1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. khongthudao

    khongthudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    804
    Đã được thích:
    1
    Tokyo hôm nay (4/5) đã gửi phản đối tới Bắc Kinh sau khi một tàu giám sát của nước này truy đuổi tàu khảo sát đại dương của Nhật ở vùng biển tranh chấp giữa hai nước, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật cho biết.
    TIN BÀI MỚI
    * Trung Quốc hoàn thành đường hầm xuyên biển thứ hai
    * Đi tù vì thuê ?ocủa lạ? cho chồng
    * Nằm liệt giường vì ngực quá to
    Vụ việc xảy ra hôm 3/5 tại vùng lãnh hải phía đông Trung Quốc và cách phía nam đảo Amami Oshima của Nhật 320km về phía tây bắc.
    "Tàu Haijian 51 của Trung Quốc tiến sát tàu khảo sát Shoyo của Nhật và truy đuổi nó trong vài giờ trong khi đòi tàu Shoyo rời lãnh hải Trung Quốc", một quan chức Nhật đề nghị giấu tên nói.
    "Đây là lần đầu tiên, một tàu Trung Quốc yêu cầu tàu khảo sát của Nhật ngừng hoạt động ở đặc khu kinh tế của Nhật", quan chức trên cho hay và nói thêm rằng tàu Nhật đang tiến hành khảo sát về hải dương học.
    "Bộ Ngoại giao Nhật hôm 4/5 đã gửi thư phản đối Bắc Kinh về vụ việc này", quan chức trên cho hay. Tàu Haijian 51, có ghi dòng chữ "tàu giám sát của hải quân Trung Quốc".
    Quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh đã trở nên căng thẳng do những bất đồng về lãnh hải ở phía đông Trung Quốc. Có 4 mỏ khí Trung Quốc mà Nhật cho rằng nó mở rộng tới đặc khu kinh tế của nước này.
    Hai nước hiện còn tranh chấp về chủ quyền đảo Senkaku, còn gọi là đảo Điếu Ngư ở Trung Quốc, vốn nằm giữa Nhật và Đài Loan.
    Vụ việc mới nhất xảy ra sau khi trực thăng Trung Quốc bay gần đảo Okinawa của Nhật vào tháng trước thì bị tàu hải quân Nhật phát hiện.
    http://vietnamnet.vn/thegioi/201005/Tau-Trung-Quoc-truy-duoi-tau-Nhat-o-Dong-Hai-907915/
    Bọn khựa ngày càng láo nhở.
  2. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    3.502
    Đã được thích:
    3.595
    .China bought 50 systems and possibly 25 more, between 1997 and 2002. The HQ-17 is a copy of Tor-M1, that China will use it to replace the aging HQ-61 SAMs, will enter service around the year 2005.
  3. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    NPT-2010: Trung Quốc cam kết kiềm chế phát triển vũ khí hạt nhân
    Ngày 04/5, Trung Quốc đã cam kết "kiềm chế hết mức" trong việc phát triển vũ khí nguyên tử của họ, khi các cường quốc thế giới đang thảo luận ở New York tại một hội nghị quan trọng của Liên Hiệp Quốc về việc kiềm chế sự phát triển vũ khí hạt nhân.
    "Trung Quốc ... sẽ thực hiện kiềm chế nghiêm khắc về việc phát triển vũ khí hạt nhân và chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì sức mạnh hạt nhân của chúng tôi ở mức thấp nhất, chỉ đáp ứng các yêu cầu về an ninh quốc gia," phát ngôn viên bộ ngoại giao Jiang Yu nói với các phóng viên.
    "Chúng tôi sẵn sàng thực hiện các nỗ lực chung với các nước có liên quan hướng tới việc giải giáp vũ khí hạt nhân và một thế giới không có vũ khí hạt nhân," vị phát ngôn nói thêm.
    Các cường quốc thế giới đã đến tham dự một hội nghị kéo dài 3 tuần tại Liên Hiệp Quốc để đánh giá lại Hiệp ước Không Phổ biến Hạt nhân (NPT), có hiệu lực vào năm 1970, nhằm mục đích hạn chế sự phổ biến của vũ khí hạt nhân.
    Ông Jiang cho biết Trung Quốc tin rằng hội nghị, đã khai mạc từ hôm 03/5, sẽ "thúc đẩy việc sử dụng hoà bình năng lượng hạt nhân và sự hợp tác quốc tế" về vấn đề này.
    Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã ngay lập tức bị bóng đen che phủ bởi một cuộc tranh cãi giữa Mỹ và Iran.
    Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã lên án Mỹ đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, đã tạo nên sự phản ứng quyết liệt của Mỹ và làm cho một số đoàn đại biểu bỏ ra ngoài.
    Iran hiện đang là tâm điểm của các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của họ, mà Tehran khẳng định là chỉ để sản xuất năng lượng phục vụ các mục đích dân sự.
    Các cường quốc phương Tây và Israel cho rằng đây là một vỏ bọc cho việc phát triển vũ khí, và đang tìm kiếm các lệnh trừng phạt cứng rắn mới của LHQ đối với nước Cộng hòa Hồi giáo này.
    Trung Quốc, đồng minh thân cận của Iran và là thành viên thường trực có quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an, đã nhiều lần tuyên bố ngoại giao, chứ không các lệnh trừng phạt, là biện pháp để chấm dứt bất đồng về chương trình hạt nhân của Iran.
    "Đối thoại và đàm phán là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này và các cuộc thảo luận có liên quan vẫn đang diễn ra," ông Jiang cho biết.
    "Chúng tôi hy vọng các biện pháp có liên quan có thể giúp giải quyết một cách đúng đắn vấn đề này thông qua đối thoại và đàm phán."
    Linh Trang (Theo AFP
  4. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    [​IMG]
    Tin vui cho Tiềm lực quân sự Trung Quốc:
    Trích VIT - Không quân Trung Quốc đã từ chối không chấp nhận 16 máy bay tiêm kích J-11B do một hãng sản xuất máy bay trong nước chế tạo vì vấn đề kỹ thuật, tạp chí quốc phòng Kanwa dẫn nguồn tin tình báo phương Tây ở Bắc Kinh cho biết.Trung Quốc được cho là đã phát triển máy bay tiêm kích mới dựa trên công nghệ từ máy bay chiến đấu Sukhoi Su-27 của Nga. Từ đó xuất hiện lời đồn đoán rằng nhà sản xuất máy bay, Shenyang Aircraft Corp (Công ty Máy bay Thẩm Dương), có thể đã thất bại trong khi ?ođánh cắp? công nghệ của Nga.
    Được biết, Công ty Máy bay Thẩm Dương, có trụ sở ở tỉnh Liêu Ninh, đã sản xuất 16 máy bay tiêm kích J-11B trong năm 2009.
    ?oKhi Không quân Trung Quốc kiểm tra các máy bay để chuẩn bị nhận bàn giao, thì máy bay J-11B đã rung động bất thường sau khi cất cánh. Và vì thế, Không quân Trung Quốc đã từ chối không chấp nhận các máy bay tiêm kích J-11B nói trên?, tạp chí quốc phòng Kanwa dẫn nguồn tin cho biết.
    Đồng thời, theo một nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết, máy bay tiêm kích J-11B đã không được chọn để tham gia cuộc diễu binh nhân ngày Quốc khánh hồi tháng 10/2009 do có nghi ngờ về tính năng kỹ thuật của loại máy bay tiêm kích này, theo tạp chí Kanwa.
    Được tombuys sửa chữa / chuyển vào 15:53 ngày 18/05/2010
  5. SilentEagle

    SilentEagle Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    12/11/2009
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    5
    Tin này thì vui gì cho chúng nó. Tin này vui cho ta, Nhật Mỹ Ấn Hàn và Ngố
  6. thanhlethanh

    thanhlethanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/08/2009
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    híc !bác thật là :
    -Tin này làm anh ngố vui nhất ! vì tương lai sẽ bán được một số lượng lớn máy bay ,phụ tùng máy bay
    - buồn nhất là anh vịt vì anh hàng xóm sẽ sắm hàng xịn chứ nhất quyết không xài hàng dỏm , nhưng cũng còn chút an ủi anh cà-ri kịp thời thửa mất đồ xịn nhất rồi
    -còn các anh còn lại cười ruồi ,máy bay lỡm thì còn nhiều cái khác lỡm nữa
  7. negropone

    negropone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    959
    Đã được thích:
    18
    Hôm qua 1 chiếc J 7 đã về với đất, phi công hi sinh, rớt cái con hàng lởm ngang tầm Mig 21 nhà mình thế này chẳng bõ, J10C mới ra, J11 đâu ko rớt lấy vài con
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. thangtutai

    thangtutai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2009
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    43
    Mượn của bác Trungfbi bên Quansuvn.net
    Ngộ quá nhỉ . luyên tập thế này mới thấy (cái anh lính làm giá đỡ)
    [​IMG]
    [​IMG]
    http://www.quansuvn.net/index.php/topic,11057.480.html
    Được thangtutai sửa chữa / chuyển vào 18:44 ngày 22/05/2010
  9. terminaterx300

    terminaterx300 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/04/2006
    Bài viết:
    2.245
    Đã được thích:
    1
    cái kiểu này Mẽo hơi nhiều và dư thừa
  10. mig1000

    mig1000 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    2.587
    Có bài nói về tiềm lực quân sự TQ đây, Anh Khửa này cũng muốn chia thế giới với mèo nhưng xem chừng còn lâu.
    Tìm hiểu tiềm lực quân sự Trung Quốc​
    Trung Quốc xếp thứ hai trên toàn thế giới về kinh tế, và đang là một chủ nợ chính của của Mỹ - đây là những thông tin được mọi người biết nhiều, tuy nhiên những thông tin liên quan đến tiềm lực quốc phòng của Trung Quốc thì ít được biết đến. Huyền thoại Trung Quốc được các nhà kinh tế chính trị bàn luận nhiều. Trung Quốc đã vươn lên từ một nước nghèo đói với 500 triệu dân để trở thành một nước vượt qua cả khả năng của các nhà sản xuất Âu và Mỹ. Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị trường các nước thuộc thế giới thứ Ba, đánh bật Mỹ và Tây Âu ra khỏi khu vực châu Phi, và cạnh tranh trực tiếp với trong lĩnh vực năng lượng. Đài Loan hiện nay là nơi đối đầu trực tiếp về quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ. Mỹ là nước duy nhất có những động thái tích cực trong việc cung cấp các loại vũ khí cho Đài Loan, và việc này gây ra không ít phản ứng từ phía Trung Quốc.
    Trung Quốc coi quân sự là một công cụ để thực hiện sự bành trướng của mình. Hiện nay trên quy mô toàn thế giới đang có cuộc chạy đua khốc liệt về kỹ thuật quân sự. Xem ra Mỹ đang là nước có ưu thế nổi trội, nhưng nhiều người hầu như còn chưa biết và đang rất quan tâm đến các thành tựu về lĩnh vực này của Trung Quốc.
    Có nhiều lý do vì sao Trung Quốc có một sự gia tăng đột biến về sức mạnh quân sự của mình. Việc đầu tiên trong số này là từ sự bất ổn nội bộ trong nước đông dân nhất trên thế giới. Khuynh hướng ly khai, đặc biệt ở các khu tự trị Tây Tạng và Tân Cương, nơi dân tộc thiểu số Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ sinh sống; đòi hỏi chính quyền trung ương Trung Quốc phải có một lực lượng quân đội đủ mạnh để áp chế. Trung Quốc là một nhà nước có nhiều dân tộc thiểu số, và có mối quan hệ không ổn định với các nước láng giềng. Những tranh chấp về lãnh thổ với Ấn Độ, như ở các tiểu bang Arunahal Pradesh và Sikkim, và Kashmir, hiện luôn tạo ra nhiều căng thẳng. Ngoài ra, Ấn Độ đã nhận trách nhiệm đối với quốc phòng của nước láng giềng Tây Tạng và Nepal Bhutana, bảo vệ biên giới Himalaya của họ.
    Các lãnh đạo Trung Quốc cũng dự kiến là tiến trình tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ như hiện nay sẽ có lúc chậm lại, và đi xuống. Khi đó sự bất ổn định chính trị sinh ra do khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp, tệ nạn xã hội, cộng với sự bất mãn do sự chênh lệnh mức sống giầu nghèo trong xã hội, giữa các vùng miền, giữa các tầng lớp và giai cấp trong xã hội gây ra sẽ là rất lớn và nhà nước cần phải duy trì một sức mạnh quân sự đàn áp. Trung Quốc cũng cần duy trì một lực lượng quân đội đủ mạnh để duy trì sự chiếm hữu các nguồn tài nguyên từ khắp mọi miền trên thế giới, cũng như bảo đảm cho việc vẫn chuyển chúng.
    Ngân sách quân sự của Trung Quốc tăng nhanh chóng. Vào năm 2009 ngân sách quân sự của Trung Quốc là 70 tỷ đôla mỹ, chỉ sau ngân sách quân sự của Mỹ cùng thời kỳ là 515 tỷ đôla. Theo các nhà phân tích Lầu Năm Góc, ngân sách quân sự thực tế của Trung Quốc ít nhất là gấp đôi con số 70 tỷ đôla, bởi những chi phi sau đây đã không được tính vào ngân sách như: mua vũ khí nước ngoài, phát triển vũ khí hạt nhân, phát triển vũ khí chiến lược, trợ cấp cho ngành công nghiệp quốc phòng. Theo đánh giá của viện nghiên cứu (Stockholm International Peace Research Institute - SIPRI) chi phí quốc phòng thực tế của Trung Quốc cao gấp 4 ngân sách quân sự chính thức. Tổng số quân của Trung Quốc ước tính 2.300.000 binh sĩ, trong đó Lục quân 1.600.000, Hải quân 400000, và Không quân 255000. Còn phải kể thêm khoảng 10 triệu cảnh sát, và các lực lượng dự bị. Trong trường hợp tổng động viên Trung Quốc có thể huy động một đội quân khoảng 350 triệu người.
    Trong những năm gần đây Trung Quốc đang gấp rút hiện đại hóa quân sự, đặc biệt là Không quân và Hải quân. Nga là nguồn cung cấp vũ khí chính cho Trung Quốc. Chỉ riêng cuối năm ngoái Trung Quốc đã mua của Nga 4 tàu chiến hiện đại được trang bị tên lửa, và 12 chiếc máy bay Su-30. Mặc dù Mỹ lên tiếng phản đối việc Israel bán và chuyển giao công nghệ vũ khí cho Trung Quốc, nhưng Israel hiện vẫn đang là một đối tác quan trọng của Trung Quốc. Israel đã bán cho Trung Quốc 4 chiếc máy bay AWACS, hợp tác chế tạo máy bay quân sự Chengdu J-11. Lệnh cấm vận vũ khí của EU vẫn đang ngăn cản Trung Quốc có được nguồn cung cấp vũ khí từ các nước EU. Về phía mình Trung Quốc luôn chú tâm phát triển vũ khí hạt nhân. Và không ngần ngại chĩa các loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân như DF-31, DF-31A, DF-41 cho phép hủy diệt toàn bộ lãnh thổ của Mỹ.
    Người ta không rõ số lượng đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc là bao nhiêu, chỉ ước tính là vào khoảng từ 200 và 400. Những đầu đạn này được trang bị cho tên lửa, máy bay, và tầu ngầm. Theo các chuyên gia phương Tây, số lượng đầu đạn hạt nhân và hệ thống phân phối của Trung Quốc đang gia tăng nhanh chóng.
    Năm 2007, Trung Quốc phóng thành công một vệ tinh lên quỹ đạo mặt Trăng. Hiện Trung Quốc đang có kế hoạch đưa tàu vũ trụ không người lái lên mặt Trăng trong vòng ba năm tới, và tới năm 2025 thì đưa người lên mặt Trăng. Trung Quốc đang có những nỗ lực phát triển vũ khí chống vệ tinh. Trung Quốc là nước đầu tiên bắn hạ vệ tinh và tạo ra một cuộc chạy đua mới trên vũ trụ.
    Trung Quốc đang bắt tay vào việc đóng tàu sân bay đầu tiên; nghiên cứu chế tạo nhiều loại vũ khí hạng nặng như xe tăng, xe thiết giáp? Trung Quốc mở rộng mạng lưới tình báo, đặc biệt là hệ thống tin tặc Trung Quốc có khả năng tấn công mạng máy tính của Lầu Năm Góc và Nhà Trắng.
    Do nhu cầu nguyên liệu và nhiên liệu, ảnh hưởng của Trung Quốc vào châu Phi và Trung Đông cũng ngày một tăng. Trung Quốc có kế hoạch xây dựng Cảng Gwadar ở Pakistan, Hambantota ở Sri Lanka và Sittwe ở Miến Điện. Hệ thống hạ tầng này cho phép xây dựng đường ống dẫn dầu khí tới tỉnh Tân Cương của Trung Quốc. Ngoài ra nó còn cho phép Trung Quốc gây sức ép với Ấn Độ từ phía nam. Chi phí để xây dựng cảng Hambantota lên tới 500 triệu USD. Những công trình này cho phép Hải quân Trung Quốc tại Ấn Độ dương bảo vệ tuyến đường thương mại từ châu Phi và Trung Đông đến phía tây Trung Quốc.
    Chuyên gia quân sự Mỹ Andrew Scobell cho rằng Trung Quốc thực hiện quá trình hiện đại hóa quân sự theo 4 tiêu chí:
    1. Tạo mọi điều kiện để trở thành một siêu cường, bao gồm xây dựng một lực lượng Hải quân mạnh mẽ, kiểm soát các vùng biển mở và thách thức sự thống trị toàn cầu của Hoa Kỳ.
    2. Tận dụng các nguồn cung nước ngoài và dựa vào năng lực sản xuất nội địa để phát triển ngành công nghiệp quốc phòng với mục tiêu ít nhất là vượt Nga.
    3. Phát triển chiến lược theo hướng "việc ai nấy làm". Chấp nhận sự vượt trội kỹ thuật quân sự Mỹ, chiến lược phòng thủ của Trung Quốc tập trung vào việc giảm bớt lợi thế của Mỹ. Ví dụ như phát triển vũ khí chống vệ tinh, triển khai chiến tranh mạng.
    4. Thực hiện ý nguyên của Mao Tse Tung, xây dựng quân đội không chỉ để bảo vệ đất nước, mà còn là động lực phát triển kinh tế, nâng cao uy tín của đất nước và là niềm tự hào của người Trung Quốc.
    Hiện tại công nghiệp quốc phòng Trung Quốc còn yếu và chưa đổi mới. Nguồn vốn vẫn dùng chủ yếu cho việc tập trung phát triển kinh tế, tuy nhiên theo thời gian sự ưu tiên trên có thể thay đổi.
    Do viêc Trung Quốc giữ bí mật về sự phát triển quân sự của mình, nên khó có ai có thể đưa ra bức tranh tổng hợp về sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Trong "Sách Trắng" công bố ngày 20/1/2009, Trung Quốc bác bỏ cáo buộc cho rằng sự gia tăng chi tiêu quân sự là để vượt qua ưu thế quân sự của các cường quốc phương Tây. Trong "Sách Trắng" này, lần đầu tiên, Trung Quốc cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân đầu tiên, và không sử dụng nó để chống lại các quốc gia phi hạt nhân.
    Tuy là khó có thể dự đoán được ý đồ tác chiến của quân đội Trung Quốc, như việc Trung Quốc trở mặt gây chiến với Mỹ thì chắc chắn là không thể xẩy ra. Trước hết là sự ràng buộc lẫn nhau trong kinh tế, bởi Mỹ là thị trường chính cho hàng hóa của Trung Quốc. Ngoài ra, các nước như Nhật Bản và Nam Triều Tiên, đều là các nước có tiềm năng quân sự có thể thách thức cả với Trung Quốc.
    Người Trung Quốc có khả năng nhìn xa trông rộng, và chỉ có thời gian mới có thể biết rõ họ sẽ làm được gì.
    Nguồn :
    http://vitinfo.com.vn/MMuctin/Quocte/LA77033/default.html
    http://www.eastwest-review.com/rus/article/voennaya-moshch-kitaya

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này