1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. sinofan

    sinofan Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    17
    Ờ khớ khớ =))

    Nga cay đắng nhìn Trung Quốc xuất khẩu tàu ngầm Kilo

    (Vũ khí) - Tờ Vz trích dẫn một nguồn tin cấp cao trong Hải quân Ấn Độ có quan hệ mật thiết với ngành đóng tàu Nga và các doanh nghiệp sửa chữa, đóng tàu ở Sverodvinsk tiết lộ rằng, Trung Quốc vừa đạt được một thỏa thuận cung cấp cho Hải quân Bangladesh 2 chiếc tàu ngầm diesel-điện thuộc dự án Kilo 636 mà Bắc Kinh mua từ Nga.



    Theo các thông tin ban đầu, 2 chiếc tàu ngầm Kilo 636 mà Trung Quốc bán lại cho Bangladesh có số thân tàu lần lượt là 374 và 375 (số hiệu 01701 và 01702). Cả hai tàu ngầm Kilo này đều được nhà máy đóng tàu Sevmash ở Severodvinsk của Nga chế tạo vào năm 2002 theo một hợp đồng cung cấp 6 tàu ngầm Project 636 cho Trung Quốc.

    Cả 2 tàu ngầm Kilo trên đã được Nga bàn giao cho Hải quân Trung Quốc vào tháng 12/2005 và mùa hè năm 2006. Nhưng sau một thời gian hoạt động từ đó tới nay, Trung Quốc đã quyết định bán lại 2 tàu ngầm Kilo này cho Hải quân Bangladesh. Phía Nga cũng chưa biết được vì sao Trung Quốc lại lựa chọn tàu ngầm Kilo của họ để bán lại cho nước thứ ba. [​IMG]
    Hai tàu ngầm Kilo 636 mang số hiệu 01701 và 01702 do Nga chế tạo sẽ được Trung Quốc bán lại cho Bangladesh Theo các nguồn tin từ Ấn Độ, đại diện hãng đóng tàu Nga và chính quyền nhà máy đóng tàu Sevmash đều đã nhận biết được những ý định của Trung Quốc, chỉ đơn giản là họ không thể làm gì để ngăn chặn điều này.
    Mặc dù trong thỏa thuận đã nêu rõ, Trung Quốc không có quyền bán tàu ngầm do Nga chế tạo mà không có sự đồng ý của Nga, hay cũng không có quyền để thiết lập cơ sở sửa chữa và bảo dưỡng tàu ngầm Kilo cho nước thứ ba.

    Có thể nói, việc Trung Quốc ngang nhiên bán lại 2 tàu ngầm Kilo do Nga chế tạo cho một quốc gia khác là một hành động không thể chấp nhận được đối với Nga.
    Đây là một trong hàng loạt những hành động "chơi khăm" của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp đóng tàu Nga nói chung và công nghiệp quốc phòng Nga nói riêng, bởi mới đây, Hải quân Bangladesh thông báo rằng họ có kế hoạch mua 2 tàu ngầm mới để tăng cường sức mạnh trên vịnh Bengal.
    Các phương tiện truyền thông quốc tế sau đó cũng đã đồn thổi rằng, Nga và Trung Quốc được xem là 2 đối tác tiềm năng có thể tham gia đáp ứng nhu cầu tàu ngầm của Hải quân Bangladesh.

    Với thỏa thuận bán lại 2 tàu ngầm Kilo đã qua sử dụng vừa qua, Trung Quốc không những đã hất cẳng Nga ra khỏi thương vụ cung cấp tàu ngầm cho Bangladesh, mà còn dạy cho Nga một bài học đầy "cay đắng" khi lấy chính những tàu ngầm do Nga sản xuất để bán cho nước thứ ba.

    Nhưng trong cái rủi còn có cái may, bởi đó mới chỉ là Trung Quốc bán tàu ngầm Kilo cho Bangladesh mà không phải là một quốc gia đối địch nào của Nga, chẳng hạn như phương Tây, khi đó, có lẽ tất cả những tàu ngầm Kilo sau này sẽ cần được Nga cải tiến, thiết kế lại.

    Bài học về 2 tàu ngầm Kilo trên chắc chắn cũng sẽ đặt ra những dấu hỏi lớn, bắt buộc các nhà hoạch định chiến lược của ngành đóng tàu Nga phải cân nhắc suy nghĩ kỹ lưỡng nếu không muốn tiếp tục phải nếm trải những hậu quả nặng nề trong tương lai, khi mà có tin Trung Quốc lại tiếp tục mua thêm 4 tàu ngầm tối tân lớp Lada của Nga và không ai dám chắc rằng Trung Quốc lại không làm như thế một lần nữa khi mà họ đã sao chép được công nghệ tàu ngầm Nga.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    H-6 giúp Trung Quốc “công phá” chuỗi đảo thứ nhất

    (Kienthuc.net.vn) - Tướng Hải quân Trung Quốc cho rằng oanh tạc cơ H-6 giúp nước này “phá” chuỗi đảo đầu tiên ở Thái Bình Dương.



    Theo Nhật báo Quảng Châu, máy bay ném bom chiến lược H-6 của Không quân và Không quân Hải quân Trung Quốc cất cánh từ căn cứ ở Nam Quảng Tây có khả năng gây ảnh hưởng lớn tới tính cân bằng chiến lược trong chuỗi đảo đầu tiên ở Thái Bình Dương.
    Ngày 8/9, 3 ngày trước kỷ niệm một năm ngày quốc hữu hóa quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, 2 máy bay ném bom chiến lược H-6G của Trung Quốc xuất hiện trên vùng trời gần Okinawa. Theo tờ báo này, máy bay ném bom H-6G cất cánh từ căn cứ ở Quảng Tây và đi về phía bờ biển Đông Đài Loan, vượt qua eo Bashi.
    Mặc dù người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết là các máy bay đang tiến hành cuộc tập trận thường xuyên ở Tây Thái Bình Dương, nhưng Tokyo coi việc này như mối đe dọa lớn tới an ninh quốc gia Nhật Bản.
    [​IMG]
    Oanh tạc cơ H-6 của Trung Quốc.

    Với tầm bay tới 2.000km, H-6 có thể tấn công các mục tiêu nằm trong chuỗi đảo đầu tiên gồm Nhật Bản, Okinawa và Đài Loan. Các căn chính của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương trên đảo Guam cũng nằm trong phạm vi tấn công của H-6.
    Gần đây, biến thể mới nhất của dòng máy bay ném bom H-6, định danh là H-6K đã đi vào phục vụ trong Không quân Trung Quốc vào tháng 5/2011. H-6K được cho là có thể mang tên lửa hành trình tầm xa CJ-10 thực hiện cuộc tấn công mục tiêu ở tầm 2.000-2.200km.
    Chuẩn Đô đốc Yin Zhuo cho biết, H-6 là một công cụ rất quan trọng cho phép nước này vượt qua chuỗi đảo đầu tiên mà Trung Quốc coi là đường an ninh được Mỹ và đồng minh sử dụng để hạn chế sức mạnh Hải quân Trung Quốc.
    Được phát triển dựa trên máy bay ném bom Tu-16 của Liên Xô, các biến thể H-6 đã phục vụ từ năm 1960 tới tận ngày nay. Không quân Trung Quốc được cho là đang sở hữu 120 chiếc H-6, trong khi hải quân có 20 chiếc H-6M. Khoảng 30 chiếc H-6 cũ đã được cải tiến thành máy bay tiếp dầu trên không H-6U.
  2. Premium...

    Premium... Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    170
    bản quyền bán lấy tiền rồi cay đắng gì nữa=))=))=))=))=))=))=))
  3. sinofan

    sinofan Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    17
    Tàu ngầm Nga lắp hệ thống điện tử Trung Quốc?

    (Kienthuc.net.vn) - Bốn tàu ngầm phi hạt nhân Lada Nga bán cho Trung Quốc sẽ dùng hệ thống điều khiển và động cơ do Trung Quốc chế tạo.



    Tạp chí Khán Hòa dẫn nguồn tin Cục thiết kế Rubin (Nga), biến thể xuất khẩu tàu ngầm phi hạt nhân lớp Lada bán cho Hải quân Trung Quốc sẽ trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực và hệ thống động lực do Trung Quốc chế tạo.
    Theo nguồn tin, 4 tàu ngầm phi hạt nhân Lada sẽ có những điều chỉnh đặc biệt cho Trung Quốc. Dựa trên yêu cầu của Hải quân Trung Quốc, hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập (AIP) dùng tế bào nhiên liệu oxy-hydro cho phép các tàu ngầm hoạt động dưới nước lên đến hơn 15 ngày sẽ được gỡ bỏ.
    Lý giải cho điều này, nguồn tin cho biết các tàu ngầm lớp Lada không được Hải quân Trung Quốc sử dụng cho nhiệm vụ chiến đấu, vì thế động cơ đẩy AIP là không cần thiết.
    “Thay vào đó, Hải quân Trung Quốc sẽ thay hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập tàu ngầm bằng động cơ Stirling của Trung Quốc. Các tàu ngầm phi hạt nhân Type 041 và Type 032 hiện đã được trang bị động cơ Stirling”, nguồn tin nói.
    Ngoài ra, 4 tàu ngầm Lada sẽ dùng hệ thống điện tử tối tân và hệ thống điều khiển hỏa lực do Trung Quốc phát triển cho phép phóng tên lửa đối không và tên lửa chống tàu “made in China”.
    [​IMG]
    Tàu ngầm Lada.

    Tuy nhiên, những thông tin này có vẻ hơi vô lý, hệ thống điện tử, hệ thống động cơ và kể cả vũ khí tạo nên sức mạnh của tàu ngầm Lada. Việc Nga đồng ý lược bỏ toàn bộ sẽ mất khoản tiền khá lớn đối với toàn bộ hợp đồng. Chẳng lẽ người Nga chịu bán “vỏ không” cho Trung Quốc?
    Hơn nữa, việc đưa ra lý do Trung Quốc mua Lada về không phải để chiến đấu. Vậy phải chăng họ muốn mua về nhằm sao chép công nghệ đóng tàu, thiết kế. Nếu đúng là như vậy thì người Nga không dại gì chấp nhận bán Lada cho Trung Quốc, để rồi sẽ bị ăn cắp công nghệ như với trường hợp tiêm kích Su-27SK, tàu ngầm Kilo.
    Bên cạnh đó, thông tin việc Nga chấp nhận bán 4 tàu ngầm Lada cho Trung Quốc hiện vẫn chưa được cơ quan xuất khẩu vũ khí Nga xác nhận. Trước đó, trong tháng 3 báo chí Trung Quốc đã đưa tin Nga đồng ý bán Lada nhưng ngay lập tức bị cơ quan quân sự Nga bác bỏ. Kể từ đó tới nay, thương vụ này vẫn chưa có thông tin gì mới.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Cay bỏ mẹ đi chứ lị =))
  4. vanhai124

    vanhai124 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2010
    Bài viết:
    1.683
    Đã được thích:
    8
    Nói cũng buồn thì Nga ko bán có TQ thì bán cho ai , những nước có nhu cầu thì không có điều kiện những nước có điều kiện(Ấn) lại không mua chỉ còn lại TQ
    VD giờ Nga bán Su 35 cho TQ thì chẳng biết bao lấu mới bán đươc chiếc đầu tiên
  5. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    20.020
    Đã được thích:
    29.115
    Cũng chả có chi gọi là nghiêm trọng trong chuyện này cả. VN mua hàng đống đồ cũ của Nga ở Đông Âu về cất dùng dần có ai đau khổ khóc lóc gì đâu. Bọn báo chí cứ phịa ra cho có vẻ nghiêm trọng thôi.

    Công nhận với cậu là Su-35 mà Nga không bán cho TQ thì không biết bán cho ai thật. Bọn ĐNA ngèo kiết xác có chăng thì mua nhỏ giọt đợt dăm ba chiếc chán phèo. Nam Mỹ cũng như VN, họ đang cần Su-30 chứ không phải Su-35. Ông Chavez ra đi để lại niềm tiếc nuối đưa Su-35 đến Nam Mỹ của Nga.
  6. sinofan

    sinofan Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    17
    Không quân Trung Quốc sẽ có 1.200 chiếc J-10

    (Kienthuc.net.vn) - Tập đoàn Thành Đô, Trung Quốc sẽ sản xuất tổng cộng 1.200 chiếc tiêm kích J-10 dành cho không quân đối đầu với Mỹ, Đài Loan.



    Theo báo chí Đài Loan, Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Thành Đô (CAIG) sẽ sản xuất tổng cộng 1.200 tiêm kích đa năng J-10 cho Không quân Trung Quốc để đấu với máy bay F-16 trên eo biển Đài Loan và Tây Thái Bình Dương.
    Đài tiếng nói nước Nga cho biết, tiêm kích J-10A sử dụng động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Lyulka – Saturn AL-31FN nhập khẩu từ Nga do những khó khăn trong việc phát triển động cơ nội địa WS-10 của Trung Quốc. Nhưng các biến thể J-10B mới sẽ sử dụng động cơ nội Taihang.
    Phó Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) Geng Ruguang cho biết thêm rằng, việc phát triển J-10, động cơ Taihang và tên lửa không đối không tầm trung – xa dẫn bằng radar chủ động PL-12 giúp Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 4 trên thế giới tự thiết kế và sản xuất máy bay chiến đấu tiên tiến.
    [​IMG]
    Không quân Trung Quốc sẽ có tới 1.200 chiếc J-10.

    Ông Geng nói thêm rằng, hệ thống radar mạng pha chủ động của tiêm kích J-10B theo dõi được 6 mục tiêu và đồng thời dẫn tên lửa diệt 4 mục tiêu cùng lúc. Radar của J-10B có thể khóa mục tiêu F-16 của Mỹ hay F-2 của Nhật không quá khó khăn.
    Hơn thế nữa, tên lửa không đối không PL-12 thiết kế dành cho J-10 có tính năng tương tự tên lửa AIM-120 của Mỹ sử dụng trên tiêm kích F-16A/B của Không quân Đài Loan.
    Đài Loan hiện có 388 máy bay chiến đấu, trong đó số F-16A/B là 145 chiếc được nhập khẩu từ Mỹ. Sự mất cân bằng trong kích thước của lực lượng chiến đấu cơ giữa 2 bờ eo biển Đài Loan là vấn đề hết sức nghiêm trọng đối với an ninh Đài Loan.

    Thế này thì ngay cả Su-30MK2V cũng khóc thét chứ đừng nói F-15 hehe :))
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    J-15 Trung Quốc thử nghiệm “sát thủ diệt hạm” YJ-83 - Gepard/Sigma killer


    (Kienthuc.net.vn) - Sau các bài tập cất hạ cánh trên hạm, tiêm kích J-15 Trung Quốc bắt đầu cái bài thử nghiệm mang tên lửa đối hải YJ-83.



    Các trang mạng Trung Quốc mới đây đã đăng tải một số hình ảnh cho thấy, Hải quân Trung Quốc đã bắt thử nghiệm tiêm kích hạm J-15 mang vũ khí đối không, đối hải huấn luyện trên tàu sân bay Liêu Ninh.
    Loại tên lửa hành trình đối hải mà J-15 mang được xác định là loại YJ-83 (Ưng kích 83) – tên lửa hành trình không đối hải tốc độ siêu thanh (Mach 2) do Tập đoàn Công nghiệp Phương Bắc (NORINCO) phát triển với khả năng đạt tầm phóng tới 350km, khả năng bay hành trình cách mặt nước 5-50m, sử dụng hệ dẫn đường hồng ngoại và đầu tự dẫn radar chủ động.
    Theo các bức ảnh được công bố, thì tiêm kích hạm J-15 có khả năng mang được 2 đạn YJ-83 nặng 1,2 tấn/quả.
    [​IMG]
    Trong ảnh là chiếc J-15 mang đạn YJ-83 (màu bạc) ở giá treo trên cánh.

    Ngoài YJ-83, theo một số nguồn tin thì J-15 còn mang được tên lửa hành trình chống tàu mặt nước C-602 có trọng lượng tương tự YJ-83, tầm phóng tăng lên 400km. Tuy nhiên, mẫu C-602 mới chỉ xuất hiện trên tàu chiến và bệ phóng mặt đất, dường như Trung Quốc chưa phát triển mẫu phóng trên không.
    Cùng với YJ-83, còn xuất hiện bức ảnh cho thấy J-15 mang các loại bom có điều khiển và tên lửa không đối không tầm ngắn sơn màu đỏ (có thể là đạn giả dùng để huấn luyện).
    Tiêm kích hạm J-15 được thiết kế với 8 giá treo trên cánh và thân, mang tổng cộng 6 tấn vũ khí gồm tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất/đối hải, bom.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Trung Quốc dùng chiến lược nào để "hất cẳng" Mỹ khỏi Biển Đông?

    (Soha.vn) - Dù TQ coi quân sự là bí mật quốc gia nhưng các nhà phân tích vẫn có thể đoán được một số kế hoạch của Bắc Kinh nhằm đánh bại chiến lược quân sự của Mỹ ở Biển Đông.

    Chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (mật danh A2/AD) đã trở thành tâm điểm đối với quân đội Trung Quốc từ năm 1996, thời điểm Mỹ điều hai đội tàu sân bay như một động thái hỗ trợ Đài Loan trong thời gian Bắc Kinh tiến hành các cuộc thử tên lửa. Việc Mỹ triển khai tàu sân bay đã khiến Trung Quốc tức giận và nỗ lực ngăn cản những hoạt động quân sự của Washington mang tính thách thức Bắc Kinh trong tương lai.
    Theo chiến lược A2/AD, Trung Quốc đã xúc tiến phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D. Tên lửa này được cho là độc nhất khi không quốc gia nào phát triển thành công tên lửa đạn đạo theo tiêu chuẩn có khả năng tiêu diệt tàu chiến. Tuy nhiên, các nhà phân tích phương Tây tranh luận rằng liệu tên lửa DF-21D có thể bắn trúng mục tiêu mà không sử dụng vệ tinh xác định mục tiêu và các thiết bị hỗ trợ điện tử hay không.
    Các quan chức Hải quân Mỹ cho biết họ đang nghiên cứu các phương án khác nhau để đánh bại tên lửa DF-21D cùng với “chuỗi hủy diệt”. Một giải pháp được đưa ra là thay thế hệ thống tác chiến điện tử AN/SLQ-32 đang được trang bị trên hầu hết các tàu chiến của Mỹ bằng hệ thống mới SLQ-59. Tuy nhiên, các nhà phân tích không chắc liệu SLQ-59 có được sử dụng như một hệ thống chống lại những đe dọa từ tên lửa đạn đạo và hành trình diệt hạm của Trung Quốc hay đơn giản chỉ là một phần của hệ thống tác chiến điện tử trên mặt nước (SEWIP) của Hải quân Mỹ.
    [​IMG]
    Các hệ thống tên lửa tầm xa có vai trò quan trọng trong chiến lược A2/AD của Trung Quốc.
    Trong một tài liệu công bố ngày 11/1 năm nay, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương đã bất ngờ yêu cầu mua 24 hệ thống tác chiến điện tử SLQ-59. Tài liệu cho biết đây là một “ưu tiên liên quan tới những đe dọa mới được phát hiện và cần thiết phải trang bị khả năng bảo vệ cho các tàu chiến, cùng thủy thủ đoàn trong một thời gian cực kỳ ngắn.” Giới phân tích quân sự cho rằng, đây là một bước đi trong chiến lược nhằm chặn bước của Mỹ ở Biển Đông.
    Trung Quốc cũng đang phát triển vũ khí laser và tên lửa chống vệ tinh để làm hư hại hay phá hủy vệ tinh của Mỹ. Theo chuyên gia Michael Raska thuộc Viện nghiên cứu chiến lược và quộc phòng có trụ sở tại Singapore, Bắc Kinh đang phát triển dự án laser Shenguang với mục đích sử dụng các tia laser năng lượng cao để tạo ra một phản ứng hạt nhân ổn định.
    Theo Raska, chương trình được thông báo chính thức là một dự án năng lượng thay thế, nhưng có thể được ứng dụng trong quân sự, như cải tiến vũ khí nhiệt hạch thế hệ mới và phát triển các chương trình vũ khí laser của Trung Quốc.
    Chiến lược A2/AD của Trung Quốc nhằm mục đích buộc quân đội Mỹ phải hoạt động xa lãnh thổ của Bắc Kinh và khiến quân đội Mỹ khó tấn công phá hủy "tai, mắt" của quân đội Trung Quốc.
    Các cơ sở quy mô lớn và hiện đại dưới lòng đất là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm ngăn cản quân đội Mỹ phá hủy các trung tâm kiểm soát và chỉ huy nếu một cuộc chiến tranh xảy ra. Bất cứ kế hoạch sử dụng máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và máy bay ném bom B-2 của Mỹ để tấn công các căn cứ ngầm dưới mặt đất sẽ phải đối mặt với những biện pháp "đánh bại công nghệ tàng hình" từ Bắc Kinh.
    Phương pháp này nhằm vào những công nghệ tàng hình có được nhờ hoạt động gián điệp, như những bí mật của B-2 được cung cấp bởi cựu kỹ sư của tập đoàn Northrop Grumman, Noshir Gowadia và một vài người khác. Gowadia, người bị Mỹ kết án tù năm 2010, đã cung cấp cho Trung Quốc những bí mật về tên lửa dẫn đường bằng tia hồng ngoại được sử dụng để chống lại máy bay ném bom B-2 và những thông tin cho phép Bắc Kinh có thể phát triển tên lửa hành trình tín hiệu thấp.
    Một số nguồn tin khác cho biết Trung Quốc đang phát triển radar thế hệ mới giúp quân đội nước này có thể phát hiện và bắn hạ máy bay tàng hình. Vasiliy Kashin, chuyên gia về quân sự Trung Quốc tại Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Moscow, cho biết Bắc Kinh đã mua được hệ thống tác chiến điện tử cảm biến thụ động Kolchuga và radar giám sát không phận di động 3-D 36D6-M1 từ Ukraine. Trong khi đó, 2 trạm radar giám sát thụ động YLC-20 mới của Trung Quốc được cho là sao chép từ hệ thống VERA-E của CH Czech.
    Trung Quốc cũng dự định mua hệ thống tên lửa đất đối không S-400 của Nga có tầm bắn lên tới 400 km. Nếu có được S-400, hệ thống phòng không của Bắc Kinh sẽ lần đầu tiên bao phủ lãnh thổ của Đài Loan. Trung Quốc hiện đang sử dụng hệ thống tên lửa HQ-9 được sản xuất trong nước và hệ thống phòng không di động S-300 của Nga.
    Thậm chí, nếu các máy bay ném bom của Mỹ có thể thoát khỏi hệ thống tên lửa đất đối không cải tiến của Trung Quốc, Washington vẫn phải tìm kiếm và phá hủy những căn cứ quân sự dưới mặt đất được cho là tạo thành hệ thống đường hầm dài hàng trăm km dọc Trung Quốc.
    “Chương trình xây dựng căn cứ dưới mặt đất của Trung Quốc có tính chiến lược và bí mật”, tiến sĩ Ian Easton, thuộc Viện nghiên cứu dự án Project 2049, cho biết. “Để hoàn thành các căn cứ này, Trung Quốc đã đầu tư một nguồn lực rất lớn nhằm biến một phương pháp phòng thủ cổ xưa thích hợp với một chiến trường hiện đại”.


    Là người VN hẳn nhiên nghe tin Mỹ sắp cút khỏi BĐ các bạn chắc mừng rỡ lắm :))
  7. sinofan

    sinofan Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    17
    Tin vui tới tấp :)

    Tiêm kích TQ cất, hạ cánh được trên tàu Liêu Ninh

    [​IMG]
    Đài Tiếng nói nước Nga đêm 19/9 đưa tin tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc mới đây đã lần đầu tiên thử nghiệm thành công việc cất cánh và hạ cánh các máy bay tiêm kích J-15 trên boong với khối lượng tải trọng chiến đấu tối đa.

    Đài này dẫn lời phương tiện truyền thông tại Hong Kong (Trung Quốc) ngày 19/9 đưa tin các máy bay chiến đấu đã hoàn thành cuộc huấn luyện khi mang theo tên lửa và trang bị bom bên ngoài, trong điều kiện thời tiết phức tạp.

    Những máy bay chiến đấu này cũng thực hành khâu cất cánh và hạ cánh trong chế độ khẩn cấp với khoảng thời gian tối thiểu. Tháng 11/2012, Trung Quốc đã tiến hành cuộc thử nghiệm đầu tiên với việc J-15, mẫu chiến đấu cơ tương tự máy bay tiêm kích Su-33 của Nga, hạ cánh trên boong tàu sân bay.

    Trước đó, giới chuyên gia cho rằng Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng trong việc làm chủ hoạt động của phi đội máy bay hàng không mẫu hạm trên con đường vận hành hoàn toàn chiếc tàu sân bay đầu tiên của nước này.

    Tàu sân bay Liêu Ninh được chế tạo trên cơ sở tuần dương hạm sân bay Varyag chưa đóng xong mà Trung Quốc mua lại của Ukraine vào cuối năm 1990. Mặt boong hàng không mẫu hạm này có thể chứa đến 30 máy bay./.
    http://vietnamplus.vn/Home/Tiem-kich-TQ-cat-ha-canh-duoc-tren-tau-Lieu-Ninh/20139/216741.vnplus
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Các chú nào còn nghi ngờ J-15 so với Su-33, F-18 thì vào đây

    Phi cơ J-15 lộ diện với đầy đủ vũ khí

    Một trang web quân sự Trung Quốc đã đăng tải các hình ảnh mới nhất về tiêm kích trên hạm J-15 với đầy đủ vũ khí trang bị.

    Trang mạng ảnh quân sự Tukumilitarychina đã cho đăng tải một loạt bức ảnh về quá trình thử nghiệm vũ khí trên tiêm kích trên hạm J-15 do Trung Quốc sao chép từ Su-33 của Nga. Sự kiện này cho thấy tiến triển trong chương trình phát triển tiêm kích trên hạm của Trung Quốc.
    [​IMG]
    Tiêm kích J-15 do Trung Quốc sản xuất đã thử nghiệm khả năng mang vũ khí để tiến hành các hoạt động cất hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh. [​IMG]
    Đây là một phần trong các chương trình kiểm tra tính năng của tiêm kích "hồn Nga da Trung Quốc" J-15 trong các điều kiện hoạt động trên tàu sân bay Liêu Ninh. Chiếc J-15 trong ảnh mang theo 4 quả bom khi bay thử nghiệm. [​IMG]
    J-15 đang chuẩn bị cất cánh với 2 tên lửa chống hạm YJ-83 và 2 tên lửa không đối không tầm ngắn PL-8, phiên bản sao chép từ tên lửa Python-3 của Israel. [​IMG]
    Đây là cấu hình vũ khí cho nhiệm vụ chống tàu mặt nước. Tên lửa chống hạm YJ-83 được Trung Quốc quảng cáo là có tầm bắn khoảng 300 km khi phóng từ máy bay. [​IMG]
    Trước đó truyền thông Trung Quốc đưa tin tiêm kích J-15 sắp được sản xuất hàng loạt. Chúng sẽ xuất hiện trên tàu sân bay Liêu Ninh cũng như các hàng không mẫu hạm mới của Trung Quốc. [​IMG]
    Cận cảnh tên lửa PL-8 trên mút cánh của tiêm kích J-15. Đây là một tên lửa không đối không tầm ngắn, được dẫn đường bằng hồng ngoại với phạm vi tác chiến từ 0,5 tới 20 km.

    http://www.baomoi.com/Phi-co-J15-lo-dien-voi-day-du-vu-khi/119/11972056.epi
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Chú kùi mở mắt mà xem, F-16, F-15, F-18 ở Châu Á này sắp nằm đất dài dài trước cả ngàn J-10, J-15 của KQ,KQHQ TQ rồi nè :-w
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Đồng chí Kiên đã tiên liệu như thần, đúng là học trò của nước Nga vĩ đại có khác hê hê >:) gì chứ về tải trọng vũ khí, tầm tác chiến, radar, cảm biến J-15 ăn đứt Su-33, MiG-29K thậm chí cả F/A-18C/D/E/F
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Ưu việt vậy sao bị Hán hóa ! nói bậy nói càng nói bừa :-w
  8. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    20.020
    Đã được thích:
    29.115
    J-10 & J-15 theo tớ chỉ cần dùng AN-26 là khắc chế được. Không có việc chi khó, chỉ sợ não không có:)).
  9. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    thế người hán có kiểu tóc này không vậy ;)) mà ngay cả cái hội tam hoàng đòi phản thanh phục minh cũng phải cắt kiểu tóc này =)) =))
    [​IMG]
  10. vanhai124

    vanhai124 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2010
    Bài viết:
    1.683
    Đã được thích:
    8
    J-15 full load mà vậy thì làm báo đài thất vọng wa
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này