hiện đại hóa toàn bộ lực lượng Hải quân, Trung Quốc lại rất chú trọng cho phát triển Hạm đội Nam Hải có căn cứ tại Tam Á thuộc đảo Hải Nam, coi đây là một hạm đội chủ chốt và có vùng đảm trách trên biển Đông. Ngày 07/8, Hãng tin Interfax cho biết, Hải quân Trung Quốc có kế hoạch mua 04 tàu đệm khí cỡ lớn của Ukraine với trị giá 315 triệu USD, nhằm tăng cường cho lực lượng Hải quân trên biển Đông (Hạm đội Nam Hải). Đây là loại tàu đệm khí cỡ lớn thuộc lớp Zubr, tàu này có khả năng mang được 03 xe tăng, 10 xe cơ giới đổ bộ hoặc có thể chở được 500 lính, có tốc độ di chuyển đạt trên 63 hải lý/giờ.

    Trước sự gia tăng mạnh mẽ của lực lượng Hải quân Trung Quốc đã gây nên nhiều quan ngại cho Mỹ và các nước trong khu vực. Tuy nhiên, đây mới chỉ là chặng đường đầu của cuộc đua. Theo các chuyên gia quân sự nước ngoài nhận định Hải quân Trung Quốc chưa đủ năng lực bảo đảm điều động lực lượng lớn tàu chiến tới vùng biển xa, và mức độ hiện đại vẫn còn kém Hải quân Nhật Bản, Ấn Độ và một số Hải quân bậc trung khác.

    Đối với Mỹ, một quốc gia cũng đang có những cạnh tranh lớn trong chiến lược kiểm soát Đại dương, giữ vai trò chủ đạo và duy trì ảnh hưởng ở khu vực châu Á ?" Thái Bình Dương. Hải quân Mỹ hiện đang có những bước đi quan trọng, nhằm thay đổi toàn bộ cục diện cán cân chiến lược đối với khu vực này, thông qua việc điều chỉnh lực lượng quân sự ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Căn cứ quân sự trên đảo Guam.

    Ngày 27/4/2009, Hãng thông tấn xã của Hàn Quốc đã đưa tin, Mỹ đã bắt đầu thực hiện tái cơ cấu quân đội ở Hàn Quốc. xây dựng căn cứ quân sự lớn Humphreys thuộc tỉnh Pyeongtaek, nằm cách Seoul 55 dặm về phía nam và cách Khu Phi quân sự 85 dặm. Quy mô của Tập đoàn quân này sẽ được mở rộng gấp 3 lần, lên tới 1455 ha, sẽ bao gồm nơi ăn, ở của binh lính, các sở chỉ huy, bãi đỗ xe và trường bắn, cùng với 35.000 thành viên gia đình quân nhân sẽ đến đây.

    Theo tờ Militarytimes ngày 10/4/2009 cho biết, Mỹ sẽ bắt đầu xây dựng 01 căn cứ Hải quân Lục chiến mới trên đảo Guam vào năm 2010, dự kiến sẽ khánh thành vào năm 2014, với tổng chi phí khoảng 10.3 tỉ USD. Nhằm di chuyển khoảng 17.000 lính Hải quân Lục chiến cùng gia đình của các binh lính này từ căn cứ quân sự của Mỹ ở Okinawa, Nhật Bản tới đảo Guam, nằm trong kế hoạch điều động và bố trí binh lực của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương.

    Theo đó, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng sẽ tiếp tục xúc tiến việc xây dựng các công trình cho Không quân, Hải quân và Lục quân sau khi căn cứ Hải quân Lục chiến hoàn tất vào năm 2014. Theo chương trình xây dựng của Bộ Quốc phòng, sau năm 2014 Mỹ sẽ xây dựng các công trình bảo đảm cho 3000 quân thuộc các đơn vị như Tác chiến Không quân, Tình báo, Trinh sát và đảm bảo cho 600 quân thuộc lực lượng tác chiến tên lửa đạn đạo và 01 cầu cảng cho các tàu hậu cần.

    Kế hoạch Quốc phòng Bốn năm một lần 2006 - lộ trình 20 năm của Quân đội Mỹ - đã đưa ra kế hoạch đến năm 2010 sẽ bố trí 60 % lực lượng tàu ngầm tấn công tại Thái Bình Dương và 40 % tại Đại Tây Dương. Theo Hải quân Mỹ thì trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh 60 % lực lượng tàu ngầm tấn công được bố trí ở Đại Tây Dương, sau Chiến tranh Lạnh thì lực lượng này đã được cân bằng 50-50.

    Ngày 03/4/2009, Tàu ngầm tấn công USS Jacksonville lớp Los Angeles đã cập cảng Trân Châu Cảng ở Hawaii. Ngày 13/5, tàu ngầm USS Hawaii đã rời Căn cứ Tàu ngầm Hải quân ở Groton, bang Connecticut và đã tới Trân Châu Cảng trong tháng 7, và là tàu ngầm lớp Virginia đầu tiên có căn cứ tại Trân Châu Cảng và tiếp đó là tàu USS Taxas.

    Theo kế hoạch, đến cuối năm 2009, sau khi tàu ngầm USS Hawaii và USS Texas đến Trân Châu Cảng, sẽ có 31 trong tổng số 53 chiếc tàu ngầm tấn công của Hải quân Mỹ sẽ có căn cứ chính ở Thái Bình Dương và 22 chiếc khác sẽ có căn cứ chính ở Đại Tây Dương.

    Quốc gia khác như Ấn Độ, Úc và Nga cũng đều đang tìm cách tăng cường khả năng cho Hải quân và hiện đại hóa quân đội của mình.
    Hiện nay Ấn Độ đã có 02 tàu sân bay, sẽ đóng mới 03 tàu khác; ngày 26/7, Ấn Độ đã hạ thủy tàu ngầm hạt nhân nội địa đầu tiên và trở thành một quốc gia sở hữu bộ ba hạt nhân chiến lược. Tiếp đó, ngày 04/8, Ủy ban An ninh Chính phủ Ấn Độ đã phê duyệt một hợp đồng mua 5 máy bay trực thăng cảnh báo sớm Kamov-31 của Nga với trị giá khoảng 9,5 tỷ rupi. Đây là một phần trong tham vọng trang bị tới 800 máy bay trực thăng với giá trị trên 200 tỷ rupi cho quân đội Ấn Độ trong vài năm tới.
    Hải quân Nga với một chiếc hàng không mẫu hạm duy nhất có thể hoạt động, vừa điều chỉnh chủ trương chỉ chú trọng đóng các tàu chiến cỡ vừa, sẽ đóng 5-6 tàu sân bay trong các năm 2012-2013.
    Úc nằm ở nam Thái Bình Dương cũng đã cảm thấy sức ép chạy đua Hải quân, đầu tháng 5 vừa rồi công bố sách trắng quốc phòng cho giai đoạn đến năm 2030 sẽ chi 44 tỉ USD hiện đại hóa quốc phòng, mua thêm các tên lửa hành trình, tăng gấp đôi hạm đội tàu ngầm lên 12 chiếc và 03 tàu phóng lôi, 08 tàu chiến mới trọng tải 7.000 tấn. Mục tiêu là xây dựng quân đội nhỏ nhưng tinh nhuệ, trang thiết bị hiện đại để đóng vai trò hàng đầu trong vùng biển lân cận nam Thái Bình Dương.
    Trước sự chạy đua vũ trang và gia tăng các hoạt động trong khu vực của Mỹ, Trung Quốc và một số quốc gia khác lân cận. Các quốc gia Đông Nam Á như Singapore, Malaysia và Indonesia cũng bắt đầu có các dấu hiệu hiện đại hóa quân đội và là những quốc gia được coi là đang dẫn đầu cuộc hiện đại hóa Hải quân trong khu vực, tuy nhiên vẫn chưa đủ khả năng tự chủ về công nghệ quân sự.
    Cho tới hiện nay, mới chỉ có Malaysia và Singapore sở hữu hạm đội tàu ngầm. Malaysia đã đặt mua 02 tàu ngầm lớp Scorpene của Pháp, hiện đã chính thức chiếc tàu đầu tiên. Ngày 23/7, Hải quân Hoàng gia Malaysia tiếp tục đề xuất Chính phủ xem xét đóng mới một đội tàu tuần tra 06 chiếc nhằm tăng cường sức mạnh cho Hải quân.
    Singapore trong một số năm gần đây cũng đã bắt đầu củng cố lực lượng Hải quân của mình, hiện có một hạm đội tàu ngầm. Tháng 8/2008, Singapore đã nhận đủ 6 chiến hạm tàng hình từ pháp mang tên RSS Formidable (68), RSS Intrepid (69), RSS Steadfast (70), RSS Tenacious (71), RSS Stalwart (72) và RSS Supreme (73). Các chiến hạm này được phát triển dựa trên mẫu tàu La Fayette của Pháp.
    Lan Hương (Tổng hợp)
  6. thangtutai

    thangtutai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2009
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    43
    Bác chủ thớt đi đâu mà để topic chìm quá . Xem cũng xin đc góp vui

    http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quansu/THSK/LA68612/default.htm
    Trung Quốc tiết lộ thời điểm nhận chiến đấu cơ thế hệ 5
    Tướng Ho tuyên bố rằng, nếu duy trì tốc độ nghiên cứu chế tạo hiện nay thì máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Trung Quốc sẽ gia nhập Không quân PLA trong vòng từ 8-10 năm nữa (trước năm 2020).
    --------------------------
    ẩn ý của câu này như sau
    " Chúng tôi (TQ) sẽ chờ đợi các mẫu máy bay Thế Hệ thứ 5 của các siêu cường ra đời và nghiên cứu , copy để phù hợp với học thuyết chiến trang của chúng tôi "

    À bác chủ thớt có thể cho em biết sơ qua về học thuyết war của TQ đc ko!Nó có giống như của Nga ko!

  7. RUSANCA

    RUSANCA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2009
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Anh béo lại làm loạn rùi!
    Hải quân Trung Quốc "dương Đông, kích Tây" gây mất trật tự.
    VIT - Ngày 12/11, trang tin quân sự Trung Quốc cho biết, một số lực lượng tàu chiến và tàu ngầm của Hạm đội Nam Hải thuộc Hải quân Trung Quốc lại đã tổ chức một cuộc diễn tập thực binh trên biển Đông.Theo nguồn tin thì mục đích chính của cuộc diễn tập là nhằm tăng cường khả năng tác chiến cho Hạm đội Nam Hải, một lực lượng Hải quân có vùng đảm trách ở khu vực biển Đông. Trong cuộc diễn tập, các tàu chiến và tàu ngầm chủ yếu tập trung vào khoa mục phóng các tên lửa chống tàu.


    Tàu Haikou phóng tên lửa chống tàu loại mới (Ảnh Zhong Jijun)

    Kể từ hôm 27/10, các Hạm đội Nam Hải và Bắc Hải đã liên tục tiến hành các hoạt động diễn tập Hải quân trên biển Hoàng Hải và biển Đông, với sự tham gia của một số lực lượng tàu ngầm, tàu chiến và các máy bay chiến đấu của không quân hạm.


    Hoạt động phóng loạt tên lửa từ các chiến hạm (Ảnh Zhong Jijun)

    Những hoạt động quân sự ?ocố tình phô trương? sức mạnh này của Hải quân Trung Quốc xem như là điều bất thường và dường như muốn ám chỉ điều gì đó trước cuộc viếng thăm châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama, trước đó là sự kiện va chạm giữa Hải quân Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc trên biển Hoàng Hải hôm 10/11.


    Khoa mục phóng tên lửa từ tàu ngầm (Ảnh Zhong Jijun)

    Việc gia tăng diễn tập quân sự của Trung Quốc một mặt nhằm khuyếch trương thanh thế gây áp lực tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang hao tiền tốn của làm suy yếu sức mạnh kinh tế cho các nước nhỏ trong khu vực, một mặt trấn áp các thế lực chống đối trong nước, đánh lạc hướng dư luận trước những mâu thuẫn nội bộ trong việc phân chia lợi nhuận kinh tế và quyền lực chính trị.

    Hoàng Hải (Theo Chinamil)
    Nguồn: http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quansu/THSK/LA68774/default.htm
  8. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Xem lại trong 60 năm qua nước này đã đạt được những thành tựu gì nào!
    Theo ông Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc , quân đội Trung Quốc hiện sở hữu hầu hết hệ thống vũ khí mà kho vũ khí của các quốc gia phát triển ở Phương Tây có, nhiều loại vũ khí của Trung Quốc như máy bay chiến đấu J-10, tàu ngầm thế hệ mới, tàu khu trục hải quân và các loại tên lửa đạn đạo hạt nhân tầm thấp, tầm trung và xuyên lục địa đều giống hoặc tương tự với tính năng những loại vũ khí mà các quốc gia Phương Tây đang sở hữu. (kinh chưa!!!)
    Máy bay trinh sát không người lái ASN-105 có tầm hoạt động 300 km với thời gian bay gần 120 phút, còn ASN-207 có tầm hoạt động gấp đôi (600 km) và có thể mang theo các thiết bị trinh sát nặng đến 50 kg.
    Tuy J-11 và Su-30MK2 là máy bay hiện đại nhất, nhưng J-10 lại được coi là xương sống của lực lượng không quân Trung Quốc. J-10 là loại tiêm kích đa năng hạng nhẹ một động cơ, có thể thực hiện được tất cả nhiệm vụ đối không, đối đất trong mọi điều kiện thời tiết (khủng hơn F35 của HK).
    Xe tăng Type-99 được thiết kế dựa trên xe tăng T-72 của Nga, có tính năng chiến đấu tương đương các loại xe tăng hiện đại nhất trên thế giới hiện nay như Leopard 2A6 của Đức và T-90 của Nga (kinh!!!).
    Xe chiến đấu bộ binh ZBD-2000 là loại mới nhất, được trang bị một pháo nòng trơn 105 mm, có khả năng bắn các loại tên lửa chống tăng dẫn đường laser. Xe đổ bộ đường không ZLC-2000, thiết giáp hạng nhẹ WZ-523, thiết giáp chở quân Type-07, thiết giáp chống tăng WZ-550? (toàn tính năng vượt trội so với các laoij tương tự cua Nag, HK)
    Tên lửa phòng không FM-90 là loại tên lửa tầm trung mới nhất của Trung Quốc, cải tiến từ loại HQ-7 với tầm bắn 15 km. Tên lửa phòng không tầm trung Kaishan-1A được sản xuất để thay thế cho loại Hồng Kỳ-2 có tầm bắn 50 km và có thể tấn công các mục tiêu bay với vận tốc 1.200 m/giây. Tên lửa phòng không Hồng Kỳ-9 là bản sao của tên lửa phòng không S-300PMU của Nga, có tầm bắn 200 km (chống máy bay) và 30 km (chống tên lửa đạn đạo). Ngoài ra còn phải kể tới tên lửa chống hạm YJ-83, có khả năng bay thấp (5 mét trên mặt biển) để tránh radar đối phương phát hiện (quá khủng!!!).
    Đông Phong là tên gọi chung cho hơn 10 thế hệ tên lửa đạn đạo chiến lược và chiến thuật của Trung Quốc. Sau khi bắn thử thành công DF-1 (Đông Phong-1) năm 1960, đến nay Trung Quốc đã chế tạo nhiều loại Đông Phong với những tính năng vượt trội. Sau DF-1 là DF-2 (1964), DF-2A (1966), DF-3 (1969), DF-3A (1984). Cho đến khi ngừng sử dụng năm 2002, Trung Quốc đã sản xuất khá nhiều DF-3.
    DF-4 là loại tên lửa liên lục địa đầu tiên của Trung Quốc và được thiết kế với tầm bắn lên tới 4.750 km (1971). Sử dụng loại động cơ tương tự DF-3, DF-4 đã được cải tiến tăng thêm một tầng đẩy nữa, khiến nó có thể mang một đầu đạn hạt nhân 3 Megaton nặng 2.200kg, có thể bay xa từ 5.500 đến 6.000km. DF-4A có thể bắn được các mục tiêu ở khoảng cách 7.000 km. DF-4 thường được đặt trong các hầm phóng thẳng đứng giấu kín trong núi và có thể phóng sau 120 phút chuẩn bị. Đến năm 1997, Trung Quốc có tất cả 20 tên lửa DF-4.
    DF-5 được coi là loại tên lửa đạn đạo lớn nhất - dài 33m với đường kính 3,4m, vẫn sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng hai tầng đẩy. DF-5 có thể mang một đầu đạn hạt nhân 3 Megaton nặng 3.200 kg và có tầm bắn tối đa lên tới 12.000 km. DF-5A với độ chính xác cao hơn (độ lệch chỉ có 1km) và tầm bắn lên đến 13.000 km được Trung Quốc giới thiệu năm 1986 với những tính năng hơn hẳn DF-5.
    DF-11 có tầm bắn 300 km và mang đầu đạn nặng 500 kg được Trung Quốc sản xuất để cạnh tranh với series tên lửa Scud của Nga. DF-11 là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, được chuyên chở và phóng trên khung xe 8 bánh với thời gian chuẩn bị từ 30 đến 45 phút. Đây là loại tên lửa có độ chính xác cao với độ lệch mục tiêu khoảng 200m. DF-15 là loại tên lửa tầm ngắn cũng sử dụng nhiên liệu rắn để công phá những mục tiêu ở khoảng cách 600km với độ lệch 280m.
    DF-21 là loại tên lửa tầm trung sử dụng nhiên liệu rắn có tầm bắn 1.800 km và có khả năng mang theo một đầu đạn hạt nhân nặng 600kg cùng thời gian chuẩn bị từ 10 đến 15 phút với độ chính xác cao. DF-21 là tên lửa đầu tiên được cải tiến để trang bị cho tàu ngầm chiến lược của Trung Quốc có tên gọi JL-1 (Cự Lang 1). DF-21 được sản xuất để thay thế DF-3.
    DF-31 là loại tên lửa sử dụng 3 tầng đẩy nhiên liệu rắn, và bổ sung cho DF-5 với tầm bắn lên tới 8.000 km. DF-41 là loại tên lửa hiện đại nhất trong lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc. Với khả năng mang 12 đầu đạn hạt nhân và tầm bắn 14.000 km, tốc độ phóng nhanh trên bệ phóng cơ động, DF-41 thực sự là mối đe dọa của đối phương [​IMG] http://www.janes.com/articles/Janes-Strategic-Weapon-Systems/DF-41-CSS-X10-China.html.
    Được giới thiệu từ 29/8/2008, nhưng đến nay DF-25 vẫn được Trung Quốc giữ kín cho dù được coi là phiên bản của DF-21. Điều đáng nói là từ thiết kế của DF-3, Trung Quốc đã chế tạo thành công tên lửa CZ-1 (Trường Chinh-1) để phóng vệ tinh đầu tiên lên vũ trụ năm 1971. Thiết kế của DF-5 cũng được dùng sản xuất tên lửa CZ-2 để sử dụng phóng vệ tinh. (với dàn tên lửa này thì xứ VN coi như chết chắc rồi)
    Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 được coi là át chủ bài của lực lượng Hải quân. Type 094 là tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo thế hệ thứ hai có tầm bắn từ 7.000 đến 8.000 km và có khả năng phá huỷ 48 mục tiêu cùng một lúc . Lực lượng Hải quân có 10 tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân và 60 tàu ngầm chạy bằng năng lượng dầu diesel-điện, cùng gần 80 tàu khu trục các loại. Tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn và Hạ thế hệ thứ 2 được cho là chỉ kém các tàu cùng cấp của Nga và Mỹ không đáng kể.
    Pháo phòng không tự hành PGZ-95 được trang bị 4 nòng pháo phòng không type-87 cỡ 25 mm, có tầm bắn 2.500 mét. Ngoài ra, nó còn được trang bị 4 tên lửa QW-2, có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách tối đa 6.000 mét và độ cao 3.500 mét. Tiếp đến là pháo tự hành 155 mm PLZ-05, loại mới được Trung Quốc đưa vào sử dụng từ năm 2007. Súng cối tự hành 120 mm PLL-05 được đặt trên xe thiết giáp bánh hơi 6x6 WZ-551?
    ......
    Được DinhPhDc sửa chữa / chuyển vào 14:21 ngày 14/11/2009
  9. QDNDVN2010

    QDNDVN2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2008
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    1
    Thế này mà có ng dám nói là " Nếu xung đột sảy ra giữa HK và TQ, liệu TQ có cầm cự đc 1 tuần ? " . Em e rằng với chất lượng VK chỉ thủa 1 chút síu so với cũ khí phương Tây và khả năng sản xuất VK hàng loật nhanh như TQ cùng với đó là chiến lược " lấy thịt đè người " thì chỉ trong vong 3 ngày TQ có thể cho QĐ HK lên núi oánh du kích !
  10. TomCatF14

    TomCatF14 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/11/2009
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    88
    Không hoàn toàn thế đâu bác ợ em thấy chủ chốt là công nghệ vật liệu .Mọi thiết kế cơ bản đều dựa trên vật liệu .Cứ nhìn dám J11-Su27nhái thì biết ,nó chỉ khoảng 40% của đồ thật rồi.Đến như anh Ngố kĩ thuật tên lửa tốt là thế mà chế con Bulava dùng nhiên liệu rắn mãi còn hỏng nữa là.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này