1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. txdai148

    txdai148 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2009
    Bài viết:
    1.417
    Đã được thích:
    0
    Đây đúng là vũ khí lợi hại cho mấy em nay ra trận thì khỏi nói
  2. kutonhuphjt

    kutonhuphjt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2009
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    mấy em này tràn wa thì quân ta cầm SÚng ra chiến mà bác ... công nhận nhìn cũng phê thật
  3. hoabinh2010

    hoabinh2010 Guest

    Trung Quốc ''chĩa mũi nhọn vào Việt Nam và Hoa Kỳ''
    Thưa quý vị, trước các diễn biến dồn dập gần đây liên quan tới khu vực biển Đông, VOA Việt Ngữ đã có cuộc phỏng vấn nhà nghiên cứu quan hệ Việt - Trung, ông Dương Danh Dy, Nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc.
    VOA: Ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố ?~quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ trong việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông. Ông đánh giá như thế nào về động thái này?
    Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy: Theo tôi, đó là chuyện tất nhiên thôi. Sự trở lại của Mỹ ở Đông Nam Á và những tuyên bố của bà Hillary Clinton về vai trò của Mỹ ở đây thì đó là một sự cổ vũ cho các nước ở khu vực rằng dù Trung Quốc có đe doạ như thế này, như thế kia, nhưng chúng ta vẫn có một người bạn Mỹ đứng ở bên cạnh.
    Quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ gần đây nhân 15 năm bình thường hoá quan hệ rất sôi nổi, ví dụ như Hàng không mẫu hạm George Washington neo đậu ở vùng biển Đà Nẵng, mời cán bộ, nhân dân Việt Nam lên thăm, hay hai bên thoả thuận về hợp tác hạt nhân. Dù tôi chưa rõ nội dung cụ thể nhưng theo tôi nghĩ đó là các tiến bộ. Tôi cho rằng chỉ có lòng tin mới nói được như thế.
    VOA: Theo dõi tình hình báo chí Trung Quốc gần đây, ông thấy phản ứng của họ trước các diễn tiến mới đó như thế nào?
    Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy: Có thể nói là Trung Quốc phản ứng khá mạnh, và mũi nhọn chủ yếu họ chĩa vào Việt Nam và Mỹ. Nói cụ thể, họ lên án Việt Nam đủ mọi chuyện, nào là muốn lợi dụng cương vị chủ tịch ASEAN (Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á) để lôi kéo và quốc tế hoá vấn đề biển Đông; lôi kéo Mỹ trở lại Việt Nam, hay Mỹ nhân dịp này quay trở lại Đông Nam Á để bao vây Trung Quốc. Những từ họ dùng cho Việt Nam, theo tôi, từ khi bình thường hoá quan hệ tới nay, chưa bao giờ họ dùng từ xấu về Việt Nam như vậy.
    VOA: Tức là phản ứng của họ rất mạnh mẽ, đúng không ạ?
    Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy: Mạnh mẽ và dữ dội. Họ cũng nói khá rõ rằng sẽ dùng vũ lực để giải quyết vấn đề biển Đông. Họ ngụ ý khá nhiều và cho rằng việc giải quyết vấn đề biển Đông bằng vũ lực là điều khó tránh khỏi, mặc dù hiện nay họ vẫn nói là phải dùng hai tay, tức là một tay hoà bình, một tay vũ lực, nhưng mà tay nào cũng phải cứng cả. Họ nói ám chỉ nhưng đối với Việt Nam họ nói khá rõ. Một số mạng chính thức như Hoàn Cầu, họ nói rõ là Việt Nam đấy.
    VOA: Ông là người nghiên cứu mối quan hệ Việt ?" Trung thời gian qua, thì theo đánh giá của ông, những động thái vừa qua sẽ còn diễn tiến như thế nào?
    Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy: Theo tôi, muốn nhìn biển Đông thì còn phải nhìn tình hình Trung Quốc hiện nay, mà các nhà nghiên cứu quốc tế có lúc quên đi mất. Nội bộ Trung Quốc, theo tôi, có nhiều vấn đề như bây giờ, như vấn đề biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường rồi tình trạng nông dân, tình trạng phân bố giàu nghèo, rồi trượt đất hay lụt lội.
    Theo tôi hiểu và theo kinh nghiệm của tôi, mỗi khi trong nước có vấn đề thì Trung Quốc thường tìm cách cho nó xì ra bên ngoài để mà làm làm xẹp bớt cái phản ứng, phẫn nộ ở trong nước.
    Ngoài ra, nhân tiện tôi cũng nói luôn một vấn đề khác người ta ít để ý, là do trên đất liền cạn kiệt về tài nguyên, môi trường bị tàn phá cho nên việc khai thác biển Đông, dầu lửa, khoáng sản, hải sản, đang là cái cứu cánh cho Trung Quốc. Cho nên rõ ràng, giờ biển Đông là lợi ích sống còn của Trung Quốc, mà đã là lợi ích sống còn và cộng thêm cái bá quyền nữa, thì tôi xin nói thật là khó có thể lay chuyển được họ
    http://www1.voanews.com/vietnamese/news/china-us-vietnam-08-10-2010-100338609.html
  4. huyphongssi

    huyphongssi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2009
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    7
    Chẳng biết cụ DDD này nói thật thế hay vẫn chỉ là căn bệnh nhét chữ vào mồm của mấy cái ban Việt ngữ ở bển
    Đã là nhà nghiên cứu thì không ai lại lấy nguồn từ mấy đám tau nhau xô vanh của TQ, trừ khi cố lấy nguồn đó để phục vụ âm mưu kích động gây chia rẽ hằn thù dân tộc. TQ có lợi cho ta mà Mĩ cũng có lợi cho ta. Hãy lấy quan điểm của chính Đặng tiên sinh về phục vụ cho đất ta: mèo đỏ hay mèo xanh đều có ích nếu vẫn bắt được chuột.
    Xét ở nội bộ TQ, bọn quân phiệt có nòi sẽ không bao giờ muốn chiến tranh diễn ra ở biển Hoa Nam tại thời điểm này. Chỉ có bọn Hán gian, Việt gian và đám tau nhau con ông cháu cha ăn cắp thời giờ nhà nước lướt web thì mới có luận điệu bá đạo.
  5. hoabinh2010

    hoabinh2010 Guest

    Ừ bọn TQ rất yêu hoà bình không muốn chiến tranh trên biển " Hoa Nam" ( Bọn Con Ông Cháu Cha tàu cũng gọi vậy) không phải biển đông. Chỉ là lâu lâu chúng lượm vài đảo và cuối cùng tuyên bố chủ quyền. Còn chiến sĩ Việt thì gọi biển đó là biển Hoa Nam không phải biển đông. Ừ chỉ cần biến thành biển Hoa Nam và biến mất cái tên Biển Đông trên môi người Việt là Hoà Bình ngay.
  6. armycorp

    armycorp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2009
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    [​IMG]
    25 xe tăng Т-69-II do Trung Quốc sản xuất từng nằm trong trang bị của quân đội Thái Lan đã bị quẳng xuống vịnh Thái Lan làm các rạn san hô nhân tạo. Sáng kiến này quả là một cách quảng cáo tốt cho vũ khí Tàu
    http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/Quang-xe-tang-Trung-Quoc-xuong-bien-de-nuoi-ca/20108/49528.aspx
  7. hoabinh2010

    hoabinh2010 Guest

    TS Cù Huy Hà Vũ: Ðồng hành quân sự với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại
    Các hành vi quân sự của Trung Quốc ở biển Đông ngày một gia tăng, tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc bị Bắc Triều Tiên đánh chìm một cách vô cớ? đang biến Đông Á thành khu vực nổi sóng. Vậy thì Việt nam phải làm gì? Sau đây là một số nhận định của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ từ Hà Nội dành cho VOA nhân dịp Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) vừa chấm dứt tại Hà Nội.
    VOA: Thưa Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, với tư cách một nhà tranh đấu có tầm nhìn chiến lược hàng đầu trong công cuộc bảo vệ độc lập và chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, ông có thể chia xẻ cảm nhận của cá nhân về những gì đang xảy ra liên quan đến an ninh của các nước ASEAN nói riêng, khu vực Đông Á nói chung?
    Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Phải nói ngay rằng, bước sang thế kỷ 21, an ninh thế giới đã chuyển trọng tâm từ châu Âu sang Đông Á.
    Một cách khái quát, an ninh thế giới từ sau Chiến tranh thế giới II được mặc định bởi nỗ lực ngăn chặn chiến tranh nóng mang tính hủy diệt hàng loạt giữa các nước phương Tây và khối cộng sản Đông Âu do Liên Xô đứng đầu và nỗ lực này đã thành công với sự sụp đổ ngoạn mục và được báo trước của khối cộng sản trên lục địa cũ vào cuối những năm 80 của thế kỷ 20.
    Ngày nay bất an thế giới lại đến từ Đông Á, hay chính xác hơn, từ Trung Hoa cộng sản.
    Thực vậy, chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc ?ohậu Đông Âu? đang biến tướng thành chủ nghĩa đế quốc cổ điển hay chủ nghĩa Tân Đại Hán với đặc trưng là bành trướng lãnh thổ.
    VOA: Dựa vào đâu Tiến sĩ cho rằng chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc đang biến tướng?
    Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Ở Đông Nam Á, như tôi đã từng đề cập, Trung Quốc đã và đang thực hiện xâm lược cả ?ocứng? lẫn ?omềm?. ?oXâm lược cứng? là dùng sức mạnh quân sự để thôn tính như Trung Quốc đã làm đối với quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và đang làm đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam. ?oXâm lược mềm? là di dân cùng các dự án kinh tế có thời hạn hàng chục năm đến 99 năm ký với các nước ?ocon mồi?T như cựu bán đảo Đông Dương và Miến Điện.
    Ở Đông Bắc Á, Trung Quốc đang thực hiện ?oxâm lược mềm? đối với Bắc Triều Tiên bằng cách làm cho chế độ Bình Nhưỡng phụ thuộc vào họ đến độ dứt ra là ?otắc tử?. Nói cách khác, Bắc Kinh đang thực hiện một cái chết từ từ đối với Bắc Triều Tiên để thời cơ đến sẽ sáp nhập vào Trung Quốc, biến nước này thành một ?oNội Triều? theo hình mẫu ?oNội Mông?.
  8. hoabinh2010

    hoabinh2010 Guest

    VOA: Nếu kịch bản ?oNội Triều? là có thật thì nó sẽ xảy ra khi nào, thưa Tiến sĩ?
    Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Theo tôi là vào giai đoạn ?ohậu Kim Chính Nhật? bởi lớp cháu nội của Kim Nhật Thành chắc chắn sẽ không đủ sức và nhất là không đủ bản lĩnh để cưỡng lại sự thôn tính của Bắc Kinh được chuẩn bị một cách công phu và cực kỳ thâm hiểm như đã phân tích.
    Vả lại ở giai đoạn đó nếu Trung Quốc không ?ora tay? trước thì một Bắc Triều Tiên kiệt quệ cả về kinh tế lẫn chính trị tất bị hút vào một Nam Triều Tiên thịnh vượng chẳng khác gì số phận của Đông Đức khi bức tường Berlin bị phá dỡ cách nay hai thập kỷ.
    Để nói kịch bản ?oNội Triều? tất yếu xảy ra nhưng Trung Quốc có thực hiện được chót lọt kịch bản này hay không lại là chuyện khác.
    Ở Việt Nam phong kiến có câu: ?oKhông ai giàu ba họ, không ai khó ba đời? nên thêm một lý do nữa để tôi tin lớp kế ngôi Kim Chính Nhật không thể nào giữ được Bắc Triều Tiên như ?olãnh địa? của họ Kim và tôi cũng tin rằng không chóng thì chầy hai miền Nam ?" Bắc Triều Tiên sẽ xum họp một nhà, tức bán đảo này sẽ được thống nhất một cách hòa bình như đã diễn ra với nước Đức.
    VOA: Thưa Tiến sĩ, ông có quá chủ quan không khi chế độ Bình Nhưỡng luôn khoe sở hữu vũ khí hạt nhân và sẵn sàng gây chiến tranh, như đã thể hiện bằng việc dùng ngư lôi đánh đắm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc vào tháng ba vừa qua, theo kết luận của một điều tra quốc tế do Hàn Quốc đứng đầu; và mới đây còn dọa sẽ mở ?othánh chiến? với Mỹ và Hàn Quốc?
    Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Tôi cho rằng vũ khí hạt nhân nếu có chỉ đáng gờm khi còn nằm trong tay thế hệ ?ochiến tranh lạnh? như Kim Chính Nhật.
    Về vụ tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc bị bắn chìm thì không nghi ngờ gì nữa, đó là một thách thức cực kỳ nghiêm trọng không chỉ đối với an ninh Đông Bắc Á mà đối với an ninh thế giới nói chung bởi nó diễn ra một cách vô cớ, không trong bối cảnh có xung đột quân sự công khai.
    Chính vì tính chất siêu nghiêm trọng của vụ việc nên việc điều tra phải khách quan nhất có thể.
    VOA: Ý ông muốn nói là cuộc điều tra do quốc tế tiến hành vẫn chưa được khách quan?
    Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Đúng vậy. Chưa kể tính khách quan khó có thể đứng vững khi Hàn Quốc là nạn nhân lại lãnh đạo nhóm điều tra thì một trong những nguyên tắc giải quyết vụ việc hình sự dù quốc nội hay quốc tế là không được làm oan người vô tội bằng cách tìm cho hết chứng cứ gỡ tội chứ không được nhăm nhăm tìm chứng cứ buộc tội đương sự như nhóm điều tra quốc tế vụ Cheonan đã làm đối với Bắc Triều Tiên cho đến thời điểm này.
    Cụ thể là nhóm điều tra quốc tế, tất nhiên không phải do Hàn Quốc lãnh đạo, phải mời Bắc Triều Tiên cùng điều tra theo một trong hai phương thức: hoặc là ngay từ đầu khi lập nhóm điều tra quốc tế, hoặc là sau khi nhóm điều tra quốc tế đã có kết luận sơ bộ về vụ Cheonan, cốt để nước này phản bác bằng cách đưa ra những chứng cứ chứng minh họ không dính líu. Rồi trên cơ sở xem xét một cách nghiêm túc mọi chứng cứ cả buộc tội lẫn gỡ tội cho Bình Nhưỡng nhóm điều tra quốc tế mới có thể đưa ra kết luận về vụ này.
    Trong trường hợp kết luận điều tra xác định Bắc Triều Tiên là thủ phạm đánh chìm tàu chiến Cheonan mà nước này vẫn không chịu thì kết luận này vẫn được đệ trình Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc xem xét kèm bảo lưu phản bác của nước này. Tiếp đó nếu Hội đồng bảo an đồng ý với kết luận điều tra mà ra nghị quyết xử lý Bắc Triều Tiên theo công pháp quốc tế thì cũng không mang tiếng là áp đặt và nếu thành viên nào phản đối thì đó sẽ là hành vi ?olạy ông tôi ở bụi này?, tự bộc lộ mình là đồng phạm.
    Do đó việc Bắc Triều Tiên đề nghị tham gia điều tra là một cơ hội trời cho để có được một cuộc điều tra công bằng dẫn đến một kêt luận công bằng. Thành thử việc Hàn Quốc bác bỏ đề nghị theo tôi là thiện chí này không những đẩy việc giải quyết vụ việc vào thế bế tắc mà nguy hiểm hơn, gia tăng sự đối đầu của Bình Nhưỡng đến mức không ai có thể kiểm soát.
    Tóm lại, bằng mọi giá Hội đồng bảo an phải vạch ra được thủ phạm đánh chìm tàu Cheonan không chỉ để trừng trị theo công pháp quốc tế mà còn để phòng ngừa một cách có hiệu quả những vụ tương tự có thể xảy ra trong tương lai. Còn nếu tổ chức quyền lực nhất thế giới này không làm được như vậy thì điều này sẽ tạo ra tiền lệ xấu, vô cùng nguy hiểm ngay cả và trước hết đối với Bắc Triều Tiên. Thực vậy, nước này làm sao có thể kêu ai nếu tàu chiến của họ cũng bị đánh chìm một cách vô cớ như đã xảy ra với Cheonan!
  9. hoabinh2010

    hoabinh2010 Guest

    VOA: Ông có nhận xét gì về lập trường của Hoa Kỳ trong vụ Cheonan, thưa Tiến sĩ?
    Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Đáng tiếc là Hoa Kỳ không có lập trường nhất quán trong vụ này khi vừa cáo buộc Bắc Triều Tiên gây ra vụ Cheonan vừa tuyên bố đây ?okhông phải là hành vi khủng bố quốc tế? cũng như không có tuyên bố nào coi đây là hành vi chiến tranh của Bình Nhưỡng, trong khi tàu chiến bị đánh chìm chỉ có thể là sản phẩm hoặc của chiến tranh hoặc của hoạt động khủng bố chứ không thể của cái gì khác!
    Tóm lại theo tôi Hoa Kỳ cần thay đổi thái độ, tuyên bố dứt khoát việc Bắc Triều Tiên phóng ngư lôi đánh chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc là hành vi chiến tranh và yêu cầu Hội đồng bảo an xử lý.
    Mặc dầu vậy, điều quan trọng trọng hơn rất nhiều là phải lần cho được nguyên cớ gì khiến Bình Nhưỡng có thể hành xử một cách nguy hiểm và ngạo mạn đến như vậy.
    VOA: Theo Tiến sĩ, do đâu mà Bắc Triều Tiên có lối hành xử hiếu chiến đến như vậy?
    Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Hỏi tức trả lời, chính Trung Quốc - chứ không phải ai khác - ?ochống lưng? Bắc Triều Tiên làm vụ này.
    Thực vậy, vấn đề không chỉ là với tư cách ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc Trung Quốc hoàn toàn có thể bảo đảm cho Bắc Triều Tiên thoát khỏi sự lên án và trừng phạt của Liên Hiệp Quốc như thực tế đã diễn ra mà là ở chỗ Bắc Kinh thông qua Bình Nhưỡng thách thức Mỹ về quân sự ở Tây Thái Bình Dương.
    Tóm lại, cần phải đặt vụ Cheonan trong ?ohồ sơ Bắc Kinh? theo đó vụ này chỉ là ?ophép thử? mạnh mẽ đầu tiên của Trung Quốc đối với độ tin cậy của Mỹ trong việc bảo vệ đồng minh quân sự của mình nói riêng, độ tin cậy của các liên minh quân sự mà Mỹ là một bên nói chung, nhằm thực hiện chiến lược ?oTrung quốc hóa Đông Á? bằng vũ lực mà Bắc Kinh hẳn đã hoạch định cho thế kỷ 21 này.
    Điều rất cần lưu ý là tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc dẫu hạn chế ở Đông Á nhưng vì nước này là cường quốc hạt nhân cũng như 1/3 lượng hàng hóa thương mại quốc tế và 50% số tàu chở dầu của thế giới qua lại trong khu vực nên chiến tranh xâm lược mà Bắc Kinh tiến hành tại đây tự nó mang tính toàn cầu. Bất an của thế giới ở thế kỷ 21 chính là chỗ đó.
    Nói cách khác, an ninh thế giới mới phụ thuộc vào an ninh Đông Á.
    VOA: Vậy theo Tiến sĩ, làm thế nào để hóa giải tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc ở Đông Á?
    Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Để có thể chống lại một mối đe dọa quân sự có tính toàn cầu như Trung Quốc tất không thể ?otự lực cánh sinh? mà phải dựa vào liên minh quân sự với cường quốc hạt nhân khác. Tuy nhiên, như tôi đã từng đề cập trong một cuộc phỏng vấn của VOA về tham vọng của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp biển Đông, chỉ có Hoa Kỳ với tư cách cường quốc duy nhất trên thế giới sẵn sàng đối mặt với Trung Quốc về quân sự mới có thể giúp Việt Nam nói riêng, các nước trong khu vực Đông Á nói chung, giải nổi bài toán an ninh lãnh thổ.
    Cụ thể là liên minh quân sự với Mỹ sẽ giúp Việt Nam khẳng định và bảo vệ thành công chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa
    Tuy nhiên để có thể vô hiệu hóa một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất các cuộc tấn công quân sự từ phía Trung Quốc cần phải có một tư duy phòng thủ mới trong khu vực.
    VOA: Điều này rất quan trọng, xin Tiên sĩ nói rõ thế nào là ?otư duy phòng thủ mới??
    Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Các liên minh quân sự song phương hiện có giữa Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Phillippines, Thái Lan với Mỹ là để đối phó với những nguy cơ của thế kỷ 20 chủ yếu bắt nguồn từ chủ nghĩa cộng sản. Nói cách khác, sự có mặt quân sự của Mỹ ở các nước đó là nhằm duy trì chính quyền sở tại phi cộng sản hay nói cách khác, mang tính chất đối nội, ?onhà ai nấy lo?.
    Nay thì nguy cơ khác hẳn, bắt nguồn từ tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc mà để hiện thực hóa nước này sử dụng chiêu ?ogiải quyết tranh chấp trên cơ sở song phương? hay ?ochia để trị?. Vậy để hóa giải thành công chiêu ?ochia để trị? thì ?okế liên hoàn? ắt là thượng sách. Cụ thể là phải tổ chức phòng thủ tập thể trên cơ sở liên kết các liên minh quân sự sẵn có và sẽ có với Mỹ trong đó liên minh quân sự Việt ?" Mỹ là không thể thiếu.
    Tôi tạm gọi tổ chức phòng thủ mới này là Phòng thủ chung Đông Á (EACD - East Asia Common Defense)
  10. Longokc

    Longokc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2010
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Những bài phát biểu gần đây của các nhà nghiên cứu tại HN Như TS Cẩn, DDD.....đưa chúng ta đến một chân trời mới. Ồ từ HN không phải từ đám già Phúc Lộc Thọ Cali đâu nhé. Tóm lại vài ý chính như sau
    1- TQ âm mưu thôn tính Bác TT một cách thâm độc bằng cách làm họ kiệt quệ kinh tế chính trị. Sau đó thì nhập vào thành Nội Triều kiểu Nội Mông.
    2- Nếu không nhập vào TQ B Triều kiệt quệ rồi sẽ tìm về với Nam Triều phú cường kiểu Đông Đức tìm về Tây Đức.
    3- Chiến tranh Mỹ thực hiện tại VN không nhằm mục đích dành dân chiếm đất nhưng nhằm mục đích chống lại sự lan truyền của CNXH. Đó là chiến tranh ý thức hệ.
    4- Hợp tác QS với Mỹ là mệnh lệnh của thời đại nhằm mục đích bảo vệ độc , trọn vẹn lãnh thổ cũng như an ninh khu vực.
    5- Khối ĐNA nên cùng Mỹ lập một khối hợp tác QS cho phòng thủ chung chống lại sự bành trướng của Bắc Kinh.
    haaaa......Lời nói từ HN không phải từ Cali hay Úc Đại Lợi. Lịch sữ đã sang trang nên khối trái nho phải tự kiểm đi.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này