1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cumfu

    cumfu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Tướng Không quân Nga thán phục buồng lái J-10 Trung Quốc

    (Kienthuc.net.vn) - Trong cuộc gặp với phi công Phi đội biểu diễn Bát Nhất Trung Quốc, Phó Tư lệnh Không quân Nga đã ngồi thử chiếc tiêm kích J-10AY.

    [​IMG] Chiều ngày 21/8, sau khi 7 máy bay J-10AY/SY của Không quân Trung Quốc đến sân bay Ramenskoye đã nhận được sự chào đón nhiệt tình của Không quân Nga. Trong ảnh là Phó tư lệnh Không quân Nga ngồi trong buồng lái của máy bay chiến đấu phản lực J-10AY của Không quân Trung Quốc.
    [​IMG] Phó tư lệnh Không quân Nga (bên trái), tại sân bay Ramenskoye ngoại ô thành phố Moscow đã có cuộc gặp với đội bay Bát Nhất của Không quân Trung Quốc, hai bên đã trao đổi về tình hữu nghị của hai nước và hai quân đội. 51 năm hình thành đến nay, đây là lần đầu tiên đội bay Bát Nhất của Không quân Trung Quốc bay ra nước ngoài, nhận lời mời của Không quân Nga đến tham dự triển lãm hàng không Moscow MAKS 2013.
    [​IMG] Phó tư lệnh Không quân Nga đứng trao đổi với trưởng đoàn đội bay biểu diễn của Không quân Trung Quốc tại sân bay Ramenskoye ngoại ô thành phố Moscow. Dẫn đầu đội bay biểu diễn của Trung Quốc, Phó tư lệnh Không quân Đại Quân khu Bắc Kinh Dương Vệ Đông đã giới thiệu ngắn gọn về tình hình liên quan cũng như tình hữu nghị của hai nước và quân đội hai nước.
    [​IMG] Tư lệnh một sư đoàn Không quân Trung Quốc Triệu Khang Bình đã giới thiệu từng người một trong đội bay biểu diễn 9 người với Phó tư lệnh Không quân Nga. Ông Triệu Khang Bình cho biết, đội bay biểu diễn của Không quân Trung Quốc cùng với đội bay biểu diễn nổi tiếng của Nga trình diễn các màn nhào lộn trên không là một cơ hội tốt để cùng học tập và cùng nâng cao.
    [​IMG] Trong ảnh là Phó tổng tư lệnh Không quân Nga tại sân bay Ramenskoye ngoại ô thành phố Moscow.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Các cường quốc ùn ùn mời gọi Trung Hoa tập trận trung - gác tranh chấp cùng phát triển hữu nghị, VN nên học tập tham khảo [r32)]

    Mặc căng thẳng, Ấn, Trung tập trận “tay trong tay”

    (Kienthuc.net.vn) - Mặc dù căng thẳng tranh chấp lãnh thổ vẫn chưa "hạ nhiệt" nhưng Ấn Độ, Trung Quốc sẽ có cuộc tập trận chung mang tên "tay trong tay" vào đầu tháng 11.



    Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn tin Times of India, Ấn Độ và Trung Quốc sẽ có cuộc tập trận chung mang tên “tay trong tay” tại Đại Quân khu Thành đô diễn ra từ ngày 4-14/11 sau gần 5 năm gián đoạn vì những căng thẳng tranh chấp lãnh thổ.
    Quyết định này đạt được trong cuộc gặp gần đây giữa các quan chức quân sự hai nước ở New Delhi và cũng trong bối cảnh truyền thông Trung Quốc vẫn đang không ngớt lời chế giễu lực lượng Hải quân Ấn Độ. Theo nhiều nguồn tin, trong thời gian tập trận hai bên sẽ tổ chức các khoa mục chống các phần tử nổi dậy và chống khủng bố.
    Gần đây, hai nước còn quyết định thông qua việc tổ chức các cuộc tập trận chung của hải quân và không quân để tăng cường giao lưu hợp tác quân sự. Hai nước còn có kế hoạch tăng cường giao lưu trong lĩnh vực bồi dưỡng sĩ quan quân đội.
    [​IMG]
    Ấn Độ, Trung Quốc sẽ có cuộc tập trận vào đầu tháng 11 sau 5 năm gián đoạn.

    Tờ Times of India cho biết, sau gần 5 năm hai nước Trung Quốc và Ấn Độ mới khởi động lại cuộc tập trận quân sự chung mặc dù quan hệ căng thẳng khu vực tranh chấp biên giới Trung - Ấn vẫn còn, nhưng quân đội hai nước vẫn sẽ tổ chức cuộc tập trận vào tháng 11. Cuộc tập trận hữu nghị lần này sẽ diễn ra tại Đại Quân khu Thành Đô. Theo quan chức cấp cao Bộ quốc phòng Ấn Độ thì nước này sẽ gửi lực lượng bộ binh Sikh tham gia tập trận.
    Năm 2010, Trung Quốc từ chối cấp thị thực cho Tư lệnh quân khu phía Bắc Ấn Độ Trung tướng B. S. Jaswal, mối quan hệ dần cải thiện giữa hai nước lớn châu Á này vì vậy cũng phải dừng lại. Đến năm 2012 thì hai nước quyết định nối lại cuộc tập trận này. Kể từ đó hai nước đều cố gắng tăng cường ngoại giao để bình thường hóa mối quan hệ song phương.
    Trước đó, sau nhiều cuộc đối thoại về vấn đề tranh chấp một số khu vực tại biên giới Himalaya, căng thẳng leo thang trong mối quan hệ Trung-Ấn vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Thậm chí, thời gian gần đây mối quan hệ song phương này còn tiếp tục được “đốt nóng” sau những thông tin về việc Quân đội Trung Quốc liên tục đột nhập vào lãnh thổ Ấn Độ.
    Tờ Press Trust dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho hay, một nhóm quân của Trung Quốc đã xâm nhập vào bang Arunachal Pradesh (Ấn Độ) vào ngày 11/8 và mãi đến 15/8 mới chịu rời đi.
    [​IMG]
    Tình hình tranh chấp biên giới Ấn, Trung vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt". Tuần qua, lần đầu tiên Ấn Độ điều máy bay vận tải C-130 hạ cánh xuống sân bay nằm cách không xa khu vực tranh chấp 2 nước.

    Đáp lại những tố cáo của truyền thông Ấn Độ, truyền thông Trung Quốc cũng không ngớt lời chê bai sức mạnh của Hải quân Ấn sau sự ra mắt tàu sân bay nội địa đầu tiên - INS Vikrant và vụ nổ tàu ngầm lớp Kilo giết chết 18 thủy thủ. Thậm chí, tờ Thời báo Hoàn cầu còn công khai ví von lực lượng Hải quân Ấn Độ chỉ như “hổ giấy”.
    Tuy nhiên, sau những chỉ trích, chế giễu hay sự thất bại của các cuộc đàm phán về biên giới, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn hợp tác tập trận chung “tay trong tay” và sắp tới rất có thể ký kết một bản hợp đồng quan trọng trong lĩnh vực vận tải đường bộ khi Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tới thăm Bắc Kinh vào tháng 10. Điều này khiến giới quan sát cảm thấy khó hiểu về mối quan hệ thực sự của hai quốc gia này sau vẻ ngoài nóng - lạnh bất thường kia.
    Nhưng theo Diplomat, những hành vi táo tợn của Trung Quốc tại khu vực tiếp giáp với Ấn Độ bỗng nổi lên trong mấy tháng gần đây rất có thể là một động thái “đánh lạc hướng” New Dehli xao nhãng tham vọng mở rộng sự hiện diện của hải quân Ấn Độ trên các vùng biển chiến lược.

    Hình ảnh hiếm hoi lính Mỹ-Trung cùng sát cánh

    Những mâu thuẫn gần đây giữa Bắc Kinh và Washington cứ bùng lên lại dịu xuống, tuy nhiên khó ai có thể hình dung được việc Mỹ-Trung có tập trận chung...

    [​IMG]Hải quân hai nước Trung Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung lần thứ hai chống hải tặc tại Vịnh Aden vào hai ngày cuối tuần vừa qua. Và những hình ảnh này được cho là sự kiện lạ khi Mỹ-Trung vốn đang có nhiều quan điểm mâu thuẫn với nhau khi quyền lợi của 2 bên bị “đụng chạm“.
    [​IMG]Cuộc tập trận có sự tham dự của các tàu khu trục trang bị tên lửa, các tàu cung cấp nhiên liệu, trực thăng trên các tàu và lực lượng đặc nhiệm của cả hai bên.
    [​IMG]Trong cuộc tập trận lần này còn có các hoạt động tác chiến chung giữa các đơn vị đặc nhiệm và trực thăng tuần tra các mục tiêu trên biển suốt đêm giữa 2 nước.
    [​IMG]Việc Mỹ-Trung bất ngờ tiến hành tập trận chung đã khiến nhiều chuyên gia cảm thấy bất ngờ khi mới đây Bắc Kinh đã lên án Mỹ đang khép chặt vòng vây trên biển với TQ và TQ sẽ không có bất kỳ ý định hợp tác quân sự nào nếu Mỹ vẫn tiếp tục sử dụng chiến lược “răn đe“ đối với Bắc Kinh.
    [​IMG]Rõ ràng đã có nhiều tín hiệu lạc quan hơn trong mối quan hệ Mỹ-Trung, những động thái cho thấy Mỹ đang có những bước đi thận trọng hơn với TQ, tờ japanmil của Nhật nhận định.
    [​IMG]Báo chí TQ cũng phân tích, việc Mỹ-Trung tiến hành tập trận chung trên biển tại Vịnh Aden thực chất đã được diễn ra thường xuyên, tuy nhiên mối quan hệ có chiều hướng xấu đi đã khiến quân đội giữa 2 quốc gia không tập trận chung cách đây gần 1 năm, “nhưng mọi chuyện đã có những dấu hiệu tích cực hơn“, tờ CNJ của TQ nhận định.
    [​IMG]Hình ảnh lính đặc nhiệm Mỹ-Trung trong buổi tập trận chung trên vịnh Aden.
    [​IMG]Mỹ đang có những điều chỉnh trong chiến lược toàn cầu của mình, việc Washington vẫn muốn hợp tác với Bắc Kinh chứng tỏ vai trò khó có thể xem thường của TQ trên bàn cờ thế giới, tờ Ausdefence của Úc phân tích liên quan tới buổi tập trận Mỹ-Trung trong 2 ngày 24 và 25/8 vừa qua.
    [​IMG]Tuy nhiên, điều khiến giới truyền thông Nhật cảm thấy lo ngại nhất chính là thông tin TQ đã nhận lời tham dự tập trận RIMPAC trên Thái Bình Dương vào năm 2014 do Mỹ tổ chức.
    [​IMG]Tờ japanmil cho rằng, Bắc Kinh không muốn trở thành kẻ ngoài cuộc trên biển Thái Bình Dương và chiều hướng “làm lành“ với Mỹ đã cho thấy chiến lược “linh hoạt“ của Bắc Kinh trong mối quan hệ với 2 cường quốc Nga, Mỹ. Rõ ràng Moscow sẽ thấy rõ tính 2 mặt của Bắc Kinh trong việc tìm kiếm một trật tự thế giới mới.

    [URL="http://ttvnol.com/[/URL]
  2. andrewphucbeo

    andrewphucbeo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2013
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc trang bị UAV tàng hình cho tàu sân bay?

    (Kienthuc.net.vn) - Chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng mẫu UAV tàng hình Lợi Kiếm (Lijian) có thể trang bị cho tàu sân bay của hải quân nước này.



    Theo Nhân dân Nhật báo, gần đây một vài hình ảnh của máy bay tấn công không người lái Lợi Kiếm của Trung Quốc đã được tiết lộ. Phương tiện truyền thông nhận định, UAV Lợi Kiếm đã bắt đầu bước vào giai đoạn thử nghiệm mặt đất trước khi thực hiện chuyến bay đầu tiên.
    Trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), Chuyên gia quân sự Đỗ Văn Long cho biết, UAV Lợi Kiếm có thể phải cần tới 1 năm nữa mới thực hiện chuyến bay đầu tiên, mọi việc đang diễn ra rất tốt.
    Giới truyền thông nước ngoài cho rằng, UAV tàng hình Lợi Kiếm của Trung Quốc do Tập đoàn công nghiệp máy bay Hồng Đô và Tập đoàn công nghiệp máy bay Thẩm Dương hợp tác nghiên cứu chế tạo. Dự án này được khởi động từ năm 2009, lần đầu tiên thử nghiệm trên mặt đất vào vào tháng 12/2012.
    [​IMG]
    Mẫu thử nghiệm UAV tàng hình Lợi Kiếm trên đường băng.

    UAV Lợi Kiếm đã đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 3 nắm chắc công nghệ UAV tàng hình sau mẫu X-47 của Mỹ và Neuron của châu Âu. Hiện tại máy bay này đã làm tốt mọi công việc chuẩn bị để tiến hành lần bay thử nghiệm đầu tiên.
    Việc công bố mẫu thử nghiệm UAV tàng hình giúp Trung Quốc vươn lên top đầu trong một loại quốc gia phát triển công nghệ UAV tàng hình.
    Tạp chí Wired của Mỹ cho rằng, mẫu thử nghiệm UAV Lợi Kiếm sử dụng một động cơ phản lực và áp dụng bố cục cánh máy bay tương tự như một số loại UAV tàng hình đang được phát triển thế giới.
    Khi nhắc tới việc liệu UAV Lợi Kiếm có thể trang bị cho tàu sân bay hay không, chuyên gia quân sự Đỗ Văn Long cho là khả năng này là rất lớn, sau khi UAV này tiến hành thử nghiệm bay thành công và trang bị thêm vũ khí.
    Theo vị này, việc thử nghiệm mẫu thiết kế hàng không mới thường trải qua 3 giai đoạn gồm: hoàn thiện kết cấu máy bay; thử nghiệm trên đường băng; tiến hành công tác thử nghiệm bay. Hiện tại, UAV Lợi Kiếm đang trong giai đoạn thứ hai, tức là giai đoạn thử nghiệm trên đường băng, công việc đều tiến triển rất thuận lợi, mọi chức năng đều không hề thua kém X-47 của Mỹ và Neuron của các cường quốc quân sự châu Âu (?)
    “Nếu như UAV Lợi Kiếm thử nghiệm bay thành công, nó có thể hỗ trợ đắc lực cho lực lượng không quân, trở thành UAV tấn công chủ đạo. Đặc biệt trong môi trường tác chiến phức tạp và nguy hiểm như hiện nay, UAV này có thể thay thế chức năng của phi công để hoàn thành nhiệm vụ”, ông Đỗ Văn Long nói.
    [​IMG]
    Hình ảnh UAV tàng hình trên tàu sân bay mà dân mạng Trung Quốc "tưởng tượng".

    Ông còn cho biết, nhìn vào xu thế phát triển cơ bản của máy bay trang bị cho tàu sân bay, nhất định là cần có sự phối hợp máy bay chiến đấu tàng hình có người lái và máy bay chiến đấu không người lái. Bởi vì, trong môi trường tác chiến trên biển tổng thể, không gian tàu sân bay đáng quý nhất. Nếu có thể làm cho máy bay không người lái này nhỏ hơn, có nghĩa là trên cùng một chiếc tàu sân bay có thể mang theo nhiều hơn máy bay chiến đấu. Như vậy có thể làm cho số lượng và quy mô điều động máy bay chiến đấu được tăng lên rất lớn.
    “Trong tương lai, môi trường tác chiến trên biển quá phức tạp, nếu phát động cuộc tấn công từ biển vào đất liền trong tình hình không hiểu hệ thống phòng không của đối phương, nếu như không có máy bay không người lái, năng lực đột phá phòng không sẽ bị ảnh hưởng. Chúng ta nên kết hợp máy bay không người lái và máy bay có người lái, khiến cho chúng cùng phát huy đầy đủ ưu thế trong môi trường khác nhau, như vậy có thể tạo nên sức chiến đấu càng lớn hơn. Tàu sân bay Trung Quốc cũng có thể trông đợi sự xuất hiện của loại máy bay chiến đấu mới này”, ông Đỗ Văn Long bình luận.
  3. andrewphucbeo

    andrewphucbeo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2013
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc đang phát triển tên lửa đạn đạo phóng ngầm JL-3?

    (Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc được cho là đang phát triển cả tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-3 để trang bị cho tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 4.



    Bất luận giới quân sự phương Tây đánh giá thế nào về tiềm lực của lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Hải quânTrung Quốc thì lực lượng này đã phát triển qua nhiều thập kỷ, và trở thành một đối thủ nặng ký không thể coi thường.
    Gần đây, phát biểu tại một hội nghị tại Mông Cổ, nguyên Tổng giám đốc của Tổng công ty đóng tàu Trung Quốc Đàm Tác Quân cho biết, tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 4 của Trung Quốc đã nghiên cứu thành công hoàn thành. Thông tin này thu hút sự chú ý của các bên liên quan.
    Chuyên gia quân sự Đỗ Văn Long bình luận, mục tiêu cụ thể của tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 4 sẽ được đánh dấu bằng hai chữ “cao” và “thấp”.
    “Cao” nhằm chỉ tính năng cao, hiệu suất cao, không chỉ khả năng tấn công của tàu ngầm tấn công hiện đại cao hơn hẳn so với tàu ngầm thông thường mà khả năng tác chiến chống hạm, chống ngầm, chống đổ bộ cũng phải cao hơn hẳn so với tàu ngầm thông thường. Còn "thấp" là dùng để chỉ tạp âm ít, ít tiếng ồn, đây cũng là thước đo khả năng tồn tại của tàu ngầm hiện đại và cũng là thước đo về khả năng tàng hình và tấn công”, ông Đỗ Văn Long nói.
    Về việc khi nào tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 4 có thể đưa vào sử dụng, ông Long cho rằng, nghiên cứu thành công và hoàn thiện là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, quá trình từ nghiên cứu tới sản xuất và đưa vào trang bị là quá trình dài, đòi hỏi thời gian khá lâu, có thể tính tới vài năm.
    “Có 2 yếu tố sẽ ảnh hưởng tới tiến độ hoàn thành của tàu ngầm là công nghệ và chiến lược. Nếu áp lực bên ngoài, chẳng hạn như là có sự đe dọa hạt nhân thì tốc độ hoàn thành sẽ được đẩy nhanh hơn”, ông Long nói thêm.
    [​IMG]
    Trong khi tên lửa DF-41 còn "chưa đâu vào đâu", Trung Quốc đã lại mơ tới biến thể hải quân JL-3. Ảnh minh họa

    Ngoài ra, bàn về loại tên lửa đạn đạo sẽ trang bị cho tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 4, có những đồn đoán cho rằng Trung Quốc sẽ dùng tên lửa JL-3 thay cho loại JL-2 đang trang bị trên tàu ngầm thế hệ 2 Type 094.
    Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-3 sẽ được phát triển trên cơ sở cải tiến của loại tên lửa Đông Phong 41 (DF-41) được sử dụng phóng trên mặt đất. Loại tên lửa này có tầm phóng tối đa 10.000 km, điều này có nghĩa là một khi bố trí loại tên lửa này ở khu vực biển gần bờ của Trung Quốc thì có thể tấn công bao trùm toàn châu Âu và một phần lãnh thổ của Mỹ.
    Hiện nay, Trung Quốc đã hoàn thành việc phát triển 2 thế hệ tàu ngầm hạt nhân gồm: Type 091, Type 092 thuộc thế hệ 1; Type 093, Type 094 thuộc thế hệ 2. Về phần tàu ngầm hạt nhân thế hệ 3, có thể là loại cải tiến từ Type 093/094 dự kiến sẽ trang bị trong 5 năm tới.
    Các chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định, tới năm 2025, Hải quân Trung Quốc sẽ biên chế từ 3-4 cụm tàu sân bay. Theo biên chế, mỗi cụm tàu sân bay sẽ bố trí từ 2-3 tàu ngầm hạt nhân tấn công, như vậy Trung Quốc cần phải có từ 8-12 tàu ngầm hạt nhân tấn công. Dự kiến, đến lúc đó, tàu ngầm hạt nhân đời mới (bao gồm cả tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 4) sẽ trở thành “con át chủ bài” của lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc.

    Hay lắm phát triển vũ khí đập chết mẹ thằng Mỹ đi
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Trung Quốc xây nơi huấn luyện phi công tiêm kích hạm

    (Kienthuc.net.vn) - Thay vì gửi phi công tới Ukraine đào tạo, Trung Quốc có thể sẽ xây dựng trung tâm huấn luyện phi công tiêm kích hạm cho tàu sân bay.



    Bỏ qua những tin đồn về việc Không quân Hải quân Trung Quốc có kế hoạch gửi phi công tới trung tâm huấn luyện phi công hải quân Nitka ở Ukraine để huấn luyện, tờ Nhật báo Nhân dân dẫn lời Chuẩn đô đốc Zhang Shaozhong từ Đại học Quốc phòng ở Bắc Kinh cho biết một trung tâm huấn luyện tương tự có thể được xây dựng tại Trung Quốc.
    Trung tâm huấn luyện phi công hải quân Nitka ở Ukraine sẽ chỉ được Hải quân Nga sử dụng để huấn luyện phi công lái các máy bay tiêm kích hạm như Su-33 và Su-25UJJ theo hợp đồng được Nga và Ukraine ký năm 1997.
    [​IMG]
    Trung Quốc sẽ tự xây trung tâm huấn luyện phi công tiêm kích hạm.

    “Mặc dù Nga đã hủy hợp đồng này vào tháng 4/2013, Trung Quốc và Ấn Độ trở thành khách hang tiềm năng của cơ sở này”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Volodymyr Mozharovskiy cho biết.
    Ông Zhang cho rằng Trung Quốc có đầy đủ lý do để tự xây dựng cơ sở huấn luyện vì trung tâm huấn luyện phi công hải quân Nitka được xây từ thời Liên Xô nên có phần lỗi thời và tất cả các cường quốc trên thế giới có trung tâm huấn luyện phi công trên hạm riêng.
    Ukraine không sở hữu tàu sân bay nào nên sự tồn tại của trung tâm huấn luyện phi công hải quân Nitka sẽ trở thành một tài nguyên vô dụng khi Nga không huấn luyện phi công của họ tại đây.

    Đeó dành với thằng Nga nữa, TQ tự đóng tự luyện
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Tin động trời :-ss

    Tiêm kích J-31 TQ mang nhiều bom hơn F-35 Mỹ

    (Vũ khí)- Chiếc tiêm kích thế hệ 5 đầy bí hiểm J-31 của Trung Quốc vừa hoàn thành chuyến bay thử nghiệm thứ 4 hôm 23/8. Phía Trung Quốc tự tin khi cho rằng J-31 mang được nhiều vũ khí hơn F-35 của Mỹ.



    Theo trang mạng tin tức quân sự của Trung Quốc, chuyến bay thử nghiệm lần này có cường độ cao hơn hẳn so với chuyến bay trước đó một tháng. Phi công thử nghiệm có tên là Xu Yonlin sau chuyến bay cho biết đối với Trung Quốc J-31 không chỉ đơn thuần là một mẫu tiêm kích tàng hình. Nó cần phải có khả năng mang khối lượng đạn dược lớn để thực hiện chức năng tác chiến.
    Theo phi công này, J-31 có khả năng mang khối lượng đạn dược lớn hơn so với F-35 của Mỹ. Được biết, F-35 của Mỹ có trọng lượng rỗng là 13.300 kg và trọng lượng cất cánh tối đa là 31.800 kg.

    [​IMG]
    Nguyên mẫu thử nghiệm J-31 của Trung Quốc J-31 là dòng tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 do công ty hàng không Thẩm Dương của Trung Quốc phát triển. Đây là mẫu máy bay chiến đấu tàng hình thứ hai của Trung Quốc, sau J-20.
    Giới lãnh đạo ngành hàng không Trung Quốc từng khẳng định J-31 sẽ không hề thua kém F-35 do Mỹ chế tạo. Theo đó, loại máy bay này sẽ được triển khai trên tàu sân bay nhằm tăng cường sức mạnh cho hải quân Trung Quốc.

    Trong khi đó, giới chuyên gia nhận định dù đầy tự tin song giới lãnh đạo Trung Quốc không thể che giấu sự thật là J-31 có phần thân giống F-22 và phần đầu cùng khoang vũ khí giống F-35 của Mỹ. Không loại trừ khả năng, J-31 là kết quả của gián điệp mạng Trung Quốc sau hàng loạt vụ tấn công đánh cắp công nghệ của Mỹ những năm qua.
    [​IMG]
    F-35C của Mỹ Theo nguồn tin từ Tập đoàn chế tạo máy bay MiG của Nga, J-31 của Trung Quốc hiện được trang bị loại động cơ RD-93 do Nga chế tạo. Theo nguồn tin, dù “lạc hậu” khi được lắp đặt trên một chiếc tiêm kích thế hệ 5, song RD-93 phù hợp cho một mẫu thử nghiệm.
    Lý do là loại động cơ này đã được sử dụng và kiểm nghiệm trên thực tế nên an toàn. Tuy nhiên, nhiều khả năng những chiếc J-31 trong tương lai của Trung Quốc sẽ được trang bị loại động cơ WS-13 do nước này tự sản xuất và được cho là có công suất lớn hơn.

    J-31 của Trung Quốc hoàn tất chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào ngày 31/10/2012. Cho tới nay (23/8/2013), J-31 đã thực hiện được 4 chuyến bay thử nghiệm. Tờ Wall Street Journal của Mỹ mới đây nhận định J-31 và J-20 hoàn toàn có cơ hội trở thành các loại máy bay chiến đấu chủ lực của Trung Quốc và chiếm lĩnh thị phần thế giới đối với phân khúc máy bay chiến đấu cấp chiến thuật.

    Tuy nhiên, tờ “Hoàn cầu” của Trung Quốc lại đưa ra kịch bản đầy bi quan khi cho rằng J-31 có thể sẽ không bao giờ xuất hiện trong trang bị của Quân đội Trung Quốc bởi loại máy bay này hoàn toàn không phải chương trình quốc gia.
    Đây chỉ là chương trình doanh nghiệp của Công ty Thẩm Dương và Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc tương tự như phiên bản xuất khẩu FC-1 Kiêu Long, nhà nước TQ không phê duyệt, cũng không đầu tư, nên cũng không bắt buộc phải mua. Công ty Thẩm Dương và Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc phải gánh chịu tất cả những rủi ro thị trường.

    Tuy nhiên, tuyên bố này cũng có thể là một đòn hỏa mù nhằm ngầm khẳng định công ty Thẩm Dương “tự lực” nghiên cứu phát triển J-31 mà không phải đi “ăn cắp”.
  4. andrewphucbeo

    andrewphucbeo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2013
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Z-9 một lúc có thể thực hiện cả 5 nhiệm vụ AEW, Anti Sub và Anti Ship, tiếp tục khẳng định sức mạnh của Harbin so với Dauphin

    Z-9W/G (hoặc Z-9WA biến thể với FLIR) gồm rocket, ATGM HJ-8 (hoặc HJ-9/10), tên lửa A2A TY-90

    [​IMG]

    Z-9C/D (biến thể với radar X-band KLC-1, sonar) gồm ngư lôi Yu-7 & chống hạm LT-10 (hoặc LT-6 tăng phạm vi 45km, C-701/703). light Ashm Z-9D mang theo có tầm bắn ngắn nhất cũng 20km (LT-10) xa hơn so với light Ashm AS-15TT (15km) của AS565 MB, LT-10 còn có đa hệ dẫn ARH /ImIR IR/TV chống lại gây nhiễu điện tử, hoặc mồi bẫy, trong khi AS-15TT chỉ là lệnh radar, tên lửa đối không TY-90 cũng vậy dẫn đường ImIR IR (IR Imaging-ảnh nhiệt) nhằm đánh bại flares, tầm bắn 6km, tốc độ >Mach 2 so với Mistral (6km, M2,6) nhưng dẫn đường IR seeker (tầm nhiệt, 1 màu duy nhất) của Pháp.

    [​IMG]
    [​IMG]
  5. andrewphucbeo

    andrewphucbeo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2013
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Thích Kiến Quốc: Gần 30 năm quân đội Trung Quốc chưa đánh nhau!
    Quote:
    Gần 30 năm qua do không đánh nhau nên quân đội Trung Quốc không có điều kiện "rèn luyện", không có cơ hội để thử nghiệm các loại vũ khí mới.



    [​IMG]
    Trưởng đoàn Trung Quốc, ông Thích Kiến Quốc (trái) cùng Trưởng đoàn Philippines - Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin cùng phát biểu về một chủ đề và trả lời câu hỏi từ cử tọa tại đối thoại an ninh Shangri-la sáng 2/6


    Sau bài phát biểu tại đối thoại an ninh Shangri-la lần thứ 12 tại Singapore vừa qua, ông Thích Kiến Quốc, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc đã nhận được 16 câu hỏi của cử tọa, trong đó một người đề nghị Thích Kiến Quốc chứng minh rằng Trung Quốc là nước "yêu chuộng hòa bình", kiên trì con đường phát triển hòa bình và không thích gây chiến như trong bài phát biểu ông Quốc đã đề cập.

    Để chứng minh cho cái gọi là "con đường phát triển hòa bình", ông Quốc cho biết trong số tất cả các cường quốc trên thế giới hiện nay hầu hết nước nào cũng ít nhiều sử dụng vũ lực, duy nhất chỉ có Trung Quốc gần 30 năm qua không sử dụng lực lượng vũ trang gây chiến tranh hoặc xung đột quân sự.

    Thích Kiến Quốc nhấn mạnh, khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện nay đã trở thành trọng điểm chuyển hướng của nền kinh tế toàn cầu, nhưng Trung Quốc không hy vọng khu vực này sẽ không trở thành trọng điểm của chiến tranh và vũ lực.

    Tuy nhiên, chính giới truyền thông nhà nước Trung Quốc lại chứng minh ngược lại cái gọi là "yêu chuộng hòa bình" và "con đường phát triển hòa bình", không thích khiêu khích mà Thích Kiến Quốc vừa phát biểu tại Shangri-la.


    [​IMG]
    Đỗ Văn Long, Đại tá quân đội Trung Quốc đưa ra luận giải về "thâm ý" của ông Thích Kiến Quốc tại Shangri-la lần thứ 12


    Chương trình "Tiêu điểm trong ngày" của đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đã phát đoạn phỏng vấn Đỗ Văn Long, một học giả đeo lon Đại tá giải thích ý của ông Quốc ở trên là, trong gần 30 năm qua vì Trung Quốc không đánh nhau nên đã đánh mất nhiều cơ hội?!

    Cơ hội mà Đỗ Văn Long đề cập là việc gần 30 năm qua do không đánh nhau nên quân đội Trung Quốc không có điều kiện "rèn luyện", không có cơ hội để thử nghiệm các loại vũ khí mới.

    "Thâm ý" thứ 2 của Thích Kiến Quốc được Đỗ Văn Long cho rằng quân đội Trung Quốc hiện nay rất mạnh, có đầy đủ vũ khí trang bị như chiến đấu cơ J-15, tàu sân bay, chiến đấu cơ tàng hình, chiến hạm loại mới nên không có lý do gì để Trung Quốc phải sợ bất cứ cuộc chiến tranh nào.

    Nhìn lại các sự kiện gây căng thẳng trên Biển Đông trong thời gian vừa qua hầu hết là xuất phát từ những hành động khiêu khích của phía Trung Quốc, đó là những cuộc tập trận trái phép quy mô lớn, dồn dập trên khu vực Biển Đông - Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), các hoạt động tuần tra, đánh bắt phi pháp, cho tàu quân sự bắn cháy cabin tàu cá Việt Nam cho đến xâm lấn các bãi ngầm, bãi cạn, rặng san hô ở Trường Sa...

    Ngay tại đối thoại an ninh Shangri-la năm nay, Thích Kiến Quốc công khai tuyên bố hoạt động tuần tra, tập trận (phi pháp) của các tàu quân sự Trung Quốc ở Biển Đông là "hoàn toàn hợp pháp", một tuyên bố trịch thượng, thách thức các khuôn khổ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC cấm làm thay đổi hiện trạng vùng biển tranh chấp ở Trường Sa mà chính Trung Quốc đã ký kết.

    Đối chiếu những gì xảy ra trên thực tế ở Biển Đông - Trường Sa cũng như những phát ngôn của giới chức Trung Quốc có thể thấy rõ, chuyến công du Singapore dự Shangri-la chỉ nhằm đánh lạc hướng dư luận sau một loạt hành động leo thang của Bắc Kinh ở Biển Đông.

    Động thái này hòng cố tình lấp liếm thực tế đó, đồng thời thực hiện kế hoãn binh trong đàm phán bộ Quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông COC để dễ bề thực hiện chiến lược cải bắp hay chiến thuật cờ vây để lấn dần các bãi đá, bãi ngầm, rặng san hô ở Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

    http://giaoduc.net.vn/quoc-te/thich-...nhau/299986.gd

    Đánh thôi còn đợi gì nữa =))
  6. andrewphucbeo

    andrewphucbeo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2013
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc tranh phần tại Bắc Cực
    Quote:
    Dù không thuộc nhóm các quốc gia cận cực nhưng Trung Quốc ngày càng muốn khẳng định sự hiện diện tại Bắc Cực.

    Nhiều thập niên trước, khu vực quanh năm băng giá này chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học. Tuy nhiên, kể từ lúc biến đổi khí hậu khiến trái đất ấm dần lên, Bắc Cực bị “rã đông” và để lộ tiềm năng to lớn cả về kinh tế lẫn quân sự. Các chuyên gia ước tính Bắc Cực đang trữ khoảng 90 tỉ thùng dầu và chiếm 30% lượng khí đốt tự nhiên chưa được khai thác trên thế giới. Băng tan sẽ giúp việc khai thác không còn là mục tiêu quá xa vời, đồng thời mở luôn triển vọng đối với các ngành ngư nghiệp, giao thông hàng hải… Trước những lợi ích to lớn nói trên, Trung Quốc tỏ rõ ý định tranh phần tại Bắc Cực.
    [​IMG]
    Lược đồ so sánh tuyến Bắc Cực và tuyến kênh đào Suez từ Đại Liên đến Rotterdam
    - Ảnh: RT - Đồ họa: Hồng Sơn
    Tuyến hàng hải đột phá
    Ngày 8.8, tàu Vĩnh Thành của Trung Quốc trở thành tàu hàng đầu tiên đi sang châu Âu tắt qua ngả Bắc Cực thay cho tuyến đường truyền thống qua kênh đào Suez, theo Le Monde. Chuyến đi này chính thức mở ra thời kỳ khai thác thương mại tuyến đường hàng hải đi xuyên qua Bắc Cực nối liền 2 châu lục Á và Âu. Đây được cho là một đột phá cực lớn khi vào năm 2012 chỉ có 40 tàu thuyền qua được cung đường này mà đều là tàu thăm dò, khảo sát và nghiên cứu khoa học.
    Dù thời gian có thể sử dụng tuyến đường vào mục đích vận tải thương mại chỉ có 3-4 tháng mùa hè nhưng tiềm năng kinh tế rất rõ ràng khi giúp các công ty vận chuyển hàng hải có thể tiết kiệm 6.000 - 8.000 km và khoảng thời gian 2 tuần lễ so với tuyến đường truyền thống qua kênh đào Suez. Cụ thể, tàu Vĩnh Sinh của Tập đoàn Cosco rời cảng Đại Liên ngày 8.8, vượt qua eo biển Bering để đi ngang qua vùng biển cực đông bắc của Nga và dự định sẽ đến cảng Rotterdam của Hà Lan vào ngày 11.9. Được biết, 90% lượng hàng hóa của Trung Quốc được giao thương bằng đường biển và đối tác thương mại lớn nhất của nước này là khu vực châu Âu.
    Những chuyển động ngầm
    Trên thực tế, chuyến hải hành của tàu chở hàng loại “thường thường bậc trung” như Vĩnh Thành chỉ mang tính thử nghiệm và có giá trị như một cột mốc trong chiến lược bắc tiến của Trung Quốc. Hè năm 2012, Bắc Kinh từng gây chú ý khi gửi tàu phá băng Tuyết Long đến khu vực này. Ở Bắc Cực, tàu phá băng có tầm quan trọng chiến lược không kém tàu sân bay ở những vùng biển “bình thường”. Cùng năm, theo tờ Le Point, Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc thông báo đóng tàu phá băng lớn và hiện đại hơn tàu Tuyết Long, vốn được mua lại của Ukraine năm 1993. Tàu mới có độ choán nước 8.000 tấn, được trang bị bãi đáp trực thăng, dự trữ năng lượng đủ để hoạt động trong 60 ngày và có thể phá những lớp băng dày 1,5 m. Dự kiến tàu phá băng thứ 2 của Trung Quốc sẽ bắt đầu hạ thủy vào năm 2014. Ngoài ra, Le Point dẫn lời một chuyên gia quân sự cho biết một khi băng tan, Bắc Cực sẽ là giao điểm nối các đại dương và nếu điều được tàu ngầm hạt nhân đến vùng biển này, Bắc Kinh có thể cùng lúc “canh chừng” cả châu Âu, Nga và Mỹ.
    Thời gian qua, Trung Quốc không ngừng tăng cường vận động chính trị với các quốc gia cận cực cho nước này tăng cường “hành động để bảo vệ môi trường, tránh nguy cơ băng tan ở Bắc Cực làm ngập các khu vực ven biển của Trung Quốc”. Với giọng điệu rất “môi trường” đó, sau nhiều lần bị từ chối, giữa tháng 5.2013, Trung Quốc đã chính thức trở thành quan sát viên thường trực của Hội đồng Bắc Cực.
    Cũng từ vài năm qua, Trung Quốc liên tục tăng cường hoạt động ngoại giao với các nước cận cực, đặc biệt là Iceland. Hồi tháng 4, hai bên đã ký hiệp định thương mại tự do với nhiều điều khoản quan trọng và đang đàm phán hợp đồng cho Trung Quốc xây dựng hải cảng quy mô lớn tại Iceland. Các chuyên gia nhận định đây là chiến lược tương tự như khi Trung Quốc giành phần tại cảng Rajin của CHDCND Triều Tiên năm 2010, vốn giúp nước này thẳng tiến vào biển Nhật Bản (Triều Tiên và Hàn Quốc gọi là biển Đông - NV) với những mối lợi không chỉ về kinh tế. Những chuyển động của Trung Quốc sẽ làm Bắc Cực, vốn đã không yên tĩnh ngày càng tăng nhiệt. Tranh chấp chủ quyền, nguồn tài nguyên và tự do hàng hải ở Bắc Cực rồi sẽ trở thành vấn đề lớn của thế giới.

    Vùng băng giá không yên tĩnh
    Trước lợi ích ngày càng lộ rõ của Bắc Cực, 8 nước cận cực có liên quan trực tiếp bao gồm Mỹ, Canada, Nga, Đan Mạch, Na Uy, Iceland, Thụy Điển và Phần Lan đã ít nhiều lên tiếng đòi chủ quyền và củng cố sức mạnh quân sự tại đây.
    Từ hè 2012, Nga đã cho đóng tàu phá băng hạt nhân lớn nhất thế giới, dự kiến chính thức hoạt động năm 2017, cũng như lên kế hoạch xây các căn cứ quân sự và tăng cường tập trận không quân tại khu vực cận cực.
    Tương tự, theo tờ La Presse, từ giữa tháng 8, quân đội Canada đã khánh thành Trung tâm huấn luyện quân sự vùng cực tại Nunavut để làm nơi điều phối mọi cuộc tập trận của nước này tại Bắc Cực và bắt đầu thử nghiệm loại xe mô tô trượt tuyết chuyên dụng có giá đến 620.000 USD.

    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130830/trung-quoc-tranh-phan-tai-bac-cuc.aspx

    Trung Quốc lần này chắc chắn có bằng chứng ko thể chối cãi về chủ quyền tại Bắc Cực :)
  7. andrewphucbeo

    andrewphucbeo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2013
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc muốn mua thủy phi cơ phản lực Be-200

    (Kienthuc.net.vn) - Theo nguồn tin từ hãng Beriev (Nga), Trung Quốc đang đàm phán mua thủy phi cơ phản lực Be-200 và dây chuyền sản xuất.



    Theo tạp chí Flight Global, Công ty Máy bay Beriev đã khởi động lại dây truyền sản xuất thủy phi cơ phản lực Be-200 Altair.
    ”Việc sản xuất hàng loạt Be-200 đã được tái khởi động. Chúng tôi đang làm việc để hoàn thành chiếc máy bay đầu tiên cho lô hàng mới vào cuối năm”, Tổng giám đốc Beriev Victor Kobzev nói.
    Kobzev cho biế thêm là Beriev đã nhận được các đơn đặt hàng 12 máy bay Be-200. Sáu trong số đó là của Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga, số còn lại là đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Nga. Các bộ này trước đó đã có một số máy bay Be-200.
    “Các hợp đồng từ hai khách hàng này đã cho phép chúng tôi xây dựng một dây truyền sản xuất tại địa điểm mới ở Taganrog”, ông Kobzev nói.
    Kobzev cho biết thêm rằng công ty và Bộ Quốc phòng Nga đang đàm phán một hợp đồng tiếp theo, có thể lớn hơn nhiều so với hợp đồng trước, đó là do nhu cầu của hải quân nước này cần tăng cường khả năng đổ bộ.
    [​IMG]
    Thủy phi cơ phản lực Be-200.

    Một đơn đặt hàng khác trong tương lai gần cũng có thể đến từ Trung Quốc, nước này đang đàm phán để mua máy bay Be-200 và cả một loại nhỏ hơn là Be-130 cùng với đó là mua luôn cả dây truyền sản xuất.
    “Mặc dù Trung Quốc đã có thể tự chế tạo những máy bay lưỡng cư cho riêng mình nhưng họ vẫn thể hiện một sự quan tâm đặc biệt tới việc mua các máy bay từ chúng tôi. Tôi đang rất lạc quan về việc đạt được một thỏa thuận xây dựng dây truyền sản xuất Be-130 tại Trung Quốc. Họ đã có lời đề nghị đến chúng tôi từ lâu”, ông Kobzev cho biết thêm.
    Một cuộc đàm phán tương tự với máy bay Be-200 cũng đang diễn ra, cả hai bên hi vọng sẽ sớm kết thúc được việc này vào cuối năm. Nếu dây truyền sản xuất Be-200 ở Trung Quốc được thiết lập nó sẽ có năng lực sản xuất 12 chiếc/năm.
    Beriev cũng đang theo đuổi một dự án khác, đó là phát triển một mẫu máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm (AWACS) mới. Theo báo chí Nga, máy bay mới có tên A-100 sẽ được phát triển trên khung gầm cơ sở vận tải cơ Ilyushin Il-476 (hay còn gọi là Il-76MD-90A).
    “Chúng tôi cần chế tạo một máy bay thay thế A-50 (dựa trên khung gầm vận tải cơ Ilyushin Il-76). Bộ Quốc phòng đã đặt ra những yêu cầu về kỹ thuật cũng như tầm bao quát của loại máy bay này. Các tiêu chuẩn đặt ra khiến cho máy bay mới vượt trội hơn bất cứ loại máy bay nào đang phục vụ, kể cả của Nga hay trên thế giới. Chúng tôi đang nỗ lực để đáp ứng yêu cầu của họ”, ông Kobzev nói thêm.
    Trong thời gian đó, Beriev và các đối tác của mình đang tiếp tục một chương trình hiện địa hóa và tái trang bị cho phi đội A-50 của Không quân Nga.
  8. T_80_U

    T_80_U Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    146
    Tầu khựa làm nhái đi (giỏi lắm mà) mua là éo gì cho tốn kém. Con Be-200 làm dễ ợt với Trung Hoa anh hùng chỉ giỏi nội chiến. Nhái xong lại đem đi bán kiếm lời. Đồ thằng Ngố lởm lắm như lời của các chuyên gia Tầu đều tự tin thủ dâm tinh thần tuyên bố và nổ. Theo lời mấy thằng Ngố thì Tầu 20 năm nữa có nên CN Quốc Phòng số 1 thế giới và PLA số 1 thế giới điển hình là thằng Ngố có thằng phó giám đốc Viện phân tích quân sự và chính trị Moscow của Nga Alexander Khramchikhin bốc thằng Tầu lên tận mây xanh với tư duy quân sự cổ hủ, lạc hậu và có cái nhìn tiêu cực thái quá.
  9. totrungdo

    totrungdo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2013
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    4
    Các cao thủ cho em hỏi về các cỡ đạn bộ binh tiêu chuẩn của PLA hiên tại và trong tương lai ạ
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Các cao thủ cho em hỏi về các cỡ đạn bộ binh tiêu chuẩn của PLA hiên tại và trong tương lai ạ
  10. sinofan

    sinofan Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    17
    Trung Quốc sản xuất hàng loạt “cá mập bay” J-15 -
    TQ tiếp tục khẳng định vị thế siêu cường Đông Á


    (Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc dường như đã bắt đầu sản xuất hàng loại tiêm kích hạm J-15 trang bị cho tàu sân bay nước này.



    Theo tờ Want China Times, nhiều chi tiết của máy bay tiêm kích trên hạm J-15 của Trung Quốc đã xuất hiện sau khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm tới Tập đoàn Hàng không Thẩm Dương ở tỉnh Liêu Ninh.
    Hãng truyền hình CCTV cũng đưa tin cho biết việc sản xuất đại trà máy bay tiêm kích trên hạm J-15 của Trung Quốc đã được bắt đầu.
    Trong chuyến thăm của mình, ông Tập Cần Bình không chỉ vào thăm buồng lái của J-15 mà còn chụp ảnh với 36 nhân viên hàng không của Hải quân Trung Quốc. Số lượng phi công trong các bức ảnh cho thấy Trung Quốc có đủ máy bay chiến đấu J-15 cho ít nhất 2 đội bay.
    [​IMG]
    Tiêm kích hạm J-15.

    Tiêm kích trên hạm J-15 được thiết kế và phát triển dựa trên mẫu tiêm kích Sukhoi Su-33 của Nga. Theo CCTV, số lượng lớn J-15 xuất hiện trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình được sơn màu xám cho thấy mẫu máy bay này đã được sản xuất số lượng lớn.
    Nguồn tin cho hay, J-15 sẽ được trang thiết bị radar điện tử quét mảng pha chủ động. Khả năng chiến đấu của J-15 có thể vượt qua những người tiền nhiệm là J-11 cũng như nguyên bản Su-33. Hệ thống vũ khí chủ đạo của J-15 là tên lửa hành trình chống tàu YJ-62 với tầm bắn hơn 400km. YJ-62 sẽ có khả năng được dùng để chống lại tàu chiến Mỹ khi xung đột xảy ra.

    TQ đẩy mạnh phối hợp tiêm kích không – hải quân trên Biển Đông

    (Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc đang bắt đầu tăng cường hoạt động huấn luyện để nâng cao khả năng hiệp đồng giữa chiến đấu cơ không quân và hải quân trên Biển Đông.



    Theo trang tin Strategypage, hiện nay Quân đội Trung Quốc đã có điều kiện tăng cường hoạt động trên khu vực Biển Đông. Không quân và Không quân Hải quân Trung Quốc đều được trang bị nhiều máy bay tiêm kích và máy bay ném bom, đồng thời triển khai lực lượng tác chiến tại căn cứ ven biển Trung Quốc.
    Những năm qua, Không quân Hải quân và Không quân Trung Quốc không ngừng tăng cường huấn luyện tác chiến cho phi công. Nhưng, giữa 2 lực lượng không quân của nước này ít có những cuộc tập trận và huấn luyện chung, điều này cho thấy 2 lực lượng chưa thiết lập kiểu hành động hiệp đồng cấp cao.
    Vì thế, bắt đầu từ năm nay, 2 lực lượng này được triển khai tại căn cứ ven biển Trung Quốc sẽ tăng cường thực hiện các cuộc tập trận và huấn luyện chung, mở ra “cánh cổng” tác chiến chung Không quân và Hải quân Trung Quốc.
    [​IMG]
    Trung Quốc tăng cường hoạt động hiệp đồng tác chiến chiến đấu cơ thuộc không quân và không quân hải quân.

    Máy bay tiêm kích và máy bay ném bom của không quân Hải quân và Không quân Trung Quốc áp dụng phương hỗn hợp để tiến hành tập trận thực binh, tập trung tạo khả năng tác chiến hiệp đồng. Hai bên sẽ cùng nhau xác định kế hoạch hành động và tác chiến, để các cuộc tập trận chung cho thấy hiệu quả tác chiến cao.
    Theo tạp chí Airport của Nga, phần lớn máy bay chiến đấu của lực lượng Không quân Hải quân Trung Quốc đều trang bị thiết bị chuyên dụng có thể tìm kiếm và tấn công tàu chiến, vì vậy khả năng ngắm và khóa mục tiêu trên biển của các máy bay này tương đối mạnh, thực hiện tấn công đối hải chính xác. Về phương diện này, lực lượng không quân hải quân có ưu thế hơn so với Không quân Trung Quốc.
    Sức mạnh của máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc là không chiến, cũng có thể tiến hành phối hợp tác chiến trong hành động tấn công đối hải, hộ tống máy bay chiến đấu hải quân tìm diệt tàu chiến. Máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc cũng đảm bảo việc bảo vệ cho máy bay ném bom của Hải quân Trung Quốc khi tác chiến trên biển.
    Strategypage cho rằng, lực lượng máy bay chiến đấu của Không quân và Hải quân Trung Quốc thông qua phương thức tác chiến chung này có thể thực hiện kiểm soát hiệu quả đối với khu vực biển xung quanh.
    Theo trang Tin tức Quốc phòng, khái niệm "tác chiến thống nhất không hải" lần đầu tiên được Quân đội Mỹ đề xuất, bản chất là yêu cầu quân đội nước này sử dụng ưu thế trên các mặt như hàng không vũ trụ, mạng, kỹ thuật điện tử, lấy căn cứ hậu cần và tác chiến của đảo Guam và các nước đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc làm điểm tựa, đẩy nhanh việc thực hiện phối hợp hiệu quả các lực lượng tác chiến, thành lập hệ thống tác chiến đa cấp do các nền tảng vũ trụ, hàng không và trên biển hợp thành. Lý luận tác chiến kiểu mới này của Quân đội Mỹ chủ yếu dùng cho mục đích tiêu diệt khả năng "chống thâm nhập/khu vực chống cự" của đối phương.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa.

    Trang mạng Strategypage của Mỹ cho rằng, đối mặt với sức ép mà phương án điều chỉnh tác chiến của Quân đội Mỹ mang lại, thì Không quân và Hải quân Trung Quốc ý thức được việc cần thiết phải thiết lập huấn luyện chung và hệ thống tác chiến chung của hải quân và không quân. Điều này có nghĩa là Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm mô hình "tác chiến thống nhất Không - Hải" phiên bản Trung Quốc, không quân hải quân và không quân hình thành tác chiến chung chính là cơ sở thiết lập mô hình này.
    Hải quân và Không quân Trung Quốc sẽ lấy khu vực ven biển trở thành khu trọng điểm để thực hiện tác chiến chung. Trong kế hoạch xây dựng mới căn cứ quân sự tại đảo Hải Nam, đã xây dựng xong một sân bay có thể đảm bảo dùng chung cho cả lực lượng Không quân Hải quân và Không quân Trung Quốc. Điều này có nghĩa là căn cứ trên đảo Hải Nam trở thành trận địa đầu để Quân đội Trung Quốc thử nghiệm tác chiến chung Hải quân và Không quân, khu vực mục tiêu kiểm soát là Biển Đông.
    Tạp chí Airport của Nga cho biết, trên ảnh vệ tinh cho thấy, Không quân Trung Quốc có thể xây dựng một sân bay và nhà chứa dưới lòng đất, tương đối giống với căn cứ tàu ngầm dưới đất tại đảo Hải Nam, máy bay chiến đấu của Không quân và lực lượng không quân Hải quân Trung Quốc đều có thể đóng tại sân bay này.
    Những máy bay chiến đấu này đều đã thực hiện tập trận tiếp dầu trên không, có khả năng thực hiện nhiệm vụ tầm xa tại Biển Đông. Trong tập trận chung, hàng trăm máy bay chiến đấu của lực lượng không quân hải quân và không quân có thể thực hiện trao đổi thông tin với sở chỉ huy trên bờ và hạm đội tàu tăng cường khả năng tác chiến tấn công trên không của Quân đội Trung Quốc.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    5.8mm nhé bạn :)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này