1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Orbiter

    Orbiter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2008
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    0
    Máy bay không người lái của tàu, về ngoại hình giống Global Hawk 80 %
    * Type: High-altitude, long-duration, unmanned reconnaissance aerial vehicle
    * Manufacturer Name: Xianglong
    * Contractor: Chengdu Aircraft Corporation (CAC)
    * Status: In development
    * Length: 14.3m
    * Wingspan: 25m
    * Normal take-off weight: 7,500kg
    * Payload: 650kg
    * Powerplant: 1 X Turbofan or turbojet
    * Cruise speed: 750km/h
    * Max range: 7,000km
    * Service ceiling: 18,000m
    [​IMG]
    Global Hawk
    [​IMG]
    Được orbiter sửa chữa / chuyển vào 15:20 ngày 01/12/2008
    Được orbiter sửa chữa / chuyển vào 15:21 ngày 01/12/2008
    Được orbiter sửa chữa / chuyển vào 15:22 ngày 01/12/2008
  2. quangtungah

    quangtungah Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2007
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    0
    Ngay từ đầu, TQ đã phải sử dụng chủ yếu các máy bay ném bom Tu-16 do Liên Xô cung cấp làm phương tiện mang VKHN bởi vì thời đó TQ còn có thể nhận được máy bay ném bom của Liên Xô.
    Năm 1959, Liên Xô đã cấp cho TQ giấy phép sản xuất Tu-16 mà TQ đặt tên là Н-6 (Hun-6). Tổng cộng, TQ đã chế tạo gần 120 chiếc H-6 và hiện nay dù tính năng đã lạc hậu nhưng chúng vẫn còn trong trang bị chiến đấu và là chủ lực của không quân ném bom TQ.H-6 được biên chế cho trung đoàn không quân độc lập số 4 của Không quân Quân Giải phóng Nhân dân TQ (QGPND TQ) (tổng cộng có 15 phi đội), đóng tại các căn cứ không quân Datun, Vikun, Nanshui. Máy bay có thể thực hiện 2 chức năng tấn công bằng vũ khí thông thường và VKHN. Tuy được hiện đại hoá thường xuyên, H-6 vẫn chỉ có khả năng đột phá phòng không hiện đại khá thấp, độ chính xác ném bom kém, không có hệ thống tiếp dầu trên không, do đó bán kính chiến đấu của H-6 không quá 3.100 km. Tuy nhiên, H-6 có các tính năng hoàn toàn có thể chấp nhận được khi tấn công bằng vũ khí nguyên tử như đã thể hiện trong 2 vụ thử hạt nhân: thử 1 bom nguyên tử vào tháng 5/1965 và 1 bom nhiệt hạch cỡ Megaton vào tháng 6/1967.
    Ngoài ra, trong biên chế không quân chiến thuật TQ có 30 máy bay tiêm kích-bom Q-5 (Tiêm-5), hiện đại hoá từ MiG-17 của Liên Xô, có khả năng mang bom hạt nhân. Bộ Tư lệnh Không quân TQ khá kỳ vọng tăng cường sức mạnh chiến lược của không quân bằng việc đưa vào trang bị loại máy bay tiêm kích-bom mới Н-7, cũng đã mua các máy bay chiến đấu hiện đại của Nga: 26 chiếc Su-27 đã được đưa vào trang bị cho sư đoàn không quân số 3 ở căn cứ Wuchu, cách Thượng Hải 250 km về phía Đông. TQ cũng đã mua giấy phép sản xuất các máy bay này và đến năm 2015 TQ sẽ có 200 máy bay này.
    Hiện thời, các chuyên gia chưa thống nhất ở ý kiến cho rằng, TQ đang sản xuất một biến thể Su-27 mang bom hạt nhân mặc dù họ thừa nhận là làm việc đó không quá khó. Tháng 8/1999, Nga đã ký hợp đồng bán cho TQ 40 máy bay tiêm kích Su-30oss và đã hoàn thành hợp đồng vào năm 2001

    cho em hỏi cái chỗ kia cái. MIG 17 mang đc bom hạt nhân ạ, và TQ vẫn đang dùng MIG17 ạ.
    http://vietnamdefence.com/index.php?option=com_content&task=view&id=37&Itemid=37
  3. trungngonghe

    trungngonghe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2008
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    bài viết trước của các ban rất hay tôi mới gia nhập diễn đàn này còn đang non nớt ,kính mong được sự giúp đỡ của mọi người.
  4. cuongcalo

    cuongcalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    22
    Trung Quốc sẽ nhìn thấy tàu sân bay Mỹ ?ongoài chân trời?

    VIT - Trung Quốc đang nghiên cứu radar mới ("radar chân trời") có khả năng tìm kiếm những tàu sân bay ở khoảng cách gần 3.000km và dẫn đường tên lửa.

    Radar của phiên bản tương tự đã được quân đội nhiều nước ứng dụng từ lâu để tìm kiếm máy bay ném bom hạng nặng và phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Sau đó, chúng được hoàn thiện để kiểm soát tàu chiến.
    Radar mới có khả năng sử dụng để chống lại tàu sân bay của Hải quân Mỹ trong tổ hợp trang bị tên lửa chống tàu DF-21. Theo thông tin từ Lầu Năm Góc, hiện nay Trung Quốc đang sở hữu từ 60-80 tên lửa DF-21 và 60 bệ phóng. Tầm xa của DF-21 là gần 1.800km và có khả năng mang đầu đạn hạt nhân có sức công phá 300 kiloton. Đây là tên lửa 2 tầng, giống với đặc điểm của tên lửa Pershing Mỹ được chế tạo từ thời chiến tranh lạnh.
    DF-21 được trang bị cho quân đội Trung Quốc từ năm 1991 nhưng giờ vẫn chưa rõ liệu Trung Quốc đã nghiên cứu thành công phiên bản tên lửa để chống tàu sân bay nay chưa. Tin đồn về việc Trung Quốc đang nghiên cứu phiên bản của DF-21 có tầm phóng gần 1.500km đã xuất hiện từ lâu, tuy nhiên chưa có khẳng định chính xác về điều này. Nhưng theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ, việc thử nghiệm ?okẻ tiêu diệt tàu sân bay? có thể đã diễn ra trong những năm 2005-2006.
    Hiện nay, theo một vài nguồn tin, radar ?ochân trời? thuộc những phiên bản khác nhau được trang bị cho quân đội Nga, Mỹ, Trung Quốc và Úc. Đó là những hệ thống để tìm kiếm mục tiêu có khả năng xác định tầm xa của mục tiêu và quỹ đạo bằng việc sử dụng phương pháp dựa trên sự bức xạ của sóng radio. Radar này có khả năng tìm kiếm mục tiêu ở những khoảng cách mà những thiết bị khác thực sự bất lực.

    Huy Linh (Theo Lenta)
  5. thtcaymamtep

    thtcaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2008
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    1
    Không biết vô tình hay cố ý?
    Trung Quốc: ?oShip 866? chính thức gia nhập Hạm đội Biển Đông

    VIT - Tàu bệnh viện trọng tải 10.000 tấn do Trung Quốc chế tạo mang tên ?oShip 866? - neo đậu tại một cảng quân sự thuộc Hạm đội Biển Đông sau khi có cuộc hành trình kéo dài 10 ngày ?" đã chính thức gia nhập một biệt đội tàu hậu cần thuộc Hạm đội Biển Đông.

    Sự kiện trên đánh dấu bước ngoặt quan trọng về khả năng của Hải quân Trung Quốc trong việc xây dựng hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe trên tàu và tăng khả năng của Hải quân nước này trong việc hoàn tất các sứ mệnh quốc phòng.
    Tàu 866 là tàu bệnh viện loại lớn duy nhất của thế giới được chế tạo nhằm mục đích cứu hộ khẩn cấp và chăm sóc sức khỏe trên tàu. Tàu bệnh viện lớn nhất thế giới này thực hiện nhiệm vụ chẩn đoán sớm và điều trị - trong đó có một số phương pháp điều trị đặc biệt cần thiết đối với những người bị thương hoặc đau ốm trong khi chiến đấu. Trong thời bình, nó có thể tiến hành nhiệm vụ cứu hộ y tế trên biển và cung cấp các dịch vụ y tế cho các đội tàu và binh lính đồn trú trên đảo xa.

    Thu An (Theo P.Daily)
  6. java350

    java350 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2008
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Hôm mùng 1/8/2008 tây. Em xem mấy chương trình ca nhạc kỷ niệm ngày thành lập quân đội Bát nhất của tàu thấy nó diễu võ dương oai tợn. Lấy sân bay làm địa điểm, hàng rào bằng xe quân sự, phông nền bằng máy bay vận tải, xe tăng, xe quân sự chạy qua sẫn khấu minh hoạ như mấy cô cậu tóc vàng như bị điện giật tập thể dục trên sân khấu nhạc trẻ của ta vậy. Binh sĩ ngồi ngay ngắn xem như kiểu chương trình chúng ta là chiến sĩ, hô một cái là thay mũ sắt bằng mũ con, ghép tấm giấy màu thành chữ, tranh rất qui củ.
    Mà theo các bác vấn đề Taiwan anh Tàu sẽ giải quyết sao đây nhỉ?
  7. denhaconha

    denhaconha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2008
    Bài viết:
    443
    Đã được thích:
    1
    Nhà em có cái số liệu về hàng xịn của mỹ:
    General characteristics
    Crew: 0
    Length: 44 ft 5 in (13.5 m)
    Wingspan: 116 ft 2 in (35.4 m)
    Height: 15 ft 2 in (4.6 m)
    Empty weight: 8,490 lb (3,850 kg)
    Gross weight: 22,900 lb (10,400 kg)
    Powerplant: 1 - Allison Rolls-Royce AE3007H turbofan engine, 7,050 lbf (31.4 kN) each
    Performance
    Cruise speed: 404 mph (650 km/h)
    Endurance: 36 hours
    Service ceiling: 65,000 ft (20,000 m)
    Xem ra anh tàu bẩn bắt chước cũng giỏi lắm đấy các bác ạ.
    (nguồn wiki )
    cơ mà nó quảng cáo thế chứ không biết có thật là thế không? có vẻ như là thế giới sản xuất ra đc cái gì thì china cũng sx đc cái đó.
  8. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Chặng đường từ Su-27 đến J-11

    Ngày 15/12/1998, tại nhà máy Shenyang của Trung Quốc, máy bay sản xuất seri đầu tiên Su-27SK do Trung Quốc chế tạo đã cất cánh. Nhân kỷ niệm 10 năm sự kiện này, chúng ta cùng nhìn lại chặng đường Trung Quốc ?obiến? Su-27 của Nga thành chiến đấu cơ J-11 của mình.

    Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa là quốc gia nước ngoài đầu tiên nhận được chiến đấu cơ Su-27SK và Su-27UBK. Các cuộc hội đàm cung cấp máy bay mới cho Trung Quốc bắt đầu từ thập niên 90. Các phi công Nga đã trình diễn khả năng của chiến đấu cơ Su-27 và MiG-29 tại Bắc Kinh vào tháng 3/1991. Sau những đánh giá toàn diện, Trung Quốc đã chọn Su-27 và đặt hàng mua 20 chiếc Su-27 phiên bản 1 chỗ ngồi và 6 chiếc phiên bản 2 chỗ ngồi. Những máy bay này có mặt tại Trung Quốc năm 1992. Chúng được trang bị cho tiểu đoàn hàng không số 3 thuộc Lực lượng Không quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đồn trú tại căn cứ không quân Wuhu, tỉnh Anhui.
    Năm 1993, Trung Quốc bày tỏ quan tâm đến việc mua lô hàng Su-27 thứ hai. Hợp đồng trị giá 710 triệu USD đã được hoàn tất vào năm 1996. Không quân PLA đã nhận 22 chiếc: 16 chiếc Su-27SK và 6 chiếc S-27UBK. Chúng phục vụ trong tiểu đoàn số 2 đồn trú tại căn cứ không quân Suixi, tỉnh Guangdong.
    Năm 1995, Nga và Trung Quốc đã kí thỏa thuận sản xuất theo giấy phép máy bay Su-27SK tại Trung Quốc. Một năm sau, công ty xuất khẩu vũ khí lớn nhất của Nga, Sukhoi và nhà máy sản xuất hàng không Komsomolsk-on-Amur và tập đoàn Shenyang Aircraft Corporation (SAC) đã kí hợp đồng trị giá 2,5 tỷ USD sản xuất theo giấy phép 200 chiến đấu cơ Su-27SK. Đồng thời, SAC lắp ráp máy bay từ bộ phận do nhà máy Komsomolsk-on-Amur cung cấp.
    Nhưng hợp đồng chỉ xem xét sản xuất theo giấy phép máy bay một chỗ ngồi. Vì vậy, năm 1999, Trung Quốc phải mua thêm 28 chiếc Su-27UBK phiên bản 2 chỗ ngồi. Việc cung cấp lô hàng này đã hoàn tất vào năm 2002. Chúng đã gia nhập tiểu đoàn hàng không số 33, đồn trú tại Baishiduo, tỉnh Chongqing.
    Như vậy, Không quân PLA đã nhận 3 lô hàng Su-27 gồm tất cả 76 chiếc. Máy bay Su-27SK do nhà máy Komsomolsk on Amur cung cấp còn máy bay Su-27UBK phiên bản 2 chỗ ngồi do nhà máy Irkutsk cung cấp.
    Su-27 là chiến đấu cơ đầu tiên mà Trung Quốc mua có khả năng chiến đấu tương đương với những máy bay hiện đại nhất của phương Tây. Lần đầu tiên, vào năm 1996, công chúng được biết đến Su-27 qua truyền hình. 4 chiếc Su-27 của Trung Quốc đã tấn công những mục tiêu trên mặt đất bằng bom và tên lửa. Điều này đã khiến chính quyền Đài Loan phải kính nể. Mùa hè năm 1999, Su-27 của Trung Quốc lượn quanh vịnh Đài Loan trong thời gian huấn luyện của PLA.
    Việc sao chép theo giấy phép máy bay Su-27SK được mang tên J-11 (Jianji-11 hoặc Jian-11). Những seri J-11 đầu tiên do tập đoàn SAC thực hiện hoàn toàn giống với Su-27SK.
    Chiếc J-11 đầu tiên - được SAC lắp ráp từ những bộ phận chi tiết của Nga - đã xuất xưởng vào tháng 12/1998. Nhưng phải mất 2 năm để việc sản xuất seri đi vào ổn định. Trước năm 2002, đã có 48 chiếc được xuất xưởng, năm 2002-2003, SAC cũng xuất xưởng số lượng tương tự. Tuy nhiên, năm 2000, Trung Quốc đã quyết định không sử dụng quyền lắp ráp 200 chiến đấu cơ nữa mà chỉ thực hiện lắp ráp 1 nửa số này. Việc cung cấp bộ phận máy bay của nhà máy Komsomolsk on Amur đã bị ngừng lại. Có có ý kiến cho rằng, máy bay được lắp ráp từ bộ phận của Nga không đáp ứng được yêu cầu của Không quân PLA.
    Theo đánh giá của các chuyên gia, có một vài nguyên nhân dẫn đến việc ngừng sản xuất seri J-11 tại Trung Quốc. Thứ nhất, thỏa thuận cấp phép sản xuất không xem xét việc chuyển giao công nghệ sản xuất kỹ thuật điện tử hàng không và động cơ. Những hệ thống này hoàn toàn là của Nga. Thứ hai, hệ thống điều khiển vũ khí của Nga không hoạt động phù hợp với tên lửa Trung Quốc. Kết quả là, Không quân Trung Quốc phải nhập khẩu thêm tên lửa R-27 và R-73 của Nga để đảm bảo khả năng chiến đấu của chiến đấu cơ J-11 đã lắp ráp. Thứ ba, Su-27SK chỉ có thể tấn công những mục tiêu ?ođơn giản? trên mặt đất bằng vũ khí không điều khiển. Điều này không làm lãnh đạo Không quân Trung Quốc hài lòng.
    Năm 2003, Sukhoi bắt đầu tích cực đẩy mạnh việc đưa Su-27SKM ?" phiên bản đa chức năng nâng cấp của Su-27SK ?" sang thị trường Trung Quốc. Su-27SKM đã được lắp đặt radar Zhuk-27 giống như trên Su-30KM. Tuy nhiên, Không quân PLA chế tạo phiên bản riêng J-11 với tên gọi J-11B.
    Năm 2002, tập đoàn SAC đưa ra sáng kiến chế tạo phiên bản nâng cấp máy bay J-11 và trưng bày ngoài trời hình mẫu máy bay mới và đặt tên lửa không-đối-không cũng những tên lửa điều khiển không-đối-đất xung quanh nó. Điều đó có nghĩa là, máy bay đã trở thành chiến đấu cơ đa chức năng, còn số lượng bộ phận do Trung Quốc sản xuất lắp đặt trên máy bay đã tăng thực sự. Hơn thế, trong tương lai, tập đoàn SAC còn dự định trang bị cho máy bay này động cơ nội địa WS-10A. Vũ khí trang bị trên máy bay bao gồm tên lửa không-đối-không PL-8 và PL-12 do Trung Quốc sản xuất, bom điều khiển LT-2 và LS-6 và tên lửa không-đối-đất YJ-91 (Kh-31P) và KD-88.
    Ít nhất, có 3 mẫu may bay J-11B (số hiệu 523,524 và 525) đã được chuyển đến Viện nghiên cứu bay CFTE để tiến hành thử nghiệm bay vào năm 2006.
    Sau đó, nhà máy tại Shenyang đã bắt đầu sản xuất phiên bản máy bay J-11B hai chỗ ngồi mang tên J-11BS. Phiên bản này giống với Su-27UBK của Nga nhưng động cơ, điện tử hàng không và vũ khí lại là của Trung Quốc sản xuất.
    Năm 2006, xuất hiện thông tin về khả năng nâng cấp Su-27 của Trung Quốc. Trung Quốc dự định lắp đặt động cơ có công suất lớn hơn ?" AL-31F-M1 và động cơ 117S - trên máy bay nâng cấp. Dự kiến, ban đầu, Trung Quốc sẽ mua 52 động cơ trị giá 180 triệu USD để nâng cấp 26 máy bay. Trong tương lai, Trung Quốc có kế hoạch trang bị động cơ mới cho toàn bộ máy bay Su-27, Su-30MKK và J-11 gồm 273 chiếc. Giá trị hợp đồng được đánh giá đạt khoảng 2 tỷ USD.
    Trước tháng 3/2008, chiến đấu cơ dòng Su-27 đã trang bị cho 11 đơn vị chiến đấu của Không quân PLA.

    Huy Linh (Theo Aviaport)
  9. denhaconha

    denhaconha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2008
    Bài viết:
    443
    Đã được thích:
    1
    Cũng may là hệ thống điện tử và động cơ các cháu tàu béo vẫn phải nhập của gấu. nhưng với đà này thì việc nó tự lực sản xuất động cơ phục vụ máy bay chiến đấu (máy bay thương mại thì làm đc roài thì phải) ko còn xa nữa
  10. iloveubaby

    iloveubaby Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/11/2007
    Bài viết:
    2.045
    Đã được thích:
    701

    Không biết vô tình hay cố ý?
    Trung Quốc: ?oShip 866? chính thức gia nhập Hạm đội Biển Đông
    -----------------------------------------------------------------------------
    Trung Quốc trang bị tàu bệnh viện cho Hạm Đội Đông Hải là đúng sách rồi.Vì khi cần thiết nó sẽ được điều động cho Hạm Đội Bắc Hải hay Nam Hải rất nhanh chóng.Hi vọng chiếc tàu này có nhiều việc để làm
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này