1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Âm mưu bá quyền của TQ tôi nghĩ rằng không ai không biết nên tôi không bàn. Nhưng ba món vũ khí trên làm bài viết mất giá trị Bác ạ. Mấy món vũ khí ấy nặng mùi cá tháng tư quá, những người biết ít nhiều về quân sự họ sẽ cười đó. Tuy nhiên dân bàn tin đồn quán cà phê thì có thể thích.
  2. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Ờ ờ mod đây, đề nghị bác TimeBreak ko bôi bác bbc, BBC kể cả Việt ngữ cũng ko bao giờ hâm đến mức đăng 01 thứ bốc mùi như này. Về mặt kỹ thuật bác AndrewTran đã nói ở chỗ khác rồi xin ko nhắc lại. Về mặt gốc tích bài viết thì cái blog của bác akhoa99 chỉ thuổng lại 1 bài viết của tác giả Sông Lô tại hải ngoại thôi. Muốn biết Sông Lô là ai có lẽ chỉ xem ở đây cũng đủ:
    Link deleted :D
    (Link này sẽ bị del sau 24h :D)
    Chào thân ái và quyết thắng!
    Được maseo sửa chữa / chuyển vào 09:43 ngày 28/11/2008
  3. akhoa99

    akhoa99 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/10/2008
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Ai bảo là blog của tôi ? Hồ đồ !
  4. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Hic, ý nhà em nói là blog bác dẫn nguồn thôi, sorry viết lách ko rõ để bác hiểu nhầm :D
    Chào thân ái và quyết thắng!
  5. TimeBreak

    TimeBreak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2004
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    9

    Vàng 1 : Chân thành xin lỗi Bác Maseo cùng các bạn! Đây là lần thứ hai tôi bị nhắc nhở, lần trước, thiếu sáng suốt, không chịu uốn lưỡi trước khi nói, tôi đã chót dại ví một mem kiểu này với lợn, Bác Maseo đã nghiêm khắc chấn chỉnh tôi : Không được xúc phạm lợn và các loại súc vật thân thiện khác!
    Xin hứa sửa chữa
    Vàng 2 : Tưởng đâu, hoá ra suy nghĩ của một ku Quần Lủng Vá Nhiều Chẳng Hết ... chẹp ...
    Riêng về cái vũ khí gây động đất của BC, công nhận em cũng mơ hồ liên hệ tới vụ Tứ Xuyên, mịa, công phá mạnh thật
  6. antishino

    antishino Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/12/2007
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Mua công nghệ cao: Bài học của Nigiêria
    07:02'' 25/11/2008 (GMT+7)
    - Theo một hợp đồng trị giá 311 triệu USD, Trung Quốc chế tạo và giúp Nigiêria đưa lên vũ trụ vệ tinh Nigcomsat-1. Nhưng ngay sau khi phóng, vệ tinh đã gây nhiễu tần số; 6 tháng sau, tín hiệu của nó biến mất. Nhà chức trách giải thích Nigcomsat-1 bị... mất điện.
    Nigcomsat-1 trên bệ phóng. Ảnh: This Day, Nigeria
    Đã từng có nhiều trường hợp do thiếu cân nhắc hoặc kém hiểu biết cũng như quá tin vào đối tác, người ta đã nhập về những công nghệ và thiết bị lạc hậu và từ đó, chất lượng sản phẩm kém, tiêu phí nguyên vật liệu cao, hiệu quả kinh tế thấp. Nhiều khi rơi vào tình trạng tiếp tục thì cũng dở và bỏ không xong.
    Lại có trường hợp khác, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, nếu không tìm hiểu kỹ về công nghệ sẽ đi đến thất bại. Trường hợp phóng vệ tinh Nigcomsat-1 là một ví dụ.
    Dịch vụ phóng vệ tinh cho các nước đang phát triển
    Nigiêria là nước đông dân nhất châu Phi (trên 135 triệu dân, đứng thứ 8 thế giới), nhiều tài nguyên, nhất là dầu mỏ (đứng đầu sản lượng dầu mỏ của châu Phi, chiếm 70% thu nhập của Chính phủ). Theo dư luận báo chí trên thế giới, Nigiêria bị mang tiếng về tình trạng nhân quyền và tham nhũng, Nigiêria ít có bạn bè. Từ mấy năm gần đây, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nigiêria, mua tới 40% sản lượng dầu của nước này, đầu tư 3,5 tỷ USD và ngành dầu mỏ và năng lượng, hào phóng cho Nigiêria vay 2,5 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng.
    Nhận thức được là một nước lớn, tuy còn rất nghèo, cần có chủ quyền trên không gian vũ trụ, và để xây dựng ngành viễn thông hiện đại, Nigiêria đã sớm nghĩ đến việc mua và thuê phóng những vệ tinh của riêng mình.
    Vệ tinh đầu tiên của Nigiêria mang tên NigeriaSat-1 có tuổi thọ là 7 năm do Công ty Surey Satellite (Anh) thiết kế chế tạo và được phóng lên không gian vào năm 2001 bởi tên lửa Kosmos-3M của Nga tại sân bay vũ trụ Plesetsk. Nhiệm vụ của nó là thu thập những số liệu phục vụ cho việc dự báo thời tiết, tìm kiếm nguồn nước, theo dõi việc phá rừng, xói mòn đất, quản lý các đường ống dẫn dầu? Tổng chi phí cả cho việc mua và phóng vệ tinh là 13 triệu đôla. Sự kiện này đã đưa Nigiêria bước vào kỷ nguyên vũ trụ, và là nước châu Phi thứ hai có mặt trên không gian, sau Nam Phi và Algeria.
    Những nhu cầu có một vệ tinh mới đáp ứng việc nối mạng ĐTDĐ, truy cập mạng thông tin toàn cầu, phát các chương trình phát thanh và truyền hình cũng như nhiều dịch vụ khác như giám sát môi trường, nông nghiệp, ngân hàng, giáo dục, dầu khí, viễn thông? xuất hiện, đòi hỏi Nigiêria phải có một vệ tinh lớn hơn, hiện đại hơn.
    Năm 2004, Nigiêria ký với đối tác thân thiết là Trung Quốc một hợp đồng, nhờ Trung Quốc chế tạo và đưa lên vũ trụ giúp vệ tinh thứ hai, bởi Trung Quốc đã phóng được vệ tinh Đông phương hồng-1 (ĐFH-1) từ những năm 1970 và đang nổi lên như một cường quốc hàng không vũ trụ, đã đưa được người lên không gian, cùng với Nga và Mỹ trở thành một trong 3 đại gia trong lĩnh vực này. Đây là lần đầu tiên có một khách hàng nước ngoài vừa đặt mua vệ tinh vừa thuê dịch vụ phóng của Trung Quốc. Thời gian phóng dự kiến là vào năm 2006. Theo báo chí nước ngoài, với vệ tinh được định giá khoảng 300 triệu USD, các ngân hàng Trung Quốc còn cho Nigeria vay khoản tín dụng ưu đãi 200 triệu USD.
    Giá của công nghệ cao
    Ý nghĩa của vệ tinh thứ hai này của Nigiêria, mang tên Nigcomsat-1 là rất lớn. Theo Tân Hoa xã, bằng cách thực hiện những nhiệm vụ nói trên, vệ tinh Nigcomsat-1 sẽ giúp Nigiêria không chỉ nâng cao vị thế của mình với tư cách là người có chỗ đứng vững chắc trong không gian vũ trụ mà tạo ra thêm 150.000 việc làm mới cho người dân, tiết kiệm cho các khách hàng sử dụng Internet băng thông rộng 100 triệu USD mỗi năm, giảm cước điện thoại 600 triệu đôla/năm, chưa kể đến tiền có thể thu được từ việc thuê kênh của các nước láng giềng, trong khi Nigiêria chỉ phải trả cho Trung Quốc 311 triệu USD, kể cả chi phí đào tạo các chuyên gia.
    Phía Trung Quốc bảo đảm sẽ cung cấp cho Nigiêria vệ tinh viễn thông loại tiên tiến nhất, thuộc thế hệ thứ ba, cùng với cam kết rằng vệ tinh sẽ hoạt động trong 15 năm, do Công ty Công nghiệp Trường Thành, cánh tay phải của Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Không gian Trung Quốc trong đó có Viện Hàn lâm Khoa học không gian thiết kế và chế tạo. Tuy giá trị hợp đồng là 311 triệu USD nhưng phía Công ty Trường Thành cho biết thực ra giá thành của chiếc vệ tinh ấy lên tới 340 đến 450 triệu USD.
    Nigcomsat-1 trên không gian. Ảnh: This Day, Nigeria
    Sau vài lần hoãn, mãi đến tháng 5/2007, Nigcomsat-1 mới được phóng lên bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 3M tại căn cứ Xichang, thuộc Tứ Xuyên (Trung Quốc). Phía Trung Quốc và Nigiêria đều rất phấn khởi trước thành công đầy tình hữu nghị này. Những người dân Nigiêria, dù một tỷ lệ khá cao còn phải sống dưới mức nghèo khổ cũng vô cùng tự hào với thành tựu to lớn của đất nước.
    Nhưng dường như từ những ngày đầu chiếc vệ tinh đã gặp những rủi ro. Tần số của nó bị những đám mây trên cao làm suy yếu. Các tần số mà vệ tinh hoạt động cứ lấn sang tần số đã được quy định dành cho các vệ tinh khác đăng ký và phóng trước nó. Thậm chí nó còn bị các vệ tinh viễn thông ?obạn? gây nhiễu nên kết quả truyền về thiếu chính xác. Nhiều cuộc tranh cãi nổ ra từ trong nước cả về mục đích xã hội lẫn khoa học. Sau 18 tháng hoạt động chập chờn, và dường như hoàn toàn khác với những gì được hứa hẹn, ngày 11/11/2008, tín hiệu của nó biến mất.
    Các báo This Day và Punch cho hay, Nigcomsat-1 đã mất tích. Không thấy nó ở bất cứ toạ độ nào trên quỹ đạo cách Trái đất 37.000 km. Lùng tìm trong 24 giờ, các nhân viên theo dõi và Bộ Khoa học công nghệ không thể trả lời nó đang ở đâu.
    Chiều 13/11, Thứ trưởng Bộ KH&CN Nigiêria là Zaku phải xuất hiện trên truyền hình trấn an dư luận: Vệ tinh bị mất điện, phải tìm chỗ để? đỗ, bởi? nếu không nguồn điện sẽ bị cạn kiệt, và nó sẽ lang thang trong vũ trụ cho đến khi đụng vào một vệ tinh khác. Ông nói, nếu có gì xảy ra, những người đã mua dịch vụ của vệ tinh sẽ được bồi thường bởi một vệ tinh khác ?ovà không phải trả gì cả?. Liệu có phải nó đã? tử vong ?
    Phe đối lập không ngớt phê phán Chính phủ, về số tiền 40 tỷ naira (tiền Nigiêria) bỏ ra mà vẫn không thu được một chút kết quả nào tuy đã được hứa hẹn là nhà bảo hiểm sẽ phải đền đầy đủ, về sự yếu kém của công nghệ vì những tấm pin mặt trời được hứa sẽ chạy ít nhất 15 năm mà không được 18 tháng đã ?ochết?, cùng những trục trặc kỹ thuật khác.
    Thực ra, đã có một cảnh báo?
    Đó là vệ tinh Sinosat-2 mà Trung Quốc phóng vào cuối tháng 11/2006 với mục đích tăng cường diện phủ sóng trong toàn quốc kể cả Đài Loan, Macao, Hongkong để phục vụ cho việc tường thuật Olympic 2008 mà Trung Quốc chắc chắn sẽ vượt trội về số huy chương vàng (và có thể có cả các mục đích khác nữa). Tuy nhiên, ngay sau khi phóng, hệ pin mặt trời và ăngten đã hỏng hoàn toàn. Sinosat-2 đã bị mất tích trong không gian vũ trụ không để lại dấu vết.
    Chỉ 2 tuần sau, chẳng ai nhắc đến nó nữa và nhiều người không biết gì về sự việc xảy ra, bởi như một thông báo ngắn gọn trên báo chí ?orủi ro cao là đặc trưng của công nghiệp hàng không vũ trụ?.
    Lẽ ra cảnh báo ấy phải được cân nhắc để đưa ra những quyết định thận trọng. Có lẽ những nhà quyết định chính sách Nigiêria đã sơ hở nên mới phải hứng chịu một thất bại, hao tiền tốn của và giảm uy tín trước nhân dân nước họ.
    Một vệ tinh thứ ba, cùng dòng với Sinosat-2 và Nigcomsat-1 là Venesat-1, được thực hiện bằng một hợp đồng giống hệt như Nigcomsat-1, cũng được Công ty Trường Thành thiết kế chế tạo và được phóng lên ở cùng một địa điểm (Tứ Xuyên) vào ngày 28/10/2008 (lúc này chưa xảy ra sự cố mất điện của Nigcomsat-1), chỉ khác là đối tác của Trung Quốc trong trường hợp này là Venezuela. Hy vọng vệ tinh Venesat-1 đã được rút kinh nghiệm trên sự thất bại của Sinosat-2 và Nigcomsat-1, nên sẽ thành công.
    *
    Tuấn Hà (Theo This Day, Nigeria)
    http://www.vietnamnet.vn/khoahoc/2008/11/815205/
    Hy vọng mấy loại vũ khí mà quân đội "nước cộng hoà nhân dân Melamine" copy được cũng hoạt động giống như những vệ tinh này. Thay vì bắn trúng Mỹ hay Ấn Độ thì cứ nhằm Thượng Hải hay Bắc Kinh mà trực chỉ.
  7. horiron

    horiron Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2005
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    6
    xin các bác cho em ngoài lề 1 tí tí
    Peng Cong, 31 tuổi, người Trùng Khánh, cho biết mục tiêu tiếp theo của anh là chế tạo ra một chiếc trực thăng.
    Anh chỉ học lắp ráp, xây dựng máy bay thông qua sách vở và mạng Internet mà thôi. Peng cũng thường xuyên ghé thăm các trường dạy bay ở các thành phố lân cận để thăm dò tình hình máy móc của họ.
    Chiếc máy bay cao 18ft do anh chế tạo có sải cánh rộng 32ft, gắn bè nổi màu xanh, động cơ nằm ở phần đuôi và có cánh quạt bằng gỗ. Peng cho biết anh đã tiêu tốn khoảng £13.500 để hoàn thành chiếc máy bay này.
    [​IMG]
    Mặc kệ trời mưa, chuyến bay thử đầu tiên của Peng Cong đã lên tới độ cao 50m và lần thứ hai, cùng với chiếc máy bay tự chế anh đã lên tới độ cao 320m.
    "Thật khó để miêu tả tôi cảm thấy ra sao. Giống như một con chim, tôi thấy mình tự do và phấn kích vô cùng nhưng trời mưa cứ đập vào mặt khiến tôi khó chịu," Peng hào hứng kể lại.
    Peng hi vọng trong tương lai chiếc máy bay do anh chế tạo sẽ đạt tới độ cao 3500m: "Tôi sẽ cần thêm người trợ giúp và tôi cũng có thể vận chuyển chút hành lý trên máy bay của mình."
    nguồn Việt Báo (Theo_24h)
    hix ... trong khi cái vam của việt nam huy động cả viện cơ học bộ quốc khòng. em phát khóc lên đây này .... các bác chửi em đi
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    VAM không dính dáng gì đến BQP đâu nhé, viện cơ học thuộc viện KH&CN VN. Chửi nhầm đối tượng rồi đấy.
  9. aircraftofbk

    aircraftofbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2008
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    Cái VAM của ta nói thật là cứ dại dại thế nào ấy.Em có bản thuyết minh VAM2 nè,ai cần Foto pm em.bản vẽ của nó thì có một cuốn dày dày kha khá hình,mà em thấy các bố vẽ cả cái đai ốc vô,coi như một bộ phận nữa,như cái dùng cho xe...cải tiến ấy,tiếc là cuốn bản vẽ người ta mượn rồi...thuổng luôn.Mà sao em thấy VAM được quảng cáo là có thể bay dự báo TT,cảnh báo cháy rừng nhưng khoảng cách từ trọng tâm tới tâm KĐ có 7cm,lỡ pilot đưa tay ra vẫy tay cũng die lun a`.Chưa kể các hoạt động dự báo mà nhất là cháy rừng có đk bay khá phức tạp.
    Hai ông nông dân là trực thăng chưa chắc bay được nhưng đẹp hơn VAM rồi.
  10. ktsquyxamau

    ktsquyxamau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/01/2003
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này